Thạch Kiên và quận chúa nghe xong thì giật mình, bọn họ không cần quay đầu lại cũng biết là ai đến.
Hóa ra là Lưu Nga thấy hướng Thạch Kiên rơi xuống là về phía mấy người nhà trong hoàng gia, nàng sợ Thạch Kiên bị thương nên muốn phái người đến thăm dò. Duẫn Sơ và Thạch Kiên có quen biết nên đã đảm nhiệm nhiệm vụ này. Rất nhanh lúc thấy Thạch Kiên rơi xuống, hắn đến đã thấy Thạch Kiên đang từ biệt cô gái.
Thạch Kiên lúc này sợ hết hồn nói:
- Thế tử ngàn vạn lần xin đừng hiểu lầm, hạ quan chỉ là tình cờ đáp xuống quý phủ, không phải vì để gặp nàng ấy, việc này nếu truyền ra sẽ làm hỏng thanh danh của nàng.
Tuy rằng chuyện này về lý mà nói không có phổ biến nhưng một nam một nữ gặp gỡ, đúng là thanh danh của nhà gái cũng sẽ không tốt.
Duẫn Sơ nhìn hai người đứng chung một chỗ, thật sự là tuấn lang mĩ nữ, giống như một đôi bích nhân đứng cùng một chỗ, càng nhìn càng thấy thích thú, hắn nói:
- A, Thạch học sĩ, cái này gọi là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, mà không đúng, phải gọi là hữu duyên bầu trời và mặt đất gặp gỡ mới đúng.
Nghe miệng lưỡi hắn liến thoắng, Thạch Kiên vội vàng chắp tay nói với hắn:
- Hoàng đế còn ở trên khí cầu, hạ quan xin cáo lui.
Nói xong thì nhanh chóng chạy ra ngoài.
Duẫn Sơ còn ở phía sau nói với hắn:
- Thạch học sĩ, lần sau nếu cần thì gọi ta một tiếng, ta sẽ bao che cho các ngươi.
Sau đó lại thấy hắn la hét như heo bị mổ thịt. Chắc là cô quận chúa kia đã có biện pháp gì đó rất đáng sợ trừng phạt hắn.
Thạch Kiên đi vào phố, những người đứng xem đang bàn luận rất sôi nổi, từ trên cao như vậy mà nhảy xuống không ngờ lại không làm sao. Mấy người thổ dân nhìn thấy hắn thì đều quỳ xuống bái lạy. Những người này so với người Tống thì mê tín hơn, trong mắt bọn họ chuyện này chỉ có thần tiên mới làm được, khó trách thiếu niên này còn nhỏ tuổi mà đã làm quan lớn đến vậy.
Bà nội gọi Thạch Kiên nói:
- Tôn nhi, lại đây.
Thạch Kiên còn tưởng rằng bà lo lắng xem mình có bị thương không nên liền đi đến bên cạnh bà. Bà liền cầm một cây gậy gỗ gõ đầu hắn vài cái nói:
- Quân tử không làm chuyện như vậy, ta cho rằng ngươi đang lừa thiên hạ thôi.
Mấy cái đập đầu này không nhẹ, khiến Thạch Kiên cắn răng chịu đựng mà xoa xoa đầu. Kì thật thì bà nội hắn năm ngoái đã phải trải qua một cơn khiếp sợ, thân thể vẫn còn rất yếu, thường xuyên sinh bệnh, may mắn là có Hồng Điểu, Lục Ngạc và Uyển Dung chăm sóc.
Mọi người đến đây để xem vị thiếu niên vang danh thiên hạ, không ngờ trước mặt mọi người lại bị bà nội gõ đầu như vậy. Tất cả đều hiểu ý mà cười, có người lại càng hâm mộ bà có phúc, tuy tuổi đã già nhưng lại có đứa cháu hiếu thuận chăm sóc. Hiện tại thận phận của Thạch Kiên thế nào, hắn đã là quan to tam phẩm trong triều rồi.
Thạch Kiên lúc này mới bảo công nhân giữ dây thừng ở dưới thu lại dây, trong chốc lát khí cầu đã đáp xuống mặt đất.
Chân Tông còn chưa hết hứng thú, miệng nói liên tục:
- Thạch học sĩ, trẫm xem còn chưa có đủ sao ngươi đã kéo trẫm xuống rồi.
Sau đó hắn lại đi đến trước mặt Thạch Kiên làm vẻ mặt lấy lòng nói:
- Thạch ái khanh, ngươi theo cái gì bay xuống đó, có thể cho trẫm thử một chút không.
Thạch Kiên nghe xong toát mồ hôi, đưa hắn lên khí cầu đã là điểm mấu chốt giới hạn, nếu lại để Chân Tông từ trên trời rơi xuống nữa thì hậu quả là có thể biết trước được.
Chân Tông còn nói thêm:
- Ái khanh, trẫm cam đoan không một đại thần nào dám nói gì đâu.
Thạch Kiên vội vàng lắc đầu, việc này có chết hắn cũng không đáp ứng được. Kiếp trước hắn cùng bạn bè đã từng nhảy dù rồi, hiện tại thân thể xương cốt Chân Tông như thế mà đòi nhảy dù? Hắn nói:
- Tiểu thần làm vậy cũng chỉ để bệ hạ vui vẻ một chút, loại này cũng có yêu cầu thể trọng hà khắc, đợi qua hai năm nữa tiểu thần cũng không chơi tiếp được.
Chân Tông tỏ vẻ thất vọng mà buông tha cho hắn. Nhưng Triệu Trinh thì cứ đi sát bên cạnh hắn hỏi:
- Thạch học sĩ, ta thể trọng nhỏ hơn ngươi, vậy hẳn là quá hợp đi.
Thạch Kiên cũng có chút khách khí với Triệu Trinh nhưng không phải là sự tôn kính như với Chân Tông, ai bảo hắn là học trò của mình, mình lại có quyền dạy bảo hắn về ngôn ngữ cử chỉ. Hắn nói:
- Thái tử điện hạ, không phải tiểu thần không cho người nhảy dù nhưng khi đáp xuống thì phải theo hướng gió, thời điểm chạm đất cũng phải xác định chính xác, hơn nữa thái tử điện hạ thân phận cao quý, không thể không cẩn thận mà làm qua loa, với lại khi rơi xuống cũng phải vừa phải, ngẫu nhiên thả lỏng một chút cũng được nhưng không thể say mê trong nó nếu không sẽ gặp nguy hiểm.
Khấu Chuẩn cũng đứng ra can ngăn.
Triệu Trinh cùng cha hắn giống nhau, đều biểu hiện vẻ mặt thất vọng như vậy, nhưng trong chốc lát hắn lại nói:
- Nhưng ta có thể lên khí cầu này bay lên trời chơi một lần chứ?
- Chuyện này thì có thể.
Thạch Kiên nói xong lại kiểm tra lại khí cầu, phát hiện đường chỉ gai vẫn chắc như cũ. Vì thế lần thứ hai để khí cầu bay lên trời, lần này là Triệu Trinh, Lưu Nga cùng mấy người quý phi mà Chân Tông yêu thích.
Lúc này xung quanh hắn mọi người đang líu ríu nói chuyện không ngừng. Phía sau là Uyển Dung, nàng nhìn hắn dịu dàng. Nhìn thấy ánh mắt nàng, Thạch Kiên trong lòng đau xót, giai nhân như nàng làm gì mà lại là kẻ trộm? Kì thật lần trước hai người đã mở rộng lòng hơn, quan hệ cũng tốt hơn so với trước kia. Hơn nữa nàng đối xử với bà nội tốt lắm. Cùng ở lâu dưới một mái nhà, là người chứ đâu phải cây cỏ, lẽ nào lại vô tình được? Thạch Kiên nghĩ đến chuyện nàng có thể là gián điệp Liêu quốc mà thấy vô cùng thất vọng.
Tuệ Dã rụt rè đi tới hỏi:
- Kiên đệ đệ, vừa nãy ngươi nhảy xuống sao không bị rơi xuống một nơi nào khác?
Thạch Kiên lắc đầu, đợi ấy người Triệu Trinh xuống dưới. Chân Tông nhìn thấy các đại thần nóng lòng muốn thử nên cũng muốn cho bọn họ lần lượt được lên khí cầu. Nhìn khí cầu lên lên xuống xuống, trong kinh thành như sôi sục. Đây là cái tết âm lịch mà trước giờ chưa bao giờ có. Khi đêm đến, mọi người đều đã cảm thấy đói bụng thì khí cầu mới dừng lại sau cả một ngày hoạt động bận rộn.
Thạch Kiên cùng văn võ bá quan lúc này mới trở về nhà. Tết âm lịch thời Bắc Tống này cũng có một vài tập tục giống như ở đời sau. Chẳng hạn như chúc tết, ăn bánh mật, sủi cảo, còn có thiếp câu đối xuân, chỉ có điều lúc này câu đối thường được treo trên cây đào để tránh ma quỷ.
Thạch Kiên theo ý của bà nội, thưởng cho tám hộ vệ cùng Đinh gia mỗi người một phong bao đỏ. Hoàn cảnh của Thạch gia lúc này so với trước thật sự đã có nhiều khác biệt. Chẳng những được chia lợi nhuận lại có lương của Thạch Kiên, hơn nữa nhà hắn cũng ít người, gánh nặng cũng ít. Vì thế mà bà nội hắn không có chuyện gì thì liền bảo Hồng Điểu, Lục Ngạc đẩy xe vào thành, nhìn thấy nhà ai nghèo túng liền cho tiền. Những người nghèo trong thành vì thế mà vừa thấy bà đến thì vui mừng vô cùng, nói bà là Bồ Tát sống.
Thạch Kiên vẫn thường xuyên đến phòng thí nghiệm. Nhưng hắn vẫn không nghĩ ra được biện pháp gì vì thế mà lâm vào cảnh khó khăn. Đương nhiên là không có độ cứng tốt hắn cũng có thể làm ra máy hơi nước. Oát lúc trước cũng đã từng chế tạo loại máy hơi nước này có điều vẫn thô sơ. Đó loại máy hơi nước có trang bị bơm không khí, có xi-lanh cùng với tường ngoài, dùng hơi nước đun nóng xi-lanh ở vách ngoài, giảm bớt tổn thất. Điều này khiến đầu máy hơi nước có thể được sản xuất quy mô công nghiệp lớn. Về sau người Mỹ lại cải tiến từ loại máy hơi nước này thành chiến thuyền ca-nô thứ nhất. Đương nhiên Thạch Kiên cũng đã có một ít kinh nghiệm từ kiếp trước, hắn không thể lãng phí nhân lực, vật lực để chế tạo loại thuyền hơi nước lạc hậu này được.
Chuyện này cùng với chuyện Uyển Dong khiến hắn rơi vào cảnh khó khăn. Ngày đó trở về hắn đã lặng lẽ phái Phạm Hộ Nhạc điều tra việc này. Kết quả là Liêu quốc cũng có một cô gái so với Uyển Dung cũng có điểm tương tự. Nàng là do em trai Hoàng đế là Da Luật Long Tự tiến dâng cho Da Luật Long Khánh, tên Da Luật Đảo Dung, được gọi là Liêu quốc đệ nhất tài nữ, cầm kì thư họa đều tinh thông, hơn nữa lại cùng tầm tuổi với Uyển Dung. Nhưng nàng cùng nhân vật trung tâm mà Thạch Kiên viết trong “Hồng Lâu Mộng” là Lâm Đại Ngọc cũng có chút giống nhau, cùng là trước đó sinh bệnh, thân thể không khỏe nên về sau hay phải ở trong nhà dưỡng bệnh, rất ít ra ngoài.
Thạch Kiên nghe xong tin tức này không biết là nên vui hay buồn, dù sao đã ở chung lâu như vậy, từ sâu trong lòng hắn cũng không hy vọng Uyển Dung là gián điệp, nhưng nếu chẳng may là gián điệp, lại có thân thủ đáng sợ như Tiểu Như kia, trái tim hắn chợt lạnh buốt. Đi đến thế giới này đã lâu, muôn hình muôn vẻ người hắn đã thấy qua không ít. Võ công đều là giả, cái loại võ công “tam hiệp ngũ nghĩa” cũng đều là giả, các đại hiệp đều là do người đời sau viết ra. Nhưng nhân vật như Tiểu Như cũng được xem như một cao thủ, nàng tuy trình độ đã ở mức cao nhưng vẫn không ngừng tập luyện. Mỗi khi Thạch Kiên về nhìn thấy nàng luyện kiếm đều sợ hãi kinh hồn.
Chớp mắt một cái đã đến tiết nguyên tiêu, kinh tế triều đình năm nay càng ngày càng tốt, đang mở ra một khung cảnh phồn vinh. Tiết nguyên tiêu tới, phố lớn phố nhỏ đều rất đông người, có nhiều thiếu nữ còn cầm theo cả đèn lồng. Thạch Kiên đẩy xe lăn giúp bà nội đi ra ngoài cho khuây khỏa. Đương nhiên là hắn một đường mà đi, hắn đang nhìn ngắm cảnh vật hai bên đường, đồng thời chính mình cũng tạo thành một điểm sáng trong phong cảnh đó.
Uyển Dung nhìn cảnh vật sáng rực, cảm thán nói:
- Nô tì nhìn cảnh tượng này lại nhớ tới bài từ học sĩ viết: đông phong dạ phóng hoa thiên thụ, canh xuy lạc, tinh như vũ. Thiếu gia, người xem, đầy đường đèn sáng rực, quả thực làm cho người ta không phân biệt được là sao trên trời hay là đèn dưới mặt đất.
Thạch Kiên vừa muốn trò chuyện, phía sau họ đã vọng lên một tiếng gọi hưng phấn:
- Thạch học sĩ, thật là tình cờ, các người đã đi tản bộ rồi.
Hắn nhìn lại thì thấy quận chúa, bên cạnh là hai tiểu nha hoàn, phía sau còn có hai gia nô đi theo nữa.
Thạch Kiên liền thi lễ.
Vừa nghe nói cô nương xinh đẹp này là quận chúa nhà bát Vương gia, bà nội hắn cũng muốn thi lễ nhưng liền bị nàng ngăn lại.
Hai người lại cùng đi tiếp. Bất kể là Thạch Kiên, Uyển Dung hay là nàng quận chúa kia thì tài hoa cũng đều không nhỏ, vì vậy mà nói chuyện cũng được vui vẻ.
Lúc này bọn họ lại thấy phía trước mọi người đang vây xem thứ gì đó vì thế cũng tò mò mà đi tới. Hóa ra là một thư sinh viết một bộ câu đối, treo ở nơi này để ọi người đối. Câu thứ nhất viết: nhất cô phàm, nhị thương khách, tam tứ ngũ lục thủy thủ, xả khởi thất bát diệp phong bồng, hạ cửu giang hoàn hữu thập lý.
Câu đối này cũng không phức tạp, chỉ có điều lại có các con số từ một đến mười làm khó mọi người.
Thạch Kiên hỏi rõ ngọn nguồn, hóa ra là có mấy thư sinh đi dạo chơi trên đường, trong đó có mấy thứ sinh đến từ phương Nam, mấy người còn lại đến từ phương Bắc. Trên đường lại nổi lên tranh cãi. Thư sinh phương Bắc chê thư sinh phương Nam văn tú, phương Nam lại chê phương Bắc hào sảng. Vì thế mà bên phương Nam, một thư sinh đã ra câu đối này.
Mọi người thấy Thạch Kiên đến đều nói Văn Khuê Tinh đến rồi, nhất định sẽ đối lại được. Uyển Dung cùng quận chúa cũng nhìn hắn chờ đợi. Vế đối này ra thật là kỳ lạ. Ngay cả thư sinh kia cũng không biết vế dưới.
Thạch Kiên búng tay một cái rồi nhấc bút viết xuống: thập lý vận, cửu lý hương, bát thất ngũ lục hào luân, tuy tẩu tứ tam niên cựu đạo, chích nhị nhật thắng tự nhất niên.
Thư sinh kia ra từ một đến mười thì hắn đối lại từ mười đến một. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi. Nhưng thư sinh kia lại khó hiểu hỏi:
- Bát thất ngũ lục hào luân này là thế nào vậy?
Thạch Kiên cười đáp:
- Luân chính là tân thuyền mà bản quan đang chế tạo, cũng gọi là ca-nô.
Nhưng quận chúa nghe vậy thì không phục, nàng nói:
- Thạch học sĩ, câu đối này đúng là tinh tế nhưng cũng có phần mưu lợi, có thể nào lại dùng vật tương lai để đối câu đối. Bản quạn chúa cũng có một câu, không biết học sĩ có đối lại được không?
Nói xong nàng nhìn thấy đằng xa có một thiếu nữ hát rong đang thổi tiêu, vì thế liền viết: tiên tử xuy tiêu, khô trúc tiết biên xuất ngọc duẩn.
Mọi người đã nghe tiếng nhà bát Vương gia có một nữ nhi rất thông minh, lúc này lại nghe nàng ra câu đối. Tiêu là gậy trúc làm thành, khô trúc và ngọc duẩn cũng là gậy trúc, hơn nữa cả câu đều rất tinh tế, tất cả lại trầm trồ khen ngợi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...