Thạch Kiên mở thư, thấy trong thư nàng viết rất nhiều về Hòa Châu, về mùa màng bội thu, về đời sống của nhân dân, tất cả mọi người đều nhớ tới Thạch Kiên, đều cảm ơn hắn, thậm chí họ còn lập vài cái miếu thờ Thạch Kiên, quanh năm có người hương khói.
Thạch Kiên hỏi Vương Khôn:
- Vương bá, mấy cái miếu kia là ??
Vương Khôn nói:
- Ta quên nói với ngươi…
Hóa ra sau một thời gian Thạch Kiên rời khỏi Hòa Châu, nhân dân không thấy hắn nữa nhưng trong lòng ai cũng nhớ tới hắn, cũng sung bái hắn. Hơn nữa năm nay mưa thuận gió hòa, hoa mầu bội thu, mấy người nông dân vô cùng cao hứng, lại càng thầm cảm ơn Thạch Kiên. Không biết là ý của ai nhưng bọn họ đều muốn Thạch Kiên dù không ở Hòa Châu cũng phù hộ bọn họ vì thế bọn họ liền lập miếu thờ hắn…
Thạch Kiên nói:
- Ta còn chưa chết….không phải quá rồi sao….
Nói vậy nhưng hắn thực sự xúc động…
Sau đó hắn lại đọc tiếp, tiểu Tuệ còn dặn hắn ở kinh thành phải cẩn thận, trong triều có nhiều quan lớn, không nên đắc tội với ai, phưng bắc lạnh giá, phải mặc nhiều quần áo, còn ân cần hỏi thăm bà nội, cuối thư còn có một bài thơ:
Đêm lạnh bừng tỉnh giấc mộng xuân.
Thanh âm man mác buồn the thắt.
Phương Bắc ánh sao rực rỡ sáng
Chỉ thương núi kia xa muôn trùng.
Thạch Kiên đọc xong không khỏi cảm thán, tiểu cô nương này lại bắt đầu nghĩ lung tung rồi. Bài thơ này thực sự hàm chứa quá nhiều cảm xúc, không tốt chút nào cho thân thể yếu nhược của nàng, núi xa muôn trùng …..chất chứa vạn trượng oán u.
Hắn hỏi Vương Khôn:
- Tuệ tiểu thư có khỏe không ?
- Hiện tại, mỗi sáng nàng đều luyện Thái Cực Quyền, nhưng tinh thần lại sa sút.
Thạch Kiên thở dài, kỳ thật tiểu Tuệ không bệnh tật gì, chỉ là bị cha mẹ thúc ép. Mỗi năm qua tâm tình nàng càng lúc càng trầm khuất.
Thạch Kiên thở dài, hắn quay người nói với Đế hộ vệ:
- Đế đại ca, ngươi về phủ lấy cho ta một tấm gương, sau đó xin lão phu nhân mấy lượng vàng rồi vào thành xem có đặc sản gì mua một ít để ta gửi về cho nàng.
Đế hộ vệ lĩnh mệnh trở về, Thạch Kiên chợt nghĩ tới một việc, hắn nói:
- Nghe nói ngươi vừa đính hôn, ta thấy cô nương đó rất hiền đức dịu dàng, chúc mừng ngươi.
Đế hộ vệ mỉm cười đầy đắc ý.
Phạm Hộ Nhạc đứng cạnh khẽ cười nói với Thạch Kiên:
- Hôm trước ta tình cờ đi ngang, quả thực cô nương đó vô cùng xinh đẹp. Chỉ tiếc khi nàng tắm lại đóng cửa sổ, nếu không tiểu tử ắt có phúc rồi….
Đế hộ vệ vừa nghe vậy liền quát lớn:
- Ta giết ngươi….
Sau đó đuổi theo Phạm Hộ Nhạc, Phạm Hộ mặc dù khí lực không bằng hắn nhưng linh hoạt có thừa.
Đế hộ vệ đuổi không kịp, hắn thở phì phì nói:
- Được rồi…lần sau ta sẽ xem vợ ngươi tắm rửa…
Bốn người này vốn đều xuất chúng. Theo Thạch Kiên như thuyền gặp nước, Thạch Kiên là ai ? Là thầy của Thái Tử khi mới mười hai tuổi. Cái này cũng chưa cần nói, hắn còn là Long Đồ Các Học Sĩ, cũng là đại học sĩ trẻ nhất Tống triều. Hoàng đế và Hoàng hậu đều coi hắn như bảo bối, tiền đồ của hắn có mù cũng hiểu rằng vô cùng rộng lớn. Bọn họ đi theo Thạch Kiên khẳng định sẽ có cơ hội lập công. Với sức ảnh hưởng của Thạch Kiên muốn thăng chức cũng không khó.
Về phân Thạch Kiên, hắn cũng không phải không suy nghĩ, đối với tiểu Tuệ, hắn hiểu nàng đã mắc bệnh tương tư nặng rồi, nhưng bốn tên hộ vệ này lại hồ nháo làm hắn cảm thấy nhẹ nhõm một chút.
Thạch Kiên thấy họ cãi nhau ầm ĩ, hắn không ngăn cản, chỉ mỉm cười.
Vương Khôn cũng thầm cảm khái, Thạch Kiên mới 12 tuổi đã làm quan to, đám người của hắn ai cũng tốt như vậy, thật hiếm có….
Thạch Kiên đợi bọn họ hồ nháo một hồi rồi mới bảo bọn họ về lấy thêm bốn cái gương, tặng “đối tượng” của họ mỗi người một cái. Phạm, Đế hai người nghe vậy mừng rỡ không thôi.
Thạch Kiên ngẫm nghĩ một hồi, hắn quả có chút lo lắng, tiểu nha đầu kia quá ương bướng, nếu chẳng may thực sự vì tương tư mà chết, hắn là người có lỗi lớn nhất. Hắn cũng thực sự cảm thấy bối rối, con gái thời đại này sao có thể thành thục sớm như vậy ? Lý Tuệ không phải mới mười hai tuổi sao ? Công chúa kia thì mới chin tuổi, thật không ngờ lại biết cả Bảo Ngọc ca ca. Hiện tại hắn thực sự đau đầu, chỉ có tên Phạm đại nhân kia là từ đầu tới cuối giả ngơ, thỉnh thoảng lại nở nụ cười vô cùng lưu manh.
Hắn nó:
- Vậy đi, ngươi về nói với nàng, tới Trung Thu hay lên kinh thành gặp ta.
Vương Khôn thầm nghĩ, Tuệ tiểu thư này thực là không hiểu kiếp trước tu thế nào mà được phúc khí như vậy. Thiên hạ biết bao nhiêu cô nương tâm nguyện muốn Thạch Kiên nhìn một cái rồi chết cũng cam tâm chứ, vì Thạch Kiên mà Dương Châu tán loạn, trong kinh thành không biết bao người tưởng nhớ không ăn khong ngủ, Công chúa cũng mỏi mắt trông chờ hắn, vậy mà nàng lại được hắn quan hoài đến vậy.
Bố trí mọi việc xong xuôi, Thạch Kiên mới chào hỏi Vương đại tiểu thư và hôn phu của nàng. Con rể Vương Khôn là công nhân trong xưởng của hắn, thấy hắn thành thật, chịu khó nên Vương Khôn cũng bằng lòng, mặc dù không môn đăng hậu đối nhưng hắn cũng nghĩ đó là việc may mắn. Vương Khôn cũng cấp tiền để giúp huynh đệ của con rể thành gia lập thất.
Con rể Vương Khôn rất chất phác, thấy Thạch Kiên, hắn sợ tới mức nói không ra lời.
Vương đại tiểu thư nhìn hắn, tức tối lẩm bẩm:
- Thật không có tiền đồ…
Tuy nhiên, Thạch Kiên thấy trong mắt nàng tràn ngập vui mừng, không biết sau khi tổ chức hôn lễ cuộc sống ra sao, nhưng hiện tại, nàng thực đã có chỗ dựa mà nàng cảm thấy vừa lòng. Cuộc sống sau này dù có nặng nề cũng sẽ không bao giờ che khuất được sự ấm áp, quan tâm và tình cảm của mỗi người.
Thạch Kiên gọi Vương Khôn nói vài việc.
Vương Khôn nghe xong vô cùng mừng rỡ, đây là kinh doanh với hoàng gia nha, mặc dù có chút “đặc vụ” tính chất, nhưng lại liên hệ mật thiết với hoàng gia, tiền đồ vô hạn. Kỳ thật, hắn có quan hệ rất tốt với Thạch Kiên, hơn nữa đây là việc kinh doanh nhằm tạo kinh phí cho Thạch Kiên làm thuyền, nhất cử lưỡng tiện, lợi vô cùng.
“Không được, chuyện này tất không thể qua loa”
Vương Khôn tự nhủ, hắn cho con rể mang thư về cho Lý Tuệ, bản thân hắn thì lưu lại, tự tay tiến hành công việc.
Từ ngày Thạch Kiên tạo ra gương, hắn cũng tặng mấy đại thần, cũng như trước, mọi chuyện lan truyền nhanh như gió. Ở kinh thành không ai không biết việc này, thanh danh của Thạch Kiên một lần nữa lan tỏa khắp nơi.
Nếu biết chính xác công thức chế tạo thủy tinh, có thể chế tạo rất dễ dàng. Nhưng Thạch Kiên không bán ra ngoài ngay, đầu tiên hắn bảo nhóm thợ làm ra một tấm kính rất lớn, đặt trước sảnh chi nhánh của Vương Khôn, sản phẩm hắn bảo Vương Khôn giữ lại, đợi vài ngày sau có lệnh mới được bán.
Tống Chân Tông cảm thấy kỳ lạ, hỏi nguyên nhân,
Thạch Kiên đáp:
- Tiểu thần đang thực hiện chiêu “câu dẫn”…
Tống Chân Tông và Lưu Nga hiểu ra, mừng rỡ không thôi, Lưu Nga vừa cười vừa gõ đầu hắn:
- Không ngờ ngươi cũng thật giảo hoạt nha…
Bảy ngày sau, toàn thành chấn động, mọi người xếp hàng nườm nượp tới xem. Ngay cả Tống Chân Tông cũng bị quang cảnh làm hoảng hồn, sợ xảy ra việc không hay nên cấp tốc điều binh lính tới bảo vệ. Quán rượu của Vương Khôn từ sáng tới tối đông nghịt, Thạch Kiên cũng quên luôn không thu phí, nếu hắn bán vé vào xem thì không khéo sẽ thu được một bút tiền tài khổng lồ. Càng lúc tin đồn về tấm gương khổng lồ càng lan xa, ai cũng nói khi nhìn vào gương hình ảnh phản chiếu như người sống vậy, tiếng đồn như sóng thủy triều lan tận hang cùng ngõ hẻm.
Chỉ có điều tấm gương khiến Vương Khôn không làm ăn gì được, toàn bộ mặt tiền của cửa hàng bị vây kín, không làm sao kinh doanh.
Bảy ngày sau, tất cả gương thủy tinh bị mọi người tranh nhau mua không còn một tấm. Mặc dù mỗi tấm đều bán với giá trên trời….(thằng này gian thương, ta biết lâu rồi=)), nhưng Thạch Kiên cũng không hối thúc công nhân sản xuất tiếp. Hắn hiểu rằng chỉ có cung không đủ cầu mới tạo thành cơn sốt, giá cả mới có thể theo đó mà đẩy cao.
Thấy mỗi ngày thu được một vạn, thậm chí hai vạn quan, Tống Chân Tông và Khấu Chuẩn cả hai đều thấy đầu váng mắt hoa. Bọn họ biết rất rõ phí tổn để làm ra thứ này, dù cao nhất cũng chỉ một trăm đồng tiền. So với buôn bán, việc này thực còn có lợi hơn cả đi ăn cướp….
Tiền, tiền cứ thế chảy vào khiến họ thỉnh thoảng lại trợn mắt nhìn Thạch Kiên, thực muốn bóp cổ hắn bắt hắn nói xem còn cách nào kiếm tiền nữa không….
Cứ như vậy thì quốc gia cũng chẳng cần thu thuế làm gì, mà dù có thu sợ cũng không bằng một phần buôn bán này.
Thạch Kiên thì khác, hắn biết hiện tại là lúc cao trào, danh tiếng của mấy tấm gương hiện tại vô cùng lớn, sau này thị trường bão hòa, giá cả sẽ giảm mạnh. Đương nhiên hắn không phải chỉ có một phương pháp kiếm tiến, nếu cần hắn sẽ chế tạo xà phòng, thuốc tẩy, mấy thứ đồ dùng cá nhân, có lẽ lợi nhuận không cao nhưng số lượng tiêu thụ tuyệt đối rất cao. So với thủy tinh có lẽ còn kiếm được nhiều tiền hơn.
Nếu hắn có thể tìm ra dầu hòa để khai thác thì thực sự quốc gia sẽ khỏi phải lo tiền tài. Nhưng những đồ vật này muốn làm cũng cần phải trải qua thí nghiệm cẩn thận, đặc biệt là chế biến dầu mỏ.
Nhưng nghĩ xa cũng vô dụng, tới đâu hay tới đó, hiện tại để chế tạo thuyền….kinh phí đã có thừa.
Nhưng khi nhìn vẻ mặt của Khấu Chuẩn, hắn lại cảm thấy không tốt ??
Tên tể tướng kia thế nào lại …..máu kinh doanh rồi ?
Một tháng sau, hắn bắt đầu kiến thiết xưởng luyện thép ở vùng phụ cận. Hắn không ngờ rằng mọi việc so với dự tính ban đầu của hắn lại tốt hơn rất nhiều. Ví dụ như nấu quặng, kỹ thuật hiện tại không ngờ đã rất tốt, còn có cả thiết bị thông gió, hắn cũng đã gặp nhiều nơi ở Tống triều biết sử dụng sức nước để tạo ra quạt gió, sức gió cũng khá tốt. Mỗi lần nhìn qua hắn lại thầm cảm khái, khâm phục trí tuệ của tổ tiên. Hắn càng thêm trân trọng những người công nhân, dù địa vị bọn họ thấp nhưng không có bọn họ, Trung Quốc sao có ngày mai. Đương nhiên công cụ thời này cũng có rất nhiều khuyết điểm. Ví dụ lò không đủ cao, xây dựng thô sơ không biết sử dụng gạch chịu lửa, loại gạch hiện tại của Tống triều mặc dù chất lượng không tồi nhưng lại thiếu chất, không biết dùng vôi, chịu nhiệt không quá cao. Trong quá trình nung đốt không biết sử dụng nhiệt từ than. Vấn đề nữa là khi nước thép ra lò, xử lý rất kém, chỉ làm theo công thức, ví dụ như: Đao kiếm luyện mười lần, hai mươi lần, cùng lắm là ba mươi lần, bảo đao luyện năm mươi lần. Nhưng do kỹ thuật kém nên chẳng mấy ai làm.
Sauk hi nhìn qua mọi thứ, hắn bắt đầu thầm tính toán, sắt thép là căn bản của quốc gia, chẳng những dùng để chế tạo vũ khí mà còn dùng để chế tạo máy hơi nước, máy phát điện…. Sauk hi tính toán cân nhắc kỹ càng, hắn quyết định đầu tiên phải xây dựng lò luyện thép thật tốt trước.
Lò lyện thép cement. Nếu không phải Thạch Kiên, thì tới tận năm 1756 nước Anh mới phát minh ra loại lò này trong lúc vô ý. Tới năm 1824 mới thí nghiệm, đúc kết ra cơ sở và tìm ra vôi, đất sét, quặng xỉ để làm ra cement. Công thức, đương nhiên Thạch Kiên biết, nhưng tỉ lệ các loại vật liệu hắn không rõ, ngoài ra khoáng sản, thành phần khoáng hắn cũng không rõ.
Vì thế Thạch Kiên đóng cửa nghiên cứu thí nghiệm hơn một tháng trời, cuối cùng mới làm ra một loại vật liệu có tiêu chuẩn gần bằng cement.
Sau khi thành công, hắn xin phép Tống Chân Tông tổ chức một nhà máy luyện thép. Hiện tại, Tống Chân Tông đã thấy rất nhiều chỗ tốt từ việc làm của hắn, vì thế khi Thạch Kiên vùi đầu thí nghiệm, hắn đã âm thầm phái binh lính bảo vệ vòng trong vòng ngoài, đảm bảo bí mật, tất cả công nhân đều được tuyển chọn, tiền lương rất cao nhưng ai cũng phải ký kết điều lệ giữ bí mật, tiết lộ lập tức quy kết tử tội. Cứ như vậy Thạch Kiên trở thành một nhân vật vô cùng trọng yếu của Tống triều, theo lời hắn nói, Tống Chân Tông biết rằng thủy tinh chỉ là một bút tiền tài mà thôi, nhưng thép thì khác, có nó có thể chế tạo vũ khí tốt, bù lại cho quân đội yếu đuối, thậm chí vô năng của Tống triều.
Thạch Kiên chia công nghệ ra tới vài chục bước, mỗi công nhân chỉ hiểu một bước, cũng hoạt động tách biệt, không ai biết ai làm gì.
Tám tháng sau, lò luyện bắt đầu thi công.
Lần này, toàn bộ người dân trong thành lại bị chấn động, những người rỗi việc đều tới xem, nhìn lò luyện cao vút, có tới mười trượng, ai cũng trầm trồ:
“Thật là cao quá”
Cứ như vậy, độ cao của lò luyện càng lúc càng tăng, ngay cả Tống Chân Tông và Lưu Nga cùng các đại thần cũng không chịu nổi chạy tới xem náo nhiệt. Thấy lò luyện cao tới vài chục trượng, xuyên thẳng lên trời, Tống Chân Tông trợn mắt, mồm há hốc, nếu mang quả trứng gà tới nhét vào có khi cũng nhét được =))
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...