Đại Tống Phong Lưu Tài Tử


Quần thần biết hắn đang nói chuyện của Cố Tri Châu. Nhưng hiện giờ Thạch Kiên đại thắng, nên không ai dám nói.

Thạch Kiên nói xong chuyện này, lại nói:
- Các ngài đều là những tinh anh Đại Tống, cũng nắm bổng lộc cao nhất của Đại Tống, đồng thời cũng được tất cả thần dân Đại Tống kỳ vọng. Cho nên tôi vẫn hi vọng các ngài lấy việc nước làm trọng. Bớt làm những việc toan tính hại nhau, kéo bè kết đảng. Đều là những người đọc sách thành hiền, những việc này khiến tôi cảm thấy nhơ nhớp.

Câu này khiến rất nhiều các đại thần đỏ mặt.

Lưu Nga vốn cho rằng Thạch Kiên không phản ứng quá mức. Nhưng không ngờ hắn làm khó dễ nhanh như vậy. Bà thậm chí đã không chú ý đến cách tự xưng của Thạch Kiên, “bản quan” hoặc “thần” hắn không dùng, mà dùng từ “tôi”.

Thạch Kiên lại nói:
- Sao không đem tâm lý của các ngài đặt vào tâm lý của người khác. Ít nhất tôi nhận thấy làm quan không phải để hưởng thụ, mà là trách nhiệm.

Nói xong hắn quay đầu nhìn Triệu Trinh và Lưu Nga đang ở sau rèm, cởi quan phục bên ngoài ra.

Động tác này của hắn làm ọi người không hiểu gì cả. Thạch Kiên cởi xong quan phục, mọi người nhìn thấy bên trong hắn mặc một bộ áo bào trắng. Hắn muốn làm gì?

Lúc này Thạch Kiên lấy ra từ trong ngực một gói nhỏ. Hắn mở cái gói đó ra, kiểm kê lại một lát. Trong cái gói đó là tất cả ấn tín quan phù của hắn.

Sau khi xác nhận không lầm, hắn đến trước ghế rồng của Triệu Trinh. Hắn đưa quan phục và cái gói nhỏ đó đến trước mặt Triệu Trinh, nói:
- Thái Hậu, Bệ hạ, thảo dân mệt mỏi rồi.

Hắn đổi “thần” thành “thảo dân”

Sau đó, hắn hiên ngang đi ra khỏi đại điện. Nhưng nhìn dáng vẻ phía sau hắn cô đơn, buồn bã không bút nào diễn tả được.

Nhất thời, cả đại điện mấy trăm người bị sự việc này làm cho họ sợ đến mức không nói nên lời.
Lúc lâu, tất cả mọi người đều không hiểu rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Chỉ thấy Thạch Kiên là ltừ quan.

Các đại thần đều như bị mê hoặc. Từ cổ chí kim, người hoành tráng như vậy chỉ có Thạch Kiên là một. Lần trước còn có thể lấy sự giữ gìn đạo hiến của Lão tổ mẫu hắn để che lấp. Lần này đã trực tiếp nói là không vừa ý với triều đình. Chẳng phải là cái chuyện hoà đàm với Tây Hạ bức hắn đến mức này sao?


Triệu Trinh còn hồi tưởng lại cái nhìn của hắn vừa rồi, có sự vui mừng thanh thản, cũng có sự quan tâm và ấm áp, ngoài ra còn có cả hàm ý bảo trọng. Hiện giờ ông còn trẻ, trong người vẫn còn cả một bầu nhiệt huyết. Ông nghĩ đến Thạch Kiên hiện giờ đang liều mạng vì Đại Tống. Căn bản không có yêu cầu gì đối với triều đình, nhưng từ đầu đến cuối luôn có những đại thần ghen ghét, nghĩ cách nói xấu hắn, gây trở ngại cho hắn làm việc.

Khi Thạch Kiên dùng kế án binh bất động ở Tây Bắc, ai đã không để ý đến kế hoạch của hắn, yêu cầu Tây Bắc lập tức xuất quân Tây Hạ? Nhưng khi Thạch Kiên dành đại thắng, cục diện Tây Bắc tốt đẹp, nói theo lời của Thạch Kiên là đã đạp tan núi Hạ Lan, thu về Linh Hạ là bước mấu chốt đầu tiên. Vậy mà những người này trước mặt đại nương nương nhỏ nhỏ to to, cuối cùng làm cho đại nương nương đổi cách nghĩ.

Trước mắt ông vừa hiện ra ánh mắt ấm áp đó của Thạch Kiên, lại vừa hiện ra diện mạo xấu xí của những đại thần kia. Ông nói thầm trong miệng:
- Trương Bẩm Thần, Hà Ngọc Trụ, Lý …:

Liên tiếp nói ra mười đại thần. Những đại thần này không biết xảy ra chuyện gì. Nhưng họ đều là những người hết mực ủng hộ hoà bình. Chỉ là bọn họ nhìn thấy sắc mặt Triệu Trinh không tốt lắm, họ đứng ra nhìn nhau một cái, cảm giác không hay.

Triệu Trinh nói rồi. hắn nói:
- Các khanh đều đã già rồi, có thể cáo lui rồi.

Cáo lui? Trong đám những đại thần này, trừ số ít những người hai năm nữa là đến lúc cáo lui, còn đại da số mới năm mươi tuổi, có hai người mới bốn mươi mấy tuổi.

Đây là chủ trương mà hãn hữu Triệu Trinh mới đưa ra mà không trông qua sự cho phép của Lưu Nga.

Những đại thần này còn không phục. Từng người nhìn vào bức rèm ngọc, người phụ nữ ở phía sau những chuỗi xuyến ngọc đó mà phát ngôn thì địa vị của họ vẫn có thể giữ được.

Nhưng điều khiến họ thất vọng đó là họ thấy từ phía sau rèm chỉ là sự trầm mặc, yên tĩnh.

Bọn họ biết họ là vật hi sinh để làm dịu cơn phẫn nộ của người thiếu niên kia. Thực ra bọn họ cũng phải thừa nhận rằng thiếu mấy người bọn họ thì triều đình cũng không sao cả. Nhưng thiếu người thiếu niên kia, thì có những việc thật sự khó làm.

Đó là triều đình còn nhiều lần hạn chế hắn. Nếu không cứ để người thiếu niên này phát huy thì Đại Tống so với ngày nay còn huy hoàng, hưng thịnh hơn. Triều đình vẫn có không thể thiếu được người thiếu niên đó hay không. Đáng thương là Lý và Thạch Kiên đối đầu đã nhiều năm. Lần này rốt cục có thể dưỡng lão rồi.

Lưu Nga hiểu được tình cảm của Triệu Trinh. Những đại thần này cũng chẳng phải là trọng thần. Triệu Trinh là vẫn còn chừng mực. Ít nhất Lã Di Giản ông không động đến. Bọn họ cáo lão thì cáo lão. Dù sao thì Đại Tống không thiếu những người giống như đồ rác rưởi đó. Cho nên lúc đó bà chọn sự im lặng.

Tuy nhiên bà cũng nổi giận Thạch Kiên. Lần này vì để dịu đi cơn giận Thạch Kiên, bà chuẩn bị rất nhiều công việc. Thậm chí ngay lập tức mở một bữa tiệc thịnh soạn trong hoàng cung. Bà còn chuẩn bị để Triệu Trinh đích thân kính rượu đám tướng sĩ này. Nhưng Thạch Kiên không cho cơ hội ấy xảy ra. Chờ đấy.


Vẻ mặt bà âm trầm, bảo Thái giám đọc bản phong thưởng các tướng sĩ. Còn về yến tiệc trong cung, mặc kệ thôi. Có điều những võ tướng này dường như đã nhìn ra Thạch Kiên lần này thứ nhất là vì họ, thứ hai là vì sai lầm của triều đình trong chính sách lần này mà từ quan. Làm cho họ không còn hưng phấn khi bắt đầu tiên vào cung.
Bữa tiệc nghênh đón các tướng sĩ có công ở Tây Bắc trở về hôm nay kết quả bị Thạch Kiên làm náo loạn, đã tàn trong không khí không vui vẻ. Trên đại điện Lưu Nga không tiện nói. Nhưng không có nghĩa là Lưu Nga buông tha việc này ở đây. Sau khi bãi triều, bà sai thái giám vào Thạch Phủ chất vấn Thạch Kiên tại sao lại làm vậy?

Nhưng điều làm bà thất vọng chính là Thạch Kiên vừa rời khỏi hoàng cung liền rời khỏi kinh thành. Bây giờ không biết đi đến đâu rồi. Ngay cả hộ vệ mà triều đình phái đến cho hắn cũng không đem theo. Chỉ dặn bọn họ đến Thạch phủ bảo bọn Đinh Phố thu dọn tất cả đồ đạc về Hoà Châu. Hắn thì mang theo mười mấy nhân sĩ giang hồ bọn Vương Triều mà hắn đích thân mời tập hợp thành hộ viện, cưỡi ngựa đi. Còn đi đâu hắn không nói.

Cuối cùng thắng lợi lần này che phủ vào sau một đám mây mù. Việc làm của Thạch Kiên khiến nhân sĩ sáng suốt đều hiểu rằng triều đình lần này đúng là đã làm sai. Đây là đang nuôi ong tay áo. Một khi Nguyên Hạo khôi phục được nguyên khí, nhất định muốn báo phục. Vậy thì sự nỗ lực của Thạch Kiên thành công toi. Nhưng đại đa số người Tống vẫn hi vọng đất nước sống trong hoà bình. Tất nhiên là loại trừ những hải khách bị nguồn lợi làm đỏ mắt. Họ nhận thấy triều đình làm vậy cũng có lý. Dù sao thì lãnh thổ triều đình cũng đã đủ lớn rồi. Lần này Nguyên Hạo thất bại thảm hại như vậy, hắn còn có gan tạo phản nữa không? Thạch Kiên làm vậy hơi quá.

Có điều câu nói “thảo dân mệt mỏi rồi” của hắn rất nhanh được lưu hành. Mỗi khi mọi người nghe thấy câu này, đều nghĩ người thiếu niên đó tự nhiên khoáng đạt không gì sánh nổi. Không ngờ dùng câu nói này để cáo từ hoàng thái hậu. Nhưng họ không biết rằng khi Thạch Kiên nói câu này, trong lòng buồn nản cỡ nào.
Thật sự, rất nhiều người cho rằng đây là Thạch Kiên đang đánh cuộc với triều đình một phen. Dù sao bỏ ra nhiều tâm huyết như vậy, tiêu tan trong chốc lát, là rất đau lòng. Nhưng sự tình qua rồi, cũng thôi. Thậm chí đến cả Lưu Nga cũng nghĩ như vậy. Dù sao thì hiện giờ triều đình cũng không có chuyện gì lớn, tuỳ tâm hắn ta.

Nhưng bà rất khôn khéo. Lần này tác dụng của vũ khí kiểu mới phát huy, bà cũng nhìn thấy. Vì thế đã chi ra số lượng lớn nhân lực vật lực, sản xuất loại thủ nỗ, đầu thạch cơ, lựu đạn, Đồng thời đề để tâm đến Tây Hạ và nước Liêu

Quân đội ở Hắc Sơn Uy Phúc và Vân Nội Châu đang giằng co. Bà quyết đoán điều binh đến U Vân. Đồng thời phái Địch Thanh, huynh đệ Chu thị... rất nhiều tướng quân xuất sắc trong trận vừa rồi. Có điều vì cẩn thận, bà vẫn để Triết gia lưu lại Tây Bắc, cha con Chủng thị lưu lại Kính Nguyên.

Điều này thu hút sự chú ý của tất cả dân chúng và triều đình. Triều đình sắp sửa thu phục được U Vân. Nhắc đến U Vân, đây là nỗi đau vĩnh viễn trong lòng người Tống. Giờ đây đất nước giàu mạnh rồi, lại có vũ khí kiểu mới, còn xuất hiện rất nhiều võ tướng có tài. Đến lúc phải thu hồi U Vân rồi.

Nhưng nếu không có người thiếu niên kia, triều đình có thể thành công không? Dân chúng lại một lần chuyển nghĩ tới người thiếu niên kia. Nhưng người thiếu niên kia giống như là bị bốc hơi, không thấy tăm hơi đâu. Nhưng điều động thì điều động, Lưu Nga vẫn không đến mức thiếu suy xét. Ngay lập tức tấn công Liêu Quốc. Bà đang đợi Nguyên Hạo động thủ.
Thậm chí bà nghĩ, triều đình có nhiều động tĩnh như vậy, người thiếu niên kia phải ra mặt chứ. nhưng vẫn không có tin tức gì. Không phải, tin tức thì có nhưng vô cùng không tốt.
Chuyển đến Hoà Châu, Thạch Kiên chế tạo ra một loại bút mới, gọi là bút máy. Loại bút mày có điểm giống bút lông ngỗng. Nhưng không giống bút lông ngỗng là có lúc bị rỏ mực ra giấy, còn có thể sử dụng lại. Ngòi của loại bút này càng nhỏ. Như vậy khi viết tiết kiệm được rất nhiều giáy. Đồng thời còn kèm thêm một tấm thiếp in hướng dẫn mọi người sử dụng bút để viết chữ như thế nào.




Loại bút này vừa ra đời đã bị tranh cướp đi hết. Một là do người ta tò mò về nó, hai là giá cả của nó không cao. Chủ yếu nhất vẫn là do có tấm thiếp mà Thạch Kiên viết. Theo cách nói ngày nay, đây là một thương phẩm có nhiều giá trị ẩn chứa trong đó.

Nhưng Thạch gia chưa đưa tin, kế tiếp sự xuất hiện của bút máy thì còn sản xuất một thứ mới lạ, mì ăn liền. Thực chất Thạch Kiên sớm đã nghĩ đến việc sản xuất ra thứ không có giá trị dinh dưỡng này, nhưng thiếu ớt, còn có gói gia vị. Sau này do những người du hành đưa vào, nên ớt bắt đầu xuất hiện ở Tống triều. Hắn lại dùng gói bằng giấy thay cho gói bằng ni lông, làm cho sản xuất loại này trở nên khả thi. Tuy kiếp trước hắn rất ghét thứ này. Thậm chí trong có đôi khi hắn ăn đến phát ngán rồi. Nhưng thực phẩm này có lúc mang lại sự thuận tiện và thời gian ọi người.

Đối với việc Thạch Kiên có thể nghĩ ra những sản phẩm mới, hơn nữa còn có thể dùng nó để kiếm rất nhiều tiền, Lưu Nga biết. Nhưng lần này thì khác. Trước đây mỗi lần Thạch Kiên tạo ra một thứ mới như vậy, hắn đều giao nộp lợi nhuận cho triều đình. Nhưng hiện tại đã qua một tháng, cũng không thấy Thạch gia động tĩnh. Tất nhiên là hiện nay Thạch gia tiền tài cuồn cuộn đổ về. Tiểu a đầu Hồng Diên hàng ngày đếm tiền mỏi cả tay. Nhưng triều đình không thấy một xu.


Vậy là bà âm thầm nhắc tri châu Hoà Châu Phê Chiết Lý việc này. Viên tri châu này cũng chẳng phải tên ngốc. Hắn lập tức đến Thạch Gia dò xét. Lúc đó mới biết những công thức đó đều do Thạch Kiên sai hộ viện đưa đến. Còn Thạch Kiên đang ở đâu thì ngay cả Đinh Phố cũng không biết.

Nhưng khi thấy viên tri châu này không ngừng chất vấn, Đinh Phố cảnh giác nói:
- Làm cái gì, tôi có thể nói với ngài, thiếu gia nhà chúng tôi hiện nay không làm quan nữa, muốn làm một tiểu tài chủ không được sao? Triều đình đừng có tranh lợi dân. Thiếu gia nhà chúng tôi đã bị triều đình tranh không ít tiền rồi. Chả lẽ triều đình kiếm vẫn không đủ? Ngay cả đến tiền thiếu gia nhà tôi chuẩn bị dưỡng già cũng muốn cướp đi sao?

Lưu Nga vừa nghe liền điên lên, dưỡng già? Thạch Kiên giờ đây phải dưỡng già. Lưu Nga xuýt nữa tức giận đến buồn cười. Nhưng cứ thế này, Thạch Kiên đúng là muốn làm một phú ông?

Hiện giờ bà cũng phát hiện ra rằng mỗi khi có việc, thì đầu tiên là nghĩ đến hắn. Người thiếu niên này cũng bất kể uất ứcnói ra kiến giải của mình, mà còn luôn luôn kiến huyết. Thời gian này, rời xa Thạch Kiên, bà cũng muốn mượn cơ hội này tiêu trừ ảnh hưởng của Thạch Kiên. Đối với một triều đình mà nói, lưu lại quá nhiều ảnh hưởng của quần thần, chẳng phải là việc tốt. Nhưng bà lại phát giác việc này thật khó khăn.

Hiện nay triều đình lại tranh cãi về việc có xuất binh Liêu Quốc hay không? Có người nói mượn cơ hội này đòi về khoản tiền tiến cống cho Liêu Quốc là xong. Ngộ nhỡ có sơ xuất gì, hậu quả đó không ai gánh được. Còn có người nói, Nguyên Hạo không đáng tin. Hiện nay đã lấy rất nhiều tướng sĩ dũng cảm thiện chiến đi Tây Bắc là trúng kế của Nguyên Hạo rồi, Thạch phái thì kiên quyết với nhận định này. Còn có người nói, Nguyên Hạo là muốn mở rộng bờ cõi, tiến công Tống triều cũng là nhằm mục đích này, tấn công Liêu Quốc cũng nhằm mục đích này. Giải đất Giáp Sơn cũng như vậy có rất nhiều bình nguyên, cũng rất màu mỡ. Hắn cần gì phải trêu chọc Tống triều. Không đồng nhất ý kiến được, làm cho Lưu Nga không biết nghe ai thì tốt.

Quả nhiên đối diện với sức ép của việc này, Liêu Quốc cũng sai sứ giả đến chất vấn Tống triều. Bởi vì triều nghị chưa định, Lưu Nga cũng chỉ qua loa tắc trách. Đây là do có sự thay đổi trong quân đội Tống triều, xin Liên Quốc đúng hiểu lầm. Tóm lại, hiện tại vừa đại thắng, mà bà rất rối.

Thật ra cũng khó trách, Lưu Nga bây giờ so với Lưu Nga trong lịch sử thì còn kém. Dù sao thì trước đây còn có Thạch Kiên cho chủ ý. Nhìn thì có vẻ Thạch Kiên không tham dự mấy, nhưng Thạch Kiên đã dựa vào những hiểu biết lịch sử rộng rãi của hắn mà mỗi lần lại đưa ra phương hướng chính xác. Có được những phương hướng này, tất cả sự vụ được xử lý, cũng trở nên đơn giản hơn. Ở điểm này giống như là một người lạ gặp phải một lối rẽ phức tạp. Nhưng chỉ có người chỉ ột chút, hành trình liền trở nên đơn giản. Nhưng không có người chỉ cho, thì bất kỳ ai cũng đau đầu, không thể mỗi con đường đều thử một chút. Hơn nữa để cho Thạch Kiên làm như vậy, Lưu Nga còn thiếu đi sự rèn luyện năng lực phán đoán của mình.

Nếu Thạch Kiên biết kết quả này, cũng không biết hắn nghĩ gì?

Mai Châu, cuối tháng năm.

Mai Châu, thời Nam Hán gọi là Kính Châu (Tống sử gọi là Cung Châu, choáng, không muốn khảo chứng nữa),. Lúc đó Lưỡng Quảng không giống Lưỡng Quảng bây giờ. Bởi vì khí hậu nóng bức, cho nên dân cư ít. Diện tích Mai Châu còn lớn hơn Hoà Châu, nhưng nhân khẩu lại chỉ bằng một phần ba dân số Hoà Châu.Còn có

Hữu châu, Phong Châu, đến bằng một phần mười nhân khẩu của Hoà Châu cũng không được. Tổng cộng lại cũng không quá năm mươi hộ. Vậy mà chỉ một phủ Khai Phong đã có số dân hơn một nửa số đó rồi.

Nhưng tiểu Hoàng đế cũng không tồi, điều Lý Hành đến Mai Châu. Mai Châu cũng chưa phải là ở tận phía Nam, nó giáp Giang Tây, Triết Giang. Hơn nữa còn vì giáp biển mà còn dễ thở.


Có điều là lúc này, thời tiết bắt đầu nóng rồi, hai bên đường thỉnh thoảng mới nhìn thấy một hai cây mơ. Nhưng đại đa số những quả mơ treo trên cây giống như những vì sao thưa thớt, phần lớn đều đã bị hái xuống, những quả không kịp hái cũng đã rụng rồi. Nhưng cái làm cho Thạch Kiên cảm thấy có khẩu phúc nhất đó là cuối cùng hắn được ăn vải tươi, tuy không phải là vải Bồ Điền chính cống.

Vì ít người, nên rất nhiều địa phương vẫn còn giữ được hình thái nguyên sinh hoàn hảo. Hai bên đường núi, hoa nở đầy khắp nơi. Hoa Ải Khiên Ngưu tuy rất bình thường, nhưng phát triển rất mạnh mẽ. Nó mọc sát vào những cây đại thụ ở mọi nơi, bất kể ở đâu cũng nhìn thấy. Lại còn cây Dã Nguyệt Kỳ toả ra mùi thơm nhẹ nhàng, nhưng vì không có người chăm sóc nên đoá hoa rất nhỏ. Hoa Nhài tươi mới, hoa Đỗ Quyên như những giọt máu. Còn Hoa Mào gà xấu xí từ trong đám cỏ Liên Thiên Bích xanh tươi ướt át, đã không thể chịu đựng được mọc ra như những đầu gà. Còn có cả những động vật nhỏ không biết tên là gì, kinh sợ nhìn đám người này. Sau đó hoang mang chạy vào những chỗ sâu trong bụi cỏ u tùm.

Đi xuyên qua rừng trúc xanh, nghe thấy những âm hưởng sàn sạt khi gió thổi vào đám là trúc. Thạch Kiên đột nhiên có cảm giác là đi đến đào viên của thế giới thần tiên.

Một lát sau bỗng nhìn thấy một cái miếu nhỏ. Trước cửa có một cái hồ nước trong suốt, đằng sau là Thông Sơn lĩnh, mấy bức tường đỏ ngói xanh.


Thạch Kiên bước nhanh đến gần. Nhưng đến cổng, liền bị hai ni cô chặn đứng lại. Các cô ấy vái một cái, rồi nói:
- Các vị thí chủ, đây là am miếu, nam thí chủ không được vào.

Nhưng cô ấy vẫn lùi về phía sau một bước. Thạch Kiên còn khá chứ còn mười mấy hộ vệ đi cùng hắn đều đã tham gia chiến đấu, trên người họ còn phát ra sát khí nồng đậm.

Lần này Thạch Kiên đến là để đón Lý Tuệ đi khỏi nơi đây. Hắn cũng không muốn có thêm chuyện khác. Bèn mỉm cười nói:
- Làm phiền hai vị cư sĩ, xin hãy thay tôi nói vói Lý Tuệ, ồ, nói với sư phụ Diệt Nhân rằng, Hoà Châu Thạch Bất Di đến tìm cô ấy.

- Ngài chính là Thạch Bất Di Thạch đại nhân? Hai tiểu cô nương này hiển nhiên rất cảm động, liền vội vàng, nói toàn tiếng Lĩnh Nam, đến Thạch Kiên cũng không nghe thấy họ nói gì.

Nhưng Thạch Kiên hiểu ý của họ, hai tiểu ni cô này đại khái cũng là người hâm mộ danh tiếng của hắn. Hắn mỉm cười hiền hậu.

Trong đó có một cô định thần lại, cô ta nói:
- Thạch đại nhân, Lý tiểu thư hiện giờ bệnh rất nặng, nhưng cô ấy nghe nói ngài đến, nhất định sẽ rất vui. Phiền ngài đợi một lát, tôi sẽ đi xin chỉ thị của chủ trì.

Cô ta vừa nói vừa cười tỏ ý xin lỗi. Nụ cười lần này chân thành hơn nhiều so với lúc đầu.

Thạch Kiên gật đầu. hắn hiểu, dù sao đây cũng là một am tự, nam tử không dễ gì mạo muội xông vào.
Trong chốc lát, xuất hiện một đám ni cô già có, trẻ có. Xem ra họ không thật sự đoạn tuyệt với trần duyên. Nghe nói Thạch kiên đến, liền lần lượt ra xem.

Người trụ trì ra dấu yên lặng, nói:
- Bản am tuy không cho nam tử vào, nhưng tính mạng của Diệt Nhân đang bị đe doạ, Thạch thí chủ có thể phá lệ được vào một lát.

Mấy hộ viện đằng sau Thạch Kiên nghĩ bụng, phá lệ cái gì, nếu không phải là Thạch Kiên thì lệ gì cũng không được phá.

Thạc Kiên đi qua am chính hương khói phảng phất, đi đến đình viện thật sâu ở sau miếu đường, trong lòng có chút thấp thỏm không yên. Thật sự muốn nói, đã mấy năm rồi không gặp tiểu cô nương này, không biết hiện giờ hình dáng cô ấy thế nào.

Hắn đi đến bên trong phòng Lý Tuệ ở. Hắn nhìn thấy bộ dạng Lý Huệ thật không biến đổi là mấy, chỉ gày đến mức chỉ còn có da bọc xương. Cô ấy mặc một cái áo cà sa màu xanh, nằm co trên cái chiều làm bằng thanh trúc, mày nhíu chặt, dường như có một nỗi đau vô hạn. Còn nữa, một lọn tóc đen cũng không thấy nữa, một cái đầu nhẵn bóng thò ra ngoài. Sắc mặt cô ấy hồng nhuận. Thạch Kiên biết đây không phải là vẻ hồng hào khoẻ mạnh, mà là đang sốt.

Hắn nói với một tay hộ viện:
- Ngươi đi mời đại phu giỏi nhất thành Mai Châu đến đây.

Tay hộ viên đó lập tức xuất phát, hắn này là do Vương Triều giới thiệu đến. Nhưng thiên hạ có mấy người không biết câu chuyện của Thạch Kiên và Lý Tuệ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui