Trận chiến này giết chết hơn năm nghìn binh sĩ Tây Hạ, bắt sống hơn hai nghìn tù binh. Nhưng quân Tống cũng phải trả một cái giá thê thảm. Đội khinh binh Địch Thanh dẫn tới bị tổn thất mất hơn một nghìn người. Cần phải biết rằng hơn một nghìn người này đều là những người do Thạch Kiên dày công đào tạo và tốn rất nhiều công sức và cũng đã phải trả giá rất đắt. Thời gian đội quân của Thôi Diệt Lang tham chiến ngắn nhưng vì là bộ binh nên tổn thất cũng không kém gì so với đội quân của Địch Thanh. Hai đội quân hợp lại có tất cả hơn hai nghìn người chết, hơn một nghìn người mất đi năng lực chiến đấu.
Sau khi Thạch Kiên nghe được tin tức này thì nổi trận lôi đình, hắn trực tiếp tước bỏ quân chức của Thôi Diệt Lang khiến cậu trở thành một tên tiểu binh. Đương nhiên chức quan mà triều đình sắc phong cho Thôi Diệt Lang thì Thạch Kiên không có cách nào để tước bỏ nếu không chắc chắn Thạch Kiên sẽ tước luôn cả chức quan của Thôi Diệt Lang.
Nguyên Hạo thì còn tức giận hơn cả Thạch Kiên. Cần phải biết đội quân Dã Lợi dẫn đầu là đội quân mạnh nhất trong tay y. Hai vạn kỵ binh tinh nhuệ của y đối phó với bốn nghìn kỵ binh Tống triều và bốn nghìn bộ binh Tống triều tháo chạy đã mất cả khôi giáp mà lại bị đánh thành ra thế này?
Tuy nhiên Nguyên Hạo cũng đoán được có thể tên tướng quân mặt sắt kia là Địch Thanh. Nhưng tư liệu về Địch Thanh thì trong tay y cũng có, một tên tiểu tử choai choai mà có thể hung mãnh như thế sao? Theo lời kể của những tên tướng sĩ bại trận chạy thoát thì ngay cả tên “tướng quân sói lớn” là Chu Lịch cũng còn không lợi hại bằng tên này.
Lúc này Nguyên Hạo mới cảm thấy trại Kim Minh e là không dễ đánh như thế.
Quả nhiên khi y dẫn theo một đội quân lớn tới trại Kim Minh thì bị quân Tống biến thành “vật thế chấp”.
Khi y chỉ huy binh sĩ công kích thành thì ngay lập tức gặp phải sự đả kích nghiêm trọng.
Trước khi Thạch Kiên đi khỏi đã mang đi một số máy ném đá nhưng vẫn còn đề lại một số lượng gấp đôi số mà hắn mang đi.
Địch Thanh ôm vết thương đứng trên tường thành chỉ huy binh sĩ chuyển máy ném đá lên tường thành. Nguyên Hạo căn bản không thể ngờ rằng trại Kim Minh lại có loại binh khí có sức công kích ở cự ly xa như thế này. Hiện giờ y vẫn chưa dẫn binh sĩ rút lui nên đã trở thành “bia bắn” của binh sĩ Tống triều.
Từng tảng đá nặng hàng trăm cân ào ào rơi xuống đập vào đội ngũ đông đảo của quân Tây Hạ, gần như không một tảng đá nào chệch ra ngoài.
Nguyên Hạo tức khắc chỉ huy đội quân của y rút lui.
Tuy rút lui rồi nhưng Nguyên Hạo vẫn thấy đau đầu. Tống triều có loại vũ khí này, nếu ít thì còn tốt một chút, nhưng nếu có nhiều thì sẽ không dễ tấn công nữa.
Y cho quân đội đóng quân bên ngoài phạm vi cự ly bắn của quân Tống, rồi sau đó mới lệnh cho đội ngũ nghỉ ngơi. Dù sao thì cũng đã vượt qua núi Bạch Can, lại gấp rút tới trại Kim Minh nên binh sĩ ít nhiều cũng có chút mệt nhọc. Y và Trương Nguyên, Ngô Hạo thảo luận rồi quyết định học tập Thạch Kiên — cho đội ngũ tản ra khắp nơi rồi tấn công trại Kim Minh cùng một lúc.
Chiêu này quả nhiên rất độc địa. Loại máy ném đá này vốn chế tạo khó khăn nên số lượng làm ra không nhiều. Để Thạch Kiên đem đi như thế, trong thành chỉ còn lại mấy chục cái. Một là số lượng ít, căn bản không có tác dụng. Hai là khi binh sĩ Tây Hạ đã tản ra thì ngay cả cơ hội ném trúng đầu chúng cũng không còn nữa.
Địch Thanh thở dài, trước khi đi khỏi Thạch Kiên đã từng dặn dò cậu, bất luận quân Tây Hạ có tấn công thế nào thì cũng phải bảo vệ trại Kim Minh bảy ngày. Nhưng bây giờ trông thấy tình thế này thì bảy ngày tới sẽ lại phải chiến đấu gian khổ rồi đây.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà đã có vô số thang mây được bắc lên tường thành của trại Kim Minh. Dưới sự giám sát của Nguyên Hạo, đám binh sĩ kia liều mạng trèo lên tường thành. Chưa tới một canh giờ mà khắp nơi trên tường thành của trại Kim Minh đều có binh sĩ Tây Hạ công kích lên. Tình thế nguy hiểm kéo dài liên tiếp.
Đột nhiên Địch Thanh cắn răng, một lần nữa cậu lại triệu tập toàn bộ kỵ binh mở cửa thành, không màng tới tình trạng vết thương của mình và dẫn ba nghìn binh sĩ xông ra ngoài giết địch.
Binh sĩ Tây Hạ dưới sự chỉ huy của Nguyên Hạo công thành một cách vội vã. Bọn họ không thể ngờ rằng trong tình huống bị vây như vậy mà Kim Minh trại lại chủ động tấn công. Nếu như là ban đêm thì còn có thể hiểu là đối phương nhân lúc đêm khuya đi cướp trại nhưng hiện tại lại là lúc trời sáng rõ! Bấy giờ theo sự bố trí của Nguyên Hạo, binh lực bố trí phân tán thấy mấy ngàn quân Tống xông ra tất cả đều trở nên cuống quít. Nhất là một vạn đào binh Tây Hạ đóng bên ngoài Kim Minh trại vừa nhìn thấy Địch Thanh mang mặt nạ tiến đến tất cả đều hoảng loạn kêu to: “Mặt nạ sắt đến đấy!” Rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy.
Tình hình bây giờ so với hôm trước bọn họ truy kích Thôi Diệt Lang hoàn toàn đảo ngược, hôm trước bọn họ cưỡi ngựa, Thôi Diệt Lang chạy bộ. Bây giờ để công thành, bọn họ đều xuống ngựa chỉ có thể chạy bộ mà quân Tống lại ngồi trên lưng ngựa.
Hôm nay, Địch Thanh cưỡi con ngựa khác lại cầm vũ khí khác. Con ngựa hôm qua bị thương vài chỗ không thể cưỡi được, vũ khí lại đổi thành trường thương, vì hầu hết thời gian phải đối mặt với quân địch công thành nên phải cúi lưng di chuyển dùng loan đao thì ngắn một chút nhưng lại không vướng víu phía trước mặt. Khi xưa học võ nghệ hắn chủ yếu học đao kiếm, trường thương hắn không học mấy. Tuy nhiên về võ nghệ hắn rất có thiên phú, sau khi đến kinh thành Dương Văn Quảng rất quý mến hắn dạy hắn khá nhiều về thương pháp.
Phải nói rằng thời gian hắn ở kinh thành là thời gian hắn học hỏi được nhiều nhất. Chẳng những đám Dương Văn Quảng dạy hắn võ nghệ, cùng tập luyện với hắn mà Thạch Kiên vì muốn đào tạo hắn nên tặng hắn rất nhiều binh thư. Nếu bây giờ là nửa năm về trước, hắn cũng không dám chủ động đem quân đi cứu Thôi Diệt Lang, cho dù toàn quân của Thôi Diệt Lang bị diệt cũng không phải việc của hắn. Quân Tống đóng ở Kim Minh trại đã để lại trong lòng quân Tây Hạ một ấn tượng khủng khiếp. Trong lúc bị vây bởi kẻ thù đông gấp bội không ngờ lại dám bỏ thành trì hiểm yếu mà chủ động xông ra.
Cán của thanh trường thương Địch Thanh cầm là đặc chế, hiện tại quân Tống đều dùng thương cán gỗ đầu được gắn mũi thép nhọn. Đầu tiên là để tiết kiệm chi phí, hai là để giảm sức nặng. Địch Thanh không phải loại dã nhân có sức khỏe phi thường như Tống Minh Nguyệt nhưng khi cầm cây thương cán gỗ thì thấy quá nhẹ bèn đặc chế ình một cây thương toàn bằng sắt. Cây thương nặng ít nhất là ba mươi cân, chính vì hoàn toàn làm bằng sắt cho nên nó không những có thể dùng để đâm mà còn đập, bổ như côn.
Trừ một vạn quân Tây Hạ hôm trước, đại đa số quân Tây Hạ còn chưa biết đến sức mạnh của Địch Thanh, có kẻ còn không tin. Thấy Địch Thanh xông đến, đại tướng Tây Hạ là Lý Đắc Bảo xông lên nghênh chiến.
Địch Thanh vết thương còn chưa lành vừa thấy Lý Đắc Bảo thân hình cao lớn biết ngay đây là một lực sĩ. Nếu như không bị thương từ trước, Địch Thanh không sợ nhưng hiện tại hắn đang bị thương. Cũng giống như hôm trước hắn không có nhiều thời gian, nếu để quân lính của Nguyên Hạo kết thành đội hình kéo đến thì quân Tống sẽ gặp nguy hiểm.
Lúc này hắn bỗng nhớ đến việc mỗi ngày Thạch Kiên đều luyện Thái Cực quyền, vừa nghĩ tới đây trường thương trong tay hắn khua một vòng nhẹ nhàng lôi kéo cây trùy lớn của Lý Đắc Bảo.
Nếu Thạch Kiên nhìn thấy cảnh hắn khéo léo áp dụng Thái Cực quyền như vậy thì sẽ càng khen ngợi hắn hơn nữa.
Lý Đắc Bảo không hiểu việc gì xảy ra, cây chùy trong tay hắn không theo sự điều khiển của hắn mà lại bị hất sang bên cạnh. Nhân lúc đó cây thương của Địch Thanh đã đâm xuyên lồng ngực Lý Đắc Bảo.
Chỉ một hiệp, mãnh tướng Tây Hạ Lý Đắc Bảo đã bị Địch Thanh đâm chết!
Sự dũng mãnh đó khiến cho kẻ khác phải khiếp phục, toàn bộ các tướng sĩ chuẩn bị xông tới cản đường đều hoảng sợ dừng cả lại.
Địch Thanh giơ thiết thương lên cao lạnh lùng nói:
- Sát!
Lúc này quân Tống lại một lần nữa lộ ra vẻ hung tợn hôm trước, gào thét theo chân Địch Thanh tấn công vào đội hình quân Tây Hạ.
Hôm nay, Nguyên Hạo vì muốn mau giành được thắng lợi nên gần như đã đem toàn bộ bố trí bên ngoài, cho rằng như vậy sẽ có hiệu quả cao, Kim Minh trại dưới sự tấn công mạnh mẽ đó sẽ nhanh chóng sụp đổ. Nhưng quân của bọn họ có bảy vạn thì ba vạn đã điều đến Bảo An quân, còn bốn vạn vừa rồi Dã Lợi đã làm tổn thất mất tám ngàn, đại doanh gần như không còn mấy binh sĩ.
Việc này cũng không thể trách Nguyên Hạo, ngay cả người sáng suốt như Trương Nguyên cũng không thể ngờ được quân Tống trong Kim Minh trại lại ra ngoài ứng chiến. Nguyên Hạo bắt đầu cuống quít. Để mất đại doanh là việc nhỏ nhưng trong đại doanh lại có mấy vạn chiến mã và một lượng lớn lương thảo. Nếu quân Tống xông vào đến đại doanh vậy thì hỏng bét cả.
Hắn lập tức chỉ huy quân sĩ trong doanh tăng cường phòng ngự đồng thời thổi tù hiệu điều thêm quân về phòng thủ đại doanh.
Nhưng khi Địch Thanh thúc ngựa chạy đến gần cửa đại doanh thì không tấn công vào đại doanh mà lại xông vào giữa đám quân sĩ gần đại doanh mà chém giết.
Những binh sĩ này vốn chỉ mang theo vũ khí công thành lại vì đại doanh nguy cấp mà hoang mang rối loạn vội vã chạy về, làm sao chống lại đợt tấn công này của Địch Thanh.
Khi đội quân Tống xông tới đó, quân Tây Hạ đều tự rối loạn bỏ chạy, mong thoát khỏi sự giết chóc của đội quân ma quỷ đó.
Điều này làm cho chiến trường xuất hiện một cảnh tượng kỳ lạ, ba ngàn quân Tống đuổi giết ba vạn quân Tây Hạ, hơn nữa quân Tây Hạ lại cuống cuồng bỏ chạy. Việc này khiến cho Nguyên Hạo giận đến mức phải chửi bới om sòm. Còn anh em Dã Lợi của hắn lại đứng cạnh cười thầm, việc này không thể trách ai được.
Tuy nhiên dù sao Nguyên Hạo cũng đã trải qua vài chiến dịch lớn, sau cơn giận dữ hắn liền đích thân chỉ huy, tập hợp quân thành đội hình.
Thấy tình hình như vậy, Địch Thanh mới vung thương một vòng dẫn theo ba ngàn kỵ binh ung dung rút về.
Đợt tập kích lần này của Địch Thanh khiến cho Nguyên Hạo lo sợ. Trong lần tập kích này quân Tây Hạ có gần hai ngàn quân bị chết, hơn ngàn quân bị thương, hơn nữa tinh thần sa sút không dám đi đánh thành nữa.
Đồng thời, sau đợt tấn công này, Nguyên Hạo không thể không điểm lại binh mã, vạch chiến thuật khác khiến Kim Minh trại được yên ổn cả ngày hôm đó.
Nhưng vì vị trí đặc biệt của Kim Minh trại, Nguyên Hạo mặc dù thấy khó khăn nhưng vẫn muốn tiến công
Ngày hôm sau hắn lại tiếp tục tấn công, chỉ có điều lần này hắn ột vạn quân giữ đại doanh.
Nhưng như vậy Kim Minh trại cũng không xuất hiện nguy cơ bị vậy bốn mặt như hôm trước. Nhưng hôm nay hai bên giao chiến trực diện với nhau, quân Tây Hạ và quân Tống đều chịu tổn thất nặng nề.
Địch Thanh vốn không phải người nhiều lời, hắn sai đem người bị thương đi chữa chạy rồi trầm ngâm đứng nhìn nặt trời đang lặn về hướng tây. Đây mới là ngày thứ ba, hắn còn muốn giữ ở đây dủ bốn ngày nữa
Nguyên Hạo đang ở trong doanh trại liếm nhẹ vết thương. Tấn công cả ngày hôm nay khiến hắn lại tổn thất hơn một ngàn quân. Kỳ thực hiện tại binh lực của hắn đang chiếm ưu thế nhưng không thể nói là ưu thế tuyệt đối, trừ khi hắn đưa quân từ Bảo An quân đến. Nhưng việc đó là hoàn toàn không thể. Bên ngoài thì thấy việc tấn công ở đây không quá ác liệt nhưng trong lòng Nguyên Hạo thì Bảo An quân còn quan trọng hơn Kim Minh trại nhiều, vì trong Bảo An quân có Thạch Kiên, chỉ cần vây khốn Thạch Kiên sẽ kéo được quân Tống đến.
Hơn nữa, vị trí của Thạch Kiên quan trọng hơn rất nhiều so với Kim Minh trại. Lần này tấn công Duyên Châu, quân Tống không ngờ lại trở nên ngoan cường như vậy, chắc chắn là do có tên Thạch Kiên này. Nếu không có Thạch Kiên, hiện tại thành Duyên Châu đã sớm bị đạp bằng. Lúc đó đã có thể thoải mái nhòm ngó toàn bộ Thiểm Tây của nhà Tống.
Đương nhiên đây là điều hắn mong muốn, không có Thạch Kiên hắn cũng không tấn công Duyên Châu. Vài cuộc chiến trước hắn thắng lợi rất dễ dàng không khó khăn giống như lúc này. Canh ba nửa đêm, trừ các binh sĩ có nhiệm vụ canh gác còn lại phần lớn quân Tống đều đang ngủ ngon, Nguyên Hạo cho quân đến sát Kim Minh trại bất ngờ tấn công thành của quân Tống.
Lần đột kích thành này suýt nữa quân Tây Hạ đã thành công, vì đang lúc này trời đang rét lại là canh ba đang giờ ngủ quân Tống không ngờ trong đêm giá rét như vậy quân Tây Hạ lại đến cướp thành. Nhóm quân canh gác trên thành cũng ngủ gà ngủ gật.
Nhưng may mắn là Địch Thanh hai lần thể hiện sự dũng mãnh khích lệ tinh thần quân Tống nên khi phát hiện quân Tây Hạ đang trèo lên tường thành, binh sĩ canh gác bèn kêu to, vừa gọi người trong thành vừa ngoan cường chống trả khiến cho quân Tây Hạ không chiếm được cửa thành. Qua một canh giờ chiến đấu hết mình mới đẩy lui quân Tây Hạ xuống chân thành. Trận này quân Tống thiệt hại nhiều hơn quân Tây Hạ, bởi vì quân Tống không kịp mặc áo giáp đã chiến đấu ngay, có người lại trong trạng thái đang ngái ngủ. So với quân Tây Hạ đã chuẩn bị tốt từ trước nên cho dù sĩ khí của họ có cao đến đâu cũng không trách khỏi bị thương vong nặng nề hơn quân Tây Hạ.
Địch Thanh kiểm điểm lại quân đội, sau một canh giờ chiến đấu có hơn một ngàn quân đã chết, điều này khiến hắn lo lắng khôn nguôi. Cứ tình hình này không đến bảy ngày quân Tống sẽ chẳng còn một ai.
Nhưng sang ngày thứ tư, Nguyên Hạo lại bắt đầu tấn công nhưng lần này khác với những lần trước. Nguyên Hạo không biết làm cách nào chế tạo được mấy cái máy bắn đá, chúng khá thô sơ và số lượng cũng ít. Ngay cả quân Tống cũng không cho rằng mấy cái máy bắn đá ấy có thể đem lại nguy hiểm ình. Nguyên Hạo ra lệnh đem một khối đá lớn đến chỗ máy bắn đá bắn về hướng thành của quân Tống.
Động thái này của Nguyên Hạo khiến Địch Thanh lập tức có cảm giác nguy hiểm nhưng hiện tại quân Tây Hạ đang bố trí nghiêm mật nên hắn không dám một lần nữa đem quân ra khỏi thành phá hủy mấy cái máy bắn đá đó. Nhìn đống đá đang chất ngày càng cao, Địch Thanh không đoán nổi ý đồ của Nguyên Hạo. Chẳng lẽ hắn muốn dùng đống đá ấy để trèo lên mặt thành. Nhưng lúc này đống đá đó rất hỗn độn cho dù mình có không phái quân thủ thành thì leo lên được đống đá này mà lên tường thành cũng là điều hết sức khó khăn.
Tuy nhiên Địch Thanh cũng không dám chủ quan, hắn tập trung rất nhiều quân lên tường thành.
Nhìn đống đá đã cao lên đến mặt thành Nguyên Hạo bắt đầu ra lệnh cho quân điều khiển máy bắn đá dừng lại. Mấy ngàn cung nỏ được sự che chắn của các lá chắn tiến dần đến chân thành. Sau đó đám cung nỏ này bắt đầu bắn tên.
Được xưng là vũ khí nguy hiểm nhất của người Tây Hạ nhưng cung nỏ của quân Tây Hạ vẫn kém quân Tống. Chỉ có cung của Tây Hạ còn tạm xem là đáng để chú ý. Người Tây Hạ dùng sừng trâu chế tạo cánh cung, dùng da để làm dây cung, chẳng những công dụng kém mà giá thành chế tạo lại cao nhưng nó đẹp nên có rất nhiều quan lại, nhà giàu của nhà Tống sưu tầm. Chính bởi vậy người Tây Hạ từ lập quốc đều thấy đau đầu vì tầm bắn của cung. Đến thời Lý Kế Thiên, Trương Phổ cũng nói lời cảm thán về vấn đề này. Bởi vì trình độ xạ kích của quân Tây Hạ cao hơn của dân Tống chỉ quen trồng trọt mới bù lại được khuyết điểm này. Vì thế để nâng cao kỹ thuật bắn của quân Tây Hạ, Lý Đức Minh nhân khi hai nước tạm hòa hảo bèn sai một lượng lớn gián điệp vào triều Tống để ăn trộm kỹ thuật cung nỏ, chỉ có Bạch Thủ Quý là thành công.
Mấy năm nay do tăng cường nghiên cứu mà thuật cung tiễn của Tây Hạ có xu thế vượt cả nhà Tống, nhưng sau khi Thạch Kiên xuất hiện làm ra thép tốt thì người Tống mới lại một lần nữa bỏ xa người Tây Hạ. Nhưng cũng không thể coi thường cung nỏ của người Tây Hạ được.
Mấy ngàn quân cung nỏ bắn liên tục lên một khu vực tường thành khiến quân Tống trên tường thành không thể ngóc đầu dậy nổi. Sau đó mỗi tên quân Tây Hạ đem một bao tải đất ném lên đống đá.
Địch Thanh cuối cùng cũng hiểu được ý đồ của Nguyên Hạo, hắn ta muốn tạo một con đường bằng đất đi từ chân thành lên mặt thành không cần phải leo thang. Nếu không có các tảng đá làm nền móng thì sẽ phải tốn rất nhiều đất hơn nữa quân Tống cũng sẽ không để quân Tây Hạ dễ dàng xây con đường bằng đất đó. Vì có các tảng đá làm nền móng nên đất sẽ không cần nhiều nữa.
Địch Thanh lo lắng nên bất chấp mưa tên từ các cung thủ Tây Hạ ra lệnh cho binh sĩ lắn gỗ đá xuống dưới thành ý đồ ngăn cản quân Tây Hạ hành động.
Nhưng do không cần quá nhiều đất lại dung bao tải đem tới nên cho dù quân Tống ra sức ngăn cản dần dần người Tây Hạ cũng tạo được một con đường thoai thoải rộng chứng ba trượng từ chân thành lên tận mặt thành.
Nguyên Hạo nhìn thấy con đường đã xây xong, hắn lập tức lệnh cho binh lính leo lên sườn dốc bắt đầu tấn công. Tuy quân Tống chiếm được ưu thế trên cao nhưng ưu thế đã không còn rõ rệt như trước. Nhờ có sườn dốc quân Tây Hạ đã dễ dàng leo lên tường thành. Vì thế hai bên chém giết kịch liệt tại khu vực nhỏ hẹp đó tới chạng vạng tối quân Tây Hạ mới dừng tấn công đem đồng đội hi sinh trở về. Đồng thời phái quân trông sườn dốc đề phòng quân Tống nửa đêm phá hủy con đường.
Hôm nay đại quân Tây Hạ cũng không chiếm được chút lợi thế nào, dù sao quân Tống cũng từ trên cao nhìn xuống, sườn đốc lại chỉ rộng có ba thước vẫn lợi cho quân thủ hơn. Nhưng quân Tống trong Kim Minh trại cũng chẳng được lợi thế nhiều. Quân Tây Hạ cũng nhờ có con đường nên mấy lần chiếm được mặt thành. Vì tranh chấp vị trí ở đầu con đường trong điều kiện tương đồng trên mặt thành đó, quân Tống thể lực kém hơn Tây Hạ nên chịu thiệt không ít. Hiện nay trong thành quân lính đã tổn thất một nửa, tuy chỉ còn hai ngày nhưng việc phòng thủ đã hết sức chật vật.
Ngày thứ sáu, quân Tây Hạ lại tiếp tục trò cũ tuy quân Tống đã có chuẩn bị khiến cho quân Tây Hạ phải mất hai canh giờ mới xây được con đường thứ hai. Lúc này giao chiến càng thêm kịch liệt. Tới chạng vạng tối hai bên ngừng chiến, quân Tống trên mặt thành mới kiệt sức ngồi bệt cả xuống nghỉ ngơi. Chiến đấu liên tục với thương vong quá lớn khiến khí thế của quân Tống bắt đầu suy giảm.
Trong tình hình này Địch Thanh cũng cũng không nói được gì. Trên thực tế đến lúc này quân Tống đã chiến đấu rất tốt tuy lần này tấn công Kim Minh trại, quân Tây Hạ cũng không nhiều như lần tấn công Duyên Châu trước kia nhưng thành Duyên Châu thành cao hào sâu lại có dân chúng cùng tham gia chiến đấu, kết quả là đến ngày thứ sáu cũng suýt bị phá. May mà có Phạm Trọng Yêm cùng Triệt Duy Trung điều quân đến tiếp ứng, nếu không có viện binh đến thì thành cũng khó mà giữ được.
Cần phải nói là bọn họ đã làm hết sức mình, không thể trách gì bọn họ được.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...