Đại Tống Phong Lưu Tài Tử


Thạch Kiên lên tiếng an ủi nói:
- Yên tâm, bản quan sẽ báo thù cho nàng mà. Giờ bản quan đưa nàng về nhà được không?

Thạch Kiên nói chưa dứt lời thì trên trời mây đen vần vũ rồi lập tức mưa to tầm tã. Cô gái càng khóc to hơn.

Thật là đau đầu quá. Mấy chục tướng quân đều trừng mắt nhìn, không biết phải làm sao.

Qua một hồi lâu, có lẽ hồ nước kia cũng đã hết nước, nước mắt của cô gái từ tuôn như mưa vừa, thành mưa nhỏ rồi thành mưa bụi. Lúc này mới mở miệng nói:
- Người nhà của ta đã bị bọn chúng giết hết.

- Súc sinh!
Chu Sỉ kêu lên. Sau đó anh ta nói với Thạch Kiên:
- Thạch đại nhân, hãy mau kết liễu hơn ngàn binh Tây Hạ kia đi.

Quả thật lần này Nguyên Hạo chỉ huy quân Tây Hạ làm toàn chuyện ác.

Sau khi Thạch Kiên bắt được bọn chúng tới đây thì chỉ đem chúng đến trước trại Kim Minh một lần, cũng cấm quân Tống không được đánh chửi bọn chúng, rất nhiều quân Tống vì vậy mà đã có lời oán thán.

Thạch Kiên phất tay nói:
- Những kẻ đó ta tự có cách xử lý.

Sau đó quay sang nói với thiếu nữ:
- Vậy thì bản quan đưa nàng đến chỗ người thân được không?

Tuy rằng hắn cũng thấy thương cảm cho cô gái nhưng đây là quân doanh, không thể cho nữ nhân ở lại. Tuy rằng kỷ luật của binh lính Tống triều không nghiêm, vì cuộc sống buồn chán mà đem theo cả kĩ nữ nhưng từ khi cuộc chiến Đôn Nhi Sơn giành thắng lợi, Thạch Kiên đã lệnh đưa tất cả kĩ nữ vào thành Duyên Châu, hắn không muốn tinh thần của binh sĩ đặt hết vào những kĩ nữ này.

Vừa nghe thấy người thân hồ chứa nước của thiếu nữ lại được bổ sung thêm nguồn nước, tiếng khóc lại cất lên.

Nàng đáng thương nhưng các võ tướng ở đây cũng đáng thương. Đây không phải là tra tấn người sao? Tuy rằng dung mạo nàng hoa nhường nguyệt thẹn nhưng ngay cả cha con Chu Lịch cũng bị tiếng khóc của nàng dọa sợ tới mức phải đi thật xa.

Thạch Kiên đành phải chờ nàng khóc xong rồi hỏi lại. Tuy nhiên trong lòng hắn cũng cảm thấy kì lạ. Chẳng lẽ họ hàng của nàng cũng bị ba binh Tây Hạ kia giết hết rồi sao. Nhưng điều này không có khả năng, bọn chúng chỉ có ba người thôi mà.

Một lúc lâu sau nàng mới ngừng khóc nói:

- Thạch đại nhân, thân thích của tiểu nữ đã bị binh lính Tây Hạ giết khi bọn chúng rút quân lần trước rồi. Trong nhà chỉ có một cha già và một anh trai, nhưng buổi chiều này cũng đã bị ba kẻ kia xông vào giết hết rồi.

Hóa ra thiếu nữ này đã không còn nhà để về. Tất cả mọi người đều cảm thấy đáng thương. Nhưng đáng thương thì đáng thương, việc xử lý thế nào lại khiến mọi người đau đầu. Không thể thấy chết không cứu nhưng cứu nàng rồi chẳng lẽ lại để nàng ở lại quân doanh?

Qua hồi lâu Thạch Kiên mói nói:
- Như vậy đi. Nàng tới nhà của ta ở Duyên Châu lánh nạn vài ngày, đợi cho hết chiến sự bản quan sẽ nghĩ giải pháp cho nàng được không?

Ở thành Duyên Châu Thạch Kiên có một căn nhà nhưng hắn chạy đông chạy tây, chỉ thuê một lão gia đinh trông coi. Hắn vốn định để Hồng Diên và Lục Ngạc ở đó nhưng vì thời tiết càng ngày càng lạnh, hắn sợ hai nàng không chịu nổi nên đành từ bỏ ý định này.

Thiếu nữ kia vừa rồi tự tử không thành, hiện tại đầu óc đã tỉnh táo lại, cũng không muốn chết nữa. Nhưng một người thân nàng cũng không có, tại nơi biên cảnh chiến tranh loạn lạc này một cô gái yếu ớt như nàng làm sao sống nổi. Nàng cảm thấy con đường trước mặt mờ mịt cho nên mới khóc. Khi nghe Thạch Kiên nói vậy, nàng vội quỳ xuống nói:
- Dân nữ nguyện làm trâu làm ngựa phục vụ đại nhân.

Nàng thật tâm cảm tạ Thạch Kiên nhưng một câu nói này nghe sao mà mập mờ thế.

Thạch Kiên nhìn bốn phía mọi người đang dùng ánh mắt kỳ lạ nhìn mình, trên trán hắn mồ hôi chảy ròng ròng.

Hắn nâng cô gái đứng dậy nói:
- Tất cả mọi người ở đây đều là người Tống, đây là việc bản quan phải làm. Nàng nghỉ ngơi đi.

Nói xong hắn chạy thật nhanh ra ngoài.

Ngày hôm sau Thạch Kiên đưa cô gái đến thành Duyên Châu. Lại nghe tin Mai Đạo Gia đến, tuy rằng y không hoàn thành nhiệm vụ nhưng đã nằm vùng ở Tây Bắc ba năm, gặp vô số nguy hiểm, hắn liền tự mình ra nghênh đón.

Hắn không biết ở phía xa, trên một đỉnh núi, có hai người dùng ống nhòm nhìn thấy hết thảy.

Người Tây Hạ còn chưa có khả năng chế tạo được ống nhòm. Đây là lần trước đại chiến Tam Xuyên Khẩu tịch thu được của Lưu Thạch hai chiếc. Người Tây Hạ coi chúng có giá trị: tiếp cận mục tiêu.

Sau đó bọn chúng cuộn giấy nhét vào ống thư buộc ở chân bồ câu đưa tin rồi thả nó bay đi.

Bồ câu đưa tin phóng lên trời cao, bay qua vùng quê mênh mông phía dưới, bay qua đỉnh núi hướng về phía tây.
Vài ngày sau cả quân Tống và quân Tây Hạ đều đã có động tĩnh. Đầu tiên là ở Duyên Châu và Kính Châu phái rất nhiều quan binh tiến hành điều tra những kẻ đáng nghi, phong tỏa biên giới. Sau đó Tây Hạ cũng không cần biết hậu quả, phong tỏa biên giới theo, còn tiến hành kiểm tra những thương nhân Tống triều còn ở lại Tây Hạ. Lần này điều tra chặt chẽ khiến gián điệp Tây Hạ cài vào Duyên Châu Kính Châu không thể hoạt động được nhưng gián điệp Tống triều phái đi Tây Hạ cũng bị bắt không ít. Còn có nhiều thương nhân buôn lậu giàu lên nhờ chiến tranh, bị Tây Hạ phát hiện khối tài sản lớn nên lấy cớ bắt lại. Tiếp đó quân đội hai nước cũng tiến hành điều động đại lực lượng.

Điều khiến ọi người cảm thấy kì lạ là cả hai nước điều động quân binh giống hệt nhau. Lúc thì điều quân từ nam ra bắc, lúc lại từ bắc vào nam, cứ lặp đi lặp lại như vậy. Ngoại trừ một số ít quan viên cao cấp của hai bên thì mọi người đều không biết rốt cuộc quân binh được điều đến đâu.


Bởi vì Thạch Kiên cố ý mở một con đường nhỏ ở cửa Bắc nên trại Kim Minh cuối cùng cũng biết Tây Hạ đã phải phái đại quân đến cứu. Tuy rằng lần này ba thám tử Tây Hạ phạm sai lầm khiến Thạch Kiên đem đóng thông đạo này lại nhưng sĩ khí của binh lính trong trại Kim Minh đã bắt đầu tăng lên.

Nhưng tới đêm giao thừa, trong doanh trại quân Tống đốt vô số pháo hoa. Để chúc mừng năm mới, Thạch Kiên còn mua thêm rất nhiều đồ tết. Doanh trại quân Tống thật sự giống như lễ mừng năm mới. Thạch Kiên còn cố ý nới lỏng lệnh cấm, để cho binh sĩ uống rượu. Có rất nhiều binh sĩ uống đến say mèm, có kẻ khác khá hơn thì chạy đến dưới thành kêu to:
- Lão tử uống say rồi đây. Các ngươi đột kích thử xem.

Càng như thế, binh lính Tây Hạ càng không dám tấn công vào doanh trại. Có trời mới biết đây có phải là ngụy kế của tiểu tử kia không. Sau đó Thạch Kiên lại bảo người đến trước trại Kim Minh hát dân ca Đảng Hạng. Loại dân ca này và điệu Thiên Du của Thiểm Tây rất giống nhau, đều thê lương và buồn mênh mang. Hơn bốn ngàn binh Tây Hạ nghe thấy, cảm thấy rất không thoải mái. Tuy rất nhiều kẻ đã biết rằng giờ cũng giống trong trận chiến, quân Tống đang cô lập bọn chúng từ bốn phía nhưng vẫn không kìm được nỗi nhớ nhà. Bọn chúng đều đã xa nhà nửa năm rồi.

Đêm giao thừa này đã đánh tan sĩ khí khó khăn lắm mới tăng lên được của quân Tây Hạ.

Giao thừa đến.

Băng tuyết ở Đông Kinh nếu đem ra so sánh với băng tuyết ngập trời ở Tây Bắc thì chỉ là một chút tuyết đọng. Nhưng dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên chiếu xuống thì nơi này giờ chỉ còn một lớp tuyết mỏng mà thôi.

Tuy rằng Nguyên Hạo xưng đế ở Tây Hạ nhưng dù sao cũng cách Đông Kinh rất xa. Nửa năm trước có xảy ra chiến tranh bảo vệ Duyên Châu nhưng rất nhiều người đã quên mất. Chỉ có khi tới thăm tấm bia kỷ niệm vẫn đứng vững trên đường phố kia thì họ mới nhớ tới trận chiến giống như sử thi, như huyết chiến đó. Ở trận chiến Đôn Nhi Sơn cũng là Thạch Kiên muốn nâng cao ý chí khí phách của triều Tống. Nhưng việc đó cũng giống như ném một viên đá vào nước, sóng nước lan ra rất nhanh, dần dần càng ngày càng lan rộng rồi lại chầm chậm biến mất không còn chút tăm hơi.

Mọi người đều muốn sống. Nếu không cần thiết thì thật không muốn mạo hiểm. Đại đa số dân chúng đều rất tin tưởng Thạch Kiên nhưng đối với chiến sự Tây Bắc lần này lại không cảm thấy hứng thú. Điều này nếu để tướng sĩ Tây Bắc biết được thì e rằng sẽ bị lung lạc tinh thần không ít.

Việc này cũng không khó hiểu. Hiện giờ mỗi ngày cuộc sống của họ đều đang trở nên tốt đẹp hơn. Mà hầu hết những thay đổi đó đều có liên quan đến Thạch Kiên. So với chiến sự Tây Bắc thì những thay đổi đó gần gũi với cuộc sống của họ hơn. Còn có nhiều người đã quen với hòa bình yên ổn, đối với việc binh biến thì không cảm thấy hưng thú.

Ăn no thì muốn chơi. Một ngày ba bữa ấm no, trong tay lại có tiền nên rất nhiều người bắt đầu ăn chơi hưởng thụ.

Giao thừa năm nay nhiều nhà có tiền đã mua lồng đèn treo trước cửa. Nhìn từ trên cao thì thật đúng như tiểu tử kia đã viết “hỏa thụ ngân hoa” (đèn đuốc rực rỡ). Trên phố lớn ngõ nhỏ lại có rất nhiều gánh xiếc hát khúc Bình Thư khiến cho kinh thành náo nhiệt không đâu sánh bằng.
Bản chất của người Tống là hiền lành chất phác. Rất nhiều người thấy cảnh náo nhiệt vui vẻ này thì lại nghĩ đến người đã đem đến cho bọn họ rất nhiều điều tốt đẹp nhưng vào lúc giao thừa này hắn lại không được ở kinh thành. Tiểu tử kia vào kinh từ khi mới mười hai tuổi, đã qua năm năm nhưng chỉ có hai lần được đón giao thừa ở kinh thành. Năm thứ nhất Tống triều còn chưa được giàu có như bây giờ, năm ngoái thì tân Hoàng đế lên ngôi, Thiên Lý giáo mưu phản, mọi người đều hoảng loạn. Hắn đương nhiên cũng không dám tận hưởng niềm vui năm mới. Hiện giờ hắn lại đi Tây Bắc, không biết nếu hắn nhìn thấy khung cảnh phồn hoa ở kinh thành như thế này thì sẽ viết bài đại từ nào nữa.
Đây chỉ là suy nghĩ của người thường. Trong triều các đại thần lại rất chăm chú theo dõi Tây Bắc. Có lẽ Thạch Kiên thắng trận Đôn Nhi Sơn rất dễ dàng nhưng các đại thần vẫn chưa hài lòng. Không trông chờ vào việc lập tức lấy được Hạ Lan Sơn nhưng vì sao đến giờ còn chưa thu phục được trại Kim Minh? Phải biết rằng quân phí cho cả đại quân Tây Bắc mỗi ngày đều tốn rất nhiều. Thạch Kiên lại bắt về rất nhiều ngựa Tây Hạ, việc chăn nuôi ngựa này cũng khiến quân phí tăng lên không ít.

Kỳ thật mấy người Vương Tằng thỉnh thoảng cũng khiến các đại thần cảm thấy buồn cười. Bọn họ vừa trách mắng Thạch Kiên nhưng bọn họ cũng vừa kì vọng rất nhiều ở hắn. Nếu hiện giờ Thạch Kiên thu phục được hai ba châu phủ của Tây Hạ thì bọn họ cũng không thấy lạ nhưng chỉ thu được một thắng lợi nhỏ thì sẽ không xứng với giai thoại về hắn.

Tuy vậy Thạch Kiên ở Tây Bắc lại làm chuyện khiến bọn họ tranh cãi. Hắn đem hơn một ngàn tù binh kia ra bán “đấu giá”. Đây lại là một từ hắn mới sáng tạo ra. Hội đấu giá lần này có rất nhiều thứ mới lạ. Ví dụ như có người chủ trì riêng, lại lấy ba nhịp gõ để quyết định quyền sở hữu. Lần này chủ trì hội đấu giá là sư gia dưới quyền Thạch Kiên, Thân Nghĩa Bân. Ông ta đem hơn một ngàn binh bắt được ở phủ Kinh Triệu bán đấu giá được hơn hai mươi triệu bạc. Một phần thưởng cho binh lính mừng năm mới, còn lại toàn bộ sung vào quân phí.

Sau khi tin tức này truyền ra, rất nhiều người đã đến phủ Kinh Triệu. Hiện giờ Tống triều thật sự thiếu lao động. So với việc đến Nam Dương bắt nô lệ thì những tù binh này còn khỏe mạnh hơn, cũng có thể so sánh với những nô lệ Châu Phi hoang dã. Hơn nữa còn hơn người Châu Phi là bọn chúng hiểu được Hán ngữ. Hiện giờ nếu để chúng vào Tống triều, không có chiến mã, cũng không có binh khí trong tay nên sẽ không làm người ta lo lắng sợ hãi. Hơn nữa lại có thể tách rời chúng ra.


Một ngàn tù binh này căn bản không đủ để bán. Vì thế rất nhiều thương nhân cử đại diện đề xuất với Thạch Kiên lần sau nếu có tù binh thì bọn họ được ưu tiên trước, còn đặt tiền cọc cho hắn nữa.

Đây chẳng lẽ là biện pháp phát động chiến tranh nhưng không cần triều đình chi tiền của Thạch Kiên? Không sai. Tây Hạ có mấy trăm vạn nhân khẩu, nếu bắt hết đem bán thì sẽ thu được một con số vô cùng lớn. Tuy nhiên việc này cũng gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối. Ngay cả Vương Tằng cũng không nói đỡ cho Thạch Kiên. Quả thật làm như vậy quá ác độc. Nếu không phải sự thật đã xảy ra thì không ai trong thiên hạ có thể tin được là do Thạch Kiên nhân từ khởi xướng. Hơn nữa hắn lại muốn lập ba điều luật lớn, tám nguyên tắc nhỏ, trong đó có những điểm để bảo vệ những người dân tộc thiểu số. Dưới nhiều áp lực, Lưu Nga lại phải phái người đến hỏi Thạch Kiên.

Thạch Kiên cũng viết một bản tấu gửi về. Trong đó hắn nói đầu tiên là tội ác của những binh sĩ này là không thể tha thứ. Đại đa số trên tay đều dính máu tươi của dân chúng Tống triều. Lần này không giết tù binh là chuyện tốt hắn làm đối với bọn chúng. Về sau nếu có tù binh dám phản kháng thì đều xử lý như vậy. Thứ nhất để tiết kiệm quân phí, thứ hai để cảm hóa bọn chúng. Nếu không bây giờ phải làm thế nào. Chẳng lẽ thả bọn chúng ra để chúng lại làm hại bách tính của nước Tống? Mặt khác hắn cũng đã thỏa thuận với các thương nhân, nếu các tù binh này đều yên phận lao động, hết hai mươi năm sẽ thả tự do hoàn toàn. Đương nhiên khi đó bọn chúng đã bị Tống hóa, chắc hẳn sẽ không còn nguy hại nữa.

Thạch Kiên còn nói đó chỉ là gom góp một phần quân lương. Về chuyện quân phí hắn đã có biện pháp khác, đó mới là cách thức chính.

Về phần biện pháp gì thì hắn không nói. Nhưng trong triều không ai có lòng dạ nào truy tới việc đó nữa. Bởi vì đại chiến Tống Hạ đã bắt đầu rầm rộ. Đại chiến lần này, mấy chục vạn chiến sĩ đã được điều động từ Duyên Châu đến Kính Châu. Tình hình cuộc chiến vô cùng cấp bách. Triều đình gần như ngày nào cũng nhận được vài lần tin tức về chuyển biến của cuộc chinh phạt lần này.

Điều này chẳng qua cũng giống như một cơn bão ập đến ngay sau thời khắc yên bình.

Trong kinh thành đâu đâu cũng rộn rã mừng vui. Lưu Nga còn mời tất cả tôn thất vào hoàng tộc mở tiệc chúc mừng. Hiện giờ địa vị của bà đã được củng cố hơn rất nhiều so với năm ngoái, trong đó điều thu hoạch lớn nhất của bà chính là Lữ Di Giản.

Lữ Di Giản không có dã tâm như Đinh Vị, không kiêu ngạo độc đoán, hơn nữa công vụ cũng làm rất xuất sắc. Quan trọng nhất là ông ta rất nhanh trí khôn khéo. So với Thạch Kiên ông ta to ra rất thuần phục. Có đại thần như vậy nắm giữ triều chính khiến bà rất yên tâm. Cháu trai ông ta là Lưu Tòng Đức cũng theo vào cung. Thật là nực cười. Anh ta lúc nào cũng cẩn thận bảo vệ thê tử của mình. Cứ như trong Hoàng cung có một con sói lớn chỉ chực nuốt chửng thê tử yểu điệu này của mình vậy.

Nhưng Triệu Trinh chưa bao giờ chấp nhận việc Vương Tố Phiên là thê tử của Lưu Tòng Đức. Vương Tố Phiên dường như cũng biết tâm ý của Triệu Trinh, nàng chưa bao giờ để cho Lưu Tòng Đức chạm vào người dù chỉ một chút, điều này khiến cho Lưu Tòng Đức lúc nào cũng buồn bực sầu não. Tuy vậy Triệu Trinh cũng không có cơ hội nào. Hắn ta từng đến Lưu phủ vài lần nhưng Lưu Tòng Đức lúc nào cũng đi sát bên người, trên danh nghĩa là để bảo hộ Hoàng đế. Triệu Trinh cũng rất buồn bực. Hai người chơi trò mèo vờn chuột đã mấy tháng trời.

Thỉnh thoảng Lưu Nga cũng nghe được tin tức kiểu này. Bà không biết nên khóc hay cười, đành kêu lên:
- Oan nghiệt, oan nghiệt.

Hơn nữa bà còn nói lần sau khi Thạch Kiên về kinh nhất định phải đánh vào tay hắn. Nhưng bà cũng không ngờ Thạch Kiên đã mười bảy tuổi rồi, đã chính thức là một thanh niên, vì thế bà lại không nỡ đánh.

Giờ Lưu Tòng Đức đã tới Hoàng cung, Triệu Trinh sao có thể bỏ qua cơ hội này. Chỉ một lát, mấy người Hoàng tộc Triệu thị đã tới kéo Lưu Tòng Đức đi đánh bạc nhưng anh ta chối không đi.

Không đi cũng phải đi!

Đáng thương cho Lưu Tòng Đức như gà con bị đám diều hâu tóm được. Anh ta lập tức bị mấy thiếu niên Hoàng tộc cuốn vào một thế giới mới mẻ ở kinh thành.

Triệu Trinh ở trong cung điện cách đó không xa mặt cau mày có: ta đến đây.

Mấy thái giám bên người hắn thấy vẻ mặt hắc ám đó thì vội vàng tránh ra. Trong lòng còn thầm nghĩ. Đây là tiểu Hoàng đế bình tĩnh điềm đạm thường ngày của chúng ta sao? Chúng ta không nhận ra được.

Triệu Trinh cười cười đi đến bên cạnh Vương Tố Phiên rồi vung tay lên. Người hầu sớm đã nghe nói cậu ta và Lưu phu nhân có chuyện mờ ám vì thế vội vàng chạy ra ngoài.

Mặt Vương Tố Phiên đỏ lên. Sự tình đã đến nước này nàng còn không đoán được điều gì sắp xảy ra sao? Nàng chỉ dịu dàng hỏi Triệu Trinh:
- Hoàng thượng, người thật tâm thích thiếp hay chỉ là giả thôi?


Tới lúc này Triệu Trinh cũng đã rất nóng nảy. Dù sao mấy người anh em họ của hắn cũng chỉ có thể giữ chân Lưu Tòng Đức được một lúc. Chỉ một lát nữa Lưu Tòng Đức sẽ về.

Hắn ôm lấy Vương Tố Phiên, cởi bỏ y phục của nàng, nói:
- Trẫm vì nàng. Nhưng cũng đã hỏi ý Thạch đại nhân.

Hắn không biết rằng khi nhắc tới Thạch Kiên, trong mắt Vương Tố Phiên đột nhiên trở nên u ám. Sau đó thì trở thành căm hận.

Triệu Trinh còn nói:
- Chẳng lẽ đến giờ nàng còn chưa hiểu tấm lòng của trẫm? Muốn trẫm lấy trái tim ra cho nàng xem nữa sao?

Vẻ dữ tợn của Vương Tố Phiên chợt lóe lên rồi biến mất ngay, lại quyến rũ xinh đẹp như trước. Nàng điềm đạm nói:
- Thiếp nào dám. Nhưng mà Hoàng thượng chẳng lẽ cứ muốn lén lút như vậy với thiếp thôi sao.

Triệu Trinh cũng rất phiền não. Sự tình đáng ra không phức tạp như vậy. Mẫu hậu nói nàng là yêu nghiệt, lấy nàng về chỉ để thêm buồn bực.

Hắn nói:
- Yên tâm, về sau trẫm sẽ đối đãi với nàng thật tốt. Nhưng hiện giờ không được. Phải từ từ rồi về sau trẫm cho nàng làm Hoàng hậu được không?

Vương Tố Phiên biết ý tứ của Tiểu hoàng đế. Đợi khi Lưu Nga qua đời, không còn cản trở thì hắn có thể đem nàng vào cung. Nàng nói:
- Hoàng hậu ư? Hiện giờ không phải đã có Quách Hoàng hậu rồi sao? Thiếp chưa từng có mộng này. Có thể làm một phi tử mỗi ngày hầu hạ bên cạnh Hoàng thượng thì thiếp đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.

Triệu Trinh nghe xong thì cảm động đến rơi lệ. Nàng thật là một người con gái tốt, lại thấu tình đạt lý. Vì sao mẫu hậu lại không thích nàng? Còn Quách thị kia đối với Phòng Huyền Linh thì rất hống hách. Bây giờ chỉ cần qua được đêm nay với nàng thì có thể tiếp tục mãi về sau được.
Triệu Trinh giờ coi nàng như một con cừu non. Hắn đẩy nàng xuống giường nói:
- Nàng của ta thật tốt. Nàng đúng là một cô nương hiểu chuyện.

Vương Tố Phiên đẩy Triệu Trinh ra nói:
- Thiếp còn có chuyện muốn nhờ.
Hiện giờ Triệu Trinh đang vô cùng nôn nóng, hắn vội vã hỏi:
- Chuyện gì. Nói mau. Chỉ cần trẫm có thể thì nhất định sẽ đáp ứng cho nàng.

Vương Tố Phiên nói:
- Thiếp chỉ muốn đưa người nhà đến kinh thành.
Triệu Trinh còn tưởng nàng muốn cầu xin đại sự gì. Hóa ra chỉ là chuyện nhỏ như vậy. Hắn lại cảm động, liên tục gật đầu nói:
- Nàng yên tâm, chỉ cần có trẫm ở đây một ngày thì trẫm đảm bảo cả nhà nàng sẽ có cuộc sống thoải mái ở kinh thành.
Nghe hắn nói những lời này, Vương Tố Phiên liền nũng nịu:
- Đây là lần đầu tiên của thiếp, xin ngài nhẹ nhàng thôi.
Nói xong thì nhắm hai mắt lại.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui