Thạch Kiên muốn bốc hỏa trong người. Đây chỉ là một chuyện nhỏ. Vậy mà tên đó đã cường điệu tất cả mọi việc.
Thạch Kiên nổi giận nói:
- Cáp đại nhân. Như vậy thì bản quan có thể trả lời ngài. Thứ nhất, phân chia hợp đồng theo bảy mươi phần trăm lợi nhuận thuộc về công bộ, ba mươi phần trăm thuộc về Vương gia. Bản quan và các đệ tử của mình không có được đồng nào. Bản quan điều động tiền cũng chính là vì triều đình mà thu lợi. Có lẽ ngài sẽ nghĩ là bản quan là kẻ ngụy biện. Nhưng dù sao thì Vương gia cũng chỉ có ba mươi phần trăm tiền lãi. Bản quan hỏi ngài, từ kinh doanh ngọc lưu ly đến Bột kiên cố, Vương gia đều rất tận tâm vốn bỏ ra thì lớn nhưng lại không thu được một đồng nào. Có lẽ Đinh đại nhân không để ý lúc ấy Tiên đế và Vương gia đã hiệp định sẽ thu hồi vốn của họ, hơn nữa lời nói rất là quyết liệt khiến cho hắn vô cùng sợ hãi. Hiện tại bản quan muốn đền bù cho họ và hơn nữa gia đình của hắn cũng có bỏ vốn trong đó. Đương nhiên nếu ngài không phục thì cũng nên tìm hiểu thử xem. Hoặc trước khi buộc tội bản quan thì cũng nên buộc tội Đinh đại nhân trước. Còn về phần bản quan vì sao không đến viên quan phụ trách ngọc lưu ly để lấy tiền nghiên cứu thì ngài cũng hiểu rồi, không cần bản quan nhiều lời giải thích. Cuối cùng bản quan xin nói một câu, chính là chia ba mươi phần trăm cổ phần cho Vương gia. Nếu so với những người kinh doanh khác thì còn thua xa.
Hóa ra Đinh Vị vì chiến tích mà cưỡng ép Vương gia thu hồi quyền kinh doanh. Đương nhiên vì hiệu quả và lợi ích, gã muốn mở rộng kinh doanh nên những đồ vật này sẽ giảm giá. Vì thế Đinh Vị đã cưỡng ép việc phân chia nhập bán hàng. Một hai lần thì còn có thể chịu được chứ nhiều lần thì những người này không thể nhịn được nữa, cùng nhau quỳ gối trước cửa hoàng cung lên án Đinh Vị một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Sự kiện này được gọi là sự kiện ngọc lưu ly. Sự việc xảy ra khiến Đinh Vị không chịu nổi phải ra lệnh thu hồi mệnh lệnh, thiết lập lại trật tự về giá cả. Tuy rằng sản lượng tăng lên mấy chục lần, quan viên cũng tranh thủ mà tham ô, thu lợi nhuận không kịp.
Lúc này Đinh Vị nghe Thạch Kiên nhắc lại chuyện xấu năm xưa liền nói:
- Không đúng, lão phu kinh doanh ngọc lưu ly không được tốt nhưng lợi nhuận bột kiên cố cũng hơn trước mấy lần. Hơn nữa Thạch đại nhân có tiền lãi của thần đông tửu trong tay Vương gia, cho nên không phải ganh tỵ.
Thạch Kiên nghe xong, không kìm nổi tiếng cười nói:
- Đinh đại nhân, bản quan hỏi ngài. Đối với bột kiên cố thì bản quan mang về nhà cất giữ hay là đem đi đầu tư. Lúc ấy bản quan chỉ mở có mấy nhà, chỉ có vài thợ mỏ cùng với chút ít vôi, tiểu quặng nên không có nhiều ảnh hưởng, nhưng Đinh đại nhân thì sao? Chỉ trong thời gian hai năm ngắn ngủi đã mở ra mấy trăm nhà. Không sai, hiện tại ngài rất lo đến lợi nhuận nhưng ngài có biết rằng thiên hạ có bao nhiêu vợ con của chủ quặng vì ngài mà tán gia bại sản không? Thậm chí tan nhà nát cửa? Ta và Vương gia chỉ có cổ phần trên danh nghĩa, ta cũng không quá dấu giếm việc này, phải nói cho thiên hạ nghe chuyện này. Nhưng Vương Khôn là người thành thật. Công thì nhập vào của công. Tư thì bản quan giao cho ngài ấy kinh doanh. Ít nhất sẽ không xuất hiện tình trạng tham ô.
Nói đến đây, hắn quay sang Lữ Di Giản:
- Cũng như việc đề cử Lữ Di Giản. Công và tư rõ ràng. Đạo đức không xen lẫn hận thù. Đạo lý này chẳng lẽ Đinh đại nhân không hiểu?
Lúc này đệ tử của Thạch Kiên Hà Đại Trung đang đảm nhiệm chức Công bộ lang trung cũng lên tiếng bênh vực cho hắn:
- Vi thần cũng xin có một lời. Mấy năm nay lương bổng và hoa hồng của Thạch đại nhân đạt tới hơn bảy mươi triệu bạc.
Những lời này khiến cho các đại thần nhè nhẹ hít một hơi. Hà Đại Trung còn nói thêm:
- Nhưng Thạch đại nhân chi tiêu chỉ có sáu ngàn quan, trong nhà chỉ còn lại có hơn hai mươi ngàn quan. Vậy số tiền còn lại đi đâu? Toàn bộ số tiền đó đã được Thạch đại nhân mang ra ngoài cứu tế và làm những công việc cần thiết cho triều đình. Chính Thạch đại nhân và các đệ tử cùng nhau nghiên cứu và cũng chính Thạch đại nhân bỏ tiền của mình ra. Vi thần chuyện khác thì không biết nhưng nếu vị Cáp đại nhân này vì thế mà gây phiền toái cho Thạch đại nhân thì đúng là không có lương tâm.
Những lời nói chất phác của hắn khiến các đại thần khác đều bật cười.
Tuy nhiên Lâm Đặc cũng nhảy vào giúp đỡ Đinh Vị:
- Tuy rằng có thể chấp nhận cách giải thích này của Thạch đại nhân. Nhưng vì sao Thạch đại nhân lại giao việc kinh doanh cho tư nhân mà không phải giao cho triều đình? Theo ta được biết, Thạch đại nhân cho rằng lợi nhuận này không lớn, và đây cũng là một sự vật mới, lại không có xảy ra xung đột với tư nhân. Dựa vào tình huống này, Thạch đại nhân lại giao việc kinh doanh cho thương nhân họ Vương khiến cho bản quan lấy làm khó hiểu.
Thạch Kiên nghĩ thầm việc này cũng chỉ đề cấp đến cùng dân tranh lại, trong quá khứ lại còn cho là không có xung đột với dân nên có thể giao cho triều đình tiếp quản. Hắn thản nhiên nói:
- Không đúng. Chỉ có điều bản quan không nghĩ đến chuyện phát sinh tình huống tất cả thương nhân quỳ trước cửa ngọ môn. Đương nhiên, ngài có thể cam đoan về sau không có xuất hiện tình trạng tham ô thì bản quan có thể giao cho ngài tiếp quản.
Hắn còn chưa dứt lời thì lại có người nhảy vào công kích hắn. Nhưng Vương Tằng lại nói đây là do chính Thạch Kiên phát minh ra. Thạch Kiên đã làm ra cho đất nước quá nhiều của cải rồi. Hơn nữa bản thân Thạch Kiên không lấy tiền. Bọn họ căn bản không có tư cách hỏi đến việc này. Vốn Đinh Vị thu hồi quyền kinh doanh ngọc lưu ly và bột kiên cố đã là một sai lầm.
Tranh luận cả một buổi sáng vẫn không ngã ngũ. Tuy nhiên Thạch Kiên và Vương Khôn đã có hợp đồng nên Đinh Vị cũng không có cách nào bác bỏ. Đương nhiên lúc đó chỉ có hai người thực hiện với nhau thôi. Tuy nhiên chính bản thân Thạch Kiên cũng không biết chuyện này có ảnh hưởng sâu xa đến vậy. Đời sau vì thế cũng đã tranh luận vô số lần. Tuy nhiên xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư nhân rốt cuộc ai mang đến lợi nhuận cho quốc gia hoặc ai thích hợp cho việc phát triển kinh tế quốc gia hơn.
Nhiều người gia nhập thì ngày càng có nhiều đề tài. Đề tài càng nhiều thì lại phát sinh công kích lẫn nhau. Thạch Kiên im lặng. Hắn còn phải nghĩ ngơi dưỡng sức đế tiến hành hành động. Cuối cùng Lưu Nga không chờ cho ra kết quả được liền tuyên bố bãi triều.
Tới ngày hôm sau cũng là ngày mùng chín tháng giêng. Một đoàn cấm binh cầm Thượng phương bảo kiếm do Lưu Nga ban cho Thạch Kiên xâm nhập vào công trường xây dựng lăng mộ Chân Tông nói là có nghi phạm tà giáo xuất hiện nơi này. Lôi Duẫn Cung đầu tiên sửng sốt, sau đó kiên quyết không cho bọn họ tiến vào lăng mộ điều tra. Nhưng một cấm binh cầm Thương Phương bảo kiếm đặt lên cổ Lôi Duẫn Cung nói:”
- Lôi đại nhân. Tuy tiểu nhân không có chức tước cao bằng ngài. Nhưng bảo kiếm nơi tay tượng trưng cho Thái hậu và Thánh thượng. Xin thứ lỗi cho chúng tiểu nhân vô lễ.
Nói xong gã vung tay lên. Mấy trăm cấm binh hùng dũng tiến về phía lăng mộ.
Lôi Duẫn Cung sắc mặt biến đổi nói:
- Tốt lắm, các ngươi chẳng những vô lễ với quan viên mà còn dám quấy rầy lăng mộ. Bản quan sẽ bẩm tấu Thái hậu.
Nói xong hắn liếc nhìn rồi cùng toàn bộ thuộc hạ chạy về hướng kinh thành.
Một ngày cũ lại trôi qua. Mùa xuân mới cũng đã đến gần them một chút. Hôm nay, gió đông thổi mạnh xua hết sự ấm áp của mùa xuân. Trên trời từng đám mây đen cũng trôi nhanh đến gây nên những cơn mưa rào trong những ngày đầu xuân.
Lúc này thời tiết không đẹp lắm, ánh sáng không đủ, có chút gì đó u ám. Nhưng có những người không chú đến thời tiết, không hề biết bên ngoài có mưa. Bọn họ đang nhìn vào sự biến hóa của ván cờ. Nếu lúc này quan viên nhìn thấy, khẳng định là sẽ buộc tội bọn họ. Hóa ra bọn họ ngoại trừ Triệu Dung còn có hai ca ca của nàng Duẫn Hi, Duẫn Sơ. Đồng thời góp mặt thêm con trai thứ sáu của Chân Tông - Duẫn Bật. Những người này tuổi không kém nhau mấy. Đặc biệt trong dịp năm mới này cũng đến thăm nhau một chút. Nhưng mấu chốt là những người này còn có một thiếu phụ nữa là phi tử của Nguyên Nghiễm tên Anh Phi. Nàng rất thích âm nhạc, nghe nói Thạch Kiên mới sáng tác ra một loại nhạc khúc mới cũng muốn đến xem.
Nàng Anh Phi này chẳng những diện mạo xinh đẹp, hơn nữa lại đa tài đa nghệ. Theo lẽ thường thì Nguyên Nghiễm trị gia rất nghiêm khắc. Hiện tại Anh Phi dù sao cũng đã làm thê tử của người, Thạch Kiên cũng đã thành một thanh niên. Mặc dù là đi cùng nhiều người nhưng vẫn cảm thấy không ổn. Nhưng Nguyên Nghiễm rất yêu thích vị phi tử này nên đã đồng ý.
Khi bọn họ tới thì gặp Lý Nam và Thạch Kiên đang chơi cờ. Lý Nam khi bắt mạch Thạch Kiên thì phát hiện tâm mạch của hắn bị tắc nghẽn. Nàng đợi cho bệnh thương hàn của hắn đỡ hơn, sau đó ột ít thuốc thanh tĩnh an tâm và thông qua phương pháp châm cứu phát huy hết tác dụng của thuốc. Nàng cùng hắn chơi đánh cờ để giúp làm bớt tính hỏa trong người của hắn. Đây là lần thứ tư nàng đến phủ của hắn. Có thể nói Thạch Kiên về tri thức y thuật thì có thể nói là chả hiểu gì, nghe đến tâm mạch tắc nghẽn thì cứ nghĩ là trái tim xuất hiện vấn đề. Hắn cũng không muốn chết trẻ nên rất tích cực phối hợp với Lý Nam trị liệu. Đây cũng là bàn cờ thứ tư giữa nàng và Thạch Kiên. Ba bàn trước đó thì Thạch Kiên thắng một hòa hai. Tuy nhiên thì hôm nay Lý Nam cảm thấy cách đánh của hắn có sự biến hóa.
Kiếp trước Thạch Kiên hay đi là mã hiểu xuân kỳ phong những người viết sách dạy đánh cờ như Lý Xương Hạo, Niếp Vệ hắn cũng đấu qua. Nhưng hôm nay hắn đi là cách đánh của Lý Xương Hạo mang theo tầng sát khí rất nặng.
Khi bọn Triệu Dung đến, ván cờ của Lý Nam và Thạch Kiên sắp đến hồi kết thúc. Nhìn kỳ lộ của hai người này, năm người kia lập tức bị hấp dẫn. Thế cờ của nữ tử che mặt rất linh hoạt, kỳ ảo, giống như không khí mùa thu tháng tám với bầu trời đầy mây trắng. Thế cờ của Thạch Kiên thì như đại quân tiếp cận sát khí ngút trời. Hai người đều đi cờ rất nhanh nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng ván cờ khiến cho bọn Triệu Dung cảm thấy bị thu hút. Lần này Lý Nam gặp thế cờ của Thạch Kiên rất khó chống đỡ. Bất kể quân cờ của nàng đi hướng nào hoặc là cách đánh biến hóa đến đâu thì Thạch Kiên vẫn vững vàng bước lui bước tới chiếm lĩnh thực địa. Nhìn đến quân mình bị tàn sát sau một thời gian thi đấu khá lâu nên nàng đã nhận thua.
Tuy rằng thua cờ nhưng thần thái của nàng vẫn tự nhiên. Triệu Dung nghe Hồng Diên nói qua về vị tiểu y sư này. Lúc này nhìn đến cử chỉ của nàng cũng phải thán phục.
Thế nhưng trong lòng Lý Nam lại buồn bực. Thiếu niên này giữa bản thân và triều đình thì cuối cùng lại chọn triều đình. Theo thế trận của ván cờ ngày hôm nay thì nàng có thể thấy được hắn muốn làm một chuyện đại sự gì đó. Cho nên kỳ phong mới trở nên như con ngựa bất kham. Ngày hôm qua nàng còn cùng với hắn thảo luận việc này. Lúc đó nàng hỏi hắn:
- Thạch đại nhân, phẩm của ngài là hình mẫu của muôn dân trong thiên hạ. Nhưng như vậy thì ngài phải làm việc vất vả. Là vì triều đình sao? Là vì thiên hạ sao?
Đây là những câu hỏi khéo. Nhìn giống như triều đình và thiên hạ không có sự khác biệt bao nhiêu nhưng Thạch Kiên biết thật sự khác nhau rất nhiều. Giống như Nhạc Phi tất cả chính là vì thiên hạ người Hán mà chiến đấu hăng say với người Kim. Mà Tần Cối thì là vì triều đình, vì Cao Tông và vị chính địa vị của bản thân mà sát hại Nhạc Phi.
Hắn không biết vì sao vị tiểu đại phu này đột nhiên lại hỏi hắn như vậy, tuy nhiên hắn uyển chuyển đáp:
- Vì triều đình và cũng vì thiên hạ. Triều đình bất an thì thiên hạ loạn. Sử sách ghi lại Trịnh Quán cũng vì quyền thống trị thiên hạ mà đánh mất ba phần tư tính người.
Những lời này không giống như câu trả lời. Tuy nhiên Thạch Kiên cũng đã cho nàng biết so với triều đình thì thiên hạ quan trọng hơn nhiều. Chỉ có điều muốn người dân trong thiên hạ sinh sống an bình thì nhất định triều đình phải ổn định. Hai mối quan hệ này phụ thuộc với nhau. Đối với Thạch Kiên lúc này thì có thể nói hắn chịu ân sủng của Chân Tông và Lưu Nga cho nên hắn phải dùng giọng điệu mơ hồ để mà trả lời.
Lý Nam dường như cũng đã hiểu dụng ý của hắn nên nói:
- Thụ giáo.
Bây giờ ván cờ đã kết thúc. Nhìn những người đến thăm viếng Thạch gia, Lý Nam liền bắt mạch cho Thạch Kiên, kê đơn thuốc rồi cáo từ.
Thạch Kiên lúc này mới chú ý đến Anh vương phi cũng đến. Hắn vội vàng thi lễ nhưng trong lòng lại cảm thấy kỳ quái. Anh phi lúc này mới nói cho hắn biết nguyên nhân tại sao nàng đến.
Điều này làm cho Thạch Kiên cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên khi nhìn thấy mọi người đều mỉm cười nhìn hắn thì hắn không còn cách nào khác. Hắn đành phải đàn một tấu khúc Italia cho đàn vi-ô-lông của nhạc sĩ Boutini mà tiêu biểu là tác phẩm”Bản xô-nát Âm thanh của ma quỷ”.
Boutini là nhạc sĩ diễn tấu đàn vi-ô-lông kiệt xuất nhất của thế kỷ thứ mười tám. Bản xô nat cổ điển này được dành cho đàn vi-ô-lông. Truyền thuyết kể rằng vào ban đêm của một ngày nọ, Boutini nằm mơ thấy ma quỷ. Ma quỷ dạy cho ông phương pháp diễn tấu bản nhạc kỳ diệu nhất. Ông bừng tỉnh và lập tức ghi chép lại những gì mình đã nằm mơ. Tác phẩm này có một ma lực chinh phục người nghe. Nó giống như có cả nhạc sĩ và ma quỷ trong giấc mơ. Nó thể hiện cảm xúc vô cùng mãnh liệt với các biểu hiện sâu sắc trong giai điệu cùng những nốt nhạc cực cao khi phát ra âm thanh. Giai điệu hùng hồn, khí thế và độc đáo của âm thanh ma quỷ đã thất truyền trên thế gian.
Đương nhiên ma quỷ không thể xuất hiện trong mộng nói cho ông ấy bản nhạc được. Có lẽ ban ngày ông suy nghĩ nhiều quá nên ban đêm nằm mộng. Bản nhạc này rất là dễ nghe. Nhưng khi diễn tấu lại gặp khó khăn không nhỏ. Ở kiếp trước Thạch Kiên đã luyện nó trong thời gian hai tháng trời. Tuy nhiên hiện tại sắp xảy ra một trận quyết chiến. Hơn nữa trận chiến này là do mình bày ra. Có một số việc Triệu Dung không nên biết. Hắn cảm thấy tinh thần rất là phấn chấn càng khiến cho bản nhạc này khí thế trở nên mạnh mẽ.
Những người này đều nghe đến ngây cả người. Đặc biệt là Duẫn Bật lần đầu tiên tới Thạch phủ. Trong lòng suy nghĩ quả nhiên đây là lực sĩ thiếu niên quan trọng nhất của Đại Tống. Lực sĩ ở đây không phải là thể lực mà là thế lực, cũng chính là sự hùng hồn. Thạch Kiên hiện tại đã bắt đầu định hình chữ viết. Lấy chữ viết của Tô, Nhan lúc tuổi già làm căn bản sao có thể không rắn rỏi được. Hắn không chỉ viết đại tiền đề mà còn viết tư trì. Có lẽ những lão nho này đến bây giờ vẫn còn ôm tâm trạng nho không ăn được là nho chua nói Thạch Kiên khoác áo văn nhân nhưng mà lại viết thơ về quân nhân. Nhưng Duẫn Bật vẫn cảm thấy thích thiếu niên này. Hiện tại nghe được Thạch Kiên đàn bản nhạc này thì hai mắt tỏa sáng, từ nay về sau lấy Thạch Kiên làm tấm gương ình. Vì thế về sau gã thường nói với những đứa con của mình:
- Các ngươi chỉ cần có một phần mười tài văn chương của Thạch đại nhân thì ta chết cũng yên tâm.
Chỉ có điều nói một lần thì được chứ nhiều lần quá nghe cũng nhàm. Vì thế con trai của gã Tông Cảnh hạ giọng nói:
- Nếu các ngươi có một phần mười tài văn chương của Thạch đại nhân, chúng tôi làm con của Thạch đại nhân hết.
Khi đó Thạch Kiên đã thành hy vọng của cả thiên hạ cho nên Tông Cảnh mới nói ra những lời này. Duẫn Bật tức giận đến nỗi lấy roi đánh gã. Tuy tiền đồ của Tông Cảnh không lớn nhưng gã rất hiếu thuận nên vội vàng cởi áo cho cha quất mười roi cho hả giận.
Đi tới cửa Lý Nam lại nghe bản nhạc này. Lông mày càng nhíu lại.
Tuy nhiên Anh Vương phi rõ ràng có hứng thú vô cùng đối với cây đàn vi-ô-lông này nên nàng vẫn ở trong phủ Thạch Kiên, thỉnh giáo hắn kiến thức và kỹ xảo của cây đàn vi-ô-lông đến chạng vạng mới về Vương phủ. Nhìn nàng rời khỏi, Thạch Kiên bỗng nhiên nhếch miệng lộ ra một nụ cười lạnh. Sau đó hắn mới nhìn sang hướng Tây, nơi mà sẽ thành kẻ thù nguy hiểm nhất của Đại Tống trong tương lai. Sau đó hắn thu hồi ánh mắt, nhìn vào chỗ gần hơn là Củng huyện của Trịnh Châu. Vở tuồng sắp mở màn bắt đầu từ nơi này.
Hoàng lăng thời Bắc Tống được xây dựng tại Tây Nam Củng huyện thuộc, cách Khai phong khoảng một trăm hai mươi dặm hướng đông, cách Tây Kinh khoảng năm dặm về hướng tây. Huyện Hà Nam ở trung tâm tỉnh Hà Nam, gồm các dãy núi nhấp nhô, khe rãnh dày đặc thuộc loại lăng khu nằm trên đồi núi. Bắc Tống hoàng lăng được chọn xây dựng ở Củng huyện. Thứ nhất Khai Phong có địa thế thấp, mạch nước ngầm quá cao nên không thể xây dựng lăng mộ khổng lồ. Thứ hai là Củng huyện gần Lạc Dương, giáp giới với hoàng lăng thời Đông Hán và Ngụy Tấn. Bắc Tống chính là thời kì thuật âm dương phong thủy thịnh hành, Giai cấp thống trị thời Tống tin tưởng vào thuyết “Ngũ Âm Tính Lợi”. Địa lý tự nhiên của Củng huyện rất thuận lợi, phù hợp với điều kiện phong thủy âm dương của thời Bắc Tống.
Bắc Tống hoàng lăng được xây vào dựng năm Tống Thái tổ Kiền Đức đến lúc Bắc Tống diệt vong cũng cùng một năm, trải qua 9 triều vua. Trừ hai vua Huy, Khâm bị quân Kim bắt, chết tha hương còn lại dều được chôn tại Tống lăng thuộc Củng huyện. Còn có lăng Vĩnh Yên ở Tống Lăng chôn Triệu Hoằng cha của Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận hợp xưng là “Thất đế bát lăng”. Ngoài ra còn có lăng Hoàng hậu, mộ Thân vương, Thái tử, Công chúa và đại thần Khấu Chuẩn, Bao Chửng, Dương Lục Lang và các danh thần khác tổng cộng 200 tòa. Thạch Kiên đã đi thăm qua. Hắn ấn tượng nhất chính là khối đá được chạm khắc khổng lồ. Đương nhiên qua hàng trăm ngàn năm, bề mặt bên ngoài cũng đã có sự thay đổi rất lớn. Thạch Kiên từ khi đến triều đại này chưa được xem qua. Hôm nay thì hắn đã có cơ hội chiêm ngưỡng điều đó. Sau đó hắn quay trở về Tây Kinh nhưng không nghỉ chân tại Vĩnh Định lăng.
Sau khi Từ Duẫn Cung rời khỏi, mấy trăm cấm binh không tiến vào khu lăng mộ. Phụ trách thi công Hạ Thủ Ân mang theo mấy vạn dân phu chặn đường vào lăng mộ. Binh lính còn nhìn thấy Ti thiên giám Hình Trung Hòa cũng trốn trong đám người đó. Nhưng bọn họ cũng không có biện pháp bắt các dân phu này.
Đúng lúc này, xa xa có một đội nhân mã đang phi tới với số lượng binh lính đông hơn. Hóa ra là Vương Tằng mang theo chỉ dụ của Thái hậu đến kiểm tra lăng mộ. Lúc này nét mặt của Hình Trung Hòa và Hạ Thủ Ân lộ vẻ hoảng sợ. Bọn họ hiện tại đều đã biết đội cấm binh kia là do Thạch Kiên sai tới, bởi vì không có thánh chỉ nên mới lấy cớ kiểm tra nghi phạm. Nhưng sau đó lại sợ lực lượng cấm binh này quá mỏng nên mới nhờ chỉ dụ của Thái hậu do Vương Tằng đem ra.
Lần này bọn họ thấy cấm binh mang cung tiễn cùng với chỉ dụ của Thái hậu nên không dám cản trở, chủ động tránh đường. Vương Tằng mang theo mấy ngàn cấm quân bao vây bốn phía rồi lên tiếng:
- Hiện tại bản quan phụng thánh chỉ kiểm tra tình hình lăng mộ bởi vì có sự tình trọng đại. Nếu ai cản trở giết không tha.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...