Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Quyển 4☸ PHẨM 8: 500 ĐỆ TỬ ĐƯỢC THỌ KÝLúc bấy giờ Tôn giả Mãn Từ Tử nghe về trí tuệ phương tiện và sự tùy nghi thuyết Pháp từ Đức Phật.
Lại nghe các vị đại đệ tử được thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Lại nghe về các việc nhân duyên của đời trước.
Lại nghe về chư Phật có sức đại tự tại thần thông.
Ngài được điều chưa từng có, tâm được thanh tịnh và vui mừng hớn hở.Sau đó, ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến ở trước Phật, cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật, và đứng qua một bên.
Ngài chiêm ngưỡng tôn nhan và mắt không muốn rời một thoáng.Rồi ngài nghĩ như vầy:"Thế Tôn rất kỳ đặc.
Việc làm của Ngài hiếm có thay.
Như Lai tùy thuận mọi chủng tính của chúng sinh trong thế gian.
Ngài dùng phương tiện với tri kiến mà thuyết Pháp cho chúng sinh và giúp họ thoát khỏi muôn điều tham trước.
Chúng con chẳng thể nào tuyên nói hết công đức của Phật.
Duy Phật Thế Tôn mới có thể biết tận đáy lòng và bổn nguyện của chúng con."Lúc bấy giờ Phật bảo các vị Bhikṣu [bíc su] rằng:"Các ông có thấy Mãn Từ Tử này không? Trong số người thuyết Pháp, Ta luôn ngợi khen ông ấy là tối đệ nhất.
Ta cũng thường ngợi khen mọi thứ công đức và sự tinh cần hộ trì của ông ấy để giúp Như Lai tuyên dương Phật Pháp.
Ở trong bốn chúng đệ tử, ông ấy có thể chỉ dạy để khiến họ được lợi ích an lạc.
Lại giải thích đầy đủ Chính Pháp của Phật để những hành giả đồng tu tịnh hạnh được sự lợi ích lớn.
Ngoại trừ Như Lai, không ai có thể biết hết ngôn luận biện tài của ông ấy.Các ông chớ bảo Mãn Từ Tử chỉ có thể hộ trì và tuyên dương giáo Pháp của Ta.
Ở nơi 90 ức chư Phật quá khứ, ông ấy đã hộ trì và tuyên dương Chính Pháp của chư Phật.
Trong số người thuyết Pháp của chư Phật kia, ông ấy cũng là tối đệ nhất.Lại nữa, chư Phật thuở đó thuyết giảng về không pháp, ông ấy đã minh liễu thông đạt, đắc Bốn Vô Ngại Biện, luôn có thể thuyết Pháp chính xác, thanh tịnh, và không có hoài nghi.
Lại đầy đủ sức thần thông của Bồ-tát và đời đời luôn tu tịnh hạnh.
Dân chúng của chư Phật kia đều bảo ông ta thật là một vị Thanh Văn.
Kỳ thật, Mãn Từ Tử chỉ dùng phương tiện để làm lợi ích vô lượng trăm nghìn chúng sinh.Lại nữa, ông ấy hóa độ vô lượng vô số người và khiến họ an lập nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Vì muốn thanh tịnh Phật độ nên ông ấy luôn làm Phật sự và giáo hóa chúng sinh.Này các Bhikṣu! Trong số người thuyết Pháp của bảy Đức Phật quá khứ, Mãn Từ Tử cũng là đệ nhất.
Nay trong số người thuyết Pháp của Ta, ông ấy cũng là đệ nhất.
Trong số người thuyết Pháp của chư Phật trong kiếp Hiền về sau, ông ấy cũng lại là đệ nhất và đều luôn hộ trì cùng tuyên dương Phật Pháp.
Vào đời vị lai cũng lại như vậy, Mãn Từ Tử sẽ hộ trì và tuyên dương vô lượng vô biên giáo Pháp của chư Phật.
Lại giáo hóa và làm lợi ích vô lượng chúng sinh, khiến họ an lập nơi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Vì muốn thanh tịnh Phật độ nên ông ấy luôn chuyên cần tinh tấn để giáo hóa chúng sinh.Sau đó, Mãn Từ Tử sẽ dần dần đầy đủ Đạo Bồ-tát.
Trải qua vô lượng vô số kiếp, ông ấy sẽ ở quốc độ này mà đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, hiệu là Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Đức Phật đó sẽ lấy Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới nhiều như số cát sông Hằng để làm một Phật độ.
Đất làm bằng bảy báu và bằng phẳng như lòng bàn tay.
Cõi nước đó không có núi đồi, khe suối, hay ao ngòi.
Có những đài bảy báu đầy khắp trong quốc độ ấy.
Cung điện của chư thiên ở hư không gần kề với thế gian.
Trời và người có thể qua lại và đều thấy lẫn nhau.Cõi nước đó không có các đường ác và cũng chẳng có người nữ.
Tất cả chúng sinh đều hóa sinh và không có sự dâm dục.
Họ đắc đại thần thông, thân phát ra ánh sáng, và phi hành tự tại.
Ý niệm của họ kiên cố, tinh tấn trí tuệ, toàn thân đều là sắc vàng và có 32 tướng để trang nghiêm.Chúng sinh trong cõi nước ấy luôn chỉ dùng hai thức ăn:1.
thức ăn của Pháp hỷ2.
thức ăn của thiền duyệtPhật độ ấy có vô lượng vô số nghìn vạn ức nayuta [na du ta] chư Bồ-tát.
Họ đắc đại thần thông, Bốn Vô Ngại Biện và khéo có thể giáo hóa muôn loại chúng sinh.
Hàng Thanh Văn nơi đó nhiều vô số kể và chẳng thể nào biết hết.
Họ đều được đầy đủ Sáu Thần Thông, Ba Minh và Tám Giải Thoát.Cõi nước của Đức Phật ấy có vô lượng công đức trang nghiêm thành tựu như thế.
Kiếp tên là Bảo Minh.
Quốc độ tên là Thiện Tịnh.
Đức Phật đó có thọ mạng dài vô lượng vô số kiếp.
Giáo Pháp sẽ trụ thế rất lâu.
Sau khi Ngài diệt độ, tháp bảy báu sẽ được xây ở khắp mọi nơi trong cõi nước ấy."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Các Bhikṣu lắng nghePhật tử nơi hành ĐạoDo khéo học phương tiệnĐược chẳng thể nghĩ bànBiết họ thích Pháp nhỏCũng sợ trí tuệ lớnCho nên chư Bồ-tátLàm Thanh Văn Duyên GiácDùng vô số phương tiệnĐộ muôn loài chúng sinhTự nói là Thanh VănCách Phật Đạo xa xămĐộ thoát vô lượng chúngThảy đều được thành tựuDẫu cho kẻ lười biếngDần dần sẽ thành PhậtTrong ẩn hạnh Bồ-tátNgoài hiện là Thanh VănThiểu dục nhàm sinh tửKỳ thật tịnh Phật độBảo họ có ba độcLại hiện tướng tà kiếnĐệ tử Ta như thếPhương tiện độ chúng sinhNếu Ta nói trọn đủMuôn sự việc biến hóaChúng sinh khi nghe xongTất sẽ khởi hoài nghiMãn Từ Tử này đâyỞ nghìn ức Phật xưaTinh cần siêng tu hànhHộ trì chư Phật PhápVì cầu vô thượng tríMà ở nơi chư PhậtHiện làm đại đệ tửĐa văn có trí tuệLời giảng chẳng sợ hãiKhéo làm người hoan hỷChưa bao giờ mỏi mệtLuôn hỗ trợ Phật sựĐã đắc đại thần thôngĐủ Bốn Vô Ngại BiệnBiết các căn lợi độnLuôn giảng Pháp thanh tịnhDiễn sướng nghĩa chân thậtDạy nghìn ức chúng sinhKhiến trụ Pháp Đại ThừaĐể thanh tịnh Phật độVị lai cũng cúng dườngVô lượng vô số PhậtHộ trì tuyên Chính PhápCũng tự tịnh Phật độThường dùng các phương tiệnThuyết Pháp chẳng kinh sợĐộ vô số chúng sinhThành tựu Nhất Thiết TríCúng dường chư Như LaiHộ trì Pháp bảo tạngSau đó sẽ thành PhậtDanh hiệu là Pháp MinhQuốc độ tên Thiện TịnhDo bảy báu hợp thànhKiếp tên là Bảo MinhChư Bồ-tát rất đôngSố ấy vô lượng ứcĐều đắc đại thần thôngSức uy đức đầy đủĐầy khắp cõi nước đóThanh Văn cũng vô sốBa Minh Tám Giải ThoátĐắc Bốn Vô Ngại BiệnLàm chư Tăng nơi đóChúng sinh quốc độ ấyDâm dục đều đã đoạnThuần nhất chỉ hóa sinhTướng hảo trang nghiêm thânPháp hỷ thiền duyệt thựcKhông nghĩ thức ăn khácChẳng có hàng nữ nhânCũng không các đường ácBhikṣu Mãn Từ TửKhi công đức viên mãnSẽ được cõi tịnh độChư thánh hiền rất đôngVô lượng việc như thếTa nay chỉ lược nói"❖Lúc bấy giờ 1.200 vị Ứng Chân với tâm ý tự tại, họ nghĩ như vầy:"Chúng ta ai nấy đều hoan hỷ và được điều chưa từng có.
Nếu được Thế Tôn thọ ký như các vị đại đệ tử khác thì sẽ vui biết bao!"Đức Phật biết tâm niệm của họ nên bảo ngài Đại Ẩm Quang rằng:"Nay Như Lai sẽ thứ tự thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho 1.200 vị Ứng Chân đang ở trước Ta đây.Ở giữa đại chúng này, vị đại đệ tử của Ta là Bhikṣu Giải Bổn Tế, sẽ cúng dường 62.000 ức chư Phật.
Sau đó ông ấy sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.500 vị Ứng Chân, gồm có: Mộc Qua Lâm Ẩm Quang, Tượng Ẩm Quang, Hà Ẩm Quang, Hắc Quang, Xuất Hiện, Vô Diệt, Thất Tú, Phòng Tú, Thiện Dung, Tiểu Lộ, Thiện Lai, và những vị khác như thế.
Họ đều sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và thảy đồng một danh hiệu, gọi là Phổ Minh."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Bhikṣu Giải Bổn TếSẽ thấy vô lượng PhậtTrải qua vô số kiếpRồi thành Đẳng Chính GiácThường phóng đại quang minhĐầy đủ các thần thôngDanh vang thấu mười phươngTất cả đều cung kínhLuôn nói Đạo vô thượngVì thế tên Phổ MinhCõi nước ấy thanh tịnhBồ-tát đều dũng mãnhThảy ngồi diệu lầu cácDu hành mười phương cõiDùng phẩm vật vô thượngPhụng hiến dâng chư PhậtLàm cúng dường đó xongTâm sinh đại hoan hỷVụt thoáng về nước mìnhThần lực họ như thếPhật thọ sáu vạn kiếpChính Pháp trụ gấp bộiTượng Pháp càng bội hơnPháp diệt chúng ưu sầuNăm trăm Bhikṣu đâyThứ tự sẽ thành PhậtĐồng hiệu là Phổ MinhTriển chuyển mà thọ ký:'Sau khi Ta diệt độÔng sẽ thành Phật Đạo'Thế gian nơi giáo hóaCũng như Ta hôm nayQuốc độ trang nghiêm tịnhCùng những sức thần thôngThanh Văn chư Bồ-tátChính Pháp và Tượng PhápThọ mạng nhiều hay ítĐều như đã nói trênĐại Ẩm Quang nên biếtNăm trăm vị tự tạiVà các Thanh Văn khácCũng sẽ lại như thếAi không ở nơi đâyÔng vì họ tuyên giảng"❖Khi 500 vị Ứng Chân được thọ ký ở trước Đức Phật xong, họ vui mừng hớn hở và liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến ở trước Phật, rồi cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và ăn năn tự trách:"Thưa Thế Tôn! Chúng con luôn nghĩ rằng mình đã đắc cứu cánh diệt độ.
Giờ mới biết chúng con như kẻ vô trí.Vì sao thế? Bởi chúng con phải nên đắc trí tuệ của Như Lai, nhưng lại thỏa mãn với trí nhỏ mà cho là đủ.Thưa Thế Tôn! Đây ví như có người đến nhà của bạn thân, rồi bị say rượu và nằm ngất đi.
Giữa lúc đó thì người bạn có việc trong quan phủ nên cần đi vắng.
Người bạn đã lấy cho một viên minh châu vô giá và may vào trong vạt áo rồi từ biệt.Kẻ đó do say rượu nên đều chẳng hay biết.
Khi tỉnh giấc, gã đi đến nước khác.
Vì miếng cơm manh áo nên dốc sức làm việc và phải chịu vô vàn gian nan.
Nếu có được một chút, hắn cho là đủ.Sau này, người bạn gặp thấy nên bảo rằng:'Trời ơi, ông bạn! Sao chỉ vì miếng cơm manh áo mà đến nông nỗi thế này? Lúc xưa, tôi vì muốn bạn được an vui và có năm dục để vui sướng, nên ngày tháng năm đó, mình đã lấy cho bạn một viên minh châu vô giá và may vào trong vạt áo.
Nó luôn ở trong ấy từ xưa đến nay mà bạn chẳng biết.
Vì tìm kế sinh nhai mà bạn phải chịu nhiều ưu sầu khổ não, thật là ngu khờ quá đi! Giờ đây bạn có thể dùng viên minh châu này để đổi những gì bạn muốn.
Bạn sẽ luôn được như ý và sẽ không bị thiếu thốn.'Đức Phật cũng lại như thế.
Khi còn là một vị Bồ-tát, ngài đã giáo hóa và khiến chúng con phát tâm để đạt đến Nhất Thiết Trí.
Nhưng chúng con lại quên bẵng đi và chẳng hay chẳng biết.
Khi đã đắc Đạo Ứng Chân, chúng con tự cho là đã diệt độ.
Giữa dòng đời nghiệt ngã, được một chút mà cho là đủ.
Tuy vậy, thệ nguyện Nhất Thiết Trí vẫn chưa mất.Bây giờ Thế Tôn muốn chúng con giác ngộ nên nói lời như vầy:'Này các Bhikṣu! Sự chứng đắc của các ông không phải là Cứu Cánh Tịch Diệt.
Từ lâu xa, Ta vì muốn các ông gieo trồng căn lành ở nơi của Phật, nên Như Lai đã dùng phương tiện mà khai thị tướng của tịch diệt.
Kỳ thật, các ông vẫn chưa được diệt độ.'Thưa Thế Tôn! Mãi đến giờ chúng con mới biết thật rằng, mình là một vị Bồ-tát và được thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Do nhân duyên này, chúng con vui mừng khôn xiết và được điều chưa từng có."❖Lúc bấy giờ ngài Giải Bổn Tế và những vị khác muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Chúng con nghe vô thượngTiếng an ổn thọ kýHoan hỷ chưa từng cóLễ vô lượng Phật tríNay ở trước Thế TônSám hối mọi lỗi lầmNơi vô lượng Phật bảoĐược phần nhỏ tịch diệtNhư kẻ ngu vô tríTự cho đã đủ rồiVí như kẻ bần cùngĐến nhà người bạn thânNhà ấy rất giàu sangĐầy đủ món ăn ngonBạn lấy vô giá châuMay vào trong vạt áoRồi lặng lẽ ra điKẻ ngủ chẳng hay gìGã này khi tỉnh dậyDu hành sang nước khácCầu miếng cơm manh áoCuộc sống đầy gian khóĐược ít cho là đủChẳng mong điều tốt hơnKhông biết trong vạt áoCó minh châu vô giáNgười bạn cho minh châuLúc thấy kẻ nghèo đóKhi đã quở trách xongChỉ nơi may minh châuKẻ nghèo thấy minh châuLòng vui mừng khôn xiếtĐược tài vật giàu sangNăm dục để thọ hưởngChúng con cũng như vậyThế Tôn suốt đêm dàiLuôn từ mẫn giáo hóaKhiến trồng vô thượng nguyệnBởi chúng con vô tríKhông hay cũng không biếtĐược phần nhỏ tịch diệtTưởng đủ chẳng cầu thêmNay Phật giác ngộ conNói thật chẳng diệt độĐắc Phật trí vô thượngKhi đó mới chân diệtCon nay nghe từ PhậtViệc thọ ký trang nghiêmCùng triển chuyển thọ kýKhắp thân tâm hoan hỷ"☸ PHẨM 9: THỌ KÝ CHO HÀNG HỮU HỌC VÀ BẬC VÔ HỌCLúc bấy giờ Tôn giả Khánh Hỷ và Tôn giả Phú Chướng nghĩ như vầy:"Chúng ta ai cũng thường nghĩ, nếu như được thọ ký thì sẽ vui lắm thay!"Liền từ chỗ ngồi đứng dậy, họ đến ở trước Phật, rồi cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của Phật và đồng thưa rằng:"Thưa Thế Tôn! Chúng con cũng nên có một phần trong này.
Như Lai là nơi nương tựa duy nhất của chúng con.Lại nữa, hàng trời người cùng phi thiên trong hết thảy thế gian đều thấy biết chúng con.
Tôn giả Khánh Hỷ luôn làm thị giả để hộ trì Pháp tạng.
Tôn giả Phú Chướng là con của Phật.
Nếu Đức Phật thấy thích hợp để thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, thì như thế điều mong ước của chúng con sẽ được mãn nguyện và điều ước vọng của đại chúng cũng sẽ mãn túc."Lúc bấy giờ có 2.000 người thuộc hàng Thanh Văn Hữu Học và bậc Vô Học đều từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo lộ vai phải, đến ở trước Phật, nhất tâm chắp tay, và chiêm ngưỡng Thế Tôn.
Họ bày tỏ ý nguyện như Tôn giả Khánh Hỷ và Tôn giả Phú Chướng, rồi đứng qua một bên.Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Khánh Hỷ:"Vào đời vị lai ông sẽ thành Phật, hiệu là Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Ông sẽ cúng dường và hộ trì Pháp tạng của 62 ức chư Phật, rồi sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Ông sẽ giáo hóa 200 triệu ức Hằng Hà sa chư Bồ-tát và khiến họ thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Quốc độ tên là Thường Lập Thắng Phan.
Cõi nước đó thanh tịnh và đất làm bằng lưu ly.
Kiếp tên là Diệu Âm Biến Mãn.Đức Phật ấy có thọ mạng dài vô lượng nghìn vạn ức vô số kiếp.
Giả như có người ở trong nghìn vạn ức vô lượng vô số kiếp mà tính đếm thì cũng chẳng thể biết được.
Thời gian Chính Pháp trụ thế sẽ gấp bội thời gian thọ mạng.
Thời gian Tượng Pháp trụ thế lại càng gấp bội hơn thời gian Chính Pháp.Này Khánh Hỷ! Công đức của Đức Phật Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương sẽ được vô lượng nghìn vạn ức Hằng Hà sa chư Phật Như Lai trong mười phương đều đồng tán thán."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Ta nay giữa chư TăngNói Khánh Hỷ trì PhápSẽ cúng dường chư PhậtSau đó thành chính giácHiệu là Sơn Hải TuệTự Tại Thông Vương PhậtCõi nước ấy thanh tịnhTên Thường Lập Thắng PhanGiáo hóa chư Bồ-tátSố như cát sông HằngPhật có đại uy đứcDanh vang khắp mười phươngThọ mạng dài vô lượngLà vì thương chúng sinhChính Pháp bội thọ mạngTượng Pháp càng bội hơnVô số các chúng sinhSố như cát sông HằngỞ trong Phật Pháp đóTrồng nhân duyên Phật Đạo"❖Lúc bấy giờ trong Pháp hội có 8.000 vị sơ phát tâm Bồ-tát, họ đều nghĩ như vầy:"Chúng ta chưa từng bao giờ nghe, dẫu cả chư đại Bồ-tát, mà được thọ ký như thế này.
Vì nhân duyên gì mà hàng Thanh Văn lại được thọ ký như vậy."Lúc bấy giờ Thế Tôn biết tâm niệm của chư Bồ-tát nên bảo họ rằng:"Các thiện nam tử! Ở nơi của Đức Phật Không Vương, Ta và Khánh Hỷ đã đồng thời phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Khánh Hỷ luôn thích đa văn, còn Ta luôn chuyên cần tinh tấn.
Cho nên, Ta đã thành tựu Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác và Khánh Hỷ hộ trì Pháp của Ta.
Trong tương lai, ông ấy cũng sẽ hộ trì Pháp tạng của chư Phật và giáo hóa thành tựu chư Bồ-tát.
Do bổn nguyện như vậy nên mới được thọ ký này."Khi Tôn giả Khánh Hỷ tự nghe về sự thọ ký với quốc độ trang nghiêm ở trước Phật, thì sở nguyện đầy đủ, tâm sinh đại hoan hỷ, và được điều chưa từng có.
Ngài lập tức nhớ niệm Pháp tạng của vô lượng nghìn vạn ức chư Phật quá khứ, thông đạt vô ngại như mới vừa nghe hôm nay, và cũng nhớ lại bổn nguyện xưa.Lúc bấy giờ ngài Khánh Hỷ nói kệ rằng:"Thế Tôn hiếm có thayKhiến con nhớ quá khứVô lượng chư Phật PhápNhư mới nghe hôm nayCon nay chẳng còn nghiAn trụ nơi Phật ĐạoPhương tiện làm thị giảHộ trì chư Phật Pháp"❖Lúc bấy giờ Phật bảo ngài Phú Chướng:"Vào đời vị lai ông sẽ thành Phật, hiệu là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Ông sẽ cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như số vi trần ở các thế giới trong mười phương và luôn làm trưởng tử của chư Phật như là hiện nay vậy.Quốc độ trang nghiêm của Đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa, số kiếp của thọ mạng, số lượng đệ tử giáo hóa, thời gian Chính Pháp và Tượng Pháp cũng như Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác.
Ông cũng sẽ làm con trưởng của Đức Phật ấy và sau đó sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác."Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Khi ta làm thái tửCon trưởng là Phú ChướngTa nay thành Phật ĐạoThọ Pháp làm Pháp tửỞ trong đời vị laiThấy vô lượng ức PhậtCũng đều làm con trưởngNhất tâm cầu Phật ĐạoPhú Chướng tu mật hạnhChỉ Ta mới biết rõHiện làm con trưởng TaĐể chỉ dẫn chúng sinhVô lượng nghìn vạn ứcCông đức chẳng tính xuểAn trụ trong Phật PhápChí cầu Đạo vô thượng"❖Khi Thế Tôn thấy tâm ý của 2.000 người thuộc hàng Hữu Học và bậc Vô Học đã nhu nhuyễn, tịch nhiên thanh tịnh, và nhất tâm quán Phật, bấy giờ Phật bảo ngài Khánh Hỷ rằng:"Ông có thấy 2.000 người thuộc hàng Hữu Học và bậc Vô Học này chăng?""Dạ vâng, đã thấy!""Này Khánh Hỷ! Các người họ sẽ cúng dường chư Phật Như Lai nhiều bằng số vi trần của 50 thế giới, cung kính tôn trọng và hộ trì Pháp tạng.
Sau đó, họ sẽ đồng một lúc ở các quốc độ trong mười phương mà được thành Phật và đều đồng một hiệu là Bảo Tướng Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Thọ mạng sẽ dài một kiếp; còn cõi nước trang nghiêm, số Thanh Văn cùng Bồ-tát, và thời gian Chính Pháp cùng Tượng Pháp thảy đều đồng nhau."Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Hai nghìn Thanh Văn đâyNay đứng ở trước TaThảy đều được thọ kýVị lai sẽ thành PhậtHọ cúng dường chư PhậtSố lượng nói như trênHộ trì Phật Pháp tạngSau sẽ thành chính giácMỗi ở mười phương cõiTất đồng một danh hiệuĐồng thời ngồi Đạo TràngMà chứng vô thượng tríĐồng tên là Bảo TướngQuốc độ cùng đệ tửChính Pháp và Tượng PhápThảy đều đồng không khácHọ dùng các thần thôngĐộ chúng sinh mười phươngDanh vang bao trùm khắpLần lượt vào tịch diệt"Khi 2.000 người thuộc hàng Hữu Học và bậc Vô Học nghe Phật thọ ký, họ vui mừng hớn hở và nói kệ rằng:"Thế Tôn tuệ đăng minhCon nghe tiếng thọ kýLòng hoan hỷ sung mãnNhư được rưới cam lộ"☸ PHẨM 10: PHÁP SƯLúc bấy giờ Thế Tôn bảo với 80.000 vị Đại Sĩ qua lời dạy cho Dược Vương Bồ-tát rằng:"Này Dược Vương! Ông thấy trong đại chúng đây, gồm có vô lượng chư thiên, long vương, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, kim sí điểu, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, chư vị Bhikṣu, Bhikṣuṇī [bíc su ni], Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ, người cầu Quả Thanh Văn, người cầu Đạo Độc Giác, và người cầu Phật Đạo chăng? Các hàng chúng sinh như thế đều đang ở trước Phật đây, họ nghe được một bài kệ hay một câu trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cho đến chỉ một niệm tùy hỷ, Ta đều thọ ký cho họ sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác."Phật bảo ngài Dược Vương:"Lại nữa, sau khi Như Lai diệt độ, nếu có ai nghe Kinh Pháp Hoa, cho đến chỉ một bài kệ, hoặc một câu, hay một niệm tùy hỷ, Ta cũng thọ ký cho họ sẽ đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Nếu lại có người thọ trì đọc tụng, thuyết giảng hay biên chép Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, dẫu chỉ một bài kệ trong Kinh này mà họ kính trọng và xem như Phật, hoặc lấy muôn loại hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng che, tràng phan, y phục, và âm nhạc để làm cúng dường, hay cho đến chỉ chắp tay cung kính.Này Dược Vương! Ông phải biết các người đó đã từng cúng dường 100.000 ức chư Phật và ở nơi của chư Phật đã thành tựu đại nguyện.
Họ vì thương xót chúng sinh nên mới sinh ở chốn nhân gian.Này Dược Vương! Nếu có ai hỏi ông, hàng chúng sinh nào vào đời vị lai sẽ thành Phật? Ông nên chỉ họ rằng, các hạng người như thế tất sẽ thành Phật trong đời vị lai.Vì sao thế? Bởi nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào, dẫu chỉ thọ trì đọc tụng, thuyết giảng hay biên chép một câu trong Kinh Pháp Hoa; hoặc lấy muôn loại hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng che, tràng phan, y phục, và âm nhạc để cúng dường Kinh này, hay chỉ chắp tay cung kính, thì hết thảy thế gian đều nên chiêm ngưỡng, đỉnh lễ, phụng sự, và đáng dùng sự cúng dường như Phật để cúng dường người ấy.Ông phải biết người đó là đại Bồ-tát và đã thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Họ vì thương xót chúng sinh nên mới nguyện sinh ở thế gian này để rộng diễn giải và phân biệt Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Huống nữa là người có thể thọ trì trọn vẹn và làm muôn sự cúng dường.Này Dược Vương! Ông phải biết người ấy đã xả bỏ nghiệp báo thanh tịnh của riêng họ.
Sau khi Ta diệt độ, họ vì từ mẫn chúng sinh nên mới sinh vào đời ác để rộng diễn nói Kinh này.Sau khi Ta diệt độ, nếu thiện nam tử hay thiện nữ nhân đó có thể chỉ vì một người mà thuyết giảng Kinh Pháp Hoa, cho đến chỉ một câu, thì phải biết người ấy tức là sứ giả của Như Lai.
Họ do Như Lai sai đến để làm việc của Như Lai.
Hà huống là ở giữa đại chúng, người đó rộng thuyết giảng cho mọi người.Này Dược Vương! Nếu có kẻ ác nào với tâm bất thiện, họ xuất hiện ở trước Phật và luôn hủy mạ Phật suốt trong một kiếp, thì tội đó vẫn còn nhẹ nếu so với tội hủy báng và chê bai người tại gia cùng hàng xuất gia đọc tụng Kinh Pháp Hoa.
Tội này rất thâm trọng.Này Dược Vương! Những ai đọc tụng Kinh Pháp Hoa, ông phải biết họ dùng sự trang nghiêm của Phật mà trang nghiêm cho chính mình.
Người ấy có thể gánh vác trên vai những việc của Như Lai.
Bất kỳ đến nơi nào, họ sẽ được hoan nghênh và lễ kính.
Mọi người phải nhất tâm chắp tay, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, và dùng hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng che, tràng phan, y phục, thức ăn ngon lạ, và trỗi các loại âm nhạc để cúng dường.
Chư thiên nên lấy châu báu cõi trời mà rải lên người ấy, và nên lấy các phẩm vật báu trên cõi trời mà phụng hiến cho họ.Vì sao thế? Bởi khi người này hoan hỷ thuyết Pháp, những ai chỉ thoáng nghe được thì sẽ liền đạt tới cứu cánh Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Nếu muốn trụ Phật ĐạoThành tựu trí tự nhiênPhải luôn siêng cúng dườngNgười thọ trì Pháp HoaGiả như họ muốn nhanhĐắc Nhất Thiết Chủng TríNên thọ trì Kinh nàyVà cúng dường người trìNếu ai khéo thọ trìKinh Diệu Pháp Liên HoaPhải biết Phật sai đếnTừ mẫn nhớ chúng sinhNhững ai khéo thọ trìKinh Diệu Pháp Liên HoaRời tịnh độ sinh đâyLà bởi thương hữu tìnhPhải biết người như thếTự tại nơi muốn sinhKhéo ở đời trược ácRộng nói Pháp vô thượngPhải dùng hương hoa trờiY phục báu cõi trờiCùng diệu bảo cõi trờiCúng dường người thuyết PhápĐời ác khi Ta diệtAi khéo trì Kinh nàyPhải chắp tay lễ kínhNhư cúng dường Thế TônThức ăn thơm ngon ngọtCùng muôn loại y phụcCúng dường Phật tử nàyMong cầu thoáng được ngheNếu ai vào đời sauCó thể trì Kinh nàyLà do Ta phái đếnLàm việc của Như LaiNếu ở trong một kiếpLòng luôn nhớ bất thiệnCau có mắng chửi PhậtThọ vô lượng trọng tộiNếu có người đọc tụngThọ trì Kinh Pháp HoaLời ác chỉ một thoángTội này còn hơn kiaCó ai cầu Phật ĐạoMà ở trong một kiếpChắp tay ở trước TaDùng vô số kệ tánDo bởi tán thán PhậtĐược vô lượng công đứcAi khen người trì KinhPhúc còn hơn người kiaSuốt tám mươi ức kiếpDùng tối diệu sắc thanhCùng với hương vị xúcCúng dường người trì KinhĐã cúng dường như thếNếu nghe chừng một thoángNên liền tự vui mừng'Ta nay được lợi lớn'Dược Vương nay Ta bảoCác Kinh do Ta nóiỞ trong các Kinh đóPháp Hoa tối đệ nhất"❖Lúc bấy giờ Đức Phật lại bảo Dược Vương Đại Bồ-tát rằng:"Kinh điển do Ta thuyết thì nhiều vô lượng nghìn vạn ức, hoặc đã nói, đang nói, hay sẽ nói.
Ở trong các Kinh đó, Kinh Pháp Hoa này là khó tin và khó giải nhất.Này Dược Vương! Kinh này là tạng bí yếu của chư Phật, đừng lưu truyền như một cách thông thường hoặc truyền sai lạc cho người tu.
Đó là vì từ xưa đến nay, Kinh này được chư Phật Thế Tôn thủ hộ và chưa từng thuyết giảng tường tận.
Ngay khi Như Lai còn tại thế mà đã có biết bao người oán hận và ganh ghét Kinh này, huống nữa là sau khi Ta diệt độ.Này Dược Vương! Ông phải biết sau khi Như Lai diệt độ, những ai có thể biên chép, cúng dường, thọ trì đọc tụng, và vì người khác thuyết giảng, Như Lai sẽ lấy y choàng lên người ấy.
Họ lại được chư Phật hiện tại ở phương khác hộ niệm.
Người đó có đại tín lực, chí nguyện lực, và các thiện căn lực.
Ông phải biết người ấy đã cùng trú một nơi với Như Lai và đã được Như Lai lấy tay xoa đỉnh đầu.Này Dược Vương! Ở bất kỳ nơi nào mà có Kinh này thuyết giảng, đọc tụng, hay biên chép, thì họ đều nên xây tháp bảy báu cao to, rộng lớn, và trang trí trang nghiêm.
Tháp đó không cần phải an trí xá-lợi.Vì sao thế? Bởi ở trong ấy đã có toàn thân của Như Lai.
Họ nên dùng hết thảy hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, lọng che tràng phan, cùng âm nhạc ca vịnh để cúng dường cung kính và tôn trọng tán thán tháp đó.
Nếu có ai thấy được tháp đó, rồi lễ bái cúng dường, thì phải biết những người như thế đều rất gần với Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.❖Này Dược Vương! Chúng tại gia và hàng xuất gia tu hành Đạo Bồ-tát, như chẳng thể thấy nghe cùng thọ trì đọc tụng, hoặc chẳng thể biên chép hay cúng dường Kinh Pháp Hoa này, thì phải biết người ấy vẫn chưa khéo tu hành Đạo Bồ-tát.
Nếu có ai nghe được Kinh điển này, họ sẽ có thể khéo tu hành Đạo Bồ-tát.
Nếu có chúng sinh nào cầu Phật Đạo mà thấy hoặc nghe Kinh Pháp Hoa này, khi nghe rồi, họ tín giải thọ trì, thì phải biết người đó rất gần với Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Này Dược Vương! Đây ví như có người khát nước và cần nước uống.
Trên vùng cao nguyên kia, họ đào xuống đất để tìm nước, nhưng chỉ thấy đất khô nên biết rằng nước vẫn còn xa.
Sau đó, người ấy không ngừng bỏ thêm công sức.
Tiếp đó, họ thấy đất ướt, rồi lần lần đến đất bùn, nên trong lòng biết chắc rằng nước rất gần ở đâu đây.Bồ-tát cũng lại như vậy.
Những ai chưa nghe, chưa hiểu, hoặc chưa có thể tu tập Kinh Pháp Hoa này, thì biết rằng họ đang cách rất xa Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Còn những ai đã nghe, đã hiểu, và đã tư duy cùng tu tập, thì biết chắc rằng họ đang gần kề Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.Vì sao thế? Bởi Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác của tất cả Bồ-tát đều thuộc về Kinh này.
Kinh này khai mở cửa phương tiện và hiển thị tướng chân thật.
Bảo tạng của Kinh Pháp Hoa này rất thâm sâu, kiên cố, ẩn kín, và xa thẳm.
Không một ai có thể đến, chỉ trừ hôm nay Ta vì muốn giáo hóa thành tựu chư Bồ-tát nên mới khai thị.Này Dược Vương! Nếu có Bồ-tát nào nghe Kinh Pháp Hoa này mà kinh hãi, hoài nghi, hay hoảng sợ, thì phải biết vị này là sơ phát tâm Bồ-tát.
Nếu hàng Thanh Văn nghe Kinh này mà kinh hãi, hoài nghi, hay hoảng sợ, thì phải biết họ là tăng thượng mạn.❖Này Dược Vương! Sau khi Như Lai diệt độ, như có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn thuyết Kinh Pháp Hoa này cho bốn chúng đệ tử, thì phải thuyết giảng thế nào? Các thiện nam tử và thiện nữ nhân đó nên vào nhà của Như Lai, mặc áo của Như Lai, và ngồi tòa của Như Lai, rồi sau đó mới rộng giảng Kinh này cho bốn chúng đệ tử.- Nhà của Như Lai tức là tâm đại từ bi đối với hết thảy chúng sinh.- Áo của Như Lai tức là tâm nhu hòa nhẫn nhục.- Tòa của Như Lai tức là tất cả pháp không.Khi đã an trụ trong ấy, rồi sau đó mới dùng tâm không biếng lười mà rộng giảng Kinh Pháp Hoa này cho chư Bồ-tát cùng bốn chúng đệ tử.Này Dược Vương! Lúc ấy ở quốc độ khác, Ta sẽ sai người biến hóa đến tụ tập làm thính chúng nghe Pháp.
Ta cũng sai hóa Bhikṣu, Bhikṣuṇī, Thanh Tín Nam, và Thanh Tín Nữ để đến nghe Pháp.
Khi những người biến hóa này nghe Pháp, họ sẽ tín thọ và tùy thuận chẳng nghịch.Nếu có người thuyết Pháp tại một nơi vắng vẻ, khi đó Ta sẽ sai rất nhiều thiên long quỷ thần, tầm hương thần, phi thiên và những loài khác để đến nghe họ thuyết Pháp.
Tuy Ta ở quốc độ khác, nhưng Ta sẽ khiến những ai thuyết Pháp, ở mọi lúc luôn thấy được thân của Ta.
Nếu họ đọc quên một câu, Ta sẽ nhắc lại để cho được đầy đủ."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Ai muốn dứt lười biếngHãy nên nghe Kinh nàyKinh này khó được ngheLại khó người tín thọNhư người khát thèm nướcĐào giếng vùng cao nguyênChỉ thấy đất khô cằnBiết cách nước còn xaKhi thấy đất bùn ướtHẳn biết nước gần đâyDược Vương ông nên biếtNhững ai mà như thếChẳng nghe Kinh Pháp HoaCách Phật trí xa xămAi nghe Kinh báu nàyLiễu thông Pháp Thanh VănLà vua của các KinhNghe rồi tư duy kỹPhải biết người như thếGần kề trí của PhậtNếu ai giảng Kinh nàyNên vào nhà Như LaiMặc áo của Như LaiRồi ngồi tòa Như LaiNơi đại chúng chẳng sợRộng vì họ phân biệtĐại từ bi là nhàÁo nhu hòa nhẫn nhụcCác pháp không, là tòaTrụ như thế thuyết PhápKhi ai giảng Kinh nàyCó kẻ, ác khẩu mắngDùng dao gậy ngói đáVì niệm Phật hãy nhẫnTrong nghìn vạn ức độHiện thân kiên cố tịnhỞ vô lượng ức kiếpThuyết Pháp cho chúng sinhSau khi Ta diệt độAi khéo giảng Kinh nàyTa sai hóa bốn chúngBhikṣu BhikṣuṇīCùng thiện nam tín nữCúng dường vị Pháp sưDẫn đạo các chúng sinhĐến tụ tập nghe PhápNếu ai muốn làm hạiNgói đá cùng dao gậyTa sai người biến hóaĐến hộ vệ người ấyNếu ai thuyết Pháp nàyMột mình nơi vắng vẻTĩnh mịch không tiếng ngườiĐọc tụng Kinh điển nàyBấy giờ Ta liền hiệnThanh tịnh quang minh thânNhư quên một chương cúNhắc lại khiến thông thạoNếu bậc đức độ nàyHoặc giảng cho bốn chúngHay nơi vắng tụng KinhĐều sẽ thấy thân TaNếu họ ở hoang vuTa sai hàng trời rồngQuỷ thần, quỷ tiệp tậtLàm thính chúng nghe PhápNgười này vui thuyết PhápPhân biệt không ngăn ngạiDo chư Phật hộ niệmKhéo làm đại chúng vuiAi thân cận Pháp sưNhanh đắc Đạo Bồ-tátTheo học Pháp sư nàyThấy được Hằng sa Phật"☸ PHẨM 11: THẤY THÁP BÁULúc bấy giờ ở trước Phật có một tháp bảy báu với chiều cao 500 yojana [dô cha na] và rộng 250 yojana.
Tháp báu từ dưới đất vọt ra, trụ ở không trung và được trang trí với muôn loại vật báu.
Có 5.000 lan can, 1.000 khám thất, và vô số tràng phan dùng để trang nghiêm.
Có dây tua, xâu chuỗi anh lạc báu và 10.000 chuông báu treo ở trên đó.
Ở bốn cạnh đều thổi ra hương đàn hoắc diệp và mùi thơm đó lan tỏa khắp thế giới.
Những tràng phan và lọng che của tháp ấy làm bằng bảy báu, nào là: vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, trân châu, với mai côi cộng hợp thành, và cao đến tận cung điện của Bốn Vị Thiên Vương.Có thiên hoa từ trời Tam Thập Tam mưa xuống để cúng dường tháp báu.
Những thiên chúng khác, rồng, quỷ tiệp tật, tầm hương thần, phi thiên, nghi thần, đại mãng xà, người và phi nhân, nghìn vạn ức chúng sinh như thế, họ dùng muôn thứ hương hoa, xâu chuỗi anh lạc, tràng phan, lọng che, và âm nhạc để cúng dường tháp báu.
Họ cung kính, tôn trọng, và tán thán.Lúc bấy giờ trong tháp báu vang ra âm thanh lớn và tán thán rằng:"Lành thay, lành thay! Năng Tịch Thế Tôn có thể với đại trí tuệ bình đẳng mà vì đại chúng thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là Pháp để giáo hóa Bồ-tát và được Phật hộ niệm.Như thị, như thị, Năng Tịch Thế Tôn! Lời của Ngài nói đều là chân thật."Khi bốn chúng đệ tử thấy tháp báu lớn trụ ở không trung.
Lại nghe trong tháp vang ra âm thanh, họ đều được Pháp hỷ và ngạc nhiên chưa từng có.
Họ từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính chắp tay, rồi đứng qua một bên.Khi ấy có một vị đại Bồ-tát tên là Đại Nhạo Thuyết.
Ngài biết trong lòng của hết thảy trời, người, phi thiên, và những loài hữu tình khác trong thế gian, đều có điều nghi.Thế nên ngài bạch Phật rằng:"Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà có tháp báu này từ dưới đất vọt lên và ở trong đó lại có âm thanh phát ra?"Lúc bấy giờ Phật bảo Đại Nhạo Thuyết Bồ-tát:"Trong tháp báu này có toàn thân của Như Lai.
Vào thuở quá khứ vô lượng nghìn vạn ức vô số thế giới về hướng đông, có một quốc độ tên là Bảo Tịnh.
Trong cõi nước kia có một Đức Phật, hiệu là Đa Bảo.Lúc Đức Phật ấy tu hành Đạo Bồ-tát, ngài đã phát đại thệ nguyện rằng:'Nếu lúc con thành Phật và sau khi diệt độ, ở bất kỳ cõi nước nào trong mười phương mà có Kinh Pháp Hoa thuyết giảng, vì để nghe Kinh này, ngôi tháp của con sẽ vọt lên và hiện ra trước nơi đó để làm chứng minh và ngợi khen lành thay.'Sau khi Đức Phật kia đã thành Đạo và lúc sắp diệt độ, Ngài ở giữa đại chúng và hàng trời người mà bảo các vị Bhikṣu rằng:'Sau khi Ta diệt độ, những ai muốn cúng dường toàn thân của Ta thì nên xây một ngôi tháp lớn.'Do thần thông và nguyện lực của Đức Phật ấy, bất cứ nơi nào ở các thế giới trong mười phương mà nếu có người thuyết Kinh Pháp Hoa, thì tháp báu có toàn thân của Đức Phật kia đều sẽ vọt ra ở trước nơi đó và Ngài ở trong tháp ngợi khen rằng:'Lành thay, lành thay!'Này Đại Nhạo Thuyết! Vì Đa Bảo Như Lai nghe có Kinh Pháp Hoa thuyết giảng, nên tháp của Ngài từ dưới đất vọt ra và tán thán rằng:'Lành thay, lành thay!'"Ngay lúc đó, Đại Nhạo Thuyết Bồ-tát nương thần lực của Như Lai và thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Chúng con nguyện muốn thấy thân của Đức Phật đó."Phật bảo Đại Nhạo Thuyết Đại Bồ-tát:"Đức Phật Đa Bảo này đã lập một thệ nguyện thâm trọng rằng:'Vì để nghe Kinh Pháp Hoa, tháp của Ta sẽ xuất hiện ở trước chư Phật.
Nếu chư Phật muốn thân Ta hiện ra cho bốn chúng đệ tử trông thấy, thì phân thân của Đức Phật kia đang thuyết Pháp ở các thế giới trong mười phương phải toàn bộ tụ lại hết một nơi.
Sau đó thân Ta mới xuất hiện.'Này Đại Nhạo Thuyết! Phân thân của Ta đang ở tại các thế giới trong mười phương để thuyết Pháp và bây giờ sẽ phải nên tụ lại."Ngài Đại Nhạo Thuyết thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Chúng con cũng nguyện muốn thấy phân thân của Thế Tôn để lễ bái và cúng dường."❖Lúc bấy giờ Đức Phật phóng một luồng hào quang từ tướng bạch hào và liền thấy năm triệu ức nayuta Hằng Hà sa quốc độ của chư Phật ở phương đông.
Các cõi nước kia đều lấy pha lê làm đất với cây báu và y phục báu dùng để trang nghiêm.
Có vô số nghìn vạn ức Bồ-tát đầy khắp trong ấy và có rèm che giăng khắp ở trên.
Quốc độ của chư Phật kia dùng diệu âm lớn để thuyết các Pháp.
Lại cũng thấy vô lượng nghìn vạn ức Bồ-tát biến khắp các cõi nước đó và họ đang thuyết Pháp cho đại chúng.
Ánh sáng từ tướng bạch hào chiếu đến các quốc độ ở tây nam bắc phương, bốn hướng phụ, cùng phương trên và phương dưới cũng lại như vậy.Lúc bấy giờ, mỗi chư Phật đang ở khắp mười phương đều bảo chúng hội Bồ-tát rằng:"Thiện nam tử! Bây giờ Ta phải đến chỗ của Đức Phật Năng Tịch ở Thế giới Kham Nhẫn và cúng dường tháp báu của Đa Bảo Như Lai."Khi ấy Thế giới Kham Nhẫn liền trở nên thanh tịnh, đất làm bằng lưu ly và trang nghiêm với những cây báu.
Ở tám con đường được phân ra với sợi dây hoàng kim.
Không có những thôn xóm, làng mạc, thành thị, biển cả, sông hồ, dòng nước, hay núi non.
Các nén hương quý được đốt lên và hoa vi diệu âm trải khắp trên mặt đất.
Bên trên được phủ trùm bởi lưới báu và rèm che với những chuông báu gắn trên ấy.
Duy chỉ có đại chúng trong Pháp hội này ở lại, còn chư thiên và loài người được dời đến cõi nước khác.Ngay lúc đó, mỗi chư Phật dẫn theo một vị đại Bồ-tát để làm thị giả và đi đến dưới cây báu ở Thế giới Kham Nhẫn.
Mỗi cây báu cao 500 yojana, với nhánh lá hoa quả đều theo thứ tự trang nghiêm.
Ở dưới các cây báu đều có một tòa sư tử, cao năm yojana và cũng được trang trí với những châu báu lớn.Lúc bấy giờ, mỗi chư Phật đều ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen ở trên các tòa sư tử đó.
Triển chuyển như thế cho đến đầy khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.
Thế nhưng phân thân của Đức Phật Năng Tịch, dẫu ở trong một phương vẫn còn chưa hết.Khi ấy, Đức Phật Năng Tịch vì muốn dung thọ phân thân của chư Phật, nên ở mỗi phương của tám hướng biến hóa thêm hai triệu ức nayuta quốc độ.
Hết thảy đều thanh tịnh, không có địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh, hay phi thiên.
Còn hàng trời người thì được dời đến cõi nước khác.
Các quốc độ do Phật biến hóa cũng đều dùng lưu ly làm đất với những cây báu trang nghiêm.
Cây cao 500 yojana, với nhánh lá hoa quả đều theo thứ tự trang nghiêm.
Ở dưới cây đều có một tòa báu sư tử, cao năm yojana và được trang trí với đủ mọi châu báu.
Cũng không có biển cả, sông hồ, Thạch Sơn, Đại Thạch Sơn, núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, núi Diệu Cao hay các vua núi nào khác.
Hết thảy đều làm thành một Phật độ.
Đất báu bằng phẳng.
Phủ trùm trên đó là các rèm báu và tràng phan.
Những nén hương quý được đốt lên và các hoa báu cõi trời trải khắp trên mặt đất.Vì để chư Phật đang đến sẽ có chỗ ngồi, nên ở mỗi phương của tám hướng, Đức Phật Năng Tịch lại biến hóa thêm hai triệu ức nayuta quốc độ.
Hết thảy đều thanh tịnh, không có địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh, và phi phiên.
Còn hàng trời người thì được dời đến cõi nước khác.
Các quốc độ do Phật biến hóa cũng đều dùng lưu ly làm đất với những cây báu trang nghiêm.
Cây cao 500 yojana, với nhánh lá hoa quả đều theo thứ tự trang nghiêm.
Ở dưới mỗi cây đều có một tòa báu sư tử, cao năm yojana và được trang trí với đủ mọi châu báu.
Cũng không có biển cả, sông hồ, Thạch Sơn, Đại Thạch Sơn, núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, núi Diệu Cao hay các vua núi nào khác.
Hết thảy đều làm thành một Phật độ.
Đất báu bằng phẳng.
Phủ trùm trên đó là các rèm báu, tràng phan, và lọng che.
Những nén hương quý được đốt lên và các hoa báu cõi trời trải khắp trên mặt đất.❖Lúc bấy giờ, phân thân của Đức Phật Năng Tịch từ tỷ ức nayuta Hằng Hà sa quốc độ của chư Phật ở phương đông, mỗi vị đều thuyết Pháp và cùng đến hội họp nơi đây.
Thứ tự như vậy, chư Phật trong mười phương thảy đều đến hội họp và ngồi ở tám hướng.Khi ấy, mỗi phương có dày khắp chư Phật Như Lai đã đến từ bốn triệu ức nayuta quốc độ.
Lúc đó, mỗi chư Phật đều ngồi trên tòa sư tử ở dưới cây báu.
Rồi mỗi vị đều sai thị giả đến thăm hỏi Đức Phật Năng Tịch.Chư Phật trao cho mỗi thị giả một giỏ hoa báu tràn đầy và bảo họ rằng:"Thiện nam tử! Ông hãy đi đến chỗ của Đức Phật Năng Tịch ở núi Thứu Phong.Rồi chuyển lời của Ta như sau:'Thế Tôn không có bệnh và không có phiền não chứ? Sức khỏe có an lạc chăng? Chư Bồ-tát và hàng Thanh Văn thánh chúng có an ổn chăng?'Sau đó, ông hãy rải hoa báu này để cúng dường và thưa hỏi như vầy:'Đức Phật ở quốc độ ấy muốn mở tháp báu này.'"Tất cả chư Phật đều sai thị giả đến vấn an cũng lại như thế.❖Khi Đức Phật Năng Tịch thấy phân thân của chư Phật đã đến hội họp đầy đủ, cũng như thấy mỗi vị đều đã ngồi trên tòa sư tử, và đều nghe chư Phật đồng muốn mở tháp báu, Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy và bay lên trụ giữa hư không.
Hết thảy bốn chúng đệ tử đều đứng dậy, rồi chắp tay và nhất tâm quán Phật.Tiếp đó, Đức Phật Năng Tịch dùng ngón tay trỏ bên phải để mở cửa tháp bảy báu.
Ngay lúc ấy, cửa tháp vang ra một tiếng lớn.
Đây ví như âm thanh của cái chốt khóa nơi cổng đại thành được rút ra.Lập tức, tất cả đại chúng trong Pháp hội đều thấy Đa Bảo Như Lai đang ngồi trên tòa sư tử ở trong tháp báu.
Toàn thân của Ngài chẳng hư hoại và y như nhập thiền định.Lại cũng nghe Ngài nói rằng:"Lành thay, lành thay, Năng Tịch Thế Tôn! Ngài hãy nhanh thuyết Kinh Pháp Hoa.
Tôi đến đây là vì để nghe Kinh này."Khi bốn chúng đệ tử thấy Đức Phật kia, tuy đã diệt độ từ vô lượng nghìn vạn ức kiếp xa xưa thuở quá khứ, nhưng lại nói lời như thế, họ tán thán là việc chưa từng có.
Rồi họ rải muôn hoa báu cõi trời lên Đức Phật Đa Bảo cùng Đức Phật Năng Tịch.Lúc bấy giờ, Đức Phật Đa Bảo ở trong tháp báu chia nửa chỗ ngồi cho Đức Phật Năng Tịch mà nói lời như vầy:"Năng Tịch Thế Tôn! Xin hãy ngồi ở Pháp tòa này!"Khi đó, Đức Phật Năng Tịch liền đi vào trong tháp và ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen ở trên nửa Pháp tòa đó.Lúc bấy giờ, đại chúng thấy hai vị Như Lai đang ngồi xếp bằng với tư thế hoa sen trên tòa sư tử ở trong tháp bảy báu, rồi ai nấy đều nghĩ như vầy:"Pháp tòa của Phật cao vút.
Kính mong Như Lai hãy dùng sức thần thông để khiến chúng con đồng trú trong hư không."Ngay lập tức, Đức Phật Năng Tịch dùng sức thần thông và đưa toàn thể đại chúng lên hư không.Rồi với âm thanh lớn, Ngài bảo toàn thể bốn chúng đệ tử rằng:"Những ai có thể rộng giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở Thế giới Kham Nhẫn thì hãy phát thệ nguyện.
Nay chính là lúc.
Chẳng bao lâu nữa Như Lai sẽ vào tịch diệt.
Ta muốn phó chúc Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này."❖Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Thánh Chủ Phật Thế TônTuy diệt độ đã lâuỞ trong tháp báu nàyVì Pháp đến nơi đâyVì cớ sao người đờiChẳng siêng cầu Pháp này?Khi Phật đó diệt độTrải qua vô số kiếpỞ mọi nơi nghe PhápBởi Pháp này khó gặpPhật đó xưa nguyện rằng'Sau khi Ta diệt độSẽ đi đến khắp nơiĐể luôn nghe Pháp này'Phân thân của Như LaiVô lượng số chư PhậtNhiều như cát sông HằngMuốn đến nghe Pháp nàyCùng thấy Phật diệt độĐức Đa Bảo Như LaiMỗi vị rời tịnh độCùng với chúng đệ tửHàng trời người long thầnVà các sự cúng dườngVì muốn Pháp cửu trụNên mới đến nơi đâyVì an tọa chư PhậtTa dùng sức thần thôngDời đi vô lượng chúngKhiến quốc độ thanh tịnhTừng mỗi chư Phật đóĐến ngồi dưới cây báuVí như ao hoa senThanh tịnh diệu trang nghiêmDưới những cây báu kiaCó các tòa sư tửChư Phật ngồi trên ấyÁnh quang minh trang nghiêmVí như bó đuốc lớnCháy sáng giữa đêm tốiThân tỏa ra diệu hươngLan khắp mười phương cõiXông tất cả chúng sinhLàm họ vui khôn xiếtVí như ngọn gió lớnThổi lay nhánh cây nhỏVới môn phương tiện nàyKhiến Chính Pháp cửu trụTa bảo các đại chúng'Sau khi Ta diệt độAi có thể hộ trìĐọc tụng giảng Kinh nàyNay ở trước chư PhậtHãy nên phát thệ nguyện'Đức Phật Đa Bảo kiaTuy diệt độ đã lâuNhưng bởi đại thệ nguyệnNgài hống tiếng sư tửĐức Đa Bảo Như LaiCùng với thân của TaVà hóa Phật tụ hộiSẽ biết ý nguyện đóNày các hàng Phật tửAi có thể hộ PhápThì nên phát đại nguyệnKhiến Pháp trụ lâu dàiNgười nào mà có thểHộ trì Kinh Pháp nàyCũng tức là cúng dườngPhật Đa Bảo cùng TaĐức Phật Đa Bảo đóAn trụ trong tháp báuLuôn du hành mười phươngLà vì bởi Kinh nàyHọ cũng lại cúng dườngChư hóa Phật đã đếnBậc quang minh trang nghiêmCủa tất cả thế giớiNếu ai giảng Kinh nàyHọ liền sẽ thấy TaVà Đa Bảo Như LaiCùng với chư hóa PhậtNày các thiện nam tửCác ông tư duy kỹĐây là việc khó khănCần phải phát đại nguyệnTất cả Kinh điển khácSố như cát sông HằngDẫu thuyết giảng hết chúngĐó vẫn chưa là khóNếu bốc núi Diệu CaoNém vứt đến phương khácQua vô số cõi PhậtCũng vẫn chưa là khóNếu dùng một ngón chânHất cả Đại Thiên GiớiQuăng xa đến cõi khácCũng vẫn chưa là khóTại trời Sắc Cứu CánhVì chúng khai diễn nóiVô lượng Kinh điển khácCũng vẫn chưa là khóNếu sau khi Phật tịchỞ trong đời ác trượcCó thể giảng Kinh nàyĐây mới thật là khóGiả sử nếu có ngườiDùng tay nắm hư khôngMà du hành đây đóCũng vẫn chưa là khóSau khi Ta diệt độNếu ai tự biên chépHoặc bảo người biên chépĐây mới thật là khóGiả sử bỏ đại địaĐặt nó lên móng chânBay lên đến Phạm ThiênCũng vẫn chưa là khóSau khi Phật diệt độỞ trong đời ác trượcThoáng đọc tụng Kinh nàyĐây mới thật là khóGiả sử đến kiếp lửaGánh mang bó cỏ khôĐi vào trong không cháyCũng vẫn chưa là khóSau khi Ta diệt độNếu trì tụng Kinh nàyDẫu giảng cho một ngườiĐây mới thật là khóNếu có ai thọ trìTám bốn nghìn Pháp tạngMười Hai Phần Giáo PhápVì người khác diễn nóiKhiến cho các thính giảĐắc sáu loại thần thôngTuy có thể như thếCũng vẫn chưa là khóSau khi Ta diệt độNghe thọ trì Kinh nàyTư duy nghĩa thú đóĐây mới thật là khóNếu có người thuyết PhápKhiến cho nghìn vạn ứcVô lượng vô số kểHằng Hà sa chúng sinhChứng đắc Đạo Ứng ChânĐầy đủ Sáu Thần ThôngMặc dầu có lợi íchCũng vẫn chưa là khóSau khi Ta diệt độNếu có thể phụng trìNhư là Kinh điển nàyĐây mới thật là khóNhư Lai vì Phật ĐạoTrong vô lượng quốc độTừ xa xưa đến nayRộng nói các Kinh điểnVà ở trong số ấyKinh này là đệ nhấtNhư ai có thể trìTức là trì thân PhậtNày các thiện nam tửSau khi Ta diệt độAi có thể thọ trìĐọc tụng giảng Kinh nàyNay ở trước chư PhậtHãy nên phát thệ nguyệnKinh này khó thọ trìNếu có ai tạm trìTa sẽ liền hoan hỷVà chư Phật cũng vậyNhững người như thế ấyĐược chư Phật ngợi khenĐây tức là dũng mãnhĐây chính là tinh tấnĐây gọi là trì giớiNếu ai tu khổ hạnhHọ liền sẽ rất nhanhĐắc Phật Đạo vô thượngKhéo ở đời vị laiĐọc tụng trì Kinh nàyLà Phật tử chân chínhTrụ ở địa thuần thiệnSau khi Phật diệt độAi khéo giải nghĩa đóHọ sẽ là con mắtCủa trời người thế gianTrong đời lắm kinh hãiDẫu ai chỉ thoáng giảngHết thảy hàng trời ngườiĐều phải nên cúng dường"☸ PHẨM 12: BHIKṢU THIÊN NHIỆTLúc bấy giờ Phật bảo chư Bồ-tát cùng trời người và bốn chúng đệ tử:"Vào thuở quá khứ trong vô lượng kiếp, ta vì cầu Kinh Pháp Hoa mà chưa hề lười biếng hay mỏi mệt.
Ở trong nhiều kiếp, ta thường làm vua, phát nguyện để cầu Đạo vô thượng, và tâm không thoái chuyển.
Vì muốn viên mãn Sáu Độ, ta siêng tu hành bố thí.
Đối với voi ngựa, vật bảy báu, quốc gia thành trì, vợ con, nô tỳ tôi tớ, đầu mắt xương não, thân thể tay chân, và dẫu cả tính mạng, lòng ta không hề luyến tiếc.Dân chúng vào thời bấy giờ có thọ mạng vô lượng.
Vì cầu Pháp, ta đã xả bỏ vương vị và ủy thác quốc gia cho chính thái tử.Ta đánh trống và tuyên cáo việc cầu Pháp đến khắp bốn phương:'Nếu ai có thể vì ta mà thuyết giảng Đại Thừa, ta sẽ suốt đời cung cấp mọi thứ và tùy ý sai khiến.'Lúc ấy có vị tiên nhân đến tâu với ta rằng:'Thần có một Kinh điển Đại Thừa tên là Diệu Pháp Liên Hoa.
Nếu ngài không làm trái ý, thần sẽ tuyên giảng cho ngài.'Khi nghe vị tiên nhân đó nói, ta vui mừng hớn hở và liền đi theo ngài.
Ta cung cấp mọi thứ cần thiết, như là hái trái cây, gánh nước, đốn củi, và trông lo cơm nước.
Thậm chí ta dùng cả thân thể để làm ghế ngồi cho ngài mà thân tâm ta chẳng hề mỏi mệt.
Thuở đó, ta vì cầu Pháp mà đã phụng sự như thế suốt 1.000 năm, hết lòng hầu hạ, cung cấp mọi thứ và đều không để thiếu hụt."Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa lý ở trên nên nói kệ rằng:"Nhớ vào kiếp quá khứTa vì cầu đại PhápTuy làm thân quốc vươngChẳng tham muốn năm dụcĐánh chuông cáo khắp nơiNếu ai có đại PhápVì ta mà giảng giảiThân đây làm nô bộcCó Tiên nhân Vô TỉĐến tâu với đại vương'Thần có Pháp vi diệuHiếm hoi nhất thế gianNếu ngài có thể tuThần sẽ giảng cho ngài'Khi nghe tiên nhân nóiLòng ta vui vô cùngLiền đi theo tiên nhânCung cấp đủ mọi thứĐốn củi hái rau quảTùy thời cung kính ngàiDo trân quý diệu PhápThân tâm không mệt mỏiRộng vì các chúng sinhTa siêng cầu đại PhápCũng chẳng vì thân nàyMà tham muốn năm dụcTa làm đại quốc vươngChí cầu mong Pháp nàyTất sẽ được thành PhậtNay giảng cho các ông"❖Phật bảo các vị Bhikṣu rằng:"Vị quốc vương thuở đó chính là tiền thân Ta đây.
Còn vị tiên nhân lúc ấy, nay chính là Thiên Nhiệt.
Do có Thiên Nhiệt làm Thiện Tri Thức, nên Ta mới đầy đủ Sáu Độ, Từ Bi Hỷ Xả, 32 tướng hảo, 80 vẻ đẹp, thân màu vàng tím, Mười Lực, Bốn Vô Sở Úy, Bốn Nhiếp Pháp, 18 Pháp Bất Cộng, thần thông Đạo lực, thành Chính Đẳng Chính Giác, và rộng độ chúng sinh.
Đây đều là do có Thiên Nhiệt làm Thiện Tri Thức."Phật bảo bốn chúng đệ tử:"Ở vô lượng kiếp về sau, Bhikṣu Thiên Nhiệt sẽ thành Phật, hiệu là Thiên Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Quốc độ tên là Thiên Đạo.Đức Phật Thiên Vương sẽ trụ thế 20 trung kiếp và rộng thuyết giảng diệu Pháp cho chúng sinh.
Số chúng sinh đắc Đạo Ứng Chân thì nhiều như cát sông Hằng.
Vô lượng chúng sinh sẽ phát tâm Duyên Giác.
Hằng Hà sa chúng sinh sẽ phát khởi Đạo tâm vô thượng, đắc Vô Sinh Nhẫn, và cho đến được không thoái chuyển.Sau khi Đức Phật Thiên Vương vào Cứu Cánh Tịch Diệt, thời gian Chính Pháp trụ thế là 20 trung kiếp.
Khi ấy, bốn chúng đệ tử sẽ xây tháp bảy báu để phụng thờ toàn thân xá lợi, với chiều cao là 60 yojana và rộng là 40 yojana.
Hàng trời người sẽ lễ bái và cúng dường tháp bảy báu vi diệu đó với các loại hoa khác nhau, hương bột, hương đốt, hương xoa, y phục, xâu chuỗi anh lạc, tràng phan, lọng báu, và âm nhạc ca vịnh.
Vô lượng chúng sinh sẽ đắc Đạo Ứng Chân.
Vô lượng chúng sinh sẽ đắc Đạo Độc Giác.
Có số lượng chúng sinh nhiều chẳng thể nghĩ bàn sẽ phát khởi Đạo tâm và cho đến được không thoái chuyển."Phật bảo các vị Bhikṣu rằng:"Vào đời vị lai, nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào nghe về Phẩm Bhikṣu Thiên Nhiệt trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cùng với tín tâm thanh tịnh mà cung kính và không sinh lòng hoài nghi, họ sẽ không đọa địa ngục, ngạ quỷ, hay bàng sinh.
Họ luôn sinh ở trước chư Phật trong mười phương.
Mọi nơi sinh ra thường được nghe Kinh này.
Nếu sinh trong cõi trời hay nhân gian, họ sẽ thọ thưởng an vui thù thắng vi diệu.
Nếu sinh ở trước Phật, họ sẽ hóa sinh từ hoa sen."❖Lúc bấy giờ vị Bồ-tát thị giả của Đa Bảo Thế Tôn đã đến từ thế giới phương dưới, tên là Trí Tích, thưa với Đức Phật Đa Bảo rằng:"[Thưa Thế Tôn!] Xin hãy trở về cõi nước của mình!"Đức Phật Năng Tịch bảo ngài Trí Tích rằng:"Thiện nam tử! Hãy chờ thêm một lát thì sẽ có một vị Bồ-tát tên là Diệu Cát Tường.
Ông nên gặp và đàm luận diệu Pháp, rồi mới trở về cõi nước của mình."Lúc bấy giờ ngài Diệu Cát Tường ngồi trên hoa sen nghìn cánh lớn như bánh xe và cùng chư Bồ-tát đi theo cũng ngồi trên hoa sen báu.
Từ cung điện của Hải Long Vương, họ đồng một lúc vọt ra biển lớn và trụ trong hư không, rồi đồng đến núi Thứu Phong.
Ngài Diệu Cát Tường bước xuống từ tòa hoa sen và đi đến chỗ của Phật, rồi cúi đầu đỉnh lễ với trán chạm sát chân của nhị vị Thế Tôn.
Khi đã cung kính xong, ngài đến chỗ của Trí Tích Bồ-tát.
Họ cùng thăm hỏi lẫn nhau và ngồi qua một bên.Trí Tích Bồ-tát hỏi ngài Diệu Cát Tường:"Khi Nhân Giả đến long cung, có bao nhiêu chúng sinh được ngài giáo hóa?"Ngài Diệu Cát Tường đáp rằng:"Số ấy vô lượng, chẳng thể nào tính xuể, không thể diễn nói hết bằng lời hay dùng tâm suy lường.
Hãy đợi một lát thì ngài sẽ tự biết."❖Trước khi còn chưa dứt lời, thì liền có vô số Bồ-tát ngồi trên hoa sen báu từ trong biển vọt ra.
Họ đi đến núi Thứu Phong và trụ ở hư không.
Chư Bồ-tát này đều là do ngài Diệu Cát Tường hóa độ và đầy đủ hạnh Bồ-tát.
Họ đều đàm luận Sáu Độ với nhau.
Những ai đã từng là Thanh Văn thì ở trong hư không nói về hạnh Thanh Văn.
Còn bây giờ, tất cả họ đều tu hành nghĩa lý không của Đại Thừa.Ngài Diệu Cát Tường nói với Trí Tích Bồ-tát rằng:"Tôi ở trong biển giáo hóa chúng sinh, việc đó là như vậy."Lúc bấy giờ Trí Tích Bồ-tát dùng kệ tán thán rằng:"Đại trí đức dũng mãnhHóa độ vô lượng chúngNay ở đại hội nàyTôi cùng họ đều thấyDiễn sướng nghĩa thật tướngKhai mở Pháp Nhất ThừaRộng dẫn các chúng sinhKhiến họ nhanh thành Đạo"Ngài Diệu Cát Tường nói rằng:"Khi ở trong biển, tôi chỉ luôn tuyên thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa."Trí Tích Bồ-tát hỏi ngài Diệu Cát Tường:"Kinh này vi diệu thâm sâu, quý báu nhất trong các Kinh và thật hy hữu của thế gian.
Có chúng sinh nào chuyên cần tinh tấn và tu hành Kinh này mà sẽ nhanh được thành Phật không?"Ngài Diệu Cát Tường đáp rằng:"Có con gái của Hải Long Vương mới chỉ tám tuổi.
Cô ta có trí tuệ và căn tính lanh lợi.
Khéo biết các căn tính cùng hành nghiệp của chúng sinh và đã đắc tổng trì.
Các tạng bí mật thâm sâu của chư Phật, long nữ đều có thể thọ trì.
Lại vào sâu thiền định và liễu đạt các pháp.
Trong một niệm, long nữ đã phát khởi Đạo tâm và được không thoái chuyển.
Có biện tài vô ngại, từ mẫn chúng sinh như con ruột, và đầy đủ công đức.
Ý nghĩ khởi từ tâm và lời nói phát ra từ miệng rất vi diệu quảng đại.
Cô ấy có lòng từ bi, nhân nghĩa, nhường nhịn, tâm ý hòa nhã, và có thể đạt đến Phật Đạo."Trí Tích Bồ-tát hỏi rằng:"Tôi thấy Năng Nhân Như Lai đã ở trong vô lượng kiếp tu hành những khổ hạnh khó làm, tích lũy công đức và cầu Phật Đạo mà chưa từng thôi nghỉ.
Tôi quán khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thậm chí không có nơi nào, dẫu nhỏ như một hạt cải mà chẳng có thân mạng của Bồ-tát đã xả bỏ vì chúng sinh.
Rồi sau đó, ngài mới thành Phật Đạo.
Tôi không tin long nữ này lại ở trong thời gian vụt thoáng mà có thể thành chính giác."❖Giữa lúc đàm luận còn chưa xong, thì con gái của long vương bỗng hốt nhiên xuất hiện ở trước hai vị Bồ-tát.
Long nữ cúi đầu đỉnh lễ cung kính, rồi đứng qua một bên.Tiếp đến, long nữ dùng kệ tán thán rằng:"Khi đã thông đạt tướng tội phúcLiền sẽ chiếu soi khắp mười phươngVi diệu thù thắng tịnh Pháp thânBa hai tướng hảo có đầy đủCùng với tám mươi vẻ đẹp xinhMà dùng trang nghiêm diệu Pháp thânLà bậc chiêm ngưỡng của trời ngườiChư long quỷ thần đều cung kínhTất cả chúng sinh quần manh loạiKhông một ai mà chẳng lễ kínhLại nghe sẽ thành Đạo vô thượngChỉ có chư Phật mới biết rõCon nay xiển dương Pháp Đại ThừaHóa độ giải thoát khổ chúng sinh"Khi ấy ngài Thu Lộ Tử nói với long nữ rằng:"Cô nói chẳng bao lâu nữa thì mình sẽ đắc Đạo vô thượng.
Việc này thật khó tin.Vì sao thế? Bởi thân nữ nhơ nhuốc và chẳng phải là Pháp khí.
Thế thì làm sao có thể đắc Đạo vô thượng? Phật Đạo xa thăm thẳm.
Chỉ có ai đã từng trải qua vô lượng kiếp, nhẫn chịu gian khổ, tích lũy đức hạnh và tu hành đầy đủ các Pháp Đến Bờ Kia thì sau đó mới thành tựu.Lại nữa, thân của người nữ có năm điều chướng ngại:1.
không được làm Đại Phạm Thiên Vương2.
không được làm Năng Thiên Đế3.
không được làm ma vương4.
không được làm Chuyển Luân Thánh Vương5.
không được làm PhậtVậy thì người nữ làm sao mà nhanh được thành Phật?"Khi ấy long nữ có một viên minh châu, trị giá bằng cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, và long nữ lấy dâng lên Đức Phật.
Đức Phật liền tiếp thọ.Long nữ nói với Trí Tích Bồ-tát và Tôn giả Thu Lộ Tử rằng:"Tôi hiến dâng viên minh châu và Thế Tôn tiếp thọ, việc này có nhanh không?"Đáp rằng:"Rất nhanh!"Long nữ nói rằng:"Các ngài hãy dùng thần lực mà quán xem tôi thành Phật còn nhanh hơn việc đó nữa."Ngay lúc ấy, tất cả đại chúng đều thấy long nữ bỗng nhiên biến thành người nam, đầy đủ hạnh Bồ-tát, và liền đến Thế giới Vô Cấu ở phương nam, ngồi trên hoa sen báu và thành Chính Đẳng Chính Giác với 32 tướng hảo cùng 80 vẻ đẹp.
Rồi vì hết thảy chúng sinh khắp mười phương mà diễn nói diệu Pháp.Trong khi đó, chư Bồ-tát, Thanh Văn, thiên long bát bộ, người và phi nhân ở Thế giới Kham Nhẫn đều thấy long nữ thành Phật từ nơi xa và rộng vì hàng trời người nơi đó mà thuyết Pháp.
Tất cả đều sinh tâm đại hoan hỷ và lễ kính từ xa.
Sau khi nghe Pháp, vô lượng chúng sinh ở trong Pháp hội của Đức Phật kia đều giác ngộ và được không thoái chuyển.
Lại có vô lượng chúng sinh ở cõi nước kia được thọ ký thành Phật.Lúc bấy giờ Thế giới Vô Cấu chấn động sáu cách.
Trong khi đó, Thế giới Kham Nhẫn có 3.000 chúng sinh trụ ở quả vị không thoái chuyển, 3.000 chúng sinh phát khởi Đạo tâm và được thọ ký.Trí Tích Bồ-tát cùng Tôn giả Thu Lộ Tử và hết thảy chúng hội đều lặng yên tín thọ.☸ PHẨM 13: KHUYẾN TRÌLúc bấy giờ Dược Vương Đại Bồ-tát cùng Đại Nhạo Thuyết Đại Bồ-tát và 20.000 Bồ-tát quyến thuộc đều ở trước Phật mà phát thệ nguyện rằng:"Kính mong Thế Tôn chớ lo lắng.
Sau khi Phật diệt độ, chúng con sẽ phụng trì, đọc tụng, và thuyết giảng Kinh điển này.
Căn lành của chúng sinh ở đời ác trược vị lai sẽ giảm bớt, nhiều kẻ tăng thượng mạn, tham lợi dưỡng cúng dường, phát triển các căn bất thiện, xa lìa giải thoát, và rất khó giáo hóa.
Chúng con sẽ phát khởi sức nhẫn nhục lớn, thọ trì đọc tụng Kinh này, thuyết giảng biên chép, và làm muôn sự cúng dường mà chẳng hề luyến tiếc thân mạng."Lúc bấy giờ trong chúng hội có 500 vị Ứng Chân đã được thọ ký, họ thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Chúng con cũng phát thệ nguyện sẽ rộng giảng Kinh này ở những quốc độ phương khác."Lại có 8.000 người thuộc hàng Hữu Học và bậc Vô Học đã được thọ ký, họ từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay và hướng về Đức Phật mà phát thệ nguyện như vầy:"Thưa Thế Tôn! Chúng con cũng sẽ rộng giảng Kinh này ở những quốc độ phương khác.Vì sao thế? Bởi trong Thế giới Kham Nhẫn này, dân chúng đa số làm điều xấu ác, ôm giữ tăng thượng mạn, công đức mỏng manh, sân hận ô trược, nịnh hót dối trá, và lòng chẳng thành thật."❖Lúc bấy giờ di mẫu của Phật là Bhikṣuṇī Đại Thắng Sinh Chủ cùng 6.000 người thuộc hàng Bhikṣuṇī Hữu Học và bậc Vô Học, họ từ chỗ ngồi đứng dậy, nhất tâm chắp tay, chiêm ngưỡng tôn nhan, mắt không muốn rời một thoáng.Khi ấy Thế Tôn bảo di mẫu rằng:"Tại sao lại nhìn Như Lai với nét mặt ưu sầu thế kia? Có phải lòng của di mẫu nghĩ rằng, bởi Ta không nhắc đến tên của di mẫu nên mình sẽ không được thọ ký Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác chăng?Này di mẫu! Ta đã bao gồm tất cả ở trước, khi Như Lai nói rằng hết thảy Thanh Văn đều đã thọ ký.
Nay di mẫu muốn biết về sự thọ ký của mình, Như Lai sẽ lược nói.Vào đời vị lai trong giáo Pháp của 68.000 ức chư Phật, di mẫu sẽ làm một đại Pháp sư.
6.000 vị Bhikṣuṇī Hữu Học và Vô Học cũng đều làm Pháp sư.
Di mẫu sẽ dần dần như thế mà viên mãn Đạo Bồ-tát và sẽ thành Phật, hiệu là Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Này di mẫu! Đức Phật Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến này và 6.000 vị Bồ-tát kia sẽ triển chuyển thọ ký mà thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác."❖Lúc bấy giờ mẹ của Tôn giả Phú Chướng là Bhikṣuṇī Trì Xưng, nghĩ như vầy:"Lúc thọ ký, Thế Tôn chưa từng nhắc đến tên mình."Phật bảo Bhikṣuṇī Trì Xưng:"Vào đời vị lai, trong giáo Pháp của một tỷ ức chư Phật, Bhikṣuṇī Trì Xưng sẽ tu hạnh Bồ-tát và làm một đại Pháp sư.
Bhikṣuṇī Trì Xưng sẽ dần dần viên mãn Phật Đạo và sẽ ở trong quốc độ an lành mà thành Phật, hiệu là Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Đức Phật ấy có thọ mạng dài vô lượng vô số kiếp."❖Lúc bấy giờ Bhikṣuṇī Đại Thắng Sinh Chủ với Bhikṣuṇī Trì Xưng cùng hàng quyến thuộc đều vui mừng khôn xiết và được điều chưa từng có.Họ liền ở trước Phật mà nói kệ rằng:"Thế Tôn bậc đạo sưAn định hàng trời ngườiChúng con nghe thọ kýTâm an lòng mãn nguyện"Khi nói kệ ấy xong, các vị Bhikṣuṇī thưa với Phật rằng:"Thưa Thế Tôn! Chúng con cũng sẽ rộng giảng Kinh này ở những quốc độ phương khác."Lúc bấy giờ Thế Tôn quán sát 800.000 ức nayuta chư đại Bồ-tát.
Chư Bồ-tát này đều là những bậc trụ không thoái chuyển, có thể chuyển Pháp luân không thoái chuyển, và đều đắc các môn tổng trì.Họ liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến ở trước Phật, nhất tâm chắp tay và nghĩ như vầy:"Nếu Thế Tôn ban giáo sắc để thọ trì và thuyết giảng Kinh này, chúng ta sẽ như lời Phật dạy và rộng tuyên dương Pháp này."Lại nghĩ như vầy:"Nay Phật lặng yên và không ban giáo sắc.
Chúng ta phải nên làm gì?Khi ấy chư Bồ-tát kính thuận Phật ý và cũng muốn viên mãn bổn nguyện của mình, nên họ đến ở trước Phật, hống tiếng sư tử mà phát lời thệ nguyện rằng:"Thưa Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con sẽ chu du đến khắp các thế giới trong mười phương và khiến chúng sinh biên chép Kinh này, thọ trì đọc tụng, và giảng giải nghĩa thú trong đó.
Do bởi uy lực của Phật nên sẽ như Pháp tu hành và khắc ghi trong lòng.
Chỉ mong Thế Tôn tuy ở phương khác, sẽ trông thấy từ xa và bảo hộ chúng con."Khi đó chư Bồ-tát liền đồng thanh mà nói kệ rằng:"Kính mong chớ âu loSau khi Phật diệt độTrong đời ác kinh hãiChúng con sẽ rộng nóiDẫu có người ngu siVới ác khẩu mắng chửiCùng dao gậy đánh đậpChúng con đều sẽ nhẫnBhikṣu trong đời ácTrí tà lòng nịnh dốiChưa đắc mà nói đắcNgã mạn tâm rối bờiHoặc giả hạnh vô tranhÁo rách trú hoang vuTự cho tu Chính ĐạoKhinh chê người thế gianVì tham lam lợi dưỡngThuyết Pháp cho cư sĩCố để người đời kínhNhư Sáu Thông Ứng ChânKẻ này ôm lòng ácLuôn nhớ chuyện thế tụcGiả danh là vô tranhThích vạch lỗi chúng conMà nói lời thế này'Mấy tên Bhikṣu đóTham lợi dưỡng cúng dường'Nói ngoại đạo luận nghịTự viết sách điển đóDối gạt người thế gianDo tham cầu danh tiếngLoại bỏ Kinh này điLuôn ở giữa đại chúngVì muốn hủy chúng conTrước quốc vương đại thầnPhạm Chí và cư sĩCùng các Bhikṣu khácPhỉ báng nói lời ác'Bọn người này tà kiếnGiảng ngoại đạo luận nghị'Bởi chúng con kính PhậtĐều nhẫn việc ác nàyHọ lại chế giễu rằng'Các ông đều là Phật!'Những lời khinh mạn ấyChúng con đều nhẫn nhịnTrong đời ác kiếp trượcCó nhiều sự kinh hoàngÁc quỷ nhập thân ngườiMắng chửi hủy nhục conChúng con kính tin PhậtMặc áo giáp nhẫn nhụcVì thuyết giảng Kinh nàyNhẫn các khổ nạn kiaSẽ chẳng tiếc thân mạngChỉ cầu Đạo vô thượngĐời vị lai chúng conHộ trì Phật phó chúcThế Tôn sẽ tự biếtĐời ác trược BhikṣuChẳng biết Phật phương tiệnTùy nhân duyên thuyết PhápHọ ác khẩu trù rủaLuôn xua đuổi chúng conRời xa khỏi tháp tựCác việc ác như thếDo nhớ lời Phật dạyĐều sẽ nhẫn việc ấyThôn xóm thành thị nàoMà có ai cầu PhápCon đều đến nơi đóThuyết Pháp Phật phó chúcCon là đệ tử PhậtGiữa chúng không sợ hãiCon sẽ khéo thuyết PhápNguyện Phật hãy an lòngCon ở trước Thế TônChư Phật mười phương đếnPhát thệ nguyện như thếPhật tự biết lòng con"Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ♦ Hết quyển 4Dịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 28/2/2012 ◊ Cập nhật: 4/9/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc sunayuta: na du taBhikṣuṇī: bíc su niyojana: dô cha na.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...