Mấy loại chuyện nam nữ cưới gả đáng lẽ Đổng thị thích nghe nhất, hôm nay bà lại chú ý tới mấy người khách bàn tán về y thuật của Tả lang trung hơn, hình như gần đây liên tiếp trị được mấy ca nguy cấp mà người ta không cứu được, hoặc không muốn cứu, tất cả là nhờ phương thuốc bí truyền gì đó nên tiếng tăm lên cao. Vì bà ta có bệnh, bệnh lâu rồi, uống không ít thuốc mà không khỏi, nghe ngóng ở đâu có lang trung giỏi là đi xem. Lần này vốn có thể xem bệnh miễn phí, không ngờ bà nương kia nói lời khó nghe làm Tả lang trung không cao hứng đi mất rồi.
Đến trưa Đổng thị tạm biệt đám lão phụ thiếu phụ về nhà.
Qua Tết thời tiết có khá hơn phần nào, tuyết đóng trên đường đang tan, những cột băng ở mái hiên đang tí tách nhỏ từng giọt nước xuống đất, đống người tuyết lớn nhỏ mà bọn trẻ con đắp lên cũng chảy ra, không còn ra hình dạng gì, bùn tuyết trộn lẫn, trắng đen loang lổ, trông mà khiến người ta buồn nôn.
Về tới nhà, Đổng thị cảm thấy khớp gối đau hơn trước kia nhiều lắm, cử động cũng khó khăn. Bệnh này lâu năm rồi, gió lạnh nổi lên là bắt đầu chịu tội, rảnh rỗi ngồi nhà sống không bằng chết, có ra ngoài trò chuyện mới nguôi ngoai ít nhiều.
Khó khăn lắm mới bước qua được ngưỡng cửa, tiểu tôn tử chạy ra, tay còn cầm nửa cái bánh lúa mạch:
– Nãi nãi đã về.
Đổng thị vịn khung cửa, cười yên thương:
– Mặt đất có băng, cháu đừng chạy loạn coi chừng ngã đấy.
– Không ngã đâu ạ, nãi nãi, cháu đi chơi đây, Tiểu Cẩu đang đợi cháu.
Tiểu tôn tử cắn một miếng bánh nữa, còn miếng nhỏ đại khái trời lạnh làm đông cứng khó ăn, nên nó thuận tay ném luôn vào góc tường, nhảy tưng tưng ra ngoài.
– Ài, cái thằng bé này, sao ném bánh đi, đó là đồ ăn, lãng phí lương thực sẽ bị sét đánh đấy ….
Nhưng đứa bé chạy xa rồi, Đổng thị lầm bẩm thêm vài câu, gian nan đi tới bên tường, dùng tay chống đầu gối, từ từ khom lưng nhặt miếng bánh lên.
Đột nhiên Đổng thị thấy eo đau buốt, kêu lên một tiếng, gối nhũn ra, ngã oạch xuống đất.
Nhi tức phụ đang phơi y phục ở sân sau, nghe thấy ngoài có tiếng kêu, hốt hoảng vứt cả chậu quần áo đi, chạy ra thấy Đổng thị ngã trên mặt đất, người cuộn lại, không ngừng rên la, hốt hoảng ngồi xuống ôm lấy:
– Mẹ, mẹ làm sao?
– Ta … Ta bị trẹo lưng rồi, ôi đau …. Đau chết mất thôi.
Đổng thị trán túa mồ hôi lạnh, cắn răng kêu:
Nhi tức phụ càng hoảng, không biết phải làm gì, đặt tay dưới sườn Đổng thị, run rẩy nói:
– Để nhi tức đỡ dậy.
Đổng thị kêu thảm, cố gắng đưa tay lên ngăn cản:
– Đừng, đừng! A, đau, đau lắm, đừng đụng vào.
Nhi tức phụ buông tay ra, mếu máo nói:
– Vậy, vậy phải làm sao? Để, để con đi gọi đại thẩm bên cạnh giúp.
Nói xong chạy sang nhà bên gõ cửa, gọi mãi mới có được một lão phụ và một thiếu niên choai choai sang giúp, tốn rất nhiều công sức khiêng được Đổng thị la hét đau đớn không ngừng lên giường.
Đổng thị không nằm thẳng ra được nữa rồi, co quắp trên giường rên siết, vừa kêu đau vừa kêu lạnh. Nhi tức phụ chạy vào gian trong đem cả chăn của trượng phụ ra đặt lên người Đổng thị, bà ta vẫn kêu lạnh, nàng liền lấy cả quần áo trong tủ đắp lên.
– Mẹ, con đi gọi phu quân về nhé.
Đổng thị lắc đầu:
– Đừng, nó đang làm việc, bận lắm, đừng quấy nhiễu nó, con đi gọi lang trung tới xem bệnh là được.
– Vâng, mẹ nằm yên nhé, con đi ngay.
Nhi tức phụ vội vàng chạy đi gọi nhi tử đang chơi đánh nhau về, nói với nó tổ mẫu bị bệnh, bảo nó ở nhà trông, sau đó chạy thẳng tới Nhân Thọ đường ở gần nhà, vén rèm cửa, gọi lớn:
– Lang trung, lang trung …
– Nương tử xem bệnh à?
Hỏa kế đi tới đón:
– Bệnh nhân hơi nhiều, phiền nương tử ngồi ở ghế đợi, tới phiên sẽ xem bệnh cho nương tử.
– Không phải ta, là bà bà ta, bà bà bị ngã trẹo lưng, nằm trên giường không đi được, có thể làm phiền lang trung tới xem cho không?
Hỏa kế vội quay sang hỏi vị lang trung đang khám bệnh:
– Diêm lang trung, ngài xem.
Lang trung đang chẩn bệnh là Diêm Lập, đồ đệ thứ hai của Tiết lang trung. Tiết lang trung có hai đồ đệ, đại đồ đệ là Thạch lang trung Thạch Tín, chính là nam tử trung niên phong lưu tuấn dật từng tới Quý Chi Đường mua phương thuốc, người thứ hai là Diêm Lập, mặt có cái nốt ruồi to như đầu ngón út ở mép, làm người ta không muốn nhìn thẳng vào mặt ông ta.
Diêm lang trung đang kê đơn, chẳng buồn ngẩng đầu lên:
– Sư phụ và sư huynh không có nhà, ta không thể ra ngoài chẩn bệnh, đưa bệnh nhân tới đây.
Nhi tức phụ cuống lên:
– Nhưng bà bà bà thiếp thân đau lắm, không ngồi lên được nữa.
– Vậy thì bảo người khiêng, trẹo lưng hả, kiếm hai người đặt lên cáng đưa tới là được rồi.
– Nhưng nam nhân ta không có nhà … Hàng xóm chỉ có lão phụ và đứa nhỏ, không có nam nhân, ba người không khiêng được. Lang trung, xin ngài làm ơn làm phúc, nhà ta ở ngay phía sau thôi, gần lắm …
– Vậy thì mua ít dược cao về dán tạm đi.
Nhi tức phụ giờ cố trấn tĩnh lại, đi tới bên bàn cười lấy lòng:
– Lang trung đại ca, xin huynh đó, bà bà ta đau lắm, ta lo chỉ dán thuốc không xong.
– Cái bà nương này, không thấy ta đang bận à?
Diêm lang trung bực mình ngẩng đầu lên, tuy thiếu phụ khá xinh đẹp động lòng người, song ông ta chẳng nể nang:
– Nhìn xem, người bệnh đầy nhà thế này, ta đi thì ai khám bệnh, ngươi à?
Nhi tức phụ run run, nhìn gần chục người bệnh quanh đó, đa phần nhìn nàng với ánh mắt thiếu thiện cảm, có người thương hại, xong không nói gì cả, bản thân đang bệnh tật, giúp được ai.
Thấy lang trung nổi giận rồi, nhi tức phụ không dám nói thêm, vừa gạt nước mắt vừa lủi thủi bước sang một bên, không biết làm thế nào.
Lúc này này một chiếc xe ngựa dừng lại ở cửa, tiểu dược đồng ngồi càng xe nhảy xuống, lấy cái ghế gỗ nhỏ đặt dưới xe, vén rèm dày bằng vải đỏ lên:
– Lão gia, tới rồi.
Tiếp đó một lão giả râu trắng tay vén áo bào, tay vịn tiểu dược đồng cẩn thận bước chân lên ghế, rồi thở nhẹ dẫm xuống đất.
Diêm lang trung bỏ bút xuống đi ra nghênh đón:
– Sư phụ đã về, sư huynh không về ạ?
– Ừ, sư huynh ngươi ở lại theo dõi bệnh tình.
Người xuống xe chính là Tiết lang trung, đại phu tọa đường của Nhân Thọ Đường.
Nhi tức phụ thấy có thêm vị lang trung nữa, mừng rỡ chạy ngay tới, quỳ xuống:
– Lão lang trung, xin ngài cứu bà bà của thiếp thân.
Tình huống này Tiết lang trung gặp nhiều rồi, ôn hòa nói:
– Đứng dậy đi, bà bà ngươi làm sao?
Nhi tức phụ vẫn quỳ, sợ không thành khẩn thì người ta không tới khám cho bà bà của mình, lau nước mắt nói:
– Bà bà thiếp thân bị trẹo lưng, lúc này không cựa quậy được, đang kêu khóc không ngừng. Vừa rồi thiếp thân có nói với vị lang trung đại ca này, xin huynh ấy đi xem, nhưng huynh ấy không đi được, bảo thiếp thân khiêng bà bà tới, nhưng hàng xóm chỉ có lão thẩm tuổi cao và đứa bé, nam nhân không còn ai cả, không khiêng nổi. Phiền lão lang trung tới xem cho, ở phố sau thôi, chẳng tốn mấy bước.
Tiết lang trung gật đầu trầm giọng bảo đồ đệ:
– Lão nhân gia bị thương, không thể xem thường. Mau đi đi.
– Vâng.
Diêm lang trung uể oải đáp lời, bảo dược đồng lấy rương thuốc, bước ra khỏi nhà, chẳng nói với nhi tức phụ kia câu nào.
Nhi tức phụ luôn mồm cảm tạ, chạy trước dẫn đường.
Diêm lang trung đi sau bực tức lẩm bẩm luôn mồm:
– Trời lạnh thế này còn phải đi khám bệnh, đau phải bệnh gấp gì, chỉ trẹo lưng thôi, có chết được đâu. Xa thế này còn bảo gần, gần cái gì, sắp đi hết thành rồi.
Nhi tức phụ nghe thấy hắn không ngừng cằn nhằn, chỉ cười bồi vâng dạ xin lỗi, đi qua con phố, vào cãi ngõ sâu, đi nửa ngõ mới tới.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...