Đại Đường Đạo Soái

Đỗ Hà mệt mỏi quay trở lại Đỗ phủ, mấy ngày nay được Lý Thế Dân hiệp
trợ, hắn đã tiếp kiến mấy vị tướng lĩnh thủy quân để tìm một vị có kinh
nghiệm phong phú.

Tuy nhiên cuối cùng hắn vẫn chỉ thất vọng, thực lực quân sự Đường triều vượt xa tiền triều, dù là chiến mã mà Hoa Hạ
thiếu nhất cũng có trăm vạn, bộ tốt lúc hành quân có thể được thay phiên cưỡi ngựa, tăng nhanh tốc độ. Quân bị như thế dù là Hán triều cũng
không có được.

Trọng tâm Đường triều đặt ở Tây Vực, Mạc Bắc,
không có ý định chinh phạt vùng biển phía đông, thực lực giữa thủy quân
cùng lục quân khác biệt trời vực. Cá biệt về tướng lĩnh thủy quân chỉ có Lý Hiếu Cung năm xưa nam chinh Tiêu Duệ, Phụ Công Quần nhưng cũng đã
chuyển thành tướng lĩnh lục quân, nhiều năm không tiếp xúc thủy chiến,
không hề có khái niệm sinh tồn, đi xa trên biển.

Đỗ Hà cũng biết
bản thân yêu cầu quá cao, sự nghiệp hàng hải chính thức hưng vượng bắt
đầu từ Trung Đường, thời Sơ Đường mới chỉ bắt đầu sơ khai, không có nhân tài cũng là hợp lý, nhưng hắn càng hiểu rõ, một thuyền trưởng có kinh
nghiệm trọng yếu đến mức nào đối với việc đi xa trên biển.

- Xem
ra chỉ có thể từng bước một, không ngừng tích lũy kinh nghiệm! Không bắt buộc một hơi chạy đến đại lục Châu Mỹ kết giao với người Anh-điêng, đầu tiên khai thác tuyến đường an toàn ở Châu Á, đợi sau khi quen thuộc thì bắt đầu xuôi nam Tây Dương trên đường đi đại lục Châu Mỹ......

Nghĩ tới nghĩ lui, đây là phương pháp tốt nhất rồi.

Đỗ Hà đi vào phủ đệ, trên đường thấy hai ái thê đang ngồi bên một cái đĩa tranh cãi, ngay cả hắn đi vào cũng không phát hiện.

- Trường Nhạc tỷ tỷ, đây là vật gì......

Lý Tuyết Nhạn cầm một miếng trái cây màu hồng cắt mỏng trong đĩa cắn nhẹ. Vị ngọt giòn của nó khiến nàng rất thích.

- Ta cũng không biết, trái cây ta nếm qua không ít, nhưng loại này chưa từng thấy qua.....

Trường Nhạc là con gái yêu nhất của Lý Thế Dân, nếu hắn được dâng vật quý hiếm gì đều cho người đưa cho nàng một ít. Dù đã gả chồng thì vẫn không thay đổi nên nàng thực sự thấy qua không ít đồ lạ, tuy nhiên vẫn không nhận

biết thứ trước mặt.

- Nói cái gì thế......

Đỗ Hà cười đi tới gần, nhìn và đĩa trái cây màu hồng trước mặt hai vị ái thê, trong đầu dường như gợi lại một ký ức.

Trường Nhạc mỉm cười chạy ra đón chào nói:

- Vũ gia Nhị cô nương đưa tới chút đồ hiếm có, không biết là thứ gì nhưng mùi vị không tệ, ngọt ngào thơm mát rất ngon miệng, tướng công nếm
thử.........

Nàng cầm qua một miếng, đưa cho Đỗ Hà. Tình cảm bọn họ thắm thiết, kết hôn đã lâu nhưng chưa hề xuất hiện chuyện gì xích mích.

Trong đầu Đỗ Hà hiện lên dung mạo khả ái của Vũ Mị Nương, thầm nghĩ:

- Nàng trở về rồi hả? Đã lâu không gặp quả là nhớ......

Hắn há miệng cắn lấy miếng hoa quả mà Trường Nhạc đưa cho, hoàn toàn ngây dại, hoảng sợ nói:

- Đây là khoai lang?

Hắn há hốc miệng, miếng trái cây cũng rơi xuống đất.

- Làm sao vậy? Cái này gọi là khoai lang?

Trường Nhạc không hiểu nhìn xem ái lang, lại liếc sang Lý Tuyết Nhạn, trong mắt cả hai hiện vẻ lo lắng.

Ái lang của mình vốn trước giờ vẫn rất điềm đạm, hiếm khi thấy hắn mất bình tĩnh.

Đỗ Hà không đáp, tiến lên hai bước, cầm lấy hai miếng trái cây cắn rồi nếm lấy hương vị, cảm nhận

đúng là khoai lang, hơn nữa là loại khoai lang đỏ có hàm lượng tinh bột cao.


Loại khoai lang này là giống thường trồng ở nông thôn, Đỗ Hà khi còn bé ở
vùng nông thôn đã từng nếm qua. Ngày nghỉ hắn thường chạy ra ruộng đào
mấy củ rửa ăn sống, lớn lên về thành thị không còn cơ hội để ăn, thỉnh
thoảng có ăn là mua của hàng quà vặt.

Hiện giờ trong mâm là khoai lang đã thái ra nên chỉ nhìn thấy quen mắt mà không biết, đến khi ăn
vào cảm giác mới biết chính là khoai lang đỏ hồi nhỏ hay ăn.

Ngây người hồi lâu, Đỗ Hà quát to một tiếng:

- Khoai lang, thật không ngờ, Trường Nhạc, Tuyết Nhạn, ta đi tìm Mị
Nương, ha ha, giả như may mắn, phu quân các nàng sắp sửa lập công vạn
thế rồi.........

Trường Nhạc, Tuyết Nhạn còn chưa kịp phản ứng, Đỗ Hà đã biến mất, chỉ vẳng lại tiếng cười to.

Trong mắt Đỗ Hà lóe dị sắc, hoàn toàn nghĩ đến chuyện sắp xảy ra mà cuồng hỷ.

Khoai lang có nhiều tên gọi, tùy thuộc vào từng vùng. Khoai lang là bảo vật,
vì sự xuất hiện của nó mà đã nuôi sống ngàn vạn dân chúng Hoa Hạ, dù là
hiện giờ cũng có người nói Đại Thanh vương triều là khoai lang vương
triều.

Điều này không phải không có đạo lý.

Đỗ Hà tốt nghiệp lịch sử học nên hiểu rõ điều này.

Chuyện này xảy ra vào năm Vạn Lịch thứ sáu, Trương Cư Chính dùng Phúc Kiến làm thí điểm, đo đạc đồng ruộng, đăng ký hộ tịch thì tin tức nhận được
khiến hắn kinh ngạc không hiểu: Vào năm Hồng Vũ thứ hai mươi sáu, tổng

điều tra nhân khẩu cả nước thì Phúc Kiến đã có hơn tám mươi mốt vạn hộ,
gần 400 vạn khẩu, nhưng trải qua hai trăm năm chỉ còn hơn 51 vạn hộ, gần một trăm tám mươi vạn khẩu.

Hộ khẩu giảm nhiều như vậy tuy có phần xuất phát từ dân gian che giấu nhưng cũng là tình trạng xấu hổ.

Điều khiến người ta kinh ngạc là vào hai trăm năm sau, dưới tình huống không ngừng bị thiên tai, nhân khẩu Phúc Kiến đạt tới mức hơn 1500 vạn, cùng
lúc hộ khẩu cả nước cũng tăng đến bảy lần, đạt tới con số khổng lồ bốn
trăm triệu.

Mấu chốt trong đó chính là củ khoai lang không hề bắt mắt.

Điểm này có sử làm chứng!

Năm Vạn Lịch thứ hai mươi mốt, Minh triều có một vị tên là Trần Chấn Long
từ đảo Lữ Tống tiến lên một loại cây trồng gọi là khoai Chu, sau bốn
tháng thì nhân giống thành công, đổi tên khoai lang.

Vào năm sau đó, phía nam Phúc Kiến gặp đại hạn. Trong [chương châu phủ chí] ghi lại:

- Cỏ dại héo úa, lúa không thu, dân đói khắp nơi. Lúc ấy Phúc Kiến Tuần
phủ Kim Học quyết định tất cả các huyện vùng Mân Nam trồng khoai lang.
Chỉ sau mấy tháng thu hoạch lớn, đủ để cứu đói cho dân, từ đó có thể
thấy được vai trò lớn lao của khoai lang.

Phúc Kiến thuộc Lĩnh
Nam, là vùng đồi núi, chỉ có một dải bình nguyên hẹp có thể gieo trồng
gạo, hơn nữa thổ địa cằn cỗi, từ khi ban lệnh “cấm biển”, cộng với thiên tai mất mùa làm dân chúng điêu đứng. Bởi vì sự tồn tại của khoai lang
mà thoát đói.

Mấu chốt ở chỗ khoai lang sinh sản khỏe mà rất dễ
sống, dù đất cát cũng có thể phát triển, không cần phải nói là đất gò
đồi; Sản lượng cực cao, một mẫu đất tốt ước thu hơn vạn cân, đất vừa bảy tám ngàn cân, đất xấu cũng ước thu năm sáu ngàn cân.

Có lẽ là bởi vì khoai lang quá mức rẻ mạt nên không để vùng Giang Nam tiếp nhận, đã trở thành một đại hối tiếc.

Vào triều Khang Hy, để đoạn tuyệt nguồn cung ứng của các tỉnh Đông Nam đối
với Đài Loan nên hạ lệnh thanh tảo biển. Ngoại trừ phá hủy đội thuyền,

phòng ốc, cây lúa thì còn di dời toàn bộ cư dân vùng duyên hải vào trong nội địa, vi phạm chém không tha. Trong vòng hai mươi năm, ngàn vạn dân
chạy nạn như súc vật vào thâm sơn, con số tử vong lên tới mấy chục vạn.

Trong cơn hoạn nạn đó, khoai lang lại lần nữa trở thành cứu tinh của ngàn vạn nạn dân từ Giang Tây, Quảng Tây thậm chí An Huy đều thấy sắc hoa của
nó. Nếu như nói vào thời thanh tảo biển làm dấy lên tiếng khóc ngập
trời, người chết đầy mương rãnh thì không lâu sau có một đợt di dân về
tây còn có quy mô lớn hơn, tựa hồ tạo nên hy vọng. Vào năm Khang Hy thứ
ba mươi, Thanh Thánh Tổ hạ [chiêu dân điền xuyên chiếu thư], khởi động
đợt di dân “Hồ Quảng Điền Tứ Xuyên”, tổng số hơn mười vạn dân nghèo Hồ
Quảng, ngoài ra còn có cố nông các tỉnh Giang Tây, Quảng Đông, Thiểm
Tây...... cũng gia nhập đội ngũ dời tây. Lần di dân này lên tới mấy trăm vạn người, thời gian gần trăm năm. Trong dòng người đã mang theo giống
khoai lang vào vùng Tứ Xuyên xa xôi.

Lúc này khoai lang đã trải rộng Trường Giang, hơn nữa bắt đầu xuất phát từ lưu vực Hoàng Hà.

Từ đó đến trong vòng trăm năm sau, khoai lang trải rộng toàn bộ Đại Thanh, đã trở thành món chính trên bàn, vì sự hiện hữu của nó nên cảnh tượng
thiếu đói đã dần nhạt đi trong ý nghĩ dân chúng.

Khoai lang nuôi
sống ngàn vạn dân chúng Trung Quốc, khoai lang khiến nhân số Thanh triều tăng lên với tốc độ khủng khiếp, dù có nhiều người hơn vẫn đủ để nuôi
sống.

Cho nên có thuyết nói khoai lang sáng tạo ra Đại Thanh
quốc, cũng có thuyết trực tiếp xem Đại Thanh quốc trở thành đế quốc
khoai lang.

Điều khiến Đỗ Hà để ý nhất là ở Trung Quốc vốn không
có khoai lang. Loại hoa màu này chỉ sinh tồn ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ,
do người Anh-điêng gieo trồng thành công. Columbus lúc gặp nữ vương Tây
Ban Nha có đem khoai lang dâng lên. Thủy thủ Tây Ban Nha lại đem khoai
lang truyền đến Philippines. Vào giữa những năm Vạn Lịch triều Minh thì
khoai lang từ đảo Lữ Tống là thuộc địa của Tây Ban Nha tiến vào Trung
Quốc.

Đây là ký ức của Đỗ Hà về khoai lang nhưng hiện giờ tại Đường triều xuất hiện khoai lang, ý tứ trong đó không cần nói cũng biết.

Đỗ Hà cảm giác chấn động.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui