Chủ tướng của hậu cần quân Đường tên là Lý Đa Tộ đảm nhiệm Hữu uy vệ tướng quân, đi cùng với Võ Du Nghi từ kinh thành. Võ Du Nghi vốn là thứ sử Đồng Châu, vì lần này bắc chinh Khiết Đan mà được tạm thời bổ nhiệm làm Hữu Uy vương đại tướng quân. Ở trong quân, y không có tay sai, cũng không có kinh nghiệm lĩnh binh đánh giặc, đối mặt với những đại tướng có nhiều kinh nghiệm, Võ Du Nghi chỉ có thể dựa vào gia tộc Võ thị mạnh mẽ, cứng rắn để áp bức các tướng lĩnh phải phục tùng.
Lý Đa Tộ khoảng 50 tuổi, nhập ngũ năm 30 tuổi, cũng từng tham gia vô số chiến dịch, có kinh nghiệm chiến tranh phong phú. Nhưng trong chiến dịch Liêu Đông lần này, y và các đại tướng khác đều không ai bảo ai, tất cả đều trầm mặc, bất kể trước kia Võ Du Nghi án binh bất động hay bây giờ liều lĩnh vào Liêu Đông thì Lý Đa Tộ cũng không tỏ bất kỳ thái độ gì.
Trên thực tế, Võ Du Nghi cũng không cho y có cơ hội bày tỏ thái độ, chứ khư khư lệnh cho quân đội phải lên bắc. Cho dù Lý Đa Nghi không có bất kỳ phản đối gì nhưng sâu thẳm trong lòng y vẫn nghi ngờ sự nghị hòa của người Khiết Đan. Phải biết rằng người Khiết Đan nghị hòa thực tế là đầu hàng. Một khi quân Đường đã chiếm được Doanh Châu thì người Khiết Đan sẽ có bao nhiêu tiền vốn để mà nghị hòa?
Nếu quả thực muốn nghị hòa, vậy chắc là sau khi tán thành nhượng xuất Doanh Châu. Đương nhiên, có lẽ đúng như chính người Khiết Đan nói, người Đột Quyết tập kích hang ổ của bọn họ, chỉ có như vậy, bọn họ cũng không nên tuyên dương, mà phải lén lút chia binh đi cứu viện. Sau đó giữ lại một bộ phận quân đội đóng quân ở Doanh Châu đàm phán với quân Đường. Như vậy mới có được lợi ích cao nhất.
Còn bây giờ, tất cả quân đội đều lui khỏi phía bắc, chờ quân Đường đến chiếm Doanh Châu. Hoặc là người Khiết Đan vô cùng ngu xuẩn, hoặc chính là một cạm bẫy. Lý Đa Tộ nghĩ đến sự giải dối của Lý Tận Trung, y vẫn cảm thấy khả năng thứ hai vẫn cao hơn, vì vậy mà càng thêm lo lắng. Y cố gắng giảm tốc độ hành quân, đợi tin quân chủ lực tiến vào thành Doanh Châu.
Lúc này, từ đại trướng có tiếng của Tử Ngang vọng vào:
- Lý tướng quân, tôi có thể vào không?
- Tham quân mời vào!
Vén rèm lên, Trần Tử Ngang đi vào, vì Địch Nhân Kiệt biện hộ cho, y được phục nguyên chức quan. Nhưng quả thực Võ Du Nghi không muốn gặp y liền phái y đến hậu quân, đảm nhiệm tham mưu hậu quân cho Lý Đa Tộ.
- Lý tướng quân, ta có chút nghi ngờ, muốn nói với tướng quân một chút.
Trần Tử Ngang trước sau thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề.
- Tham quân mời ngồi xuống nói.
Lý Đa Tộ mời y ngồi xuống, lệnh cho thân binh dâng trà, lúc này mới cười cười nói:
- Tham quân mời nói!
- Tướng quân, lần này Khiết Đan nghị hòa chắc chắn có sự lừa dối.
Trần Tử Ngang sốt ruột nói.
- Sao biết?
- Tướng quân không nghĩ tới sao? Võ đại tướng quân phụ trách quân sự, tác chiến với quân Khiết Đan còn Địch tướng quốc phụ trách quân chính và can thiệp với Khiết Đan. Chuyện nghị hòa này chắc là do Địch tướng quốc toàn quyền phụ trách. Lý Tận Trung và triều đình giao tiếp đã lâu, lẽ nào y không biết điều này? Y cố tình phái sứ giả nghị hòa không đi liên hệ với Địch tướng quốc. Đây rõ ràng là không hợp nguyên tắc, nếu Khiết Đan thực sự có thành ý nghị hòa, bọn họ sẽ không phạm phải sai lầm này. Cho nên mực đích thực sự của bọn họ chính là về mặt quân sự, chắc chắn đây là cái bẫy, dụ quân Đường lên bắc.
Lý Đa Tộ gật gật đầu, Trần Tử Ngang phát hiện ra một lỗ hổng khác của người Khiết Đan, y thở dài nói:
- Thực ra ta cũng có cảm giác người Khiết Đan không có thành ý nhưng Võ Du Nghi luôn cố chấp, căn bản không nghe người khác khuyên bảo. Nghe nói ngay cả Địch tướng quốc khuyên bảo cũng không nghe, ta có thể làm gì?
- Nhưng Lý tướng quân có từng nghĩ, nếu người Khiết Đan phục kích quân Đường, đầu tiên sẽ tấn công vào quân nhu lương thảo của quân Đường, chúng ta đứng mũi chịu sào rồi.
Lý Đa Tộ cúi đầu không nói, sao y lại không ngờ đến chứ, nhưng quân lệnh như sơn, y cũng không thể quay đầu xuôi nam, đắc tội với Võ Du Nghi là đắc tội với cả gia tộc Võ thị. Hậu quả này y đảm đương không nổi.
- Tướng quân không ngại thì liên lạc với Địch tướng quốc một chút, nghe đề nghị của ông ấy?
Trần Tử Ngang dường như hiểu được sự khó xử của Lý Đa Tộ lại khuyên thêm một bước nữa.
Lý Đa Tộ lắc đầu, cười khổ nói:
- Chuyện này để ta suy nghĩ một chút.
Đúng lúc này, ngoài cửa có tiếng bẩm báo của thân binh:
- Tướng quân, Lý tướng quân Nội vệ phái người đến có việc cấp báo.
Lý Đa Tộ ngây ra, đây là chuyện gì? Y lập tức ra lệnh:
- Mời người báo tin vào!
Một lát sau, có thám báo đi nhanh vào đại trướng quì một gối thi lễ:
- Phụng lệnh tướng quân nhà ta, mang đến một tin tình báo cấp bách.
Người báo tin đưa thư lên, Lý Đa Tộ vội vàng nhận lấy, cũng chưa vội mở ra mà hỏi:
- Xin hỏi, tướng quân nhà ngươi đang ở đâu?
- Tướng quân của chúng tôi hiện đang ở trong Bạch Lang cốc.
Trong lòng Lý Đa Tộ càng ngạc nhiên hơn, y lập tức mở thư ra đọc rồi chấn động, không khỏi đứng lên. Đây sao có thể chứ?
Màn đêm buông xuống, Lý Trân suất lĩnh 500 quân tinh nhuệ bắt đầu lặng lẽ đến gần thung lũng, đề phòng kinh động đến đối phương, đại bộ phận đang lặng lẽ đi theo ngoài 3 dặm.
- Tướng quân, quân Khiết Đan đã vào thung lũng hơn 1 canh giờ rồi.
Đội trưởng thám báo Dương Hồng Liệt đang nhỏ giọng nói với Lý Trân.
Lý Trân gật gật đầu, dưới ánh trăng hắn nhìn thấy rất rõ, đối phương đã để lại 300 người thủ ở cửa cốc, trong đó có một gã đứng gác trên tảng đá lớn, cách họ khoảng hơn 300 bước.
Lý Trân lại nhìn đến một hang đá tự nhiên ở bên cạnh thung lũng dài hơn 70 bước. Nếu quân Khiết Đan dựa vào hang đá này chống cự cũng sẽ khiến cho quân Đường tổn thất lớn. Chắc chắn phải cướp được hang đá này trước khi quân địch phát hiện ra quân Đường.
Lý Trân lại nhìn ba gã lính gác trên tảng đá lớn, Ba gã lính gác này biến thành rất nặng nề, hắn trầm tư một lát rồi thấp giọng gọi ba thần tiễn thủ của Nội vệ đến.
Ba người này là võ sĩ có tài bắn cung giỏi nhất của Nội vệ. Tuy không thể cưỡi ngựa, bắn cung bằng Lý Trân nhưng có thể bách phát bách trúng, xác định điểm bắn chưa từng lỡ tay.
Lý Trân dặn dò ba người mấy câu, họ hiểu ý, mỗi người mang theo một bộ cung tên. Từ từ bò đến gần miệng cốc, lại nấp trong bụi cây, dần dần đã đến gần ba gã lính gác kia.
Ba tiễn thủ đối phó với một tên lính gác, lúc cách 3 tên lính gác khoảng 30 bước, ba gã tiễn thủ quân Đường nhắm 3 hướng trên tháp canh chính nam, chính đông và chính tây. Ba gã tiễn thủ này, bất kỳ người nào bị phát hiện cũng sẽ dẫn đến sự cảnh giác của quân Khiết Đan.
Trong ba gã lính gác, thì gã lính gác ở giữa là khó xử lý nhất. Y không chỉ ngồi trên tảng đá lớn, hơn nữa cách gã không xa còn có mười tên lính khác đang nghỉ ngơi, nói chuyện, chỉ cần bị bất kỳ gã lính nào phát hiện cũng sẽ thất bại trong gang tấc.
Người cần tinh chứ không cần nhiều, ba người này là tinh nhuệ nhất trong Nội vệ. Người cầm đầu là một đội trưởng, tên là Mạc Đình Tông, người Lạc Dương, định vị tiễn pháp đứng đầu trong Võ Lâm Quân, các loại cung nỏ khác có thể nói là bách chiến bách thắng, cách hơn 100 bước có thể nói là một mũi tên là mất mạng, gần như đã đuổi kịp tài bắn cung của tướng quân Lý Trân. Lúc trước vì chiêu mộ anh ta mà Lý Trân đã tốn rất nhiều võ mồm mới thuyết phục được Võ Lâm Quân thả người.
Năm tiễn thủ như âm hồn chậm rãi hướng về thung lũng, bọn họ rất cẩn thận, lợi dụng tất cả những gì mà địa hình có. Sau khi chạy được 50 bước, bọn họ đã nhảy vào một cống thoát nước, nhanh chóng chạy về phía thung lũng.
Cống thoát nước sâu khoảng 5 thước, rộng khoảng 3 thước, vẫn thông với cửa thung lũng. Dựa vào chiến hào này ba gã tiễn thủ có thể nhanh chóng đến gần chỗ lính gác quân địch. Ba người dừng lại cách chỗ lính gác khoảng 69 bước, lại đi về phía trước, rất có thể sẽ bị phát hiện.
Mạc Đình Tông sau khi quan sát trạm canh gác cách sau lưng không xa, trên thực tế họ vừa có thể chạy vừa có thể quan sát. Bây giờ y mới phát hiện ra một điểm đặc biệt nho nhỏ, hình như sau lưng hai gã lính gác khác không có binh lính. Y cẩn thận nhìn một lát, rốt cuộc cũng không nhìn ra manh mối gì mà bọn lính còn lại đang cuộn mình ngủ trong một góc.
Điều này cũng khó trách được, đến chủ tướng của họ cũng còn không biết quân Đường sẽ đến từ phía nam thì huống chi là những binh lính này.
Mạc Đình Tông lại quan sát một chút, chỉ thấy hai gã lính Khiết Đan đứng dậy đi tiểu, miệng thung lũng yên tĩnh, nhìn không một bóng người. Chỉ có binh lính trong cốc hình như đang nhỏ giọng nói chuyện phiếm.
Lúc này y lại nhìn về phía ba gã lính gác, tên lính gác ở giữa hình như đang buồn ngủ, dựa lưng vào tảng đá lớn ngủ gật còn tên lính gác ở bên trái thì dựa vào tảng đá vẻ mặt vô thần. Trên đỉnh đầu gã có treo một cái chuông. Lúc phát hiện ra địch, y sẽ gõ chuông để báo động.
Mạc Đình Tông quan sát một lát rồi hướng về phía hai gã tiễn thủ quân Đường khác chỉ vào cổ họng của mình. Lại chỉ vào mũi tên, chính là đang hỏi họ: “Cách hơn 60 bước bắn thủng cổ họng của y, có thể làm được không?”
Hai gã thuộc hạ gật đầu, Mạc Đình Tông so thủ thế, ý là cùng bắn tên.
Ba người cầm cung nỏ lên, cung nỏ của họ đều do Nội vệ đặc chế rất nhẹ, dễ mang nhưng lực lại rất mạnh, một mũi tên có thể bắn ngoài 250 bước.
Hơn nữa tên nỏ cũng rất đặc biệt, chỉ có một nửa tên nỏ là bình thường, mũi tên có rãnh máu chảy, trong rãnh có tẩm kịch độc. Loại kịch độc này là của Công Tôn đại nương. Chỉ cần một chút vào cơ thể là sẽ mất mạng trong nháy mắt.
Lúc này, cung tên của ba người đã chậm rãi hướng về phía binh sĩ trên tảng đá lớn, Mạc Đình Tông kêu tiếng con cú vọ, đây là tín hiệu ba người đồng thời giương cung. “Ken két” một tiếng, ba tiếng vang nhỏ, ba mũi tên độc nhanh như tia chớp bắn về phía tên lĩnh gác.
Tên lính gác ở giữa bị tiếng kêu cú vọ làm cho bừng tỉnh, vừa ngáp một cái còn chưa kịp phản ứng thì mũi tên độc đã cắm trúng cổ họng của y. Y đau đớn bóp chặt yết hầu, muốn hô mà không hô ra tiếng, giơ tay quơ quơ rồi từ từ tê liệt ngã xuống.
Cùng lúc đó, hai gã lính gác khác cũng bị mũi tên bắn trúng yết hầu không kêu lên được.
Mạc Đình Tông mừng rỡ, quay đầu nhìn về phía quân Đường xa xa vẫy tay, y dẫn hai gã quân Đường dẫn đầu xông vào hang đá. Mấy chục tên quân sĩ Khiết Đan lúc này đang chìm vào giấc ngủ say.
Bọn họ lặn lội đường xa đã vô cùng mệt mỏi. Ba gã lính gác đã bị giết vẫn không làm họ tỉnh lại, càng không làm kinh động đến binh lính ngoài cửa động.
Lý Trân vẫn đang nhìn chăm chú vào ba gã lính gác Khiết Đan ở cửa thung lũng, hắn thấy ba gã này đã đồng thời ngã xuống thì biết ba thuộc hạ đã thành công, hắn mỉm cười lập tức quay đầu hạ lệnh:
- Xông lên!
Năm trăm binh lính tuốt đao ra khỏi vỏ, trường mâu xông lên chạy gấp về phía hang đá cách đó 300 bước.
�ng có thể thử xem, Lý Trân lập tức phái hai gã thám báo vừa rồi lập tức trèo qua Bạch Lang cốc truyền tin cho hậu cần quân Đường bên kia.
Nhìn hai gã thám báo chạy xa, Lý Trân lại chậm rãi hạ lệnh:
- Truyền lệnh của ta, toàn quân ẩn nấp trong rừng, không được để lộ động tĩnh.
Theo lệnh của Lý Trân, 5 ngàn quân bắt đầu lặng lẽ vào rừng rậm, rất nhanh biến mất trong Bạch Lang cốc.
Một trăm tên thám báo Lý Tận Trung phái đi đã vào khe thung lũng trước một bước. Khe thung lũng này có thể nói là tác phẩm của quỷ phủ thần công. Chiều rộng thung lũng chỉ có bảy, tám trượng, hai bên là vách núi đá trông như bị rìu lớn bổ ra, dốc dựng đứng, âm u ẩm ướt, là nơi sinh sống của nhiều loài bò sát.
Thung lũng chỉ dài 14-15 dặm, qua thung lũng phía sau chính là rừng rậm tươi tốt, ở bên kia rừng rậm mới là quan đạo của hàng lang phía tây.
Lúc này, đội hậu cần của quân Đường đã dần dần đến gần miệng Bạch Lang cốc, bên đó đúng lúc có hơn ngàn mẫu đất bằng phẳng. Đội hậu cần quân Đường liền cắm đại doanh trên chỗ đất bằng phẳng đó.
Giữa bốn tòa đại doanh xây dựng một tòa tháp canh cao ba trượng, có 2 gã lính gác đang trên tháp canh nhìn về phía xa.
Lính gác chủ yếu là quan sát, ban ngày tầm nhìn có thể đạt tới hơn 10 dặm, còn ban đêm trăng chiều lờ mờ, tầm nhìn cũng được khoảng 3 dặm, là công cụ phòng ngự lợi hại nhất cho đại doanh.
Cho nên quân Khiết Đan muốn lén tập kích đại doanh quân Đường cũng không dễ dàng như vậy. Trừ phi ông trời không cho trăng sao có ánh sáng, hoặc là xảy ra một trận bão cát. Nếu không đội quân đánh lén cũng không thể vượt qua tầm mắt của cảnh sát trên trạm canh gác.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...