Chương 9: Điều tra chợ phiên
Sáng sớm ngày hôm sau, Tử Tình đang ngủ thì bị tiếng động làm tỉnh giấc, nàng mơ mơ màng màng ngồi dậy, phát hiện Tử Phúc đã thức, Tử Lộc vẫn còn ngủ. Tử Phúc sờ sờ đầu nàng, đem nàng nhét vào ổ chăn: "Tình Tình ngoan, ngủ tiếp đi. Cẩn thận kẻo lạnh . Ca ca phải đi học. Ở nhà nghe lời nương. Hôm nay là chợ phiên, đừng chạy tùm lum tùm la đó."
"Biết rồi mà đại ca." Chờ Tử Phúc đi, Tử Tình liền lay Tử Lộc dậy, còn nàng thì tới phòng Thẩm thị, phát hiện Tăng Thụy Tường đã đi, Thẩm thị mặc xong quần áo, muốn tiễn một nhà tiểu cậu Thẩm Kiến Nhân. Tử Tình theo Thẩm thị đi ra cửa chính, thấy Tăng lão thái thái và tiểu cữu nương Tiêu thị, đoàn người cùng nhau đến căn nhà gỗ, Tiêu thị không muốn để Thẩm thị ra ngoài, lỡ bị cảm lạnh thì không phải chuyện đùa.
"Ngọc Mai, tỷ về phòng đi, tiểu ca thương tỷ, tỷ đừng để hắn lo lắng thêm. Chờ qua tết, chúng ta sẽ mang bọn nhỏ lại đây, Tử Tình, hôm nay chợ phiên, cữu nương cho con mấy tiền đồng, đi mua ít đồ ăn vặt nhé." Tử Tình đang nghĩ thì ra, nương của nàng có cái tên rất dễ nghe, bất ngờ, Tiêu thị thả vài tiền đồng vào túi áo bông của nàng. Tử Tình kích động , lần đầu tiên chạm đến tiền mà.
Bành thị dẫn theo đứa con trai lớn nhất của bà - Tiêu Phúc Sinh, con trai thứ hai - Tiêu Kiến, Tiêu Tú Anh đi vào, mọi người chào hỏi, Tiêu Tú Thủy còn thầm thì với Thẩm Văn Ngọc chuyện gì đó nữa.
"Tử Tình, chờ đại tỷ đi thì ta sẽ dẫn muội đi chơi." May mà Tiêu Tú Thủy còn nhớ chuyện mua đồ ăn cho nàng.
Tạm biệt một nhà Thẩm Kiến Nhân, thì ra bọn họ có xe lừa, đi lại rất thuận tiện. Tiêu Tú Thủy vụng trộm cầm hai cái bánh nướng, cầm lấy tay Tử Tình: "Nhị tẩu, ta dẫn Tử Tình dạo vài nơi, tỷ yên tâm, chúng ta chỉ đi gần nhà thôi."
"Đứa nhỏ này, còn chưa ăn cơm, tóc cũng chưa chải, giống kẻ điên." Thẩm thị nói.
Tiêu Tú Thủy nghe vậy, kéo Tử Tình đến phòng, mình thì vào nhà cầm lược ra, cũng không biết đang buộc cái gì, hình như là tết tóc.
"Chà chà, nhìn đẹp hơn rồi đó, về sau, nương của ngươi không có thời gian chải đầu cho ngươi, thì cứ đến tìm ta, ta làm tóc đẹp hơn mà." Tử Tình đáp ứng, nhìn Tiêu Tú Thủy là biết người này thích trang điểm, mà nàng ta cũng đang buộc là tóc tết, được điểm thêm hai đóa hoa vải.
Cuối cùng cũng đến chợ phiên, Tử Tình muốn nhìn xem ở đây có loại nông sản nào, giá cả ra sao, nhưng Tiêu Tú Thủy lại mang nàng đến hàng ăn vặt, xem ra phải ăn đã. Đại đa số thứ, Tử Tình đều không biết tên, nên không dám mở miệng. Tử Tình ăn không ít đồ, phần lớn làm từ gạo nếp, có đậu đen, đậu đỏ, có rắc mè vừng, bánh hình tròn, bên ngoài còn thêm chút đường trắng, ngọt , thật sự rất ngon. Xem ra sinh ý (làm ăn) nghề này vẫn tương đối phát đạt, giả cả không đắt, phần lớn là một văn tiền hai cái, bỏ ra bốn hoặc năm văn là hai người no căng. Tiêu Tú Thủy bỏ hai văn tiền mua bánh bí đỏ, chuẩn bị về.
Tử Tình không muốn như vậy: "Cô cô, ta còn chưa chơi đã, chúng ta qua bên kia xem chút đi."
"Được rồi, nương của ta còn bảo ta mua chút rau xanh về, bọn họ không thời giờ ra ngoài." Vì thế hai người nắm tay nhau đến hàng nông sản, Tử Tình phát hiện ở đây đều là các loại đồ ăn và trứng gà mà người dân tự trồng và nuôi. Có cải thìa, cải trắng phương Bắc, nhưng lá cây lại màu vàng, chỉ một văn tiền một cân, tần ô, hương cần, hành thơm hai văn một cân, trứng gà một văn một quả, còn một số loại rau xanh khác giá càng rẻ, lá cây một văn hai cân, nhưng Tử Tình không thích ăn, Tử Tình thích ăn rau xanh, mà rau ở đây đều thấy ở hiện đại, gà mái lớn 18 văn một cân, gà trống 15 văn một cân, vịt 12 văn một cân, thịt heo thì đến tận 18 văn một cân, nuôi gà vẫn là việc có lời nhuận . Không tìm được khoai tây, khoai lang, chỉ có khoai sọ, cũng không thấy quả táo, chắc nơi này không hợp gieo trồng. Còn có bán thỏ hoang , hơn 40 văn một con, gà rừng 50 văn 1 con, Tử Tình nhìn thấy cái gì là hỏi giá cái đó.
"Sao người tò mò thế, cái gì cũng hỏi. Trước kia ngươi có vậy đâu."
"Không phải ta đang giúp ngươi sao? Ngươi không muốn mua đồ ăn về nhà à?"
"À, cũng đúng. Mua xong rồi, đi thôi."
"Bên kia là cái gì? Nhiều người ghê."
"Bên kia bán bò, heo, trâu. Không có gì xem, thối hoắc à."
"Nhìn xem đi, ta tò mò, lâu lắm mới có cơ hội mà."
"Đi thôi, ép ngươi về cũng khó."
Lần này Tử Tình không dám hỏi nhiều, nhưng đứng nghe người khác hỏi giá cũng thế, giá một con trâu và lừa giá xấp xỉ ngang nhau, tầm 3 hoặc 4 lượng bạc, một con heo con hơn 100 văn. Cũng có bán gà con, trứng vịt, trứng ngan, số lượng không nhiều, xem ra là trứng ấp hơn một nửa. Nếu nắm giữ kỹ thuật ấp là được. Tử Tình chỉ biết là phải giữ nhiệt độ ổn định 37 độ, khi nào có điều kiện tìm hiểu thêm vậy.
Tử Tình rốt cục cảm thấy mỹ mãn về nhà. Tử Lộc đang tìm nàng. Tử Tình kéo hắn đến phòng Thẩm thị: "Nương, con đã về. Nương, ta thấy có bán gà con, chúng ta mua mấy con để nuôi được không ạ?"
"Mua bây giờ? Nuôi chỗ nào? Tình Tình ngoan, chờ chuyển nhà xong, nương nhất định sẽ cho con nuôi."
"Nương, gà con dễ nuôi lắm, ăn cũng không nhiều, dùng chút rau xanh và chút đồ ăn thừa là được. Chúng ta có thể nuôi dưới cây đào, buổi tối thì nhốt vào trong lồng trúc, nhị ca có thể giúp ta , nương, nương thử cho con nuôi mấy con thôi, qua tết thì gà cũng lớn, đến lúc đó lại mua thêm chút gà con nữa."
"Được rồi, nương nói không lại con mà, bà quản gia nhỏ. Nương cho con 30 văn tiền, con xem mua được mấy con gà, à, mua thêm cái giỏ trúc đấy nha." Thẩm thị đưa cho Tử Tình một túi vải nhỏ, trong đó có ba mươi văn.
"Dạ, nhị ca, đi thôi, chúng ta mua gà con."
Hai huynh muội vội vã chạy đi, Tử Tình còn chưa quên việc mua lồng trúc: "Ca, chúng ta đi đến chỗ bán lồng trúc, xem còn lại nhiêu tiền rồi mua gà."
Tử Tình tìm được người bán đồ trúc, kì kèo nửa ngày, người ta thấy nàng là đứa bé nên giảm còn 3 văn tiền, Tử Tình cũng không mua liền, lại chạy đến chỗ bán gà con, ngồi trước mặt một lão bà bà lớn tuổi."Lão bà bà, gà con bà bán thế nào?"
"Bé con à, người nhà con đâu?"
"Nương của con vừa sinh tiểu đệ đệ, còn nằm trên giường, cha con đi làm rồi."
"À, gà mái con bán 5 văn tiền một con, gà trống con 3 văn. Ngươi muốn mấy con?"
Tử Tình lấy túi vải, Thẩm thị đưa tiền, nàng còn chưa đếm, giờ lấy ra đếm xem có bao nhiêu, 43 văn, trừ 3 văn lồng trúc, chỉ có thể mua được 8 gà mái con, Tử Tình suy nghĩ một chút, quyết định mua 5 mái 5 trống, người đời đều nói có trai có gái, làm việc không vất vả, đó cũng là một đạo lý để nuôi gà nhỉ. Tử Tình lại ngồi kì kèo muốn lão bà bà cho thêm một gà trống con mới mua, không ngờ lão bà bà thật sảng khoái cho nàng. Tử Tình cẩn thận đem mười con gà bỏ vào rổ, nhặt vài miếng đồ ăn, trở về chỗ người bán đồ trúc, rồi về nhà . Đây là công việc đầu tiên nàng làm, Trong lòng Tử Tình tràn ngập chờ mong và hi vọng. Kỳ thực Tử Tình chỉ là người tiểu phú tức an (hơi có tiền là hạnh phúc), không có theo đuổi lớn lao gì, chỉ muốn cuộc sống an ổn bình thản, lại đến cổ đại, nàng cho rằng vẫn nên thế, bươm bướm có cánh thì đừng bay quá cao, cho nên đừng suy nghĩ việc sản xuất thủy tinh. Lỡ không cẩn thận, cả mạng nhỏ của mình có thể mất đi. Cho nên, thơi khắc này, Tử Tình thề với mấy gà con, nhất định phải làm giàu dựa vào bản thân.
Tử Tình về nhà, lập tức phân phó Tử Lộc đi tìm chút rơm, trải trong lồng trúc, cắt nhỏ thức ăn, tìm cái bát bể đựng nước để gà con uống, rồi đem đồ ăn bỏ vào.
"Xong rồi. Ăn cơm thôi, ăn xong sẽ thả chúng nó đi phơi nắng."
"Muội muội, ca ca phát hiện ngươi rất lợi hại, ngươi học nuôi gà từ khi nào vậy? Ca ca thấy ngươi biết rất nhiều."
"À, Tình nhi hay nhìn bà và đại nương làm, liền học theo." Tử Tình nói dối mắt cũng không nháy.
Chương 10: Ngày mồng tám tháng chạp
Mỗi ngày đều lấy chút đồ ăn thừa, thái nhỏ, cho gà ăn, dọn dẹp, giúp Thẩm thị giặt tả. Tử Tình cũng không cần biết hoàng đế là ai, triều đại gì, dù sao gia đình mình sinh hoạt dưới tầng thấp nhất và ở trong một cái thôn nhỏ, không có chiến loạn, giá hàng ổn định, Tử Tình cũng không để ý gì.
Từ ngày suýt bị lộ trưức mặt Tử Lộc, Tử Tình nhờ Tử Phúc dạy nàng chữ, học toán, mỗi ngày dành chút thời gian để Tử Phúc dạy nàng và Tử Lộc viết vài chữ, vì thế, trong ngày có nắng, thường xuyên thấy hình ảnh, dưới gốc cây đào, 10 gà con bới đất, bên cạnh có hai tiểu hài tử, cầm nhánh cây viết vẽ trên đất giống gà bới.
Ai cũng nghĩ đến chuyện Tử Tình sẽ nuôi gà một cách cẩn thận, Điền thị Chu thị biết, đều bảo Thẩm thị lãng phí tiền tài, có tiền cho đứa nhỏ, không bằng đưa tiền cho họ mua đồ, thế là thường xuyên bắt Tử Lộc lên núi bẻ củi, vốn Tử Tình cũng phải đi, nhưng Thẩm thị mãnh liệt phản đối, thứ nhất là quá nhỏ, đi đường xa như vậy cũng đủ mệt mỏi, còn phải trèo cây bẻ củi, Tử Tình căn bản không làm được, thứ hai: Thẩm thị còn ở cữ, bên người phải có người chăm sóc, còn giúp giặt tả này nọ, Tử Thọ dù sao cũng quá nhỏ. Thêm chuyện mỗi ngày cơm cũng ăn không no, sao có sức là làm việc nặng. Vì thế Tử Tình liền ở nhà.
Mỗi ngày, chỉ cần trời không mưa, Tử Tình kéo Tử Thọ, đến mảnh đất Điền thị trồng rau, đất trồng rau có diện tích không nhỏ, ít nhất cũng hơn nửa mẫu, Tử Tình biết có nhiều sâu trên cải thìa và rau xanh, bắt để cho gà ăn cũng được. Đương nhiêu Tử Tình sẽ không lấy tay bắt, một là nhổ luôn cả cây, hai là lấy 2 cái cây gắp lấy sâu, đựng trong cái lá to, cầm về, người lớn trong nhà luôn luôn cho rằng hai đứa nhỏ này ham chơi. Gà con lớn lên từng ngày, lông tơ bắt đầu biến mất, hai cái cánh nho nhỏ hiện ra, Tử Tình luôn khoe khoang với mẫu thân, Thẩm thị thì cười cười dịu dàng, cổ vũ Tử Tình vài câu. Giờ Tử Tình cũng không cần già vờ gì cả, xem ra , thì thân thể nhỏ đi thì tâm tính cũng nhỏ theo.
Tiểu Tử Hỉ cũng không còn nhiều nếp nhăn, ánh mắt to sáng, làn da trăng trắng, cái miệng nhỏ nhắn thì thích thổi bong bóng, thời gian cả ngày đều ngủ, Tử Tình thật sự rất thích tiểu đệ đệ đáng yêu này.
Trước mồng tám tháng chạp một ngày, Tăng Thụy Tường đã trở lại, thì ra trường học nơi này đều cho nghỉ phép trước mồng tám tháng chạp, qua tết nguyên tiêu mới học trở lại. Tăng Thụy Khánh làm ở nha môn, cho nên phải đến gần tết mới được nghỉ phép, nhưng vì gần Châu phủ nên số lần Tăng Thụy Khánh về nhà tương đối nhiều.
Tăng Thụy Tường vừa trở về, Tử Tình thật vui vẻ, Điền thị bắt mấy đứa nhỏ đi nhặt đậu ở nhà chính, chính là nhặt mấy hòn đá nhỏ trong đậu ra, cả nhà cùng nhau ngồi trò chuyện, Thu Ngọc lời nói dí dỏm, luôn làm cả nhà cười ha ha, hơn nữa, nàng ta thường xuyên hát vài câu dân ca, Tử Tình thật thích hương vị tết nồng đậm này, nhưng lại không tự chủ được mà nhớ đến người thân ở thế giới khác, ban ngày bận rộn còn đỡ, nhưng đến buổi tối, loại tuyệt vọng và nhớ mong lại tràn ra.
Sáng ngày mồng tám tháng chạpn Thẩm thị dậy sớm, cho con uống sữa xong, sửa sang quần áo, liền đi nhìn phòng ở của bọn nhỏ, bấy giờ mới phát hiện Tử Tình ở chung với các ca ca.
"Tình nhi, sao con ngủ ở đây? Không phải con luôn ngủ với Tử Bình sao?"
"Nương, con thích ở cùng ca ca, ca ca còn kể chuyện cho Tình nhi nghe, còn dạy Tình nhi biết chữ nữa."
"Con nhóc này, mà thôi, dù sao con còn nhỏ, vài ngày nữa cũng chuyển nhà."
"Đúng vậy, không là bảy tuổi mới khác nhau sao? Con chỉ mới năm tuổi. Đúng rồi, sao hôm nay nương lại ra ngoài, chưa hết cữ mà?"
"Ai nói cho con biết bảy tuổi khác nhau? Biết cũng không ít nhỉ, mau dậy đi, để nương chải đầu, rồi sang chỗ bà giúp việc."
Lúc Thẩm thị ôm Tử Hỉ, dắt vài đứa con đi qua, thì Điền thị đã nấu xong cháo, Chu thị lườm Thẩm thị một cái, không lên tiếng. Thẩm thị chủ động tiến lên: "Nương, đại tẩu, mấy ngày này để ngươi vất vả rồi."
"Thôi, ta có vất vả cũng không oán người khác, ai bảo ta không mệnh tốt như người ta, một người thì sinh hết đứa này đến đứa khác, còn ta thì chịu khổ." Chu thị từ từ nói.
"Được rồi, nhà lão đại múc cháo ra bát để còn cúng, nhà lão nhị thì ôm đứa nhỏ ngồi một bên đi, còn chưa hết cữ mà." Điền thị mở miệng, Chu thị không dám nói gì thêm .
Điền thị bưng một chén cháo nóng hổi, đi đến cửa lớn, giơ cao chén lên, vái ba cái, miệng lẩm bẩm, vái 4 phía Đông Tây Nam Bắc một vòng, trở lại phòng, cung kính với bài vị tổ tiên, Tử Tình kỳ quái, không phải bài vị tổ tiên đều đặt ở từ đường (còn gọi nhà thờ Tộc, Họ) sao? Tử Tình vụng trộm hỏi Tử Lộc, thì ra tập tục nơi này đều đặt bài vị cụ tổ ở nhà, ngày lễ ngày tết phải dâng cơm, dâng hương, còn tổ tiên thì cúng ở từ đường, mà chỉ có nam tử trong gia tộc mới được tế bái, trong nhà có thêm con trai, thì mồng một đầu năm cũng làm tiệc rượu mời toàn bộ nam tử trong dòng họ, nữ tử không được vào từ đường.
Điền thị tế bái xong, cả nhà mới chia một người một chén cháo, theo trình tự từ già đến trẻ, Thẩm thị ôm Tử Hỉ đặt ở trên giường Thu Ngọc, giúp chia cháo, chờ Tử Tình cầm được bát cháo thì cháo cũng vừa ấm, thơm thơm ngọt ngọt, đây là lần đầu tiên Tử Tình ăn được cái ngon khi ở đây, đáng tiếc, một chén cháo nhanh chóng uống hết, Tử Tình nhìn nhìn, không ai xin thêm chén nữa, đương nhiên Tử Tình không dám làm vật hi sinh.
Cả nhà uống xong cháo, bát đũa đầy bàn, chỉ có Thẩm thị thu dọn, Tử Tình sợ Thẩm thị phải đi rửa chén, chưa hết cữ sao có thể dùng nước lạnh được, Tử Tình thấy Điền thị và Chu thị đều im lặng, vội vội vàng vàng chạy vào trong phòng, véo mông Tử Hỉ, Tử Hỉ khóc oa oa, Tử Tình kêu to: "Nương, Tiểu tứ khóc, tả cũng ướt rồi, nương mau vào đổi cho đệ đệ đi."
Điền thị đành phải nói: "nhà lão nhị nhanh đi đi."
Thẩm thị vừa tiến vào đã định sờ tã đứa nhỏ, Tử Tình ngăn lại: "Nương, ta về nhà đổi đi, dù sao thì ở đây cũng không có tã."
Vào đến phòng mình, Thẩm thị liền hỏi: "Nói đi, con lại giở trò gì thế?"
"Không có đâu nương. Ta chỉ không muốn để nương làm việc, ngay cả bà đều nói nương còn ở cữ mà, vì sao các cô cô không rửa chén?"
"Tiểu cô của con phải thêu hoa, làm việc nhà xong thì tay chai cả, làm sao thêu hoa? Nhị cô thân thể không tốt, bà của con không muốn nàng làm việc, mà nhà ai có con dâu lại để khuê nữ làm việc đâu. Cả đời nữ nhân thỉ thoải mái khi còn ở nhà mẹ đẻ thôi con ạ."
Không đợi Tử Tình thở dài cho số phận phụ nữ trong xã hội này, thì Tử Lộc vào tìm Tử Tình, muốn đi chợ phiên, trấn Ngô Đồng cứ 15 ngày lại mở chợ phiên, người dân trong vòng 10 dặm đều đến. Ngày bình thường, chợ chỉ mở buổi sáng, mà có khoảng 4, 5 nhà bán rau xanh thôi, người dân không đông lắm.
Chương 11: Tìm được đường tiền tài (1)
Mùa đông phương Nam khi có mặt trời vẫn tương đối ấm áp, nhưng vừa đến ngày mưa dầm, khắp nơi đều lạnh lẽo, Tử Tình có nhiều chuyện phải làm, nhờ Thẩm thị chuẩn bị giỏ lửa (là giỏ trúc, trong có một lọ sành, bên trong để chút than củi, mặt trên có lưới sắt, mỗi người già ở phía nam đều có một cái để sưởi ấm), còn giúp hong khô quần áo mà Thẩm thị đã giặt, mà việc giặt quần áo cực kì khổ, rất lạnh, ra ngoài phải mang đôi giày thật dày, đây là đôi giày Tử Phúc mang chật, đi không vừa chân, lạch bà lạch bạch như chim cánh cụt, không ít lần suýt té ngã, trong lòng Tử Tình oán hận vô cùng, bởi vì mùa đông phía nam hay mưa, mà Tử Tình cũng không ít được mình té bao nhiêu lần rồi.
Nghe nói Tử Phúc có một đôi giày da con hoẵng, ngày mưa mang vào rất nhẹ nhàng, Tử Lộc nói là lão gia tử cho Tử Phúc, thấy Tử Phúc đến trường vào ngày mưa bất tiện, mà Tử Phúc từ nhỏ đã biểu hiện thông minh hiếu học, lấy được niềm vui của lão nhân gia, nên tặng hắn một đôi giày, mùa đông mặc vào cũng ấm áp. Chờ mình làm ra bạc, chuyện thứ nhất làm là mua một đôi giày gọn nhẹ, cho nên, liền sự nghiệp đi không bị ngã, Tử Tình muốn nhanh chóng tìm được biện pháp kiếm tiền.
Tử Tình đang phát sầu việc tìm biện pháp thì Tử Lộc đến, nói muốn đi chợ phiên, hai người lôi kéo Tử Phúc, ba huynh muội cùng đi, Tử Tình phát hiện có nhiều người bán hàng tết, các loại quả vỏ cứng ít nước, hoa, hạt dưa, táo, nhãn, đào, còn có thịt khô, vịt muối, gà muối, cùng với các loại món ăn thôn quê, nhưng không có lạp xưởng, chắc người nơi này còn chưa biết phương pháp xử lý ruột. Còn có người bán hoa vải, lụa màu, pháo, Tử Tình vẫn cảm thấy thiếu cái gì, dạo qua một vòng, thì ra không thấy bán câu đối, đèn lồng màu đỏ.
"Đại ca, sao không thấy bán câu đối?" Tử Tình hỏi.
"Nha đầu ngốc, người đọc sách đều thanh cao, các hiệu sách bỏ tiền mời người viết xong, sau đó mới bán, chúng ta ở trấn nhỏ, không có hiệu sách, muốn mua thì đến An Châu mua. Nếu không thì mời người đọc sách trong thôn viết, ngươi quên à, hàng năm cha đều giúp người khác viết không ít mà!" Tử Phúc nói.
Trong lòng Tử Tình bỗng có ý định: "Đại ca, ca có muốn giúp nhà mình kiếm chút tiền không." Anh mắt Tử Phúc sáng lên, tất nhiên là muốn.
Về nhà, Tử Tình chạy đến phòng Thẩm thị: "Nương có Tình nhi mượn một trăm văn tiền được không? Con cam đoan sẽ trả cho nương."
"Một trăm văn? Nhiều vậy, con muốn làm gì?"
"Nương cứ cho con mượn đi, ca ca nói muốn bán câu đối, nhưng không có tiền mua giấy đỏ, hắn không dám tới mượn nương."
"Khẳng định là con khuyến khích đại ca chứ gì, đại ca con viết câu đối được không đã?"
"Có phụ thân ở đây nữa mà, nương yên tâm, con bảo đảm sẽ trả lại cho nương."
"Nói không lại con mà, gọi đại ca con tới đây." Thẩm thị lấy một chuỗi tiền trong rương ra. Tử Tình nói nhỏ vài câu với Tử Phúc, rồi kéo hắn vào, Thẩm thị dặn dò, sau đó giao tiền cho Tử Phúc, Tử Tình kéo Tử Phúc đi thẳng đến tiểu tạp hoá gần đó.
"Tình Tình, sao muội lại lấy ca ca làm bia đỡ tên hả. Nhưng muội lại mượn được 100 văn tiền của nương, làm ta phải nhìn muội với cặp mắt khác xưa đấy." Tử Phúc nói
"Nương nể mặt huynh mới cho mượn đấy, với lại ta đã hứa với nương là sẽ trả tiền lại mà. Ca, ca nghĩ đi, ca nhanh viết câu đối đi, sắp đến tết rồi."
Hai người tới tạp hoá, Tử Tình mới biết được giá giấy ở cổ đại trang không rẻ chút nào, một tờ giấy đỏ lại mất hẳn mười văn tiền, tương đương với hai cân lúa, mà một tờ giấy chỉ viết được 2 câu đối mà thôi.
"Lão bản (ông chủ), có thể giảm chút không, ta mua nhiều lắm đấy." Tử Tình hỏi.
"Thật sự không thể giảm được, nhưng bên này có loại chỉ 5 văn 1 tờ, chỉ là có vài chỗ hơi rách, nhưng một tờ viết 2 câu đối vẫn được. Các ngươi nhìn xem rồi thương lượng."
Tử Tình cùng Tử Phúc mở tập giấy đỏ bị hỏng ra nhìn, vẫn viết được hai câu đối, còn không thì viết ra được vài chữ 'phúc', hai huynh muội chọn hai mươi tờ, Tử Tình lại kì kèo lão bản tặng hai bút lông hơi bị hỏng và một tờ giấy thường, rồi về nhà, đem mọi thứ bỏ vào phòng Tử Phúc, Tử Tình muốn lấy giấy, Tử Phúc lại không dám để nàng viết thử, sợ làm hỏng.
"Đại ca, ca đừng keo kiệt thế, lấy một tờ ra viết thử, nếu được thì ca viết luôn, tiết kiệm được mớ thời gian đó."
"Tiểu nha đầu, muội thông minh đó, ca ca nghe ngươi. Nhưng mà chúng ta viết cái gì đây?"
"Viết cái gì vui vẻ chút, nếu không biết thì ca đi hỏi cha, hoặc tìm trong sách có không?"
Tử Tình bắt đầu xem sách trên giá, lúc này có thể thoải mái đọc sách, dù sao mấy ngày nay Tử Phúc cũng dạy nàng hơn một trăm chữ, tuy rằng viết không được đẹp, cũng may Tử Tình không yêu cầu quá cao, một nha đầu ở nông thôn thì đừng làm tài nữ. Tử Tình tìm được một quyển 《Phong tục Đại Hạ》, Tử Tình mở ra, bên trong có câu đối, đố đèn, các tên núi lớn, thắng địa Phật giáo đạo giáo, thậm chí còn có đồ ăn các nơi, gieo trồng cây nông nghiệp. Tử Tình cảm thấy đây là một quyển sách rất hữu dụng.
Đang định viết thì Tăng Thụy Tường vào: "Nghe nương các con bảo hai đứa định bán câu đối, Phúc nhi, con cảm thấy chữ mình có thể viết câu đối không?"
Tử Phúc vừa nghe, vẻ mặt xấu hổ, Tử Tình vội vàng cướp lời: "Phụ thân, đại ca cũng không tính toán tự mình viết, đại ca đang bày giấy bút thôi ạ, chúng con chuẩn bị tốt rồi nhờ phụ thân viết. Con và đại ca, nhị ca phụ trách bán."
Có lẽ Tăng Thụy Tường cảm thấy trong nhà có nhiều nơi cần dùng tiền, nên rất vui khi các con biết chuyện, cho nên thống khoái, cầm lấy bút, Tử Tình thật may mắn khi phụ thân không phải là một người quá cổ hủ. Dưới sự trợ giúp của phụ thân, trước trời tối liền viết xong 28 câu đối, Tử Phúc đem chỗ giấy còn lại cắt thành hình thoi, viết chữ "Phúc" lên, số giấy hơi dài thì viết "Mở cửa đại cát ", "Lục súc thịnh vượng" (tức 6 con vật nuôi thân thiết ở nhà là ngựa, bò, dê, gà, chó, lợn )
.
Sau khi ăn xong điểm tâm, Tử Tình vội vàng lấy cái rổ bỏ câu đối vào, Tử Phúc cầm một bó rơm nhỏ, gọi Tử Lộc ra ngoài, đến chơ phiên tìm chỗ náo nhiệt nhất, Tử Phúc rải rơm, đắt câu đối lên, rất nhanh đã có người đến hỏi. Lúc trước Tăng Thụy Tường đã hỏi qua hiệu sách, câu đối đều bán mười văn tiền một bộ, bọn họ chỉ cần bán 8 văn hoặc 9 văn là được. Mọi người thấy ba tiểu hài tử bán câu đối, thấy mới mẻ nên bảy miệng tám lời nghị luận.
Chương 12: Tìm được đường tiền tài ( 2 )
Tử Tình nhìn hai vị ca ca, muốn hai người bọn họ mở miệng cũng khó, đành phải tự mình thét to: "Bán câu đối đây, 9 văn tiền một bộ, mua lớn được nhỏ, mọi người mau mua đi."
"Bé con, mua lớn được nhỏ là gì?"
"Ngươi mua một bộ câu đối để treo cửa, chúng ta sẽ tặng ngươi một thứ để treo ở nhà bếp, còn tặng thêm một chữ phúc nữa." Tử Tình giải thích.
"Bé con, ngươi đọc xem ở đây viết những thứ gì, đọc được thì ta sẽ chọn một cái." Mọi người cười to.
May là Tử Tình biết chữ, giờ bắt đầu có công dụng, nàng to giọng: "Trời đất mừng xuân người tăng thọ, xuân vui đầy túi người vui đầy tài, bốn mùa Trường An." "Trong ngoài bình an vận may đến, gia đình vui vẻ tiền của dồi dào, ngôi sao may mắn chiếu sáng." "Xuân về cỏ cây đua nở, nhà cửa phúc lộc bốn mùa an, cái tết vủi vẻ. . ." (TT^TT, đây là nghĩa của mấy câu chúc thôi nhé, ta đã cố cho nó thành thơ, cơ mà đọc ngang như cua ý)
"Con bé đọc thật dễ nghe, vừa biết bán hàng, vừa biết chữ, không sai, không sai, chữ cũng đẹp. Chọn một bộ cho ta đi."
Bắt đầu có người mua, mà thứ Tử Tình bán là độc nhất, người nông dân nghèo khổ, trong dịp tết cũng nguyện ý mua bộ câu đối, gửi gắm niềm tin và chờ đợi của bọn họ với tương lai. Cho nên chỉ tầm nửa canh giờ, Tử Tình đã bán hết hai mươi tám câu đối, trận chiến mở màn thắng lợi, làm Tử Phúc, Tử Lộc rất hưng phấn, nhà cũng không về, trực tiếp đi đến tạp hoá, lúc này bọn họ mua hai mươi tờ giấy đỏ tốt, đem tiền thừa mua thêm mười lăm giấy đỏ bị hỏng, lúc này không cần mở miệng thì lão bản đã vui tươi hớn hở tặng hẳn hai cây bút hơi cong, cộng thêm một ít mực và một cái nghiên mực bị sứt.
Ba người cười hì hì vào phòng Thẩm thị, Tử Lộc cướp công báo cáo với Thẩm thị, Thẩm thị vui vẻ, sờ sờ ba cái đầu bọn họ, cổ vũ vài câu.
"Nương, phụ thân đâu?"
"Cha ngươi cùng ông nội đi tìm thợ mộc rồi, làm chút đồ gỗ."
Ba người lại đến phòng Tử Phúc, cất giấy bút, đành phải chờ Tăng Thụy Tường có thời gian rãnh lại viết. Sau đó, Tử Phúc kéo Tử Lộc sang chỗ Điền thị làm việc.
Dưới sự giúp đỡ của Tăng Thụy Tường, đến chợ phiên ngày mười tám ngày bán xong câu đối, huynh muội bọn họ đã kiếm được hơn một ngàn văn tiền, đương nhiên bọn họ sẽ không cầm tiền về nhà, mà tiếp tục mua giấy đỏ.
Chờ bọn hắn về nhà, còn chưa kịp báo tin này cho Tăng Thụy Tường và Thẩm thị, phát hiện trong nhà có khách, nguyên lai ngày mười tám tiểu tứ đầy tháng, đại cữu nương Hứa thị cùng Nhị cữu nương Triệu thị đều đến, đang nói chuyện với Thẩm thị, Tử Phúc cầm thịt và trứng gà mà Hứa thị, Triệu thị mang đến, đoàn người đến phòng trước. Phòng trước cũng có không ít khách, khủng bố nhất là cả một nhà đại cô Xuân Ngọc đều tới, lúc này Xuân Ngọc đã có năm đứa nhỏ, ban nam hai nữ, tên của ba đứa con tria rất buồn cười: Đại Mao, Nhị Mao, Tam Mao, con gái bé nhất chỉ khoảng 1 tuổi, đi còn chưa vững. Ăn cơm, con nít ngồi một bàn, Tử Tình lần đầu tiên thấy đồ ăn có chút thịt, chiếc đũa vừa vươn đi, ba cái Mao kia đã gió cuốn mây tan chia nhau đồ thịt, Tử Tình nhìn Tử Phúc, Tử Lộc, phát hiện Tử Phúc rất lạnh nhạt, Tử Lộc tức giận, phỏng chừng lúc trước cũng là loại này, thấy nhưng không thể trách. Tử Tình còn phát hiện, ăn xong cơm trưa, Tử Phúc chạy nhanh về phía sau, khóa phòng mình lại.
Hứa thị và Triệu thị ăn xong cơm trưa thì rời đi, định mời Thẩm thị qua nhà chơi mấy ngày, nhưng Thẩm thị nói đã cuối năm rồi, có nhiều chuyện phải làm nên không đi, chờ năm sau rãnh rỗi.
Một nhà Xuân Ngọc còn ở lại, lúc ăn cơm chiều nghe Xuân Ngọc nói với Điền thị rằng mình khổ quá, trong nhà có nhiều đứa nhỏ, ruộng đất lại ít, đứa nhỏ cả cơm cũng ăn không đủ no, đừng nói đến chuyện có quần áo mới mừng tết. Tử Tình nghe xong âm thầm kinh bỉ, nhà mình cũng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Bà nghe xong, bỗng kêu Tử Phúc lại.
Tử Tình nghe bà hỏi: "Tử Phúc, nghe nói các ngươi bán câu đối, kiếm được nhiêu tiền?"
"Thưa bà, cũng không kiếm được nhiêu, là nương thấy sắp tết mà quần áo đệ đệ muội muội đều cũ nát cả, muốn kiếm mấy văn tiền mua bộ áo bông mới cho bọn nó." Tử Phúc đáp.
Điền thị nghe xong, vẻ mặt không vui: "Kiếm tiền không được còn muốn gì, đã vài năm bà cũng không mặc quần áo mới."
"Dạ, nếu con kiếm tiền được sẽ mua vải cho ông bà. Tử Phúc đã suy nghĩ điều này trước rồi." Điền thị nghe vậy, vẻ mặt mới hơi vui.
Cơm nước xong, Tử Phúc ôm tiểu đệ, Thẩm thị thì rửa chén, Tử Tình kêu Tử Lộc cùng nhau giúp mẫu thân thu dọn, Điền thị và Tăng lão nhân thương lượng để gia đình Xuân Ngọc ở lại thế nào. Tử Tình không có hứng thú nghe mấy thứ này, nàng đang nghĩ lần này mua giấy đỏ tương đối nhiều, hôm sau đã gần giao thừa, chắc Tăng Thụy Tường phải thức đêm để viết.
Ai ngờ, bắt đầu từ hôm nay, nhiệm vụ của Tử Tình là trông coi tiểu đệ, bởi vì Thẩm thị hết cữ, không thể ở miết trong phòng, Thẩm thị có rất nhiều chuyện phải làm: nấu cơm, cho heo gà ăn, rửa chén, có khi còn nấu nước, Thẩm thị cùng Chu thị chia nhau làm, vì Thẩm thị nghỉ ngơi một tháng, nên hiện tại chủ động làm nhiều hơn, không có thời gian rãnh. Cũng may gia đình Xuân Ngọc rời đi vào ngày thứ hai. Tử Tình ở nhà coi hai đệ đệ, Tử Phúc và Tử Lộc đi bán câu đối .
Xế trưa, Tử Phúc mua giấy đỏ trở về, nói chợ phiên đã có người bán câu đối, nhưng vì hôm nay là chợ phiên nên vẫn bán hết, chắc về sau sẽ bán không dễ dàng.
Tử Tình nghĩ nghĩ: "Không có việc gì, đại ca, về sau chúng ta không bán thứ này nữa, dù sao nơi này gần An Châu phủ, hiện tại là thời điểm cuối năm, nhà bác chồng sẽ đánh xe đi An Châu mua hàng tết, ca và nhị ca đi với bọn họ, rồi cùng về, người trong thành nhiều, thị trường bán đồ chắc chắn sẽ rộng lớn hơn ở đây."
Tử Phúc nghe xong, khen Tử Tình một câu, rồi muốn đi tìm Thẩm thị thương lượng, vừa khéo Thẩm thị đang định vào thành mua mấy khối vải, làm quần áo tết cho bọn nhỏ. Bọn họ thương lượng ngày hai mươi ba sẽ đi, thứ nhất là Tăng Thụy Tường viết xong câu đối cũng phải mấy ngày, thứ hai là ngày 24 giỗ, trong nhà rất bận, đi không được. Ngày 22 có chợ phiên, Tử Phúc và Tử Lộc vẫn đến đó, Tử Phúc nghĩ có thể bán được bao nhiêu thì bán, không được một trăm bộ, Tử Phúc vẫn vui mừng, lại mua giấy đỏ về.
Ngày 23, Thẩm thị ôm Tử Hỉ, mang theo Tử Phúc, Tử Lộc đi vào thành, Tử Tình thì ở nhà trông Tử Thọ, Tăng Thụy Tường nhờ đường đệ (em họ) vào núi đốn củi, Tử Tình dắt Tử Thọ đến bên bãi đất trống gần hồ để phơi nắng, chơi đá cầu, nhảy ô, ném bao cát với các người bạn nhỏ mới quen, gần giữa trưa, Tử Tình thấy xe lừa nhà bác chồng về, liền kéo đệ đệ chạy theo.
Chương 13: 5 lượng bạc .
"Đại ca, sao rồi? Bán được không?" Tử Tình sốt ruột muốn biết chủ ý của mình ra sao?
"Nương, nương xem đi, con nói đúng mà, về nhà muội muội nhất định sẽ hỏi chuyện này đầu tiên. Tình Tình á, là một con nhóc tham tiền." Tử Phúc trêu ghẹo nói.
"Chán ghét, ghét đại ca nhất. Nương, nương xem, đại ca chỉ biết khi dễ con." Tử lắc lắc thân mình, cầm lấy góc áo Thẩm thị, không biết mình đang làm nũng.
"Được rồi, không giỡn muội nữa, hôm nay đại ca và nhị ca của ngươi bán hết câu đối, trong thành nhiều người lắm, làm hàng tết, bán hàng tết, bán đồ ăn, mua đồ ăn, chậc chậc (tiếng tặc lưỡi), cực kì náo nhiệt. Lần sau đại ca sẽ mang ngươi đi, lần này đại ca mua giấy ở trong thành, rẻ hơn ở trấn ta một văn tiền, ta dùng ba ngàn tiền đồng kiếm được đổi hết thành giấy mực, sau lần này sẽ không bán nữa." Tử Phúc sờ sờ đầu Tử Tình, nói.
Vào nhà, Thẩm thị lấy vải dệt mới mua ra, Tử Tình là một khối vải bông đỏ thẫm in hoa, mua cho các con trai màu xanh, Điền thị một khối vải màu đỏ sậm, Tăng lão gia tử là màu xanh thẫm, còn Tăng Thụy Tường cùng Thẩm thị thì không có, Tử Tình thấy trong lòng đau xót.
Thẩm thị bảo Tử Phúc đưa vải dệt cho lão gia tử và Điền thị. "Cứ bảo đây là tiền các ngươi bán câu đối, hiếu kính ông bà." Tử Tình vội đuổi theo.
Điền thị nhìn thấy Tử Phúc đưa vải dệt tới, cười như hoa, vội tiếp nhận, nói: "Tôn tử (cháu trai) thật có hiếu, nhỏ như vậy đã biết kiếm tiền, còn nhớ thương tới ông bà, nói bà biết ngươi kiếm được nhiêu tiền?"
"Bà, không bao nhiêu cả, chỉ đủ mua cho đệ đệ muội muội một ít vải làm quần áo mừng tết, đã tiêu hết cả rồi." Tử Tình thấy đại ca nói dối mà mắt cũng không chớp, không ngờ đại ca còn tuổi nhỏ mà đã biết xem người.
"Tử Phúc, sao không mua thứ gì cho tiểu cô? Tiểu cô đối xử với ngươi không tốt à?" Thu Ngọc thấy Tử Phúc tay không, vội vàng hỏi.
Tử Phúc nghe xong, mặt hơi bối rối, đang muốn nói cái gì thì lão gia tử cùng Tăng Thụy Khánh vào, gần hết năm, cho nên Tăng Thụy Khánh nghỉ phép về nhà mừng năm mới, gặp lão gia tử ở phố nên về với nhau.
Điền thị đem vải dệt khoe khoang với lão gia tử, lại khen Tử Phúc biết hiếu kính, đang nói, Chu thị dẫn Tử Bình đi đến, lão gia tử đương nhiên cao hứng, vốn hắn đã coi trọng đứa cháu trưởng tôn này, trong lòng càng tự hào, nhưng sắc mặt Tăng Thụy Khánh và Chu thị xấu lại.
Cũng vào lúc này, Tử Bình hỏi: "Sao còn chưa ăn cơm, ta đều chết đói rồi."
"Ăn ăn ăn, ngươi là đồ thùng cơm, chỉ biết ăn, nhìn xem, người ta nhỏ như vậy đã biết nhiều chuyện, suốt ngày chẳng làm việc gì, chỉ biết kiếm tiền riêng cho gia đình mình thôi. Còn ngươi cũng giống nương, suốt ngày làm hết việc này việc nọ, không ai khen lấy một câu. Cha, nương, tính ra thì chúng ta còn chưa ở riêng, Tử Phúc kiếm được tiền cũng phải góp chung chứ?" Lời Chu thị nói làm hai ông bà đang chìm trong vui vẻ sửng sốt, nửa ngày cũng không phản ứng.
Tử Tình đẩy đẩy Tử Phúc, Tử Phúc vội tiếp lời: "Đại nương, ta kiếm được không bao nhiêu, mà hôm nay cũng tiêu hết rồi, vì nương thấy đệ đệ muội muội quần áo đều rách nát, mà tiền thì không có, nên chúng ta đành cố gắng kiếm một ít."
"Đúng vậy, mấy đứa nhỏ tự ý thì làm được ra bao nhiêu." Điền thị cuối cùng phản ứng lại .
"Được rồi, ầm ĩ cái gì mà ầm ĩ, ăn cơm. Đừng đỏ mắt (tức giận) người khác có quần áo mới mặc, lần này ta trở về cũng mua vải cho mẹ con ngươi, tết cũng có quần áo mới." lời nói của Tăng Thụy Khánh khiến bữa cơm trưa tiến hành trong im lặng.
Hôm sau là ngày 24, Thẩm thị rất bận rộn, sáng sớm thì giết gà, làm điểm tâm, còn giúp Chu thị làm các loại bánh gạo ngọt, có chiên, có hấp, đuổi hết trẻ con ra ngoài, sợ ăn vụng. Làm xong phải cúng ông táo, cúng xong, lão gia tử lại đi cúng tổ tông. Cuối cùng, Điền thị phân cho mỗi đứa một cái, còn lại thì giấu đi, không biết cất để làm gì .
Cả ngày này Tăng Thụy Tường ngồi trong phòng Tử Phúc viết câu đối. Tử Phúc nói muốn bán ở chợ phiên vào ngày 25, còn lại thì đến ngày 26 đi An Châu thành bán, hết đợt này sẽ ngừng bán, giúp việc trong nhà.
Sáng sớm ngày 26, Tử Tình còn trong giấc mộng đã bị Tử Phúc đánh thức, bởi vì tối hôm trước, Tử Tình phải mè nheo đủ kiểu, làm Thẩm thị đồng ý để nàng cùng Tử Phúc đến trong thành, còn Tử Lộc coi Tử Hỉ, cũng may là xe nhà bác chồng, nếu không Thẩm thị thật sự sẽ không đồng ý.
Trong sự buồn ngủ ríu cả mắt, thì nghe có người bảo là đến nơi, Tử Tình nhìn cửa thành cao cao trước mặt, giống cổ thành trên TV, sau khi vào thành, hai bên ngã tư phần lớn là nhà trệt, còn cửa hàng buôn bán thì có hai tầng, thị trường rau quả bán ở ngã tư, người bên trong đông đảo, ồn ào, Tiêu Phúc Sinh đưa bọn họ đến chỗ này, hẹn thời gian cùng địa điểm quay về, rồi đi làm việc của bọn họ.
Tử Phúc vô cùng quen thuộc dẫn dắt Tử Tình bày quán, hôm nay cầm theo sáu trăm câu đối, chắc phải mất nhiều thời gian, Tử Tình muốn tự mình đi dạo xem có cái cây nông nghiệp nào mới mẻ không, dù sao qua năm nhà mình sẽ ở riêng, nên phải tính toán xem nên trồng lại cây nào. Tử Phúc không đồng ý để một mình nàng đi dạo. Tử Tình đành phải thét to rao hàng, như vậy mới bán được nhanh hơn, bán xong thì mới có thời gian làm việc khác. Vất vả lắm mới được đến An Châu, không được để tay không trở về.
Mọi người thấy một tiểu cô nương năm sáu tuổi thét to, cầm một túi xách đơn giản, quần áo trên người tuy cũ nhưng sạch sẽ, giọng tiểu cô nương dễ thương, ngọt ngào, không chút luống cuống, nên mọi người ngạc nhiên, lập tức có không ít người đi lại, thấy Tử Tình đưa câu đối đến, không nhẫn tâm từ chối, thế nên bán câu đối rất nhanh, Tử Phúc thì lấy tiền, hai người phối hợp ăn ý, hơn một canh giờ đã bán hết.
Tử Tình thấy túi vải Tử Phúc đựng tiền đồng rất nặng, liền đem túi vải đặt vào sọt, trong sọt cũng có không ít tiền đồng, Tử Phúc lại nhặt chút cỏ đắp lên, hai người cố sức nâng, Tử Phúc nói tìm một ngân hàng tư nhân gần đây đổi thành bạc, cũng may có một ngân hàng, hai người đếm tiền đồng nửa ngày, Tử Tình chỉ phụ trách đếm tới mười, nhớ tới một lời kịch kinh điển: "Tới bây giờ Vương lão ngũ ta đều không thấy được nhiều tiền như vậy." Đây là lần đầu tiên Tử Tình ra tay, kiếm được một thùng tiền, rất vui vẻ.
Nhanh chóng đếm được năm ngàn văn, đổi thành năm nén bạc, Tử Tình rất cẩn thận dấu dưới lớp cỏ trong sọt. Tử Phúc không dám đi ngã tư nữa, dù sao, đối với hai tiểu hài tử mà nói, năm lượng bạc là một con số cực kì lớn. Tử Tình nhìn thấy bên cạnh có một tạp hoá lớn, liền kéo ca ca đi vào.
Chương 14: Tài nhỏ được trọng dụng
"Lão bản, chỗ ngươi có loại mầm móng (giống) mới nào không?" Tử Tình hỏi.
Lão bản thấy là hai tiểu hài tử, còn tưởng rằng đang giỡn: "Đi đi, đến chỗ khác mà chơi, đừng đứng chắn cửa nhà ta."
Tử Phúc nhanh chóng nói: "Lão bản, chúng ta thật sự là muốn mua mầm móng, không phải đùa ngươi, ngươi để chúng ta xem có loại mầm móng nào mới không đã."
Lúc này lão bản mới cẩn thận đánh giá Tử Phúc một cái, rồi hắn dẫn hai người đến một nơi trong nhà. Mỗi cái thùng gỗ nhỏ đều để một loại cây giống, bên ngoài còn dùng bút lông ghi tên, Tử Tình nhìn một lượt: "Nhà bà cũng có mấy loại mầm móng này."
Tử Phúc nghe xong, nói: "Mua thêm đi, lỡ mầm móng không đủ, mà khẳng định là đại nương cũng muốn, nương không tranh nổi nàng đâu."
Vì thế Tử Tình chọn một chút mầm móng ngắn hạn như cải thìa, dưa chuột, dây mướp, bí đao, mướp đắng, bí đỏ, rau muống, mấy loại mầm móng này giá rẻ, Tử Tình mua mỗi loại một ít, lại không mua hạt tiêu, thời tiết ở đây ẩm ướt, mà hạt tiêu cũng được trồng phổ biến, về nhà xin bà một ít ăn là đủ. Tử Tình ngoài ý muốn phát hiện có chút hạt dưa hấu tử, lão bản nói đây là một loại hoa quả quý hiếm, loại này được Đông gia lấy từ kinh thành đến, muốn trồng thử, còn mầm móng thừa thì bán để lấy chút tiền lời. Người ở đây trồng rất ít, mà mỗi cân dưa hấu bán được hơn mười văn tiền một cân.
Tử Tình vừa nghe, đã vui vẻ, kiếp trước: lúc ở nông thôn, không ít lần giúp ông bà trồng dưa hấu. Tử Tình gói tất cả hạt dưa hấu lại, càng làm Tử Tình vui sướng là phát hiện ở góc tường có một đống khoai tây, lão bản nói đây là dương khoai, được trồng khá nhiều ở nơi gần biển, nghe nói sản lượng rất cao,mà người ở An Châu phủ gieo trồng không nhiều. Tử Tình vừa hỏi giá, 5 văn tiền một cân, Tử Tình cắn răng lấy hết, làm lão bản cao hứng, không ngờ hai cái hài tử lại lấy tất cả hàng tồn lâu rồi. Đi một chuyến, Tử Tình tiêu cũng tầm hai trăm văn.
Về nhà, Tử Tình kéo Thẩm thị vào phòng, cẩn thận sờ soạng nén bạc, nhìn đi nhìn lại, chỉ còn chưa cắn thử thôi, mới lưu luyến không rời giao cho Thẩm thị, làm Thẩm thị cùng Tử Phúc cười to: "Đúng là tham tiền. Mắt còn không rời khỏi tiền kìa."
Thẩm thị cất bạc, lại ra ngoài làm việc, Tử Lộc ôm Tử Hỉ tiến vào, để Tử Hỉ lên giường, ba người Tử Tình, Tử Lộc cùng Tử Phúc bắt đầu kiểm kê tiền thừa, lúc này, bên ngoài truyền đến một trận ồn ào.
Tử Tình đứng ở cửa sau nghe, thì ra Từng thị (bác chồng của Tử Tình) đang mắng con của Bành thị, Bành thị nghe thấy, hai người mắng qua lại, dù sao Từng thị không có người làm chỗ dựa, bên người lại không có con ruột, Tiền tài trong nhà đều nằm trong tay đứa con lớn nhất của Bành thị, cho nên Bành Thị không e sợ Từng thị, một ngày ầm ĩ nhỏ, ba ngày ầm ĩ lớn.
Tuy Tử Tình rất đồng tình Từng thị, nhưng lực bất tòng tâm (có lòng mà không có sức). Chỉ có thể thường xuyên trò chuyện cùng bà. Mà nàng cũng không ra ngoài, trở về phòng cùng Tử Phúc, Tử Lộc thanh lý nốt số tiền đồng còn lại, hôm qua Tử Phúc bán được hai trăm câu đối, cứ một trăm văn, đại ca lại để sang một bên, Tử Tình dùng dây thừng nhỏ tết bằng sợi bông xâu lại, không ngờ có tới 26 xâu, trừ đi số tiền mua mầm móng, lần này bán câu đối được hơn 7 lượng bạc, lúc Tử Tình giao hết tiền lại cho Thẩm thị thì Thẩm thị bỗng dưng khóc. Thẩm thị vừa khóc, ánh mắt Tử Phúc, Tử Lộc cùng Tử Tình cũng đỏ, Tử Tình cũng không biết an ủi Thẩm thị thế nào, thì Tăng Thụy Tường vào.
"Có chuyện gì xảy ra hả?" Tăng Thụy Tường thấy bốn người đang rơi lệ, liền hoảng.
"Không có gì, ta cao hứng (vui vẻ), bọn nhỏ rất hiểu chuyện, ta vui, cha bọn nhỏ à, ngươi đoán bọn nhỏ kiếm được bao nhiêu tiền?" Thẩm thị lau nước mắt, mỉm cười hỏi.
"Bao nhiêu? Được 5 lượng không?"
"Cha bọn nhỏ à, tổng cộng hơn 7 lượng, bọn nhỏ còn mua mầm móng để đầu xuân trồng. Ngươi thấy chúng ta có thêm 7 lượng này có đủ để xây nhà không? Nếu để bọn nhỏ ở nhà gỗ, mà qua năm mới trời vẫn rất lạnh ."
Phụ thân trầm ngâm một hồi, nói: "Muốn xây một căn nhà có 6 phòng lớn thì vẫn thiếu, 4 gian thì cũng tạm, ngươi để ta cẩn thận suy nghĩ, xem xây được mấy phòng, rồi quyết định sau."
Tử Tình nghe vậy, nghĩ tới giấc mộng của mình, ngôi nhà phương bắc –tứ hợp viện (*), làm một nửa là được! Nhưng không có cách nào mở miệng, đành phải đem chủ ý đánh lên người Tử Phúc. "Đại ca, cái hôm viết câu đối ca có thấy quyển Phong Tục không, trong đó cái gì cũng có nhỉ, ca tìm xem có kiến trúc nhà cửa nào hợp với gia đình mình không nha?"
Chờ cơm nước buổi chiều xong, Tử Phúc vẫn còn ôm sách vở nghiên cứu, Tử Tình lò đầu vô xem, thấy Tử Phúc đang lật quyển kinh đô bản triều, thì ra triều đại này gọi là Phong triều, thủ đô là Nâng kinh, kiến trúc đúng là tứ hợp viện, không biết lịch sử lại rẽ đường chỗ nào.
Tử Phúc quả nhiên không cô phụ tâm nguyện của Tử Tình, cầm sách tìm Tăng Thụy Tường tham khảo, Tử Tình cũng đi theo, vừa vặn cả nhà đều ở, Tử Phúc đem ý tưởng nói một lần: "Cha, nương, chúng ta người nhiều, mà bây giờ có tính chúng ta ở trong 6 gian phòng thì sau này cũng không đủ chỗ khi chúng con trưởng thành. Con thấy loại nhà tứ hợp viện rất tốt, có nhà giữa, có sương phòng, còn có sân, thích hợp với gia dình nhiều người như chúng ta. Chúng ta xây sương phòng (phòng ngủ) trước, tương lai có tiền thì xây thêm, như vậy thì bên trái và phải sương phòng đều có thể xây thêm cho người ở, cũng có thể làm nhà bếp hoặc nhà kho."
Tăng Thụy Tường nói hắn từng đi phương Bắc, đã ở căn nhà như vậy, cảm thấy ánh sáng hứng được nhiều hơn so với bây giờ, nhưng mà ở đây chưa ai xây nhà kiểu này, chỉ sợ có người nhiều lời, hắn sẽ cân nhắc.
Càng tới gần cuối năm, người lớn càng bận rộn. Lão gia tử cùng Điền thị dẫn Tăng Thụy Khánh và Hạ Ngọc, Thu Ngọc vội vàng đặt mua hàng tết, Chu thị Thẩm thị quét dọn phòng ở, sắp xếp đồ đạc, ước chừng nên đãi khách đầu năm món gì, và chuẩn bị bàn tiệc rượu mồng một tết cho Tử Hỉ gi tên bào gia phả. Tóm lại, Thẩm thị rất bận, thời gian cho con bú cũng không có, cả việc may quần áo cho con cũng làm vào buổi tối.
Con nít thì lại rãnh rỗi hơn, không phải đi nhặt củi, Tử Tình dùng lông gà đẹp nhất làm quả cầu, không có việc gì thì chạy đến bãi đất trống gần song chơi đá cầu với mấy người bạn, chơi đùa quên ngày tháng. Mãi đến khi Tử Thọ hỏi, mới nhớ tới chuyện mấy ngày chưa bắt sâu cho gà con, chỉ cho chúng nó ăn vài miếng thức ăn thừa trộn với rau, lúc này Tử Phúc, Tử Lộc cũng rãnh, vừa vặn có thể sai đi bắt sâu.
Tử Phúc nghe xong, nghi ngờ: "Tình nhi, ngươi nghe ai nói bắt sâu cho gà ăn vậy? Sao ta cứ cảm thấy từ sau khi ngươi hết bệnh lại thông minh hơn nhiều."
"Đại ca, ngươi không thấy lúc bà cùng đại nương nhặt rau mà thấy sâu, đều ném lên đất, gà tranh nhau ăn. Tranh nhau thứ gì thì khảng định đó là thứ tốt, ngươi thấy hình dáng bọn Đại Mao ăn thịt là biết mà. Với lại chúng ta không có thóc cho gà ăn."
Tử Phúc nghe xong, cười haha, chắc là nhớ đến bọn Đại Mao cướp thịt, sau lại vội dặn dò Tử Tình không được nói vậy khi ra ngoài.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...