Ba người bà Diêu rốt cuộc vẫn đi Thái Lan du lịch.
Tết đến là thời điểm, mọi người được nghỉ xả ngơi, kinh doanh vận tải cũng không ngoại lệ. Ba tháng cuối năm cũ còn kiếm được nhiều tiền hơn
thu nhập của nửa năm, cô họ cắn răng gói ghém quần áo dẫn ông xã và con
gái đi Thái Lan. Tưởng Nã cũng góp sức một lần nữa, bao tiền vé máy bay
cho gia đình cô họ.
Nhân viên trong công ty vận chuyển hàng hóa đến từ các vùng miền khác nhau, sau bữa cơm tất niên, phần lớn đều trở về quê. Tưởng Nã gửi mỗi
người mٴ phong bao lì xì cho phép họ lái xe của công ty về quê. Ở cốp
sau xe toàn là quà Tết, trông hệt như áo gấm về làng.
Sau khi Tưởng Nã hoàn tất công việc trong công ty, anh dẫn Diêu Ngạn đi Lô Xuyên.
Quê của Hứa Châu Vi ở một thôn nhỏ thuộc vùng núi Lô Xuyên. Những năm gần đây chính phủ bỏ tiền bỏ sức, san bằng sửa chữa đường núi gập
ghềnh, xe cộ đi lại cũng thuận tiện hơn.
Tưởng Nã giới thiệu với Diêu Ngạn về Lô Xuyên. Khi đến nhà họ Hứa,
trời đã nhá nhem tối. Họ đặt quà Tết xuống, nói dối bà Hứa là Hứa Châu
Vi bận đi làm ăn xa. Bà Hứa thấy con trai được trọng dụng, dĩ nhiên rất
vui mừng.
Họ gửi tiền cho bà Hứa rồi chạy xe đến khách sạn trên thị trấn nghỉ ngơi, dự định ngày mai đi viếng mộ.
Diêu Ngạn ngồi khoanh chân trên giường lau tóc, cô hỏi Tưởng Nã: “Sau khi đến chỗ của mẹ Tưởng Nam, anh muốn đến chỗ bố mẹ anh không?”.
Tưởng Nã đứng cạnh cửa sổ hút thuốc, khói thuốc bay lượn lờ trong
phòng, anh thản nhiên nói: “Không cần. Đến chỗ cô Tưởng xong, chúng ta
trở về!”.
Tay Diêu Ngạn cứng đờ, cô bỏ khăn bông xuống, cất giọng sâu xa: “Nhưng em muốn thắp nhang cho bố chồng” .
Tưởng Nã quay người, anh cười mà như không cười nhìn cô: “Chưa gì đã
vội vã muốn gả cho anh, lại còn gọi bố chồng luôn rồi cơ à?”.
Diêu Ngạn mỉm cười, cô đáp: “Ai mặt dày gọi mẹ em là mẹ trước?”.
Tướng Nã dập điếu thuốc, bổ nhào về phía Diêu Ngạn. Diêu Ngạn tránh
không kịp, bị anh đè xuống giường. Mái tóc dài ươn ướt của cô trải lên
ga giường màu trắng, nước thấm loang lổ, mùi dầu gội thơm tho xộc vào
mũi Tưởng Nã.
Tưởng Nã cố tình giày vò Diêu Ngạn, cô chịu thua, van xin anh dừng
lại. Rất lâu sau, hai người mới thở hổn hển ngừng lại. Tưởng Nã ngửi tóc Diêu Ngạn, giọng nói đã khàn đi của anh vang lên: “Mẹ anh mất sớm, bố
anh không rảnh rỗi quan tâm đến anh. Tình cảm của anh với ông ấy không
sâu nặng. Năm ông ấy bất ngờ qua đời, anh phát hiện mình chưa từng nói
chuyện với ông ấy, hình chụp cùng ông ấy cũng chỉ có hai ba tấm. Anh rất hối hận, đáng ra ông ấy phải để anh kính trọng, hiếu thảo đã rồi hãy
đi. Nhưng ông ấy cứ như vậy ra đi. Anh gặp ông ấy lần cuối vào hôm đưa
tang, thời điểm đó anh vừa xuất ngũ. Bao năm qua, anh chưa từng đến mộ
của ông, anh cảm thấy bối rối không tự nhiên”.
Diêu Ngạn vỗ lưng anh, cô nói khẽ: “Sau này, mỗi năm chúng ta đều
tới. Năm nay, anh nói ông ấy biết, anh đã trả thù thay ông ấy, em cũng
góp một phần trong đó, được không?”.
Tưởng Nã buồn cười, anh nhoài người hôn trán cô: “Em nôn nóng muốn gả cho anh thật rồi đấy. Mỗi năm đều tới? Được, năm nào chúng ta cũng tới
đó!”.
Diêu Ngạn lạnh lùng mắng anh: “Đồ mặt dày!”.
Tưởng Nã phì cười, lột sạch áo ngủ của cô.
Tảo mộ xong, hai người về thị trấn Trung Tuyển, ru rú trong công ty
vận chuyển hàng hóa. Buổi sáng, họ đến chợ ở đầu trung lộ Lý Sơn mua
thức ăn, sau đó về nhà xem ti-vi, lên mạng. Buổi chiều, Tưởng Nã sắp xếp chuyện làm ăn trong phòng làm việc. Sau bữa cơm tối, họ cùng nhau đi
dạo. Tám chín giờ tối, họ đánh răng rửa mặt xong xuôi, leo lên giường
vừa tâm sự vừa xem ti-vi. Sau cùng họ nương theo ánh sáng mờ mờ của
ti-vi mà dính chặt lấy nhau. Ban đêm im ắng chỉ còn mỗi tiếng hít thở
lúc nhanh lúc chậm của họ.
Kỳ nghỉ Tết trôi qua, nhà họ Diêu già trẻ lớn bé từ Thái Lan về mua
quà biếu hàng xóm cũ, thuận tiện nhìn xem nhà cửa sửa chữa đến đâu rồi.
Có một hàng xóm trêu ghẹo: “Diêu Diêu của anh chị giỏi quá, mua cả
căn nhà ở phía tây thị trấn đắt đỏ, anh chị còn cần chỗ tồi tàn này làm
gì!”.
Bà Diêu nói: “Đâu có mua, là thuê thôi”.
Hàng xóm cười nói tíu tít: “Con rể mua thì không phải là mua à? Bây
giờ đi đâu tìm được một chàng rể tử tế như vậy? Đẹp trai, làm Tổng Giám
đốc, chưa kết hôn đã mua nhà cho gia đình anh chị. Diêu Diêu của anh chị nhớ nắm cho kỹ, đừng để tuột khỏi tay”.
Ông cụ hàng xóm góp lời: “Người ta vớ bở thì có. Đi đâu tìm ra một cô gái xinh xắn như Diêu Diêu”. Ông cụ nhìn bà Diêu, nói: “Sau này bé ba
kết hôn, cần phụ gì thì nói với tôi. Tôi kêu cháu tôi gọi người dẫn
chương trình của đài truyền hình nó làm đến dẫn lễ cưói, để bé ba lấy
chồng thật nở mày nở mặt!”.
Nói sao đi nữa bà Diêu cũng là người phàm trần. Nghe ông cụ nói đến
người dẫn chương trình tới dẫn lễ cưới, bà mở mày mở mặt, cười ngoác
miệng đồng ý, quên hết định kiến của bản thân đối với Tưởng Nã.
Câu chuyện này lọt tới tai Tưởng Nã đã là ba ngày sau. Thợ sửa nhà
trong ngõ do Tưởng Nã gọi tới. Sau khi báo cáo tiến độ sửa chữa với
Tưởng Nã, anh ta thuận miệng kể anh nghe những việc thú vị trong ngõ.
Đặc biệt là việc bà Diêu trò chuyện với hàng xóm, anh ta thuật lại sống
động vô cùng. Tưởng Nã nghe xong, tức tốc cho anh ta hai bình rượu ngon. Thợ sửa chữa hí hửng nhận lấy, luôn miệng chúc mừng anh.
Khi tâm trạng của Tưởng Nã tốt hiển nhiên sẽ ôn hòa với mọi người,
dịu dàng hơn nữa với Diêu Ngạn. Khi “ăn” cô, anh sẽ kiềm chế sức lực,
tiện thể bỏ qua luôn biện pháp an toàn.
Diêu Ngạn cực kỳ có ý kiến với việc này. Tưởng Nã bác bỏ ngay tức
khắc: “Có con thì cưới liền, để xem mẹ em làm sao ản đối!” Rồi anh tiếp
tục giày vò cô. Diêu Ngạn hoang mang than khổ, lén lút uống thuốc. Một
năm qua, cô chỉ uống thuốc tránh thai được hai ba lần, phần lớn thời
gian còn lại cô đều không kịp uống. Vậy nên, cô luôn cảm thấy lo sợ
không yên. Sau khi xong việc, cô vác cơ thể bải hoải đi vào phòng tắm
làm vệ sinh, thầm cầu khẩn mình đừng trúng thưởng. Cho đến khi Tưởng Nã
phát hiện…
Sự việc bắt đầu từ ba tuần trước.
Tòa nhà phía đông bị niêm phong, công ty nước giải khát cũng quạnh
quẽ suốt hai tháng. Tưởng Nã phải tìm về vài đơn hàng Tết mới cứu được
công ty. Có điều Trần Lập đã đề phòng Tưởng Nã, anh ta biết Tưởng Nã qua lại gần gũi với Thẩm Quan. Bây giờ, công ty gặp chuyện không may, anh
ta cũng đâm ra nghi ngờ Tưởng Nã. Anh ta không thể tỏ thái độ quá lộ
liễu, chỉ thu hồi từng chút một quyền lực trong tay Tưởng Nã. Cuối cùng, Tưởng Nã chủ động từ chức. Anh không còn đến công ty nước giải khát,
cũng ít xuất hiện trong tầm mắt mọi người. Dần dà mọi người cũng quên đi quan hệ của anh và Diêu Ngạn. Dù sao ngày trước cũng toàn tin đồn, khó
phân biệt thật giả, chỉ vài người trong phòng nghiên cứu mới biết tiến
triển cùa hai người họ.
Mọi việc sau đó cũng không biết bắt đầu từ đâu. Nhân viên công ty
nước giải khát rỗi rãi, tiến hành xếp hạng cho đồng nghiệp nữ. Diêu Ngạn đứng đầu, giành được danh hiệu hoa khôi nhà máy, phút chốc cô trở nên
nổi tiếng. Một công nhân rất thích Diêu Ngạn, trắng trợn theo đuổi cô.
Diêu Ngạn ngoảnh mặt làm ngơ nhưng đồng nghiệp trong tòa nhà chính thay
cô chê bai: “Không biết tự lượng sức, cóc mà đòi ăn thịt thiên nga. Mơ
mộng hão huyền!”
Diêu Ngạn chẳng thèm quan tâm nhưng sau hai lần từ chối, cô cũng thấy hơi phiền. Buổi trưa ăn cơm ở căng tin, cô than vãn vài câu, tình cờ
lọt đến tai đồng nghiệp nam làm bên phòng ngoại thương.
Đồng nghiệp nam đó là người lúc trước chuyển từ tòa nhà phía đông
sang tòa nhà chính, cũng từng đi hội chợ Canton công tác với Diêu Ngạn.
Diện mạo và nhân phẩm của anh ta không tồi, nhiều đồng nghiệp nữ độc
thân trong công ty rất yêu mến anh ta. Ngờ đâu trái tim anh ta đã dành
trọn cho Diêu Ngạn từ lâu. Nghe cô phàn nàn, anh ta gom hết dũng khí bắt chước phim ảnh, sắm vai anh hùng cứu mỹ nhân. Khi công nhân kia tỏ tình lần thứ ba, anh ta ra mặt, giả vờ làm bạn trai của Diêu Ngạn. Công nhân đó còn chưa chiến đấu thì đã bại trận, ảo não bỏ đi. Đồng nghiệp nam
tóm thời cơ, xuất chiêu theo đuổi Diêu Ngạn. Anh ta tặng hoa, mua đồ ăn
sáng, vờ như tình cờ gặp nhau ở căng tin, tan sở mời Diêu Ngạn đi ăn.
Thời gian này vừa lúc Tưởng Nã bận rộn mở công ty mới ở thị trấn Sĩ
Lâm. Ngày nào anh cũng tất tả chạy ngược chạy xuôi, lơ là Diêu Ngạn, để
người khác thừa cơ chen chân.
Diêu Ngạn ba lần bốn lượt cự tuyệt, nhấn mạnh bản thân đã có bạn
trai. Đồng nghiệp nam vô hình trung coi như cô viện cớ, anh ta không hề
tin. Sự việc lan đến tai mọi người. Họ dấm dúi rỉ tai nhau công ty nước
giải khát có tin vui, phòng nghiên cứu và phòng ngoại thương kết thân.
Lời đồn càng thổi càng xa, cứ hệt như có người tận mắt chứng kiến.
Diêu Ngạn rất khổ tâm, đành nhờ Tưởng Nã giúp đỡ. Cô kêu anh tìm một
ngày rảnh rỗi tới công ty nước giải khát đón cô nhưng không nói lý do
cho anh biết.
Tưởng Nã ngạc nhiên, anh vừa mừng lại vừa lo. Những tưởng bản thân đã đợi được ngày xuất hiện quang minh chính đại, anh vứt hết công việc,
buổi chiều cùng ngày phi như bay đến công ty nước giải khát. Rồi cũng
trong ánh mắt tọc mạch xen lẫn hâm mộ của nhiều người, anh hạnh phúc đón nhận chiếc hôn phớt nhẹ như chuồn chuồn lướt nước của Diêu Ngạn.
Cho đến một lần gặp Trần Lập, anh mới biết tin đồn xôn xao trong công ty nước giải khát, Tưởng Nã tức tối nghiến răng ken két. Về đến nhà,
anh thấp tha thấp thỏm, đứng ngồi không yên. Anh đã quên anh và Diêu
Ngạn chênh nhau bao nhiêu tuổi, Diêu Ngạn còn chưa qua sinh nhật hai
mươi ba, mà anh đã ba mươi, tuổi tác chênh lệch quá lớn. Khi hai người
tâm sự cũng không nhắc đến chuyện học hành, công việc, còn đồng nghiệp
nam đó lại chạc tuổi Diêu Ngạn, cùng làm việc chung với nhau, nhất định
có nhiều đề tài để nói.
Tưởng Nã bứt rứt trong người, suýt nữa đã cài lại phần mềm nghe trộm
vào điện thoại di động của Diêu Ngạn. Anh dằn lòng nín nhịn hồi lâu mới
khống chế được “khao khát” đó. Tranh thủ Diêu Ngạn đang tắm, anh lục lọi túi xách của cô muốn tìm ra bí mật khác, nào ngờ anh lại phát hiện được thuốc tránh thai.
Tưởng Nã biến sắc, gương mặt của anh hết đen sì đến tái mét rồi đỏ
bừng. Lúc Diêu Ngạn bước chân ra khỏi phòng tắm, anh cũng đã trấn tĩnh
trở lại. Đêm hôm đó, anh giày vò cô đến mức cô ngắc ngoải, thở không ra
hơi. Thoạt đầu tòa nhà văn phòng dội lên tiếng gào the thé, cuối cùng
chỉ còn âm thanh sướt mướt.
Hai ngày sau, Tưởng Nã vác bộ mặt tỉnh rụi mua thuốc bổ đến thăm bà
Diêu. Bà Diêu giữ anh lại ăn cơm, bà nói: “Diêu Diêu đi làm chưa về, lát nữa cậu đi đón nó đi”.
Tưởng Nã gật đầu nghe theo lời bà. Anh cau mày cầm ra một chiếc lọ, bà Diêu cũng nhìn qua, đầu bà bỗng nổ tung.
Tưởng Nã lại lấy thêm một hộp trang sức màu đỏ, chầm chậm mở ra. Một
chiếc nhẫn vàng to thô kệch lập tức hiện ra, anh khép nép nói: “Mẹ, mẹ
đừng nhìn con người con thường ngày mà nghĩ con phóng túng, thực ra con
rất truyền thống. Trước khi gặp Diêu Diêu, con chưa từng biết yêu, cũng
chưa từng có phụ nữ. Tuyệt đối không phải con có vấn đề. Mẹ cũng rõ tình hình hồi trước của con, con không nghĩ đến chuyện đó, bên cạnh cũng
không có ai thích hợp. Sau này quen biết Diêu Diêu, con không tài nào
kìm nén bản thân, con thật lòng rất thích cô ấy!”.
Mặt Tưởng Nã đỏ lên, anh cảm thấy khá ngượng ngùng. Thấy bà Diêu cứ
im lặng, anh cố gắng tiếp tục: “Con đã mua chiếc nhẫn này từ lâu nhưng
sợ Diêu Diêu chê nó tầm thường, con không dám đưa cô ấy. Cô ấy trẻ trung thích những thứ thời trang, còn con lớn hơn cô ấy nhiều tuổi chỉ thích
những thứ cổ xưa. Con cũng thưa thật với mẹ, con sợ cô ấy không dám nghĩ đến. Mẹ biết cô ấy ngoan ngoãn, việc mẹ không cho phép, cô ấy nhất định không làm. Hai ngày trước, con mới phát hiện cô ấy uống thuốc suốt từ
đó đến giờ, rất có hại cho sức khỏe. Con mong mình được kết hôn, được
sống cùng cô ấy, con càng lúc càng thấy không yên lòng”.
Bà Diêu lắng nghe anh khúm núm phân trần cả buổi. Xét đến cùng là
muốn cưới con gái của bà thông qua cách thức đề cập vòng vo nhưng mà
Tưởng Nã nói cũng có lý. Bà Diêu nhìn chiếc nhẫn, bà không hề cảm thấy
nó tầm thường. Vàng đối với bà mà nói là thứ đáng giá nhất. Mấy chục năm trước lấy chồng, nhà nào không ra tiệm mua nhẫn vàng, hoa tai vàng làm
đồ cưới. Vàng là hay nhất!
Bà Diêu đăm chiêu suy tư, bà nói: “Nhẫn này hơi đắt thì phải? Rất tốt, thiết kế tinh xảo, không hề tầm thường”.
Tưởng Nã mỉm cười, vội vã đưa nhẫn cho bà Diêu ngắm kỹ hơn.
Chiều đến, Tưởng Nã đón Diêu Ngạn về nhà. Sau khi ăn xong, anh chào
tạm biệt ra về. Tưởng Nã vừa đi, bà Diêu liền kéo Diêu Ngạn đến bên nói
chuyện. Diêu Ngạn ngơ ngác không hiểu, bà Diêu nói: “Con gái không thể
làm hại sức khỏe của mình. Mẹ không phải người cổ hủ, cũng không độc
đoán, mẹ chỉ tỏ vẻ hách dịch với Tiểu Tưởng mà thôi. Mẹ làm vậy để cậu
ấy biết con gái của mẹ không cần cậu ấy, ông chủ thì có gì giỏi giang.
Nhưng con người Tiểu Tưởng rất tốt, cũng là bạn trai đầu tiên của con.
Nếu cậu ấy cầu hôn, con cứ đồng ý, sớm ngày kết hôn, tránh lời ong tiếng ve”.
Diêu Ngạn ngó người, đờ đẫn gật đầu.
Buổi tối, Diêu Ngạn trằn trọc trên giường suy nghĩ những lời bà Diêu
đã nói, cô bất giác cười tủm tỉm, không kể Tưởng Nã biết chuyện này.
Ngày hôm sau là thứ Bảy, Tưởng Nã giải quyết hết công việc từ sáng
sớm. Đến chiều anh dẫn Diêu Ngạn tới thị trấn Sĩ Lâm vui chơi. Anh chỉ
một chung cư nằm ngay trung tâm thị trấn: “Tuần trước, anh mới mua một
căn nhà bốn phòng hai gian ở đây. Đằng trước chỗ đó là công viên, sau
lưng là phố dành cho người đi bộ, nơi nào cũng có quán cafe, câu lạc bộ, quán bar, rất tiện lợi”.
Diêu Ngạn quá đỗi ngạc nhiên, cô nói: “Anh mua nhà ở đây làm gì?”.
Tưởng Nã lườm cô: “Công ty mới mở ở đây thì phải sống ờ đây mới tiện. Đến lúc đó, cho em đi chọn đồ dùng lắp đặt trong nhà”.
Diêu Ngạn như dự cảm được điều gì đó, tim cô đập thình thịch.
Buổi tối về đến công ty vận chuyển hàng hóa ở thị trấn Lý Sơn. Diêu
Ngạn rúc vào trong phòng tắm, nhớ lời Tưởng Nã nói ban chiều, mặt cô đỏ
lựng. Có lẽ vì phòng tắm ngột ngạt, hơi nước mù mịt, ngâm mình một lát,
cô bỗng cảm thấy buồn nôn, nhoài ra ngoài bổn tắm nôn khan.
Một lúc sau, cô ướt sườn sượt ra khỏi phòng tắm. Cô vừa lau mái tóc
ẩm ướt của mình, vừa thiểu não lên tiếng: “Tưởng Nã, em khó chịu…”
Nói chưa hết câu, cô ngẩng lên đã thấy bàn trà đối diện bày bánh kem
và hoa hồng, Tưởng Nã quỳ một gối xuống đất, ưỡn lưng thẳng tắp, mặt anh đỏ như quả gấc chín, giọng của anh hơi khô khan pha chút gượng gạo cất
lên: “Lấy anh nhé!” Cánh tay duỗi thẳng đờ của Tưởng Nã nổi gân xanh.
Một chiếc nhẫn vàng bản lớn lóng lánh ló ra khỏi hộp nữ trang mà anh
đang nắm chặt bằng hai tay. Bắt gặp sắc vàng lấp lánh đó, Diêu Ngạn rên
lên, xây xẩm mặt mày.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...