Côn Luân


Ngày tháng thấm thoắt thoi đưa, nhật nguyệt như bóng câu qua cửa, chỉ chớp mắt mà bảy năm nữa lại trôi đi.
Nắng lửa trên đầu, cát bỏng dưới chân, sóng nóng cuồn cuộn bốc cao như ngọn lửa không màu giữa đất và trời.

Gió lúc mạnh lúc yếu, cuốn theo vô vàn hạt cát li ti táp vào mặt một người tóc nâu.

Hắn dắt lạc đã, bước thấp bước cao trong sa mạc.

Thình lình hắn dừng lại, dõi nhìn những lớp cát trồi lên sụt xuống tầng tầng, lòng không nén nổi lo âu.

Thiếu niên da trắng tóc vàng theo sau hắn cũng bắt chước dừng lại, mở bì rượu tu ưng ực.
Người tóc nâu bực bội ngoái đầu bảo:
- Lô Bối A, uống ít chứ! Chúng ta đang mắc kẹt trong sa mạc đấy, biết chưa?
Thiếu niên quẹt miệng, ấm ức trả lời:
- Nốt ngụm này thôi, không uống nữa đầu!
Cậu ta vung tay ném bì rượu lên lưng lạc đã, nào ngờ vắt không chắc, bì rượu rơi đánh bộp xuống đất, rượu đỏ chảy ra ông ộc, thấm ngay vào lòng cát.

Thiếu niên vội cúi xuống nhặt, nhưng không kịp nứa.

Người tóc nâu nổi điên, gầm lên:
- Đồ chết rấp! - rồi giằng lấy bì rượu thì thấy chỉ còn non nửa.
Lô Bối A tái mặt, quay mình chạy luôn.

Người kia buột miệng chửi thề, tuốt loan đao đuổi theo, la hét ầm ĩ:
- Ngươi chạy đi, chạy đi! Đồ trời đánh thánh vật, chạy nữa đi!
Mặt cát tơi mềm khiến chân họ lún sâu xuống, di chuyển hết sức khó khăn.

Đột nhiên Lô Bối A hụt chần ngá nhào, người tóc nâu túm ngay được, kể lưỡi đao sáng loáng vào cần cổ trắng trẻo của cậu ta.

Lô Bối A giãy giụa:
- Thả ta ra, thả ta ra!
Người tóc nâu dùng chuôi đao giã lên cánh tay thiếu niên, mắng:
- Làm thịt ngươi, càng bớt một miệng tranh uống nước!
Lời lẽ tuy tàn nhẫn nhưng ngọn lửa rừng rực trong mắt hắn lại dịu đi.

Dù đang đau đến tái người, Lô Bối A vẫn nhận ra sự tương phản đó, biết rõ người bạn đồng hành đã nguôi giận, cậu tinh nghịch nói:
- Giết đệ rồi còn ai bầu bạn cho huynh khuây khòa? Đệ bị chém là yên phận đệ, nhưng rồi huynh cũng buồn tẻ đến chết ấy chứ!
Người tóc nâu hừ một tiếng, hầm hầm đút đao vào vỏ:
- Quần vô lại, ngươi mà còn phạm lỗi lần nữa là ta cho một nhát...
Hắn vung tay lên như thể dọa dẫm.

Lô Bối A thè lưỡi:
- Huynh chẳng nỡ chặt đầu đệ đâu.
Người tóc nâu cười nhạt:
- Không chặt được đầu thì ta xẻo con chim của ngươi thay vào.
Lô Bối A đỏ lựng cả mặt, suỵt một tiếng, người tóc nâu tỉnh bơ:
- Như thế thi khỏi rước Tô Phi Á về dinh nhỉ? Hay là để ta thay ngươi cưới nàng vậy...
Hắn vừa nói vừa thô lỗ liếc nhìn hạ thân Lô Bối A, gã thiếu niên tự dưng ớn lạnh, kêu lên:
- Câm mồm đi, đồ đều!
Người tóc nâu cười hềnh hệch, chợt ồ một tiếng, trỏ tay ra xa:
- Ngươi trông Ida!
Lô Bối A đang tức anh ách, bèn vùng vằng bảo:
- Nhìn cái con khỉ...
Nhưng cuối cùng không nén được tò mò, cậu vẫn lén ngước mắt trông.

Một chấm đen thoắt ẩn thoắt hiện trong dòng cát chảy cuồn cuộn, lướt như bay tód chỗ họ.

Lô Bối A ngạc nhiên kêu lên: "Đó là...!", nhưng chưa dứt câu đã bị người tóc nâu ấn đầu kéo nằm xuống.

Hắn lẹ làng rút đao ra, khẽ khàng nói nốt:
-...!thổ phỉ sa mạc!
Chấm đen nọ lướt vẻo vẻo, càng lúc càng to, đủ để họ nhận ra hình dáng một người đàn ông.

Lô Bối A phập phòng lo lắng, nói một cách khó nhọc:
- Chỉ...!chỉ có một tên, sợ gì chứ?
Người tóc nâu bực mình nạt:
- Đừng lảm nhảm, tuốt đao ra.
Lô Bối A nín thở, nằm sấp xuống dưới lạc đã, trừng trừng quan sát.
Người nọ càng lúc càng tới gần.

Đó là một hắn tử mặc áo dài màu xám, ngoài vận áo nịt bằng lông chôn đen, di chuyển trong tư thế lom khom, chân giẫm trên một dụng cụ quái dị, hình dáng như xe trượt tuyết nhưng to rộng hơn nhiều, bên trong cố những cánh tay đòn nổi Hên tiếp nhau, bên ngoài bọc vò sắt.

Người nọ cầm thêm hai thanh sắt dài nhỏ, mỗi lần chống xuống, lớp vỏ sắt lại xoay rẹt rẹt, đưa cái xe trượt lướt đi hơn một trượng.

Bọn Lô Bối A chưa từng nhìn thấy vật gí kỳ quái như thế bao giờ, thành thử hồi hộp đến nỗi mồ hôi rịn ra ướt đẫm lòng bàn tay.
Hắn tử áo xám liên tục chống mạnh hai ống sắt, trồi lên sụt xưống như trôi trên đống cát chảy của sa mạc, áo và tóc bay lất phất.

Khi tới gần lạc đã, hắn dừng xe đứng thẳng dậy.

Lô Bối A chăm chú quan sát, những tưởng bộ dạng hắn phải xấu xí hung hăng, nhưng không ngờ người đó mắt đẹp mày thanh, dáng điệu từ tốn ung dung, dưới lớp râu quai nón mọc rậm rì bên má có lờ mờ một đường sẹo dài mảnh.

Lô Bối A đang nghệt mặt ra nhìn, một luồng gió mạnh bỗng lướt ào qua bên mình cậu.

Người tóc nâu đã vung loan đao chạy ra, chém thẳng vào mặt kẻ mới đến.

Tựa hồ bất ngờ vì dưới bụng lạc đã có người ẩn nấp, hắn tử áo xám ồ lên một tiếng, khẽ xoay nghiêng mình khiến lưỡi đao chệch đi trong gang tấc.

Người tóc nâu chém hụt, lại trở đao đâm xéo về.

Hắn tử áo xám không buồn đón đỡ, chỉ bước chệch ra chỗ khác, người tóc nâu trượt đích lần thứ hai, liền xoay phắt mình lại thủ thế.

Bấy giờ người áo xám đã nhặt cái bì da mà Lô Bối A đánh rơi lúc trước, hít hít ngửi ngửi rồi kê lên miệng uống ưng ực chỗ còn thừa.
Người tóc nâu phát hoảng, lần thứ ba vung đao nhào tới.

Đúng lúc đó một thanh loan đao đâm ngang ra, chặn đứng thanh đao của hắn lại.

Người tóc nâu bực tức thét:
- Lô Bối A, ngươi lại làm trò ngu xuẩn gì nữa thế?
Lô Bối A đỏ mặt, lắc đầu:
- Đệ thấy hắn không giống đâu.
- Không giống gì cơ?
- Không giống thổ phỉ sa mạc.
Người tóc nâu cáu bẳn:
- Ngươi chả hiểu cái quái gì!
Lô Bối A ấp úng nói:
- Đệ thấy không giống thật mà.
Trong lúc hai người cãi cọ, hắn tử áo xám chỉ mải uống rượu.

Người tóc nâu tần ngần quan sát một lúc rồi hạ loan đao xuống.
Hắn tử áo xám tu ưng ực, uống sạch bách rồi quẳng cái bì đa, cười ha hả:
- Ba ngày rồi mới được nếm rượu, thống khoái thật! Còn nữa không?
Người tóc nâu xẵng giọng:
- Hết rồi.
Hắn tử áo xám nhìn từ đầu xuống chân hắn, đột ngột chuyển từ tiếng Hồi Hồi sang tiếng La Tinh:
- Nghe khẩu âm, chắc các ngươi là người Nhiệt Na Á [2]?
Người tóc nâu ngạc nhiên lắm, máy móc đáp:
- Phải, chúng ta là thương nhân Nhiệt Na Á.

Trên đường sang Hoa Hạ làm ăn thì gặp đạo tặc, bạn buôn bị đánh tan tác hết cả.

Thôi, ở đây không còn rượu đâu, ngươi đi mau đì.
Lô Bối A bỗng chen vào:
- Tháp Ba La, huynh nói dối, chúng ta còn bốn bì rượu, đủ uống hai ngày trời nữa kia mà...
Tháp Ba La tức ứ cổ, chỉ muốn nện cho Lô Bối A một trận thừa sống thiếu chết.

Ở đại mạc, nước uống quý hơn vàng, có khi chỉ vì một giọt nước mà người ta sẵn sàng giết hại kẻ khác, thế mà mới gặp cái tên áo xám khả nghi kia, chưa biết tốt xấu thế nào, gã thiếu niên nhanh nhẩu đoảng ấy đã đi lật tẩy mình, thật không biết cân nhắc lợi hại gì hết.

Tháp Ba La vừa thét mắng, vừa siết chặt chuôi đao, gườm gườm giám sát nhất cử nhất động của kẻ lạ mặt.
Người áo xám mỉm cười:
- Đồ keo kiệt, nếu ta đổi nước lấy rượu, ngươi có đồng ý không?
Tháp Ba La đưa mắt soi mới từ hai tấm áo đơn đến chiếc xe trượt trống không của đối phương, cười khẩy mà rằng:
- Lấy đâu ra nước trên sa mạc này, ngươi định lừa ai đấy?
Người áo xám nói:
- Chẳng phải thánh đồ Ma Tây cũng tìm được nước trong biển cát lầy Nại đó ư [3]? Thượng đế đời nào vứt bỏ tôi con của người?
Tháp Ba La nghe vậy bỗng sinh thiện cảm, giọng nói nghiêm túc hẳn lên:
- Ngươỉ...!cũng kính Chúa ư?
Người áo xám chẳng ư chẳng không, ngẩng trông mặt trời, ngắm bóng dưới chân, bấm tay tính toán một hồi rồi ngồi thụp xuống, sục tay cào bới nền cát.

Chỉ chốc lát, một cái hố sâu đã hiện ra, hắn lục lấy một nén hương trong ngực áo, miết haì ngón trỏ và giữa tạo lửa thắp hương.

Đợi cho khói nhẹ tỏa lên, hắn cắm cây hương xuống hố, cởi tấm áo nịt ngoài bịt kín miệng hố không cho khói luồn ra.
Bọn Lô Bối A cùng trố mắt ngạc nhiên trước những hành động kỳ quặc ấy.

Tháp Ba La từng trải đã nhiều, tức thì nghi ngờ ngập lòng: "Phải chăng hắn là tín đồ dị giáo? Phải chăng việc làm quái lạ kia là nghi thức trước khi giết người?".

Càng nghĩ càng sợ hãi, mồ hôi vã đầm đìa, đã mấy lần Tháp Ba La định tuốt đao ra, nhưng thấy thái độ của hắn tử nọ vô cùng điềm tĩnh thản nhiên, tự dưng hắn mất hết dũng khí, tay chân mềm nhũn cả.
Tháp Ba La đang rối bởi với muôn vàn nghi vấn, từ đống cát đằng xa bỗng phun lên một tia khói trắng mỏng.

Người áo xám cười nói:
- Có rồi! - đoạn nhặt bì da chạy đến chỗ bốc khói, sục hai tay xuống cát đào lia lịa như hai lưỡi cuốc.
Khi một cái hố sâu nữa hiện ra, hắn ấn miệng bì da xuống như thể múc nước, chỉ lát sau đã trở lại, đưa bì cho Lô Bối A:
- Đợỉ cho lắng là uống được.
Lô Bối A đón cái bì, tay trĩu xuống.

Cậu lắc thử, nghe bên trong có tiếng ọc ạch thì vui mừng nói:
- Nước, Tháp Ba La, nước!
Tháp Ba La thô bạo giằng lấy bì nước, ghé lại gần mũi ngửi, quả nhiên hơi ẩm man mát phả vào mặt, hắn trợn tròn mắt, lắp bắp:
- Lạ...!lạ quá, ngươi là ảo thuật sư à?
Hắn tử áo xám cười khẽ:
- Ảo thuật đâu mà ảo thuật, chỉ là mẹo dân gian Trung thổ thôi.

Nước đằng kia kia, nếu ngươi không sợ ta bỏ thuốc độc thì cứ việc lại mà múc.
Xấu hổ vi bị nói trúng tim đen, Tháp Ba La đỏ bừng mặt.

Lô Bối A còn ít tuổi, chưa có thói quen nghi kỵ đề phòng, chẳng vặn vẹo đến nửa câu, liền cầm hết mấy chiếc bì rỗng chạy ra chỗ cái hố.

Chỉ thấy nước dâng ăm ắp và đang liên tục tuôn trào lẫn với cát mịn óng ánh, Lô Bối A múc luôn tay, nước dưới đáy hố vẫn trào lên ùng ục, chỉ thoáng chốc mặt nước đã ngang miệng hố.

Lô Bối A múc đầy các bì da rồi hớn hở quay lại.

Tháp Ba La đón lấy bì nước, uống liền mấy ngụm mới tin là thật, bèn tháo một bì rượu trên yên lạc đã đưa cho người áo xám, nói rành mạch:
- Dân làm ăn rất trọng chữ tín, chúng ta xin dùng rượu đổi lấy nước.
Hắn tử áo xám gật đầu:
- Nói đúng lắiTL người làm ăn phải có tác phong của người làm ăn, - rồi nhận bì rượu, buộc vào thắt lưng.
Lô Bối A bật ngón tay cái, nói giọng khâm phục:
- Tìm được nước giữa biển cát, tiên sinh quả là tài ba! Nhân tiện, tiên sinh...!có thể dẫn chúng tôi ra khỏi sa mạc này được không?
Người áo xám im lặng ngồi xuống, uống ưng ực một lúc mới đứng dậy:
- Ra khỏi đây không khó, nhưng người buôn bán nên có tác phong của người buôn bán.
Sau vụ tìm nước, Tháp Ba La đã tín nhiệm người lạ mặt lắm rồi, bèn rộng rãi hứa:
- Nếu ngươi đưa được chúng ta ra khỏi sa mạc, ta sẽ chia cho ngươi ba phần mười hàng hóa.
Người áo xám hững hờ nói:
- Ta lấy hàng của ngươi làm gì? Ta dẫn đường, ngươỉ trả công ta bằng rượu, như thế là thỏa đáng nhất.
Tháp Ba La không ngờ việc thương lượng đơn giản đến vậy, sợ đối phương đổi ý nên chấp nhận ngay:
- Thỏa thuận thế, đưa chúng ta đi, ba bì rượu này sẽ là của ngươi, Người áo xám không nói năng gì nữa, chất chiếc xe trượt lên lưng lạc đã, lại cởi bì rượu vừa đi vừa uống.

Hai người kia lùa ngựa và lạc đã theo sau, chân bước cao bước thấp, cát rơi rào rào mỗi lúc họ rút chân.

Người áo xám sải bước rất rộng, di chuyển mà không gây ra một tiếng động nào, thi thoảng hắn bấm đốt ngón tay, ngắm trời ngắm đất.

Họ đi được chừng nửa canh giờ thì màn chiều buông xuống, không khí đang nóng hầm hập bỗng chuyển lạnh căm căm, gió rét bắt đầu gào rú, càng về khuya càng giá buốt hơn.

Trời đêm trong vắt, không một gợn mây, tựa như cái lông lưu ly đen đậy xuống mặt đất.


vầng trăng lẻ loi treo im lìm nơi trời tây, tròn trăn và vằng vặc sáng, đổ xuống mặt cát một thứ bụi mờ pha xanh như mộng như ảo, trông cảnh vật thật thanh bình.
Lô Bối A chật chưỡng dắt lạc đã, khó khăn lắm mới theo kịp người áo xám.

Hắn cầm bì rượu trên tay, ba bước tu một ngụm.

Thấy rượu gần cạn, Lô Bối A bèn lân la gạ chuyện:
- Tiên sinh là người phương Đông, là lữ khách phải không?
Người áo xám ư hữ.

Lô Bối A gật gù:
- Tửu lượng tiên sinh cao thật.

Chi tiếc rượu này là do người Báo Đạt ủ, không ngon bằng rượu nho đỏ chính cống của quê hương tôi.
Người áo xám mỉm cười:
- Ta đã từng đến Nhiệt Na Á rồi, rượu ngon, thịt bê mềm non.

Có điều, uống rượu ở đại mạc bản thân nó đã chứa đựng một thứ tư vị đặc biệt mà người ta không tìm thấy khi uống ở bất cứ nơi nào khác, tư vị ấy lại không hề phụ thuộc vào loại rượu.
Lỗ Bối A hiểu ra, vỗ trán đánh bộp:
- Đúng quá, bánh mì đen khi đói mèm ngon gấp vạn lần thịt bê lúc no nê.
Đang mải nói chuyện, Lô Bối A bỗng vấp chân ngã dúi xuống cát, khi ngẩng đầu lên thì bắt gặp một bộ hài cốt trắng ởn, cái đầu lâu nhe ra hai hàm răng, đôi hốc mắt trống rỗng chĩa vào cậu ánh nhìn tăm tối.

Lô Bối A rùng mình ớn lạnh, vừa sợ vừa tức, bèn tung chân đá văng bộ xương đi thật xa, khi chạm đất, nó vỡ vụn thành muôn ngàn mảnh.

Trút giận xong, Lô Bối A vỗ tay nói:
- Cho ngươi biết thế nào là cản đường ta.
Người áo xám bình thản nhìn, nghi bạng: "Đúng là trẻ con, chẳng hiểu gì về nỗi khổ nhân gian.

May mà gặp được ta đấy, chứ một dúm tuổi như ngươi, chưa ra khỏi sa mạc có khi đã cùng cảnh ngộ với bộ xương khô này rồi.

Người đời nói phi thương bất phú, rồi lại nói thiên hạ rối ren vì toàn kẻ hám lợi, nhưng đã mấy ai biết đi buôn khổ sở nhường nào, và mấy ai biết cát kia đã chôn vùi bao nhiêu xương trắng của thương nhân?".

Bất giác liên tưởng chuyện cũ, hắn ngẩng đầu lên thở dài, vẻ mặt ảm đạm:
Trẻ trung chẳng biết mùi buồn khổ,
Dạo bưôc cao lầu, Dạo bước cao lầu,
Bởi đặt đôi vẫn phải gượng sầu.
Sao nay phiền muộn đong đầy dạ,
Lạt chằng nên câu, Lại chẳng nên câu.
Vơ vẫn khen thu, gió đầu đâu.

[4]
Từ của Giá Hiên thật là hay, người lại ung dung phóng khoáng, uống rượu kỳ say mới dừng, chẳng phải là thống khoái lắm ư?
Lô Bối A nghe mà ù ù cạc cạc, bèn hỏi:
- Tiên sinh nói gí vậy?
Người áo xám buồn buồn đáp:
- Tiện miệng bâng quơ dăm ba câu thôi.

À, ngươi còn ít tuổi, vì sao đã phải li tán quê hương đi tha phương cầu thực thế này?
Lô Bối A đỏ mặt ngượng ngập:
- Tôi...!cần kiếm tiền...!để cưới Tô Phi Á.

Gia đình nàng giàu có lắm, nếu tôi cứ mãi khổ rách áo ôm thì đừng mong rắp ranh bắn sẻ.
Người áo xám cau mày:
- Muốn kiếm tiền thì ở nhà cần cù làm việc chẳng yên ổn hơn ư, tội gì phải dấn thân vào hành trình gian nan muôn trùng, đường xá xa xôi hiểm trở?
Lô Bối A lắc đầu:
- Ở nhà muốn phát tài khó lắm! Chuyến này mang sản vật Trung thổ về bán thể nào cũng kiếm được nhiều tiền, lúc đó tôi sẽ cầu hôn với Tô Phi Á.
Người áo xám nghĩ: "Đi đi về về cũng mất bao nhiêu nãm tháng, con gái có thì, chưa chắc người ta đã kiên tâm đợi đến ngày ngươi trở lại đâu...!".

Tuy nghĩ vậy, nhưng hắn kiềm chế không nói ra, chỉ lặng lẽ bước.
Quá nửa đêm, sắc trời sáng dần, trảng cát trước mặt họ bắt đầu lún phún cỏ xanh.

Biết rằng đã ra khỏi sa mạc, hai người khách thương đều vui sướng đến điên cuồng, Tháp Ba La quỳ sụp xuống, kính cần ngửa mặt lên vạch tay làm dấu chữ thập, Lô Bối A thì hò la phấn khích, nhảy lộn nhào mấy vòng liền.
Người áo xám đợi cả hai nguôi cơn kích động, mới nói:
- Từ đây về phía đông bắc, có nước nhiều, đất đai phì nhiêu, chắc không thiếu người và gia súc, hành trình sẽ bớt gian nan.

Ở đời chuyện hợp tan là lẽ thường, chúng ta chia tay ở đây thôi.
Hắn dợm quay đi, Tháp Ba La vội chạy ào tới:
- Tiên sinh đã cứu mạng chúng tôi, không biết phải báo đáp thế nào cho đủ đây?
Tháp Ba La quỳ một gối xuống định hành lễ, người áo xám bèn phất tay áo.

Bị một sức mạnh vô hình ghìm lại, Tháp Ba La không sao quỳ được.

May đã mấy lần chứng kiến tài nghệ của người lạ mặt nên hắn cũng không kinh hãi đến độ phải thét toáng lên, nhưng mối ngờ vực trong lòng thì không sao gạt bỏ nổi: "Người này biết làm phép thật rồi, rốt cục hắn là tôi con Thượng đế hay là ma quỷ tà giáo?".

Tháp Ba La đang phập phòng lo sợ, người áo xám lại nói:
- Theo thỏa thuận, ta dẫn đường có nhận thù lao, cũng là ông đưa khúc giò bà thò chai rượu cả thôi, vậy là công bằng.

Người làm ăn phải có tác phong của người làm ăn, hai bên không mắc nợ nhau, đừng đa lễ thế!
Tháp Ba La thừa biết ba bì rượu của mình chẳng qua chỉ là chút đền đáp rất nhỏ nhoi, chẳng thấm tháp gí so với ơn cứu mạng của người ta.

Nhưng đối phương đã khẳng khái như vậy, hắn cũng không tiện khách sáo nữa, bèn tạ ơn rồi đứng dậy.
Lô Bối A còn ít tuổi, sôi nổi nhiệt tình, tuy chỉ gần gũi người áo xám một đêm nhưng đã sinh lòng quý mến khí độ hòa nhã thâm trầm của hắn.

Nghĩ đến việc phải chia tay, cậu chỉ cúi đầu im lặng, mắt có nét bịn rịn.

Người áo xám nhận ra, mỉm cười nghĩ bụng: "Đứa bé này trọng tình trọng nghĩa, quả không uổng duyên tn ngộ".

Hắn mỉm cười, vỗ vỗ vai cậu ta rồi xoay mình đi, chợt nghe văng vằng tiếng sói tru, bèn liếc mắt trông thì thấy một con sói vàng nhô lên đỉnh đôi phía xa, đôi mắt xanh lè hung tợn nổi bật dưới ánh trăng nhạt sắp tàn.

Lô Bối A choáng váng giật lui mấy bước, thốt lên hãi hùng.
Người áo xám cau mày: "Sao lại nhát gan quá thế...!".

Chợt nhận ra Tháp Ba La cũng đứng bất động, mặt trắng nhợt miệng há ra, hai mắt trân trối nhìn con sói vàng, người áo xám rất lấy làm ngạc nhiên, bèn nhặt một viên đá nhỏ định ném đuổi, con sói vàng đã quay đầu chạy biến đi như làn khói.

Tháp Ba La hoàn hồn ngồi phệt xuống đất, răng đánh lập cập:
- Đến rồi...!ác ma đến rồi...
Lô Bối A cũng lán đùng ra, người run bần bật.
Người áo xám thắc mắc:
- Ác ma gì cơ?
Tháp Ba La run rẩy đáp:
- Chính là ác ma đã giết chết các bạn buôn của chúng tôi.

Khi khởi hành ở thành Triệt Nhĩ Mã Hãn [5], cả đoàn có hơn ba trăm người, nào ngờ nửa đường lại gặp chó sói...
Người áo xám cau mày:
- Sói ư?
Tháp Ba La suy sụp thấy rõ:
- Đêm hôm đó, bốn phương tám hướng rộ tiếng sói gào, cũng chẳng biết là bao nhiêu con nữa, chỉ thấy đàn đàn lũ lũ sài lang lúc nhúc kéo đến, bất kể người ngựa lạc đã, gặp gì ăn nấy.

Tôi dẫn Lô Bối A chạy thẳng vào sa mạc mới thoát được sự truy đuổi của chúng.

Trong đoàn còn một người chú họ của Lô Bối A, nhưng bây giờ chẳng rõ sống chết thế nào...!- Hắn nuốt nước bọt một cách khó nhọc, chật vật nói tiếp.

- Ngờ đâu chúng lại đến nữa...
Lô Bối A nhảy nhổm dậy, nghiến răng trèo trẹo:
- Liều mạng với chúng!
Người áo xám chống cằm tư lự:
- Cứ cho là vậy đi, nhưng vừa rồi chẳng qua mới có một con sói vàng, tại sao phải sợ hãi đến thế?
Tháp Ba La vội nói:
- Tuy chỉ một, nhưng có khi chính là con tiền trạm cho cả đàn.

Chẳng biết đường nào mà lần đâu.
Người áo xám bật cười:
- Sói chứ người à, làm gì biết tính toan chu đáo như vậy?
Tháp Ba La cau rúm mày, tựa hồ đang cân nhắc một điều bí mật, cuối cùng hạ giọng thổ lộ:
- Tiên sinh chưa biết đấy thôi, kẻ cầm đầu đàn sói đó là một con người.
Người áo xám ngạc nhiên:
- Lại thế nữa cơ à? Người và sói khác loài, khi nào ăn ở chưng đụng như vậy được?
- Nghe đồn hấn đã bán linh hồn cho quỷ sứ để đổi lấy bản lĩnh điều khiển đàn sói, chuyên đi tàn sát sinh linh và đánh cướp các khách thương.
Người áo xám lắc đầu:
- Lời đồn thì tin làm gì, thảo nguyên rộng lớn bao la, beo báo cáo chôn đầy ra, trông thấy chó sói cũng chẳng có gì là lạ.

Ở, nhưng mà đã vậy thì tốt nhất là chúng ta nên đi chung, tiện bề chiếu liệu lẫn nhau.
Tháp Ba La và Lô Bối A được hắn dẫn ra khỏi sa mạc, vốn đã thập phần tín nhiệm, nay nghe vậy đều mở cở trong bụng: "Người này hành xử hơi bất thường, nhưng bản lĩnh lợi hại như vậy, có hắn bầu bạn là yên tâm rồi".
Đi thêm một lúc, họ bắt đầu gặp những bãi cỏ chăn tươi tốt.

Đến khi mặt trời đứng bóng, phía trước bỗng xuất hiện một kỵ sĩ, Tháp Ba La thấy quen mắt quá bèn chú ý nhìn xem, bỗng rạng rỡ mặt mày, gọi toáng lên:
- Phất Lôi Đức! Phất Lôi Đức!
Lô Bối A cũng mừng đến phát khóc, vẫy tay gọi í ới:
- Đường thúc, đường thúc!
Kỵ sĩ nọ đã nhận ra, bèn giục ngựa phi nước đại.

Đó là một người râu tóc đỏ rực, eo hùm lưng gấu, vóc dạc cao lớn khác thường, trên trán có ba vét cào, máu chảy đầy mặt.

Tới nơi, hắn nhảy ào xuống ngựa, dang đôi cánh tay hộ pháp lông lá ôm chặt lấy Lô Bối A, nước mắt giän giụa:
- Ta tưởng các ngươi chết rồi, ta tưởng các ngươi chết rồi...
Hai chú cháu gặp lại nhau sau kiếp nạn, cùng khóc nức lên.

Tháp Ba La đứng nhìn, cũng cảm động sụt sịt.
Khóc một lúc, họ kể lể nỗi niềm từ khi ly biệt, Phất Lôi Đức nóỉ:
- Ta được ông già A Mạc kéo chạy trốn, nhưng hàng họ mất trắng, Nghe giọng hắn đầy vẻ chán nản, Tháp Ba La an ủi:
- Còn người còn của.

Người chết vĩnh viễn không thể hồi sinh, chứ hàng mất lại mua được hàng mới ngay ấy mà.
Phất Lôi Đức gật đầu đáp phải, lúc này một đoàn người đã theo đến nơi, Phất Lôi Đức trỏ một lão già:
- Đây là A Mạc lão bá, người Đột Quyết, nếu không có lão bá thì chúng ta đã mất mạng rồi.
Tháp Ba La đưa mắt nhìn, thấy đó là một lão già nhỏ thó nhưng quắc thước, da dẻ đỏ đắn, râu ria trắng bông, đầu quấn một cái khãn vành hoa hòe hoa sói.

Bên cạnh lão lèo tèo chừng mươi mười lăm người, trông thật là thảm hại so với lực lượng hùng hậu mấy trăm lái buôn và vài ngàn ngựa, lạc đã lúc xuất phát.
Buồn bã mắt một lúc, Tháp Ba La gắng trấn tĩnh lại, nhân đó giới thiệu hắn tử áo xám với mọi người.

Ai nghe kể việc đào nước trong sa mạc cũng phải kinh ngạc, A Mạc chằm chằm nhìn hắn tử nọ hồi lâu, chợt hỏi:
- Lấy nước trong cát nguyên là mặt pháp của các đạo sĩ người Hắn, thực hiện được nhờ đặc tính thông khí của núi non đầm bãi, làm sao ngươi cũng biết cách ấy?
Câu này lão ta nói bằng tiếng Hắn, giọng rất vang.

Người áo xám có vẻ ngạc nhiên, nhưng chỉ cười:
- May rủi, may rủi cả thôi, chứ đâu phải chỗ nào cũng đào được nước.
A Mạc nghe lối nói vô thưởng vô phạt không chịu trả lời thẳng vào câu hỏi thì có phần phật ý, lại gặng:
- Xin hỏi quý tính đại danh?
Người áo xám mỉm cười:
- Tên tuổi hèn mọn, chả bõ nhắc đến.
A Mạc nhìn hắn từ đầu xuống chân, không nói thêm gì nữa.
Mọi người bàn luận một hồi, nhận ra ai cũng mất hàng hóa, nhưng thứ quan trọng nhất là châu báu thì vẫn còn nguyên trong người, bèn bàn định rằng đợi vào Trung thổ sẽ gom chung lại bán, quay vòng vài năm lấy lãi, khi nào gom đủ vốn buôn sẽ mua thật nhiều hàng hóa mang về phương Tây.

Phất Lôi Đức phấn chấn hẳn lên, vỗ mạnh vào vai Tháp Ba La:
- Lão đệ nói đúng lắm, còn người còn của, thương nhân già dặn thừa sức nhân giống một đồng vàng thành hàng trăm hàng vạn đồng khác.
Mọi người cười rộ, không khí trở nên hào hứng sôi nồi, Tháp Ba La vui vẻ hưởng ứng:
- Tôi có một vị biểu huynh tên là Mã Khả Ba La đang buôn bán ở Trung thổ, ông ấy quen biết rất nhiều quan viên và thương nhân Thát Đát, chúng ta đến đó nhờ cậy, chắc chắn mọi việc sẽ thuận lợi hơn.
Ai nấy mừng rỡ, hớn hở khen hay.

A Mạc hừ một tiếng:
- Đừng ham hố vội, chỗ này vẫn còn là địa bàn của Thiên Lang Tử.

Giữ được tính mạng thì hãy hí hớn chuyện làm ăn.
Lời nói hệt như thanh đao chẻ đầu mọi người làm tám mảnh rồi xối một thùng nước đá vào vậy, bao nhiêu phấn khởi hi vọng của bọn lái buôn bỗng chốc nguội lạnh, họ thẩn thờ nhìn nhau, chẳng nói chẳng rằng.

Người áo xám bèn hỏi:
- Thiên Lang Tử là cái gì vậy?
A Mạc nín lặng, sắc mặt u ám, trèo lên lạc đã đi trước tiên, những người khác im lìm theo sau.

Tháp Ba La ngoảnh sang nói khẽ:
- Thiên Lang Tử là kẻ điều khiển bầy sói, mọi người đều e dè khi nhắc đến cái tên này.
Người áo xám gật đầu, tự nhủ: 'Thiên Lang Tử là một tự hiệu tiếng Hắn, chẳng lẽ kẻ ác đó là dân Trung thổ?".


Hắn nghĩ ngợi mãi, nhưng không nghĩ ra người nào có ngoại hiệu ấy.
Trên đường đi, họ lần lượt gặp lại những bạn buôn đã may mắn thoát khỏi nanh vuốt sói dữ, khi chiều xuống, đoàn lái thương đã có cả thảy hơn năm mươi người.

Mặt trời lặn hẳn, họ cũng dừng chân, nhóm lửa rồi ngồi quây thành vòng xung quanh.

Nhắc lại chuyện lúc trước, ai nấy vẫn kinh hoàng.

Những kẻ đã mất bạn bè người thân không nén nổi bi thương ngập lòng, đều bật khóc.
Đột nhiên, từ xa vẳng lại tiếng sói hú ngân dài, thể lương mà quỷ quái, ánh trăng dường như cũng mờ đi.

Đám lái buôn ngừng khóc, không gian chìm vào sự tịch mịch như chết.

Tháp Ba La đứng dậy, che tay trên mắt dõi nhìn chỉ thấy một bóng đen hình con sói loáng lên rồi biến mất đằng xa.

Hắn ngó xuống các bạn đồng hành, mặt ai nấy tái nhợt, cắt không còn hột máu, duy chỉ có người áo xám là như không hay không biết, vẫn nhân nha uống rượu trong tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Tháp Ba La chưa biết nên thông báo ra sao, chợt nghe Phất Lôi Đức thì thầm:
- Chúng ta không trốn nổi, nó vẫn đai dẳng bám theo.

Liệu có ai thoát được không đây...
Tháp Ba La ngoảnh đầu lại, chi thấy bộ râu của Phất Lôi Đức rung rung, đôi mắt đầy nỗi tuyệt vọng.

Đón nhận cái nhìn của Tháp Ba La, hắn khó nhọc bảo:
- Nếu ta chết mà ngươi còn sống thì nhờ ngươi chăm lo cho Lô Bối A, nó còn ít tuổi, đầu óc lại không được nhanh nhạy khôn ngoan cho lắm...
Tháp Ba La gật đầu:
- Còn nếu ta chết, ngươi hãy giúp ta nhắn tin cho biểu huynh.
Bốn mắt nhìn nhau, hai bàn tay siết chặt rịn ướt mồ hôi.
NgưM áo xám chợt hỏi:
- Lai lịch Thiên Lang Tử thế nào vậy?
Nghe đến cái tên ấy, ai cũng giật mình nhớn nhác, mặt rúm ró lại trong nỗi sợ hãi cực cùng.

A Mạc ho khẽ, cầm một cái que bới tro ra để lửa cháy đượm hơn, chậm rãi nói:
- Khó xác định lắm, có kẻ đồn hắn là sói, có kẻ nói hắn là người, lại có nơi quả quyết hắn nửa người nửa sói.
Hắn tử áo xám trầm ngâm:
- Nhiều tin đồn hỗn loan như vậy, chắc hẳn tên quái vật đã tác oai tác quái lâu rồi.
Trong ánh lửa bập bùng, sắc mặt A Mạc chập chờn lúc xanh lúc trắng, lão hạ giọng:
- Cũng chưa lâu lắm, khi người Mông cổ đạt tới đỉnh cao trong đế chế của họ, tuyến đường này rất thái bình, dẫu có đội mâm vàng đi suốt mười hai con trăng cũng chẳng hề hấn gì cả.

Hơn chục năm về trước, nội loạn xảy ra trong gia tộc hoàng kim, các phiên vương bất mãn việc Hoàng đế Hốt Tất Liệt dùng vủ lực đoạt lấy tước Hãn, bèn nổi lên chống đối.

Sau mấy năm giao chiến liên tục, hàng ngàn dặm thảo nguyên trở nên hoang hóa trọc trụi, xương trắng phơi đầy, bao nhiêu người mất nhà mất mạng, nhiều kẻ chết rục vì đói, những kẻ sống sót thì nổi lên làm thổ phỉ đạo tặc.
Người áo xám im lặng một lúc rồi hỏi:
- Thiên Lang Tử xuất hiện vào thời gian đó, đúng không?
- Đúng, - A Mạc nói.

- Bởi chiến sự liên miên mà đạo tặc nổi lên như ong.

Nói cho đúng, Thiên Lang Tử cũng là một dạng đạo tặc, chỉ khác là hắn độc lai độc vãng, hành sự cực kỳ hung tàn.

Chứ ngoài hắn ra vẫn còn nhiều tốp đạo tặc ghê gớm khác, chẳng hạn như bọn Thiên Sơn Thập nhị cầm [6].
Một thương nhân chen vào:
- Thế là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa à? Tưởng đến được Thiên Sơn, thoát khỏi địa bàn của Thiên Lang Tử là an toàn, bây giờ lại nảy ra mười hai con ác điều kia thì chống đỡ cách nào đây?
Cả bọn đều nặng trĩu buồn phiền.

A Mạc xua tay:
- Bây giờ nói gì cũng đã muộn, Thiên Lang Tử ở đằng sau, quay đầu lại không được nữa.

Cứ đến Thiên Sơn may ra còn đường sống.

Bởi Thiên Sơn Thập nhị cầm tuy hung ác, nhưng không tàn nhẫn hiếu sát bằng Thiên Lang Tử đâu.
Lời an ủi của lão không thu lại bao nhiêu hiệu quả, ai nấy đều rầu n trước cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Người áo xám vẫn thắc mắc:
- Sói hoang dữ tợn như thế, làm sao con người sống chung với chúng được?
A Mạc nhăn bộ lông mày bạc trắng, vuốt râu nói:
- Ta có biết đôi chút thông tin, nhưng cũng chỉ là nghe hơi nồi chõ, chưa lấy gì làm thật.

Nghe đồn cha mẹ Thiên Lang Tử chết vì chiến loạn lúc hắn vẫn còn đang ẵm ngửa, tình cờ một con sói mẹ mất con nhặt được hắn, bèn nuôi dưỡng như con ruột của mình, về sau một đạo sĩ người Hắn đi qua, nghĩ thương tình bèn cứu nó khỏi đàn sói, đưa về thôn ưang truyền thụ bản lĩnh.

Nhiều năm qua đi, đứa bé hầu như đã quên cuộc tao ngộ vái đàn thú hoang.

Được đạo nhân nuôi dạy, nó đã luyện thành một thân võ nghệ cao cường, có thể xé xác hổ báo bằng tay không, leo trèo nhanh khéo không kém gì khỉ vượn, dần dần trở thành thợ săn bậc nhất trong vùng.

Oan nghiệt thay, vào năm mười tám tuổi, cái tuổi bắt đầu biết rung động, Thiên Lang Tử phải lòng một thiếu nữ xinh xắn cùng làng...!- Kể đến đây, A Mạc hơi nhíu mày, ho khẽ mấy tiếng.
Tuy lão chưa kể hết, mọi người cũng lờ mờ đoán được phần sau câu chuyện diễn ra thế nào.

Những cặp mắt lo âu hướng về A Mạc.

Không gian lặng ngắt, chỉ có tiếng củi cháy lép bép trong đống lửa.

Đột nhiên, tiếng sói tru mỏng tựa tơ khói nổi lên từ một nơi xa xôi nào đó, ngân dài dằng dặc tưởng chừng không bao giờ dứt, ai nấy rùng mình, ngồi nhích vào gần ngọn lửa đang nhảy nhót trong gió đêm, A Mạc ngẩng đầu nhìn bầu trời âm u vắng bóng trăng, buồn buồn kể tiếp:
- Đáng tiếc, hổ báo hung hãn nhưng không thể hái được bông tường vi ban sớm, Thiên Lang Tử thừa sức bắt sống gấu ngựa, nhưng không nắm giữ nổi trái tim của người thiếu nữ.

Hình bóng nàng tràn ngập mọi ngóc ngách trong tâm hồn hắn, mỗi khi sân bắn được gì, Thiên Lang Tử lại mang sang nhà biếu.

Dở một nỗi, trái tim nàng đâ đã thuộc về một chàng trai con nhà phú hộ, cha mẹ nàng tuy biết, nhưng do tham lam nên cứ lấp lửng để tiếp tục nhận quà cáp của Thiên Lang Tử.

Gã trẻ tuổi bị bưng bít, tưởng rằng thiếu nữ cũng có lòng với mình nên vui mừng điên cuồng chứ ngờ đâu đến những ẩn tình khác.

Cái kìm trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, một tối muộn đi săn về qua đồng, Thiên Lang Tử phát hiện ra thiếu nữ và chàng trai nhà giàu đang giở trò trên bộc trong dâu.

Phẫn nộ cùng cực, trong cơn giận điên cuồng hắn định giết luôn hai người, đúng lúc ấy sư phụ hắn tình cờ đi đến, liền ra tay ngăn cản.

Thiên Lang Tử đấu không lại đạo sĩ già, bèn hậm hực bỏ trốn vào núi.

Thiếu nữ và tình lang thấy chuyện bại lộ bèn làm tễ hỏi ngay ngày hôm sau, và một tháng sau thì thành thân.

Chàng trai đó vốn là thế gia vọng tộc trong vùng, ngày tân hôn, các nhà danh giá khắp một trăm dặm xung quanh đều đến chúc mừng, hát hò ca múa, lửa sáng rực trời.

Mọi người đang hoan hỉ say sưa thì sâu trong núi bỗng có tiếng sói tru vọng ra, lúc đầu chỉ một hai tiếng, lác đác chỗ nọ chỗ kia, lát sau đã nhộn nhạo thành hàng tràng gào hú, chẳng biết có bao nhiêu sói, chỉ biết khủng khiếp vô cùng...
Nghe tới đây, đám thương nhân hồi tưởng cảnh huống đêm bị cướp, không ai không lạnh gáy, A Mạc ngừng một lát, lại tiếp:
- Mọi người còn chưa hiểu sự thể ra sao, đàn sói đã từ bốn phương tám hướng ập vào, những người thợ săn túy lúy chưa kịp lấy cung đã bị cắn đứt bàn tay, đám nam nhân chưa kip tuốt đao đã bị xé toạc cổ họng.

Cuối cùng, những người còn sống sót tụ lại một chỗ, gắng sức chống trà.

Lúc này, Thiên Lang Tử hiện hình giữa đàn sói, hoàn toàn lõa thể, tóc tai tung bay, đôi mắt ngầu máu, ngửa cổ hú vang.

Đàn sói nghe tiếng, không màng sống chết lại lao bổ lên.

Hết người nọ đến người kia gục ngã, máu chảy lênh láng như sông suối, nhuộm sẫm cả mặt đất, hất đỏ các bức tường.

Sau đó, khi bắt được đôi tân nhân, Thiên Lang Từ thay vào vị trí tân lang, giày vò làm nhục tân nương.

Xong việc, hắn để đàn sói dữ chôm lên...
A Mạc ngừng bặt, sắc mặt ảm đạm, lão túm một bì rượu, uống ưng ực ưng ực.

Không gian lại lặng đi như chết, Lô Bối A không nhịn đượC buột hỏi:
- Vậy...!tân lang đâu?
A Mạc nhìn cậu, thong thả đáp:
- Nghe nói bị điên, cũng lạ, không hiểu sao Thiên Lang Từ không giết chàng ta.
Lô Bối A thở phào:
- May quá, chí ít vẫn còn một người sống.
Người áo xám lạnh lùng nói:
- Sống không bằng chết thì sống để tàm gì? - Nghĩ một lát, hắn thở dài.

- Xem chừng Thiên Lang Tử không chỉ tàn nhẫn mà còn rất thâm hiểm.

Cái hận đoạt thể phải kể như bất cộng đái thiên, vậy mà hắn vẫn ẩn nhẫn suốt một tháng ròng để bày mưu tính kế, chẳng mấy người đủ khả năng kiềm chế như thế đâu.
Ai nấy gật đầu.

Người áo xám tủm tim:
- Nhưng bất luận câu chuyên là thật hay giả, lối kể của lão tiên sinh cũng rất thú vị, nó sống động đến nỗi ta tưởng là mình đang rơi vào hoàn cảnh đó.
Một thương nhân tiếp lời ngay:
- A Mạc lão bá là một người kể chuyện danh tiếng lắm đấy.
Người áo xám mỉm cười:
- Ra là vậy! Thất lễ, thất lễ...
A Mạc khiêm nhường nói:
- Chuyện ngồi lê đôi mách ấy mà.

Thôi, nơi này không tiện ở lâu, chúng ta nên gắng sức đi nhanh, đến Thiên Sơn là thoát nạn một nửa rồi.
Người áo xám hỏi:
- Thiên Lang Tử võ công cao cường, lại có khả năng điều khiển dã thú như vậy, nhở hắn đuổi tận giết tuyệt thì chúng ta trốn tránh phỏng có ích gì?
Một thương nhân xua tay:
- Huynh đài không biết đó thôi.

Nghe đồn Thiên Lang Tử đã từng thất bại liểng xiểng dưới tay bọn Thập nhị cầm, từ đó không dám bén mảng đến gần Thiên Sơn nữa.
Người áo xám tở ra hứng thú hẳn:
- Lại có chuyện lạ như thế cơ à?
Tay lái buôn nọ thở dài:
- Chuyên này đồn đại khắp nơi, nhưng người ta không mấy tin, vì nó hoang đường quái gở quá.
Người áo xám phì cười:
- Hoang đường quái gở mới hay chứ, xin huynh đài cứ kể đi.
Tay lái buôn không cười, uống một ngụm rượu, ủ rủ kể:
- Nghe nói mấy năm trước, Thiên Lang Tử thường dẫn sói lên hoành hành trên mạn Thiên Sơn, và đụng độ vài lần với Thập nhị cầm, gây ra thương vong nặng nề cho cả đôi bên.

Một đêm nọ, hắn tụ tập mấy ngàn con sói dữ, đang đêm tập kích Dao Trì - sào huyệt cũ của Thập nhị cầm.

Nào ngờ trận ấy chính là bẫy rập của thủ lĩnh Thập nhị cầm.

Đích thân thủ lĩnh cưỡi ngựa, đi một mình ra dụ Thiên Lang Tử và bọn sói vào sơn cốc.

Sơn cốc này rất kỳ íạ, hai bên vách đá có sông băng tuôn chảy, địa hình hiểm trở dị thường.

Thủ lĩnh cho chôn sẵn thuốc nổ dưới chân dòng sông băng, sau đó thúc ngựa đi lên đỉnh núi, đợi đàn sói vào cốc thì ra lệnh khai hỏa làm nổ tung cả dòng sông, khiến tuyết lở mấy chục dặm, cảnh tượng khủng khiếp hệt như trời sụp đất nứt vậy, Hàng ngàn hàng vạn con sói dữ đều bị chôn dưới đáy cốc, từ đó Thiên Lang Tử cũng mai danh ẩn tích.

Thiên hạ đều tưởng hắn đã vùi thây nơi hoang dã, đâu ngờ hắn lại tái xuất, xem ra ông trời không có mắt, nên mới không chịu thu nhận tên yêu nghiệt đó.
Người áo xám vỗ tay cười:
- Cái kế tuyết chôn đàn sói thật tà kinh hôn, phải tay đại anh hùng, đại hào kiệt mới thực hiện nổi.

Nếu có cơ duyên, ta thật sự muốn gặp mặt vị thủ lĩnh đó một lần.
Bọn lái buôn nghe chuyện, bất giác hình dung ra trận chiến long trời lở đất, quỷ khốc thần sầu, bộ dạng lẫm liệt cùng tư thế cưỡi ngựa oai phong của vị thủ lĩnh nọ, cũng đều cảm thấy ngưỡng mộ.

Lô Bối A hưởng ứng:
- Tiên sinh nói phải lắm, được gặp vị thủ lĩnh đó một lần thì có chết cũng cam lòng.
Tháp Ba La suỵt một tiếng:
- Ngươi lảm nhảm gì vậy, người ta là anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, ngươi tu mấy kiếp mà đòi gặp?
Lô Bối A lườm hắn:
- Không nói với huynh nữa, - rồi quay sang tay lái buôn, háo hức hỏi.

- Huynh đã gặp thủ lĩnh Thập nhị cầm chưa?
Tên lái buôn dùng tay làm động tác cắt cổ, nhếch mép:
- Ngươi đùa à? Gặp phải hắn thì đâu còn giữ được cái đầu này? Thập nhị cầm là hạng đạo tặc vô ác bất tác, quân Mông cổ đã mấy lần tróc nã nhưng đều xôi hỏng bỏng không đấy.
Ai nấy lạnh toát người, Lô Bối A cụt hứng:

- Tôi tưởng họ đối đầu với Thiên Lang Tử thì nhất định phải là trang hảo hán chứ.
Phất Lôi Đức đấm tay xuống đất, hừ mủi:
- Đều là hạng chẳng ra gì, xung đột vì ghen ăn tức ở thôi.
A Mạc gật đầu:
- Đúng đấy, Thập nhị cầm và Thiên Lang Tử kết thù kết oán chỉ vì tranh đoạt địa bàn và phân chia chiến lợi phẩm không đều, Cứ nghĩ đằng sau sói dữ, đằng trước cướp đường, ai nấy đều thở dài lo lắng.
Thu xếp xong hành lý, mọi người lên lạc đã khởỉ hành, Chợt nghe có tiếng lục lạc leng keng hệt như rèm ngọc khua trong gió, tất cả giật mình ngoảnh ra nhìn.

Một người một ngựa băng băng phi tới.

Con ngựa nở nang cân đối, toàn thân đỏ rực, lông bờm rất dài, chỉ đóng yên cương không đóng hàm thiếc.

Trên lưng nó là một nữ lang vận y phục toàn đỏ ôm vừa thân thể, mặt che một tấm mạng sa, chắc là để ngăn cát gió.

Sau lưng cô ta, đặt ngang mình ngựa, là một cái hộp dài năm thước rộng nửa thước rất kiểu cách, dường như bằng gỗ trắc dát vàng.
Con ngựa phóng ào đến như một cơn gió, rồi chỉ bằng một nhịp giậm móng trước, nó đứng ngay lại được.

Bọn lái buôn tấm tắc khen:
- Đúng là ngựa quý!
Nữ lang nọ chớp cặp mắt long lanh nhìn khắp mặt mọi người, chợt hỏi bằng tiếng Đột Quyết:
- Định qua Thiên Sơn à?
Giọng cô hơi gấp gáp, nhưng vẫn đủ nhận thấy thanh âm trong trẻo và vui tươi của con gái đại mạc.

Chưa ai kịp nói gì, Lô Bối A nhanh mồm miệng đã đáp lại rõ to:
- Đúng!
Nữ lang áo đỏ khuyên:
- Đằng trước có sói đàn, nếu muốn sống sót, hãy quay lại đi!
Cả bọn vã mồ hôi, chân tay rụng rời: "Chúng không đuổi theo chúng ta, ra là vì đã mai phục đằng trước rồi".

A Mạc gắng trấn tĩnh, cúi mình đáp tạ:
- Đa tạ cô nương báo tin.
Nữ lang áo đỏ không trả lời, thúc ngựa định đi, ngờ đâu con ngựa đỏ không chịu tiến bước, nó khịt khịt mủi và bước gần đến đám lái buôn.

Nữ lang áo đỏ kinh ngạc:
- A Hốt Luân Nhĩ, ngươi lại không nghe tời rồi...
Hết sức ngẫu nhiên, cô dừng ánh mắt ở người áo xám, bỗng giật mình, buột kêu thành tiếng.
Con ngựa đến gần hắn ta, vươn cổ ra hít hít bả vai hắn.

Người áo xám vuốt ve hàng lông bờm, cười buòn:
- Bạn cũ, lâu quá không gặp rồi nhỉ!
Con ngựa phì một tiếng, cọ mũi lên mặt người quen.

Người áo xám ngước mắt nhìn nữ lang, giọng nghèn nghẹn:
- Phong Liên, cô vẫn khỏe chứ?
Nữ lang áo đỏ chấn động cả người, trên tấm mạng che bỗng xuất hiện mấy chấm ướt.

Cô giận dữ thốt lên:
- Không, không khỏe chút nào hết...!- rồi giật tấm mạng sa xuống, phô đôi má mịn màng đã hoen nước mắt, giọng run run.

- Hơn mười năm nay, chưa bao giờ tôi khỏe cả...
Rồi bủn rủn, cô rơi khỏi mình ngựa.
Người áo xám chính là Lương Tiêu.

Gã mới từ phương Tây quay về, chẳng ngờ tái ngộ Phong Liên ở đây.

Cô gái gặp lại gã, lòng vừa hờn trách vừa mừng vui, vừa giận dỗi vừa cảm động, muôn cảm xúc trào lên tức ngực khiến cô suýt nữa ngất đi.

Lương Tiêu tiến lại đỡ lấy cô rồi đầy chân khí vào lưng.

Phong Liên bật ho, phần lưng nóng ấm hẳn lên, toàn thân mềm nhũn đi, cô mở mắt nhìn thì gặp ngay gương mặt lo âu của Lương Tiêu, mọi nỗi tức giận trong lòng bỗng tiêu tan, cô lại thẹn thùng nhắm mắt, khẽ nói:
- Ai khiến ông đa sự, còn không mau buông tôi ra đi!
Lương Tiêu y lời buông ra, nhưng sợ cô chưa hồi phục hoàn toàn nên vẫn cầm bàn tay thon, đưa mắt ngắm kỹ cố nhân.

Mười năm không gặp, cô thiếu nữ ngày nào đã trưởng thành, vẫn đôi mắt biết cười, vẫn đôi môi thắm tươi, nhưng mặn mà đằm thắm hơn nhiều.

Phong Liên cũng nhìn lại Lương Tiêu, môi mấp máy, chực nói mà không nên lời, cuối cùng nghẹn ngào ngả đầu vào vai gã, khóc nức nở.

Lương Tiêu luôn áy náy về chuyện ngày xưa, nên cũng không tránh, im lặng để Phong Liên tựa vào mình.

Đám lái thương lùi ra xa, không muốn làm phiền cuộc trùng phùng của họ.
Phong Liên khóc đến khi nguôi tủi hờn mới ngẩng đầu lên:
- Ông biết không? Tôi tìm ông ròng rã sáu năm qua, trong dạ luôn lo lắng thấp thôm, chỉ sợ không bao giờ gặp lại ông nữa.
Lương Tiêu ngạc nhiên:
- Cô tìm ta suốt sáu năm? Có việc gi quan trọng chăng?
Phong Liên lại sa nước mắt:
- Lúc lâm chung, cha có dặn tôi đi tìm ông.
Lương Tiêu choáng người, hỏi dồn:
- Thiết Triết tiên sinh đã tạ thế rồi ư? Chẳng lẽ quân Mông cổ tấn công Kiếm Cốc?
Phong Liên lắc đầu:
- Không liên quan gì đến quân Mông cổ cả.

Việc ông bỏ đi mà chẳng
nói một lời khiến ai cũng buồn.

Hôm sau, nội bỗng gọi cha cùng vào Kiếm tháp đúc kiếm, đúc miệt mài suốt ba năm trời.

Nhưng chằng hiểu tại sao thanh kiếm mãi không thành hình.

Một hôm, nội nói với cha rằng Thiên Phạt kiếm chứa quá nhiều sát khí, trời đất quỷ thần đều kiêng sợ, phải dùng mạng người tế kiếm may ra mới xong.
Lương Tiêu biến sắc:
- Dùng ngươâ tế kiếm? Làm thế sao được?
Phong Liên thảm não đáp:
- Cha cũng nói vậy, còn nói, nếu quả thực cần thiết, tốt nhất là ra ngoài cốc bắt mấy tên ác nhân về mà tế.

Nhưng nội bảo, như thế chỉ khiến chất sát phạt trong kiếm càng nặng, tệ khí càng dày thêm mà thôi.

Cho dù kiếm có thành hình thì cũng là một thứ hung khí reo rắc tai họa cho nhân gian.

Nội nói xong...!nói xong...!- Phong Liên bặm môi, úp mặt vào ngực Lương Tiêu, khóc lạc cả tiếng, -...!là nhảy tới, lao luôn đầu vào lò đúc kiếm...
Đám lái buôn thảy đều tái mặt.
Lương Tiêu cảm thấy một coin nôn nao cuộn lên dữ dội trong gan ruột, lâu lắm, đợi Phong Liên bớt thổn thức, gã mới hỏi:
- Thế còn cha cô?
Phong Liên sa nước mắt:
- Lạ là sau khi nội hủy thân mình thì thanh kiếm thành hình thật.

Cha tiếp tục rèn kiếm theo di nguyện của nội.

Người gần như phát điên, không ăn không ngủ, đêm ngày đập đập nung nung, cứ thế suốt ba tháng, thân hình mỗi ngày một vàng võ hao mòn.

Tôi không chịu nổi, bèn đến ở luôn trong Kiếm tháp để hầu hạ người.

- Cô ngừng lời, trầm ngâm hồi lâu mới tiếp.

- Đêm ấy, đưa cơm nước cho cha xong, tôi buồn ngủ quá bèn sang phòng bên ngồi gả gật một lúc.

Chẳng biết lâu hay chóng, chợt nghe sấm giật đùng đùng, chớp rạch loằng ngoằng ngay bên ngoài, tựa hồ bao nhiêu âm thanh và ánh sáng trên trời tụ cả về Kiếm tháp...
Cô lại nấc lên, lệ tuôn như suối.
Lương Tiêu nghĩ thầm: "Trời giáng sấm chớp, phải chăng nổi giận vì kiếm thần xuất thế?".

Gã vỗ vỗ vai cô thay lời an ủi, Phong Liên gắng nín khóc, run run kể tiếp:
- Bấy giờ tôi chẳng hiểu ra sao, chỉ ngạc nhiên vì sao sấm chớp dữ dội đến vậy mẳ không mưa.

Đúng lúc đó, chợt nghe bên phòng đúc kiếm vang lên một tiếng động cực lớn, lớn đến nỗi át đi cả dàn sấm chớp l ùng bên ngoài, tôi chột dạ chạy sang xem thì thấy cha ngã ngửa trên sàn nhà, trong tay ôm chặt một thanh kiếm, máu tươi phun xối xả lên lưỡi thép...!Kiếm đã xong nhưng cha cũng kiệt lực, sang ngày hôm sau thì mất...!Trước lúc nhắm mắt xuôi tay còn dặn tôi là nhất định phải giao thanh Thiên Phạt kiếm thiêng liêng của tộc Tinh Tuyệt cho ông gìn giữ.
Kể xong, Phong Liên quay lại bê cái hộp gỗ trắc đến trước mặt Lương Tiêư.

Gã đón lấy, vẻ mặt nặng nề, mở ra thì thấy trong hộp đặt một thanh trường kiếm vỏ đen, có chuôi mà không có ngạc, lưỡi kiếm dài bốn thước, nhìn thoáng qua hơi khác với bảo kiếm thông thường.

Lương Tiêu tuốt kiếm, nhưng cảm thấy rất rít.

Gã cau mày, vận lực rút mạnh thì nghe trong vỏ vẳng ra tiếng động ken két chói tai lạ lùng.

Rất chậm, trường kiếm thoát vỏ, Lương Tiêu sững người kinh ngạc, thân thểp lốm đốm cặn đỏ.

Kiếm đã rỉ.
Đám lái buôn ngó thấy, thảy đều thất vọng: "Hai người mất mạng mới đúc xong một thanh kiếm thế kia ư, có đáng hay không?".

Nhận ra tâm tư họ, Phong Liên trừng trừng nhìn lại, vẻ căm ghét.
Lương Tiêu xem xong, trầm ngâm một thoáng rồi đậy nắp hộp, đặt lên lưng ngựa như cũ.

Phong Liên cuống quýt:
- Ông không bằng lòng nhận ư? Có phải vì chê nó rỉ không...
Mắt cô hoen đỏ, chực như sa lệ đến nơi.

Lương Tiêu lắc đầu:
- Kiếm do lệnh tổ phụ và lệnh tôn hợp sức đúc là báu vật bất phàm, ta chỉ là một kẻ kém đức hạnh, đâu đáng nhận lãnh hai chữ "thiên phạt".

Cô cứ giữ lấy, đợi gặp được người xứng đáng thì chuyển tặng cho người ta.
Phong Liên như bị đâm vào-tai, nổi giận mắng:
- Thế là thế nào? lầy Côn Luân, ông làm sao vậy? Thiên Phạt kiếm đã ri, ông cũng n theo hay sao?
Lương Tiêu thở dài:
- Cô nói phải, n hết cả rồi.
Phong Liên nghiến răng, cau mày nhấn từng tiếng:
- Người Tinh Tuyệt chẳng bao giờ khẩn nài ai.

Ông không cần thì tôi...!tôi đi cho xong.
Lương Tiêu nhận ra đuôi mắt Phong Liên đã lờ mờ vết chân chim, không còn mơn mởn tươi tắn như ngày xưa, thầm nghĩ sáu năm nay cô bôn ba khắp nơi, chắc hẳn dãi dầu không ít gió sương, bèn mủi lòng ngăn lại:
- Được rồi, đừng giở trò trẻ con, chúng ta cũng sắp khởi hành, cô lên ngựa đi cùng luôn.
Phong Liên còn chưa nguôi giận, giậm chân nói:
- Ai trẻ con ở đây! Hỏa Lưu Tinh là do ông bắt được, tôi không cưỡi nữa.
Cô bực bội quay mặt đi, Lương Tiêu hết cách, đành leo lên ngựa, cúi xuống kéo cô:
- Vậy cưỡi chung!
Phong Liên hơi giằng ra, nhưng cuối cùng vẫn phải nhượng bộ tình cảm của mình, ngoan ngoãn leo lên ngựa, ngồi trong lòng Lương Tiêu.

Sáu năm tìm kiếm vô vọng giữa núi non trùng trùng, giữa biển người mênh mang, cô đã đổ bao nhiêu nước mắt vì tưởng rằng mãi mãi không được gặp lại gá đàn ông nhẫn tâm này nữa.

Nay đã toại nguyện, trút được gánh đá nặng trên ngực, niềm vui sống cũng trở lại với cô.

Đi được một lúc, mệt mỏi buồn ngủ, Phong Liên bắt đầu gả gật.
Ngủ gật một lúc khá lâu, chợt bị tiếng vó ngựa dồn dập đánh thức, cô dụi mắt nhìn thì thấy đằng xa có một toán kỵ sĩ phi lại.

Chưa tới gần, một người trong bọn đã lớn tiếng hỏi:
- Các ngươi có gặp bầy sói không?
A Mạc đáp:
- Có!
Toán kỵ sĩ liền tản rộng thành hình giẻ quạt, đồn úp lại phía họ.

Đám lái thương đang ngơ ngác, lại thấy ba gã trẻ tuổi thúc ngựa vượt hẳn lên trước, cả ba đều anh tuấn ngời ngời, dưới tấm áo choàng bằng đoạn của họ lấp ló những chuối đao màu đen.
Kỵ sĩ áo đen cất giọng sang sảng:
- Đàn sói đang ở đâu?
Đám lái thương chưa hiểu ra sao, nên không ai trả lời.

Tay kỵ sĩ, mặt lạnh hẳn đi tựa phủ sương, xem chừng nổi giận tới nơi, đúng lúc đó kỵ sĩ áo đỏ bên trái xen vào:
- Ò Nha, ta thấy họ đều là khách thương bình thường.

Chớ gây khó dễ kéo thủ lĩnh không bằng lòng đâu.
Hắn tử áo đen vẫn lầm lầm cái mặt:
- Chu Tước à, ta chẳng qua chỉ hỏi thăm tin tức mà thôi, Đàn sói xuất quỷ nhập thần như vậy, chứng tỏ con quái vật đó đã quay về.

Thủ lĩnh cũng dặn chúng ta hành sự phải thận trọng, phải biết dò hỏi cặn kẽ mọi đường còn gì!
Chu Tước gật đầu:
- Hỏi thăm thì hỏi thăm, miễn ngươi đừng động tính hung hăng nổi giận bừa bãi là được.
Ô Nha tức bực đáp:
- Đừng suy bụng ta ra bụng người.
Kỵ sĩ áo lục từ đầu tới giờ vẫn im lặng giữ bộ mặt ngạo mạn, lúc này mới ngắt lời:
- Ta thấy chẳng có gì phải hỏi cả.

Chúng ta cứ tăng cường tùng sục, nếu bắt được con quái vật trước nhiều người chứng kiến thì thủ lĩnh sẽ hài lòng lắm.
Chu Tước ngần ngừ:
- Thúy Điều, ngươi nói câu ấy có vẻ hơi tự cao tự đại đấy.
Ồ Nha cười nhạt:
- E rằng ngươi nhát gan thôi, kể về võ công, chưa chắc tên quái vật đã địch nổi chúng ta, huống hồ bên ta còn cộ Nhị thập thần nỗ thủ trợ trận.
Đám lái buôn đưa mắt nhìn thì thấy quả nhiên bọn kỵ sĩ đều khoác những cánh nỏ dài bốn thước, và những túi tên nặng trĩu thì vắt ở yên cương.

A Mạc bỗng thúc ngựa tiến ra, cúi mình chào:
- Xin hỏi, ba vị có phải là nhân thủ của Thiên Sơn Thập nhị cầm?
Ô Nha ngạo mạn đáp:
- Đúng vậy.
Đám lái thương đều nhốn nháo cả lên, nhất loạt siết chặt chuôi đao.

A Mạc cười mơn:
- Thiên Sơn Thập nhị cầm ai cũng lấy tên một loài chim làm ngoại hiệu, vừa nghe qua thì quả nhiên không sai.

- Ngừng một lúc, lão lại nói.

- Đội lái buôn chúng ta gặp phải đàn sói, thương vong rất thể thảm.

Bây giờ bọn sài lang đó lại mai phục khắp nơi, tiến thoái lưỡng nan, mong ba vị đại hiệp chỉ cho con đường sáng.
Thúy Điều lạnh lùng đáp:
- Chúng ta phải truy đuổi đàn sói, không rỗi đâu mà...
Chu Tước ngắt lời:
- Họ là khách thương bình thường, về lý thì nên hộ tống đến Luân Đài [7] mới phải.
Ồ Nha cau có:
- Ngươỉ lại lo chuyện bao đồng, Chu Tước lạnh lùng hỏi:
- Ngươi quên lời thủ lĩnh rồi sao?

Máu nóng dồn lên mặt, Ổ Nha vặc lại:
- Ta quên bao giờ? Muốn đưa thì đưa...
Một tràng sói tru bỗng vút lên, phũ phàng cắt ngang lời Ồ Nha, tiếng hú rùng rợn nghe ghê cả người, ba kỵ sĩ cùng biến sắc, đồng thanh nói:
- Thiên lang khiếu nguyệt! - đoạn giật dây cương cho ngựa quay đầu phi về hướng sói tru.
Chu Tước lao đi một chốc, lại mang theo bảy tám tay xạ thù trở về:
- Quãng đường phía trước gian nan, ta đưa các ngươi đi một đoạn! Mặt bọn lái buôn đều khó đăm đăm, ai nấy nghĩ bụng: "Được ngươi đưa cũng chẳng yên ổn đâu, có trời mứi biết quân cướp dường như ngươi đang dự tính những gì?".

Họ muốn khước từ, nhưng không dám bạo gan nói thẳng.
Lương Tiêu hỏi:
- Thiên lang khiếu nguyệt là thế nào?
Chu Tước liếc mắt nhìn gã, chậm rãi nói:
- Sói tru trăng.

Đó là tiếng hú của riêng Thiên Lang Tử.
Nghe nói Thiên Lang Tử đang ở ngay gần đây, mặt mọi người xám ngoét đi như gả cắt tiết.

Phong Liên khinh bỉ nhìn Chu Tước, trong lòng bỗng có gì như tức giận, cười nhạt bảo:
- Thiên Sơn Thập nhị cầm cũng nổi danh đạo tặc, chẳng điều ác nào là không dám làm.

Tại sao lại giả vỡ tốt bụng hộ tống khách thương thế?
Chu Tước biến sắc mặt, giọng bỗng gay gắt:
- Thiên Sơn Thập nhị cầm tuy là đạo tặc, nhưng là thứ đạo tặc hữu đạo, một là không gây hại cho bách tính, hai là không chạm một ngón tay đến khách thương thông thường, quân Mông cổ bất lực trước chúng ta nên mới đổ vậy tiếng xấu làm hại thanh danh Thập nhị cầm.

Không muốn tại hạ hộ tống thì thôi, xin cứ tự nhiên.
Lương Tiêu thấy hắn tức đến nỗi đỏ mặt tía tai, trong bụng bắt đầu ngờ ngợ.

Đám lái buôn càng chẳng hiểu gì, chỉ có A Mạc trấn tĩnh, giật cương tiến đến gần Chu Tước, những người còn lại không còn cách nào khác, đành cun cút đi theo.
Phong Liên phát bực:
- Tự nhiên thì tự nhiên, chúng ta không thèm đi với bọn đó.
Lương Tiêu nói:
- Ta đã hứa chăm lo cho bọn họ, đâu thể nửa chừng bỏ dở được.
Phong Liên bĩu môi, hất đầu về phía Chu Tước:
- Chẳng phải có bọn kia bảo vệ rồi sao?
Lương Tiêu tỏ vẻ đăm chiêu:
- Tiếng tám của Thiên Sơn Thập nhi cầm có lắm tì vết, ta không yên tâm.
Phong Liên lườm gã:
- Thế này thì gò bó chết đi được.

- Cô thở dài, lại ngửa đầu tựa vào lòng Lương Tiêu, dịu dàng nói, - Chẳng hiểu tại sao tôi không quên nổi Tay Côn Luân, ngày tháng trôi đi, nhớ nhưng càng thêm da diết...
Lương Tiêu vốn nhanh nhẹn, giỏi ứng đối, vậy mà không tìm nổi lời nào để đáp lại, đành ngậm hột thị mà nghe.

Cả đoàn đi được một quãng, đằng trước bỗng vọng đến tiếng sói tru kéo dài chói tai khiến người ta buồn nôn; một tiếng dứt, trăm ngàn tiếng tru khác hòa theo, thanh thế vô cùng rầm rộ.

Chu Tước tái mặt, quất ngựa phi nước đại.

Lương Tiêu bảo Phong Liên:
- Chúng ta cũng đi xem sao, - rồi thúc ngựa tiến lên.
Hỏa Lưu Tinh phóng nhanh kinh hôn, chỉ chớp mắt đã bắt kịp Chu Tước.

Gã này tỏ vẻ kinh ngạc, ngắm nghía một lúc rồi buột miệng khen:
- Quả là ngựa quý! Bán cho ta nhé, ta trà một trăm lạng vàng.
Phong Liên cười nhạt:
- Ngươi nằm mơ à? Đừng nói một trăm lạng, mà dù một nghìn, một vạn lạng, ta đây cũng không bán.
Chu Tước sầm mặt, mắt vẫn dán vào Hỏa Lưu Tình.

Bắt gặp ánh mắt tham làm khác thường của hắn, Lương Tiêu bỗng cau mày.
Đi được hơn hai mươi dặm, họ bắt đầu gặp phân sói rải rác đó đây, mỗi đi mỗi thấy nhiều thêm, vết móng vuốt cũng hằn chi chít xuống nền đất.

Chu Tước lầm lì tiến bước, chợt có ánh đỏ loáng lên trong đám cỏ lau đằng xa, hắn nheo mắt quan sát, mặt bỗng tái dại đi, xốc ngựa chạy lên.

Phong Liên đang trố mắt nhìn, Lương Tiêu đã bịt kín mắt cô thì thào:
- Đừng nhìn, ở lại trên ngựa.
Gã lật người khỏi yên cương, băng băng chạy tới, chỉ thấy Chu Tước đang cúi mình bên hai thi thể, mắt trợn răng nghiến, toàn thân run lẩy bầy.

Màu áo hai xác chết cho thấy đó là Thúy Điều và Ô Nha.

Cả người và ngựa đều bị bươi xé không còn ra hình thù gì nữa, xương thịt bung lở nham nhở, bốn bề còn ngổn ngang năm sáu xác sói, một con trong đó vẫn còn nguyên nửa lưỡi đao gãy trên lưng.
Lương Tiêu nhìn quanh, rồi quay mình lướt đi cực nhanh, chi tung lên nhảy xuống trên đồng cỏ vài lượt là đả không thấy tăm tích đâu nữa.

Chu Tước trông theo bằng ánh mắt kinh ngạc, bỗng đứng bật dậy.
Phong Liên đang định giục ngựa chạy theo Lương Tiêu thì một bóng đỏ loáng lên trước mắt, Chu Tước đã đứng chặn lối.

Cô gái thúc gối vào bụng Hỏa Lưu Tinh, quát hỏi:
- Ngươi làm gì vậy? Không sợ bị ngựa giẫm lên ư?
Chu Tước gần giọng, hai mắt đỏ ngầu:
- Giao ngựa cho ta!
Thình lình hắn bật cao, phóng song chưởng ra, Phong Liên cảm thấy kình phong thốc vào mặt, mũi miệng tắc nghẹn lại, vội vàng thét:
- A Hốt Luân Nhĩ...
Hòa Lưu Tinh vâng lệnh, vặn hông chạy chếch đi, Chu Tước chụp hụt, lập tức xoay mình theo, nhưng Hỏa Lưu Tinh đã ở cách xa đến mười mấy trượng rồi.
Phong Liên chạy một lúc thấy không ai truy đuổi mới dừng nước kiệu.

Nhớ lại sáu năm nay mình phiêu bạt khắp nơi cùng chốn mà vẫn bình an vô sự, phần lớn đều nhờ cước lực vô song của Hỏa Lưu Tinh, cô bỗng thở dài, vuốt vuốt bờm nó:
- Mã nhi, thật khổ cho ngươi quá! - rồi ngước mắt nhìn quanh, chỉ thấy bốn bề đồng không mông quạnh, gió lạnh căm căm thôi đám cỏ dài ngả loạt soạt, Phong Liên bỗng thấy nghẹn ngào, cất tiếng gọi to.

- Tây Côn Luân, ông ở đâu? Tây Côn Luân, ông...
Gọi được đến tiếng thứ hai, giọng cô đã sũng nước mắt.

Nhớ ra mới gặp lại tên oan gia này chưa được bao lâu, chỉ thoáng chốc đã lại bặt tăm bặt tích hắn rồi, cô thấy gan ruột như đứt ra từng khúc, đầu óc trống rỗng, nước mắt thi nhau rơi xuống, đang định khóc òa lên thì nghe phía xa có tiếng hú dài vẳng lại, hệt như tiếng sấm nổ vang mãi không thôi.

Luồng âm thanh rẽ roẹt những thân cỏ, tao vùn vụt trên đồng hoang như đang chìm trong cơn giận điên cuồng.
Phong Liên nhận ra tiếng hú của Lương Tiêu, lập tức chạy ngay theo, tim đập thình thịch.

Được một lúc, chợt thấy phía xa có rất nhiều tay chân đầu cổ, nỏ gãy tên cụt nằm vương vãi, cô lại gần xem thì nhận ra xác đám thần nỗ thù đi theo Ô Nha, máu thịt tung tóe đã nhuộm đỏ cả một khoảng lớn cỏ.

Lương Tiêu đứng giữa trảng cỏ dài, ngửa mặt hú vang, tiếng vọng lông lộng khắp không gian rộng lớn, Phong Liên chưa tới gần đã cảm thấy đầu hoa mắt váng, vội ghìm ngựa lại.

Đột nhiên, mé đông bắc âm âm vẳng đến một tràng gào rú, chọc vào tai người ta như những mũi dùi, chính là Thiên lang khiếu nguyệt.

Hai luồng âm thanh đua nhau vút lên như sóng còn đại dương hay quái xà xuyên mây, làm rung chuyển cả bầu trời.

Đột nhiên, Lương Tiêu băng mình lao về hướng phát ra tiếng sói tru.
Phong Liên sực hiểu: "Hóa ra Tây Côn Luân hú lên là để khiêu chiến với Thiên Lang Tử".

Nghĩ đến việc Lương Tiêu sắp quyết trận thư hùng với tên quái vật gian ác, cô bỗng thấy phấn chấn, đồng thời lại nảy ra bao mối lo âu.

Cô còn đang bần thần, Lương Tiêu đã phóng vút đi như hồng hạc, mau chóng biến mất tăm, Phong Liên hấp tấp thúc ngựa đuổi theo.
Thiên Lang Tử hú được nửa chừng bỗng im bặt, Lương Tiêu bước chậm lại, hai tai dỏng lên bắt lấy mọi động tĩnh để xác định phương hướng.

Đột nhiên, lại nghe mé tây nam có tiếng sói gào vút lên, Lương Tiêu hoảng hồn nghĩ: "Con quái vật này nhanh chân thật, chỉ chớp mắt mà hắn di chuyển được đến mười dặm".

Gã biết lần này đã gặp phải tay kỳ phùng địch thủ, bèn trấn định tinh thần, đảo chân chạy sang hưởng tây, không ngờ tiếng hú phía này cất lên chưa đay thời gian tàn một tuần hương đã lại dừng bặt.

Lương Tiêu rất lấy làm lạ, nhưng không giảm cước lực, nào ngờ mới được mười dặm thì tiếng sói lại tru lên ở hướng đông, Lương Tiêu hoang mang vô cùng, bèn xoay gót chuyển mình theo.

Tiếng sói hú như cố ý trêu ngươi, thoắt đông thoắt tây, lúc nam lúc bắc, cứ vang lên rồi tắt lịm liên tục như thế, di chuyển xa dần.

Lương Tiêu dừng chân, đứng sững, mặc cho gió tây lùa tới đánh quần áo bay lật phật.
Bấy giờ Phong Liên cũng phi ngựa đến nơi, vội vã nhảy xuống bảo:
- ông cưỡi A Hốt Luân Nhĩ mà đuổi cho nhanh.
Lương Tiêu lắc đầu:
- Đuổi cũng vô ích, những công phu khác thì chưa biết thế nào, nhưng khinh công kẻ này trên tài ta.

Huống hồ còn sói bầy trợ trận, dẫu đuổi kịp cũng khó lòng giành phần thắng.
Phong Liên trầm ngâm một lúc, rồi hỏi:
- Ông sợ bản lĩnh tôi non kém, sẽ làm ông vướng tay vướng chân chứ gì?
Lương Tiêu bị cô nói trúng tim đen, chỉ cười, không đáp.

Phong Liên nhoẻn cười, hai má đỏ hồng, đôi mắt đẹp bừng sáng;
- Hóa ra bất kể thế nào ông cũng vẫn lo nghĩ cho tôi, tôi sung sướng lắm.
Lương Tiêu nhăn mặt:
- Thôi, về đi.
Phong Liên cong môi:
- về làm gì, trông thấy bọn đạo tặc đó là bực mình.
Cô hậm hực kể lại chuyện Chu Tước tìm cách cướp ngựa mình.

Lương Tiêu tư lự nói:
- Hắn đoạt ngựa không phải vì mục đích xấu đâu, mà là muốn mượn cước lực của Hỏa Lưu Tinh để truy bắt Thiên Lang Tử đó thôi.
Phong Liên bực bội:
- Ông còn nói đỡ cho hắn nữa đang yên đang lành cướp ngựa người ta, chính là kẻ xấu.
- Đừng vội vàng trong việc phân định thiện ảc, sai một li đi một dặm đấy...
Thấy Phong Liên càng thêm vẻ hờn trách, Lương Tiêu bèn xuống nước:
- Thôi được, cô nói thế nào thì đúng là thế ấy.
Phong Liên cúi mặt giấu nụ cười:
- Tây Côn Luân, ông hứa với tôi một việc nhé?
Lương Tiêu gật đầu, Phong Liên bặm bặm môi, mắt đỏ hoe, nhẹ nhàng nói:
- Từ nay về sau, ông không được bỏ tôi lại một mình nữa.

Vừa rồi tôi sợ lấm, sợ ông lại biến mất một cách không mình bạch như lần trước, khiến tôi không bao giờ tìm lại được...
Nỗi tủi thân làm cô nghẹn lời, chưa nói xong nước mắt đã ướt đầm gò má.
Lương Tiêu vốn không muốn Phong Liên gặp nguy hiểm nên mới một mình truy đuổi Thiên Lang Tử, không ngờ suýt đầy cô vào cảnh nguy hiểm khác.

Trước dáng vẻ buồn rầu hờn dỗi của Phong Liên, gã bỗng cảm thấy hổ thẹn, bèn buột miệng:
- Thôi được, ta hứa với cô.
Phong Liên cười qua hàng nước mắt, rồi chạy ào đến bá cổ Lương Tiêu, vùi mặt vào ngực gã, vui sướng nói:
- Tôi biết ông sẽ nhận lời mà!
Lương Tiêu vừa nói dứt lời là đã hối hận ngay, càng thêm mất tự nhiên vì đôi cánh tay vòng quanh cổ, gã bèn nói khéo để cô’ lên ngựa, còn mình đi bộ theo bên cạnh.
Họ cùng lướt đi trên thảo nguyên, Hỏa Lưu Tình tung vó phi, Lương Tiêu dù đi bộ cũng không hề bị rớt lại.

Phong Liên đã đuợc Lương Tiêu hớa, mừng không để đâu cho hết, cứ vui vẻ cười nói suốt.

Lương Tiêu không để tâm, chi tiện miệng ư hữ.

Gã vốn tự phụ khinh công, nhưng hôm nay thất bại trước Thiên Lang Tử thì không khỏi thất vọng.

Lúc đầu nghe tiếng hú, gã cứ nghĩ tên này không lợi hại gí mấy, ngờ đâu khinh công của hắn lại cao siêu như vậy.

Thình lình nghĩ ra một điều, Lương Tiêu tỉnh ngộ ồ lên một tiếng, Phong Liên ngừng chuyện, ngạc nhiên hỏi:
- Sao thế?
Lương Tiêu vỗ vỗ trán:
- Ta vừa nghĩ đến một việc khả nghi.
Chợt gã ngẩng đầu nhìn lên, sắc mặt thay đổi, nhấc chân phóng vù vù.

Giữa các thân cỏ dài là một xác người áo đỏ, chính là Chu Tước, chỉ khác là thi thể vẫn còn nguyên vẹn.
Lương Tiêu cúi xuống xem xét thật kỹ, trán cau lại lạnh lùng, sau cùng gã đứng lên.

Phong Liên nhảy xuống ngựa, đến bên gã, chưa kịp nói gì thì nghe thấy tiếng vó ngựa rộ lên.

Phía nam có chừng bốn mươi kỵ mã lao đến, người dẫn đầu là một nữ lang óng ả, mặc áo trắng bằng đoạn có thểu những bông hoa lớn bảy sắc hất ra những tia sáng màu, trông vô cùng diễm lệ thanh cao.

Con tuấn mã của cô phi nhanh lạ lùng, chỉ cất vó hạ vó vài nhịp là đâ đến gần họ.

Trông thấy xác Chu Tước, cô ta biến sắc, vụt khép ngón tay như kiếm đâm thẳng vào ngực Lương Tiêu.

Lương Tiêu hơi bất ngờ, phản ứng tức thời là giật lui hơn một trượng.

Chỉ phong đâm trượt xuống đắt, nền cỏ như bị một cây gậy vô hình xọc vào, liền tụt xuống thành một cái lỗ nhỏ đen ngòm, đủ biết sâu đến mức nào.

Phong Liên thấy chi pháp cổ quái như vậy, tức giận hỏi:
- Tại sao ngươỉ lại đánh người ta?
Nữ lang áo màu không thèm để ý đến, trợn mắt trừng trừng nhìn Lương Tiêu, mặt trắng bệch như vôi.
Lúc đó một nữ tử áo xanh cũng phóng ngựa tới nơỉ, gọi to:
- Thái Phưạng tỷ tỷ, sao thế?
Thiếu nữ áo màu run giọng:
- Thanh Loan, muội...!nhìn Chu Tước mà xem!
Nữ tử áo xanh nhảy xuống ngựa, sờ vào da Chu Tước.

Mặt tái nhợt, cô lật tay xé áo sau lưng hắn, chi thấy trên da có dấu năm ngón tay xanh lè thì thất thanh kêu lên:
- Thiên Lang công
Thái Phượng trừng trừng nhìn Lương Tiêu, sắc mặt vừa thảm não vừa căm hận, cô hằn học thốt:
- Ngươi giết Chu Tước phải không?
Lương Tiêu chưa kịp đáp, Phong Liên đã cướp lời:
- Ngươi đừng nghi oan người tốt, khi chúng ta đến thi tên đạo tặc xấu xa đáng banh da xé thịt này đã chết mất ngáp rồi!
Các thế hệ người Tinh Tuyệt đều coi bọn đạo tặc là kẻ thù, Phong Liên cố nhiên cũng ghét bọn cướp đường thổ phỉ; trong cơn thịnh nộ, cô không cân nhắc lũi lẽ nên xuất ngôn có phần xúc phạm.

Thái Phượng giận quá, khoát mạnh tay, bọn kỵ sĩ đều xuống ngựa, giương nỏ lên, chĩa vào hai người.
Chú thích:
[1] Sói tru trăng.
[2] Tức Genoa, một tính miền bắc nước Ý.
[3] Ma Tây: phiên âm từ Moses (tiếng Việt hay đọc là Môi-sẽ), người lãnh đạo dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập.

Tây Nại tức Sinai.

Tích Moses tìm được nước sa mạc có chép trong Kinh Cựu ước.
[4] Bài từ theo điệu Thái tang tử.

Tác già là Tăn Khí Tật, tự Ấu An, hiệu Giá Hiên, người Sơn Đông.

Từ của ông hào hùng bi tráng, nay còn lưu lại 12 quyển Giá Hiên trường đoán cú.
[5] Samarkand, thành phố lớn thứ hai ở Uzbekistan và từng là trung tâm giao thương trên Con đường Tơ lụa, nối liền Tây phương với Trung Quốc.
[6] Thiên Sơn Thập nhị cầm gồm mười hai người lấy tên bài chim làm ngoại hiện, ở đây có nhắc đến: Ô Nha (quạ đen), Chu Tước (sé đỏ), Thúy Điều (chim trả), Thái Phượng (phượng màu), Thanh Loan (loan xanh), Hoàng Ly (oanh vàng), Vân Tước (chiền chiện), Hắc Ưng (ưng đen), Tuyết Nhạn (nhạn tuyết).
[7] Một huyện nằm ở mé nam chân núi Thiên Sơn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui