AI NÓI TRẺ NGOAN KHÔNG CÓ LÒNG?
Trần thị vặn xoắn cái khăn tay quá nửa, A Dung đứng bên cạnh cũng phát rầu theo, người làm mẹ, chẳng sợ chi cả, chỉ lo con mình có gì khinh suất. Là tâm phúc của Trần thị, trưởng thành cùng Trần thị, là cung nữ hồi môn theo vào cung, A Dung coi nỗi khó xử của Trần thị như của mình, không khỏi thốt lên: “Nương tử thật khổ quá.”
Tưởng gả cho Hoàng Thái tử là vẻ vang, qua cửa rồi nào ai biết nỗi khổ của người làm mẹ? Ai tuân thủ lễ pháp gia đình mà lại gây ra một vụ tai tiếng đến thế ngay trước khi cưới chứ?! Hoàng gia thì có! May mà quận chúa Tân Xương quá cố là nữ, nếu là thứ trưởng tử (*), không phải càng thêm phiền sao? Đã thế Thái tử phi còn phải thật vui vẻ mà chăm sóc đứa bé mồ côi mẹ từ nhỏ này nữa.
(*) Thứ trưởng tử: Con trai trưởng do thiếp thất sinh ra, không phải con vợ cả. Quận chúa Tân Xương là Thứ trưởng nữ.
Sau khi đích trưởng tử ra đời, trong viện của mệnh phụ Đông cung không biết lại có thêm bao nhiêu nữ nhân được nhận ân trạch của Hoàng Thái tử, nhưng Phó lương đệ được danh hào như thế, ngoài dạy con thì không cần phải nói.
Cuộc sống hôn nhân không được xem là hạnh phúc, Hoàng Thái tử thì càng lúc càng chẳng ra gì, Trần thị dồn trọn tấm lòng của mình trên người con trai. Trước đây Quảng Bình quận vương chẳng chịu thua ai, dù là văn hay võ cũng khá vững vàng, tuân thủ lễ nghi đúng chỗ, không có quan hệ nam nữ bậy bạ, khiêm tốn, xuất sắc như thể không phải là sản phẩm của dế nhũi Tiêu gia, đúng là tâm huyết của người làm mẹ!
Chỉ có một tâm can bảo bối như thế, vậy mà phải lòng con gái của Trịnh Tĩnh Nghiệp!
A Dung nuốt xuống tiếng thở dài, sao lại trúng vào nhà ông ta cơ chứ? Hiện giờ còn bốn vị Tể tướng, vừa ý con gái nhà nào cũng được, chắc chắn mẹ cậu sẽ cầu tình ngay, nhưng nhà ông ấy thì không được! Hoàn toàn có thể gạt ân oán của Trịnh thị và Đông cung sang một bên, nhưng cái phận giàu xổi của Trịnh thị trong mắt Trần thị là một vết thương chí mạng.
Trần thị mỉm cười nói: “Chỉ cần Đại lang có tiền đồ, ta sẽ không khổ.”
A Dung nói: “Chuyện hôm nay, chỉ sợ làm kinh động đến Quận vương, ngược lại sẽ không tốt.”
Trần thị thở dài yếu ớt: “A Dung, lát nữa em đi xem Quận vương một chút, ra trước đón nó, nhắc nó một chút.”
A Dung khiêm tốn nhún người thưa: “Vâng,” rồi khuyên Trần thị, “Cuối cùng cũng đợi được đến ngày này, hôn ước của con gái Trịnh thị đã định, để Quận vương sớm hết hi vọng. Quận vương luôn là một người hiểu chuyện, chắc chắn sẽ không làm phụ lòng nỗi khổ tâm của Nương tử.”
Lúc này Trần thị mới lộ ra vẻ tươi tắn được một chút: “Chỉ hi vọng được thế.” May mà con trai rời khỏi cung đến phủ mới nên cô lo lắng, để vài kẻ tâm phúc bên cạnh con, thế mới biết nó rơi vào lưới tình. Nhưng khi con trai quay về thăm cha mẹ, Trần thị có hỏi bóng gió thì lại lắc đầu, sống chết cũng không chịu khai ra!
Quảng Bình quận vương không dám thổ lộ tâm tình với mẹ, vì Trưởng công chúa Khánh Lâm và Trần thị là kẻ thù không đội trời chung! Có đánh chết cũng không thể nói thích một tiểu mỹ nhân vừa gặp ở nhà Trưởng công chúa Khánh Lâm được – ai nói trẻ ngoan không có lòng? Dù cho mẹ có hỏi thế nào, con cũng không nhận. Thấy mình chạy đến phủ Trưởng công chúa Khánh Lâm bao nhiêu chuyến, mà người ta vẫn nhất định vẫn không mở miệng, Tiêu Xước không khỏi cảm thán, Trần gia đúng là ăn no rửng mỡ! Bao nhiêu chuyện, cũng vì bọn họ nên mới bị kẹp ở giữa, bế tắc thế này.
Bản thân Trịnh Diễm cũng không hề hay biết chuyện này, còn Quảng Bình quận vương cũng khó mà có cảm tình với bên ngoại. Bảo lấy công chúa thì thế nào? Đó là tôn trọng ngươi chứ sao? Bằng lương tâm mà nói, ngoại trừ vì chuyện đính hôn mà không gặp Trần gia, trong những chuyện khác, Trưởng công chúa Khánh Lâm hành xử thỏa đáng, không ngang ngược, sống nghiêm túc, một người phụ nữ như thế mà chú của cậu lại coi thường, đúng là mắt bị mù.
Lúc định 《Thị tộc chí》, thế gia uống nhầm thuốc còn muốn hạ bậc hoàng thất nữa chứ, rõ là não tàn không có thuốc chữa!
Người này, đúng là suy nghĩ bằng mông. Quảng Bình quận vương được Trần thị dạy dỗ phải trở thành một người tài giỏi, nhưng cậu vẫn mang họ Tiêu. Vì đủ loại nguyên nhân, nên cứ theo định kì, hoàng thất lại có một kì nhân, mà trong những kì nhân đó cũng có thể bao gồm hàng hiếm như Tiêu Lệnh Đức. Tính theo xác suất, nếu Trần thị muốn nuôi dạy một Hoàng đế theo khuôn mẫu thế gia, phải nuôi trên một trăm tám mươi năm mới hòng thấy được một người.
Tiêu Xước đến sớm hơn mẹ con Đỗ thị, cậu vừa nhận được tin liền đứng ngồi không yên.
Nghe mẹ muốn gặp mình, phản ứng đầu tiên của Tiêu Xước là: Chẳng lẽ Đông cung lại xảy ra chuyện? Mẹ cậu là một Thái tử phi đúng tiêu chuẩn, chuyện gì cũng theo lễ tắc mà làm, nhưng Đông cung nào phải một cõi yên bình vui vẻ. Hồi bé thì cũng ổn, đến khi Phó lương đệ sinh con, cậu có một cô em cùng cha khác mẹ, khuynh hướng tranh giành nhau trước mặt Thái tử của mọi người càng rõ ràng. Mà chị em gái của cậu cũng chả phải hiền lành gì, nào giành giật đàn ông, du chế, đều làm cả, lại chẳng nghe lời Thái tử phi. Cha cậu vốn là tấm gương trong lòng Tiêu Xước, rốt cuộc tấm gương đó lại giết chết con gái ruột của mình.
Thấy mọi người trong nhà như vậy, cậu vội vàng chạy về để hỗ trợ giải quyết.
Bây giờ là ai gây họa nữa đây? Tiêu Xước thúc ngựa chạy như điên, sợ trễ một bước thì lại mất đi một người chị em. Đến cổng Đông cung, chẳng kịp bình ổn hơi thở, liền chạy tới chỗ A Dung đang chờ đón: “Dung nương, trong nhà có chuyện gì sao?”
Không phải do ngài sao? A Dung oán thầm một câu, mỉm cười nói: “Vì con gái cưng của Trịnh tướng và học trò ngoan của Phò mã đính hôn, Thánh nhân đích thân làm ông mai, Thái tử phi vừa muốn gặp Trịnh gia tiểu nương tử, nhưng lại chẳng muốn để Thái tử gặp người bên kia nên mời ngài tới thay mặt. Trịnh gia tiểu nương tử cũng thường hay qua lại chỗ Trưởng công chúa Khánh Lâm, chỉ e Trưởng công chúa Khánh Lâm cũng sẽ đến.”
Tiêu Xước à một cái rồi cười: “Vậy cũng được,” Đông cung nên giữ gìn quan hệ ôn hòa với triều thần, “Cha đang ở đâu thế?”
A Dung thấp giọng trả lời: “Đang bực vị Lý tiên sinh kia, Lý tiên sinh ra khỏi cung, Điện hạ mang theo một đội nhân mã, có lẽ là muốn ra ngoại thành cho khuây khỏa.”
Tiêu Xước thở dài: “Người Trịnh gia chưa tới à?”
“Sắp rồi.”
“Ta đi gặp mẹ trước.”
Trần thị phí công cố sức vì con trai, không thể để mẹ con xảy ra bất kì mâu thuẫn nào, càng không muốn im hơi lặng tiếng mà bóp chết niệm tưởng của con trai. Cô từng trải hơn Quảng Bình quận vương, khi con trai vẫn như con ruồi mất đầu xoay tới loạn lui thì Trần thị đã đoán ra đó là Trịnh Diễm. Có mục tiêu rồi thì dễ dàng xác nhận hơn nhiều, Trần thị buồn đến nỗi bạc mất mấy cọng tóc. Không thể trách Trần thị quá nhạy cảm, lúc trước khi anh trai cô xảy ra chuyện, dòng họ muốn đẩy cậu em ra, không ngờ tên này lại mang chủ nghĩa lãng mạn tình hoài quá mức, phải lòng con gái của Sở thị, người lúc đó đang cạnh tranh vị trí Thái tử phi với Trần thị. Sở thị thất bại, buồn bã đi lấy chồng, cầu thục nữ mà không được, Trần tiểu đệ lại bắt chước Cố Ích Thuần không kết hôn. Bây giờ con Cố Ích Thuần đã mấy tuổi, còn cậu em trai Trần thị vẫn độc thân.
Thấy con trầm tĩnh đến thỉnh an, Trần thị nở nụ cười: “Đại lang lại cao thêm rồi.”
Tiêu Xước cũng cười theo: “Mẹ thích là tốt rồi.”
“A Dung đã nói với con chưa?”
“Rồi ạ.”
“Gần đây tâm tình cha con không tốt, con hãy thông cảm cho ông ấy.”
“Vâng.”
“Lát nữa mẹ con Hình Quốc phu nhân và Trưởng công chúa Khánh Lâm sẽ tới, con chào hỏi bọn họ một chút. Không cần ở lại lâu làm gì.”
“Con biết rồi.” Không phải thay cha để chứng tỏ giai cấp, chẳng qua làm trò cho Thánh nhân xem thôi.
“Con cũng biết đây là mối được Thánh nhân làm mai cho, cha con không thích hai nhà cũng đành chịu, nhưng chúng ta không được thể hiện sự khó chịu. Tính tình con bé kia chả tốt lành gì, không chừa đường lui, cứ nhớ con gái Đới thị, chị em của con lỡ lời trước mặt nó đều bị thua thiệt đấy. Lấy chồng rồi chỉ sợ cũng sẽ háo thắng thôi. Gia đình không yên là chẳng tốt lành gì đâu. Con là Quận vương, gặp qua một lần là xong, tránh nói nhiều với con bé ấy, đỡ lại bị trách móc mỉa mai.”
Làm sao để con trai lý trí một chút là vấn đề cần giải quyết gần đây nhất của Trần thị. Nghe nói Trì, Trịnh thành thông gia với nhau, người chân thành chúc phúc nhất lại là cô ta. Một thế gia xuống dốc như Trì bà ngoại mà thấy cháu trai muốn đính hôn với Trịnh Diễm mà vẫn dạt dào tiếc nuối, huống chi là Trần thị?
Trần thị không thể không kiên trì, trước khi cưới chính phi cũng đã đưa một cung tì xinh đẹp dịu dàng, một thiếp thất xuất thấp cao quý cho con, cũng có ý muốn chọn việc lợi hơn mà làm. Con trai thu tì, cũng gật đầu đồng ý chọn ngày làm tháng tốt đưa thiếp vào phủ, nhưng luôn tâm niệm tìm được ý trung nhân.
Trần thị không thể ngờ, càng không muốn hai mẹ con có xung đột, xích mích, đối với Thái tử phi, nói ra thì không thể chịu nổi hậu quả. Chỉ đành vạch trần, đi đường vòng để mà vạch trần sự thật. Con trai không nói thật, Trần thị đành dùng cách này. Nếu ép buộc sẽ khiến con trai phản mất.
Hai đứa vô tình gặp nhau, nhưng con bé đã đính hôn, lại còn là đầu xỏ khiến chị em con không còn mặt mũi nào, con xem rồi tự liệu lấy.
Tiêu Xước vẫn nhẹ nhàng trả lời: “Nam nữ khác biệt, gặp mặt nói một hai câu là xong. Con gái Trịnh thị đanh đá, chẳng liên quan đến con.”
Tiêu Xước nói vậy chứ lúc thấy Trịnh Diễm thì lại ngẩn ngơ.
Sao lại là nàng? Không hung tàn chút nào! Trong miệng những kẻ ở Đông cung, Trịnh Diễm vô cùng hung tàn, độc miệng, tâm càng độc, tuổi nhỏ mà đã không chịu thua ai… Trong chuyện của chị em cậu, không phải Tiêu Xước không oán hận cái miệng khắc nghiệt của cô nhóc này. Tân Xương, Hàm Nghi có sai, Tiêu Xước cũng khó chịu với bọn họ, nhưng không có nghĩa có thể chấp nhận việc có người thách thức quyền uy Đông cung, lại còn muốn đẩy Đông cung vào chỗ chết.
Nhưng một tiểu gia nhân xinh đẹp thế này, sao lại là một độc phụ được?
Tiêu Xước cười mơ mơ màng màng, chỉ nói vài câu xã giao rồi xin cáo từ. Ra khỏi điện, bị mặt trời chiếu xuống, thấy nổ đom đóm mắt. Bất luận thế nào cũng không thể liên hệ giữa hình tượng của Trịnh Diễm và những đánh giá cay độc kia với nhau, Tiêu Xước thấy, hai bên không thể nào hòa hảo, khiến cậu có áp lực rất lớn.
Ai đang ngồi thì không phải kẻ ngốc, Trần thị đau lòng, con trai chịu đả kích, đoán chừng phải cần một khoảng thời gian dài để khôi phục tâm tình. Đỗ thị đã sớm không an tâm về Quảng Bình quận vương, bấy giờ thấy cậu không tốt, khiến đánh giá trong lòng bà về Trì Tu Chi được tăng thêm mấy điểm.
Trưởng công chúa Khánh Lâm thì kinh hoàng một trận, bà nhớ lại những lời mà Phục tiên sinh đã khăng khăng. Ngoại trừ con gái nhà họ Tiêu, có người vợ nào lại cao quý hơn chồng? Vinh hiển của cô vợ nhà nào mà lại không từ chồng mình? Lẽ nào lại ứng trên người Tiêu Xước? Nửa người trên của Trưởng công chúa Khánh Lâm như bị nướng trên lửa, nửa còn lại như chôn trong tuyết.
Mọi người đều không nói gì mà chỉ nghĩ suông thế thôi, cho nên khi Tiêu Xước ra ngoài thì chỉ nói vài ba câu xã giao, cô nói chúc mừng, ta bảo cùng vui.
Rời khỏi Đông cung, đám phụ nữ lại mở một hội nhỏ, Trưởng công chúa Khánh Lâm lo lắng nói: “Thấy bộ dạng của Quảng Bình quận vương, e là động lòng rồi. Nếu nó làm ra chuyện gì thật, A Diễm phải xử lý thế nào?”
Trịnh Diễm quả quyết nói: “Con không ngốc, so về mặt gì cũng kém người quen, thân thích, họ hàng nhà mình cả.”
Lúc này Trưởng công chúa Khánh Lâm mới bình tĩnh hơn, nghi ngờ nghĩ:Chẳng lẽ Phục tiên sinh mất linh rồi?
Đỗ thị nói với Trưởng công chúa Khánh Lâm: “Chuyện này không ai lộ ra, chúng ta đừng nhiều lời, chỗ Trì lang, chẳng cần thiết nói ra làm gì.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm mỉm cười bảo: “Đương nhiên rồi.”
Trong mắt bọn họ xem Đông cung như người chết, đương nhiên cũng không để chuyện của Quảng Bình quận vương trong lòng. Bọn họ cũng đoán được ý của Thái tử phi vài phần, Trịnh Diễm không ngờ lại có chuyện như vậy, Trần thị càng sốt ruột hơn. Sau khi gặp bọn họ không lâu thì Quảng Bình quận vương quyết định lấy con gái của Triệu thị làm vợ – chuyện này hãy nói sau.
***
Từ cung trở về, cảm xúc của phía đàn ông ổn định, nhưng cánh phụ nữ lại có tâm sự. Ngày mai là ngày Trịnh Diễm phải đến nhà thăm hỏi Trì bà ngoại.
Vì lần gặp mặt này, Trịnh Diễm đã chuẩn bị không ít. Thế gia hay thích để ý, sau lưng nàng có Triệu thị giúp đỡ, còn có Cố Ích Thuần làm tổng chỉ huy, nên mọi quá trình không gặp vấn đề gì. Ngay cả lễ vật cho Trì bà ngoại cũng được chuẩn bị chu đáo, trong đó không thể thiếu chỉ thêu bốn màu, ngoài ra còn có vật dụng thường ngày và thức ăn dựa theo các lễ nghi cổ. Dĩ nhiên không thiếu Cốc thị, mọi thứ đều bớt đi hai phần so với Trì bà ngoại.
Trịnh Diễm cũng ăn diện một phen, toàn thân một màu xanh biêng biếc của hồ nước, cài vài cây trâm ngọc lên đầu, nhìn không có vẻ xa xỉ. Chỉnh trang xong thì đi gặp Đỗ thị, hôm nay hai mẹ con muốn đi cùng nhau, Triệu thị cũng theo cùng, Quách thị giữ nhà. Đến chỗ cha mẹ, Đỗ thị nhìn nàng một lượt: “Đến bên đó, phải lễ phép với bà cụ một chút, tính tình bà ấy khó chịu, con chớ nên để bụng, đừng chống đối ra mặt.” Nhắc đi nhắc lại suốt một đường.
Trịnh Diễm ngoan ngoãn lắng nghe, nàng cũng đã nghe về bà ngoại bạch thỏ của Trì Tu Chi từ lâu, có Trì bà ngoại, nàng mới dám tin rằng những gì trong sách sử viết con cháu thế gia như, thấy xe ngựa đều sợ phát run tưởng là hổ, không phải cường điệu. Cho nên biểu tình của nàng hôm nay còn mềm mại hơn hoa tơ hồng, ăn mặc cao khiết hơn cả lan rừng, kĩ năng như khi các dì các mợ nhà trẻ dỗ con nít, chuẩn bị rất nhiều câu chữ đúng tiêu chuẩn.
Triệu thị nói: “Đây cũng là để biết lễ của nhà người ta, Trì lang quân cũng không phải người hồ đồ. Mẹ và Thất nương cũng chớ lo quá.”
Trịnh Diễm yếu ớt nói: “Dù sao cũng trưởng bối, phải cẩn thận không để có lỗi nào chứ.”
Triệu thị thấy đôi mắt nàng long lanh nước, cười lớn.
Mẹ con đang trò chuyện với nhau, bên ngoài có thông báo: “Trì lang quân đến, đưa Thất nương ra ngoài.”
Quách thị đưa nhóm Đỗ thị ra cửa, Trì Tu Chi đang đợi ở ngoài. Kính cẩn lễ phép chào hỏi Đỗ thị, miệng gọi: “Chào nhạc mẫu.” Đỗ thị gật đầu: “Đã không còn sớm, đừng để lão phu nhân đợi lâu.”
Trì Tu Chi thấy Triệu thị đứng ở bên, gọi Tam nương: “Hôm nay phiền Tam nương tốn nhiều tâm sức rồi.”
Triệu thị cười nói: “Thất nương là em gái của ta, phải giúp đỡ, sao đệ lại khách sáo như vậy?”
Có Đỗ thị, Triệu thị ở cạnh nên Trịnh Diễm và Trì Tu Chi không dám tiếp xúc với nhau nhiều, Trì Tu Chi đến trước mặt Trịnh Diễm nói: “Yên tâm, ta đã tìm được người tiếp khách rồi, ai làm không tốt, nàng nhớ tên rồi nói lại với ta.”
Trịnh Diễm thấp giọng bảo: “Em hơi lo, nhưng có lẽ bà ngoại cũng không để em chịu thiệt đâu.”
Vì Trì bà ngoại không hiểu việc lặt vặt trong nhà nên toàn bộ đều do Trì mợ phân công quản lý, một số khác là nhờ Trì Tu Chi làm giúp. Phân nửa những người tiếp khách là vợ của đồng nghiệp Trì Tu Chi, Trì mợ muốn mời một vài nương tử có thân phận không kém đến tiếp khách, có điều vì 《Thị tộc chí》 mà Trì Tu Chi đã đắc tội đến thế gia, chẳng mấy người vui vẻ nguyện ý mà tới.
Không phải phe cánh nào cũng bền chắc một khối, trong thế gia cũng có ‘kẻ phản bội’, ví dụ như Sở thị, vợ của Lý thừa, đồng nghiệp khi trước của Trì Tu Chi, cũng tới. Lý thừa và Trì Tu Chi khá thân, không kiên quyết chấp hành theo chính sách gia tộc lạnh nhạt với Trì Tu Chi. Ngoài ra cũng có vài người được Trì Tu Chi, hòng nói tốt cho Trịnh Diễm với Trì bà ngoại.
Sở thị bảo: “Bọn ta cũng gặp qua Thất nương Trịnh gia một hai lần, bộ dáng thì rất xinh xắn, tính tình cũng không tệ. Bà nói xem, con bé là học trò của Cố Ích Thuần, chẳng lẽ giáo dưỡng lại kém được sao?”
Lại có vợ của một đồng nghiệp khác của Trì Tu Chi, Triệu thị bảo: “Ta có cô em họ gả vào Trịnh gia, vợ chồng hòa thuận, nhà bọn họ chẳng hề có chuyện bừa bãi lộn xộn nào, nề nếp gia đình cũng đoan chính.”
Những người này đều là con gái thế gia, đương nhiên sẽ biết nói cái gì với Trì bà ngoại.
Trì bà ngoại vẫn không yên tâm lắm: “Ta là trưởng bối của Đại lang nhưng không thể tham dự vào chuyện của Trì gia, nó quyết định hôn sự này làm lòng ta cũng bất an. Nghe các cô nói thế, mới đỡ hơn một chút.”
Lâm thị tiếp: “Những chuyện khác không cần phải nói, tài nấu ăn của tiểu nương tử rất phi phàm, có con bé, sẽ không để chuyện áo cơm của cháu ngoại bà chịu thiệt đâu.”
Sở thị lại khen Đỗ thị: “Hình Quốc phu nhân cũng cùng chồng vượt qua khó khăn, không xa không rời, có người mẹ như vậy, con gái sao hư được?”
Nghe vậy Trì mợ thở dài trong lòng. Cháu gái của mợ đã về, bây giờ mợ muốn nhờ mẹ và các chị dâu đến giúp một chút, nhưng Cốc thị thấy Trì Tu Chi sỉ nhục thế gia, không muốn dính vào, khéo léo từ chối. Không đến thì không đến, nhưng đám người nịnh hót này đang định làm gì thế này?
Cốc thị không vui trong lòng, ai thấy kẻ không có cốt khí thế này thì đều không vui. Những người này được Trì Tu Chi mời tới, càng khiến thái độ của Cốc thị đối với hôn sự này tệ hơn.
Khi mẹ con Đỗ thị tới, gương mặt Cốc thị chẳng có vẻ mừng rỡ chào đón gì cả. Đỗ thị có ánh mắt thế nào chứ, vừa nhìn qua là biết ngay, tâm trạng rất ảm đạm, đây chính là người muốn kết thân với Trì gia, giờ bị nẫng tay trên, không biết sẽ có lòng oán hận ghen ghét gì với A Diễm không. Tuy cũng tự nói với mình rằng ‘Nào có nhà ai mười phân vẹn mười’, nhưng khi nhìn cái ‘Phần không vẹn’ này, trong lòng cũng thấy khó chịu.
Thái độ của Trì bà ngoại lại khá hòa ái, bà nhát gan, nhưng lí trí, Trì gia không còn là danh môn, sau khi khóc lóc đau khổ thì đành chấp nhận số mệnh. Ngày hôm sau còn nghiêm túc giới thiệu tiếp khách cho Đỗ thị hẳn hoi, hàn huyên được một lúc, hăng hái nói tốt cho cháu ngoại, nắm tay Trịnh Diễm dặn dò: “Đại lang là đứa trẻ ngoan, từ nhỏ đã hiểu chuyện, cũng có chí khí. Con và Đại lang đính hôn với nhau thì đã là người của Trì gia, từ rày về sau cùng nhau vui buồn. Một mình nó cũng không dễ dàng, các con phải sống với nhau thật tốt. Chăm sóc sinh hoạt cho nó, các con thành hôn rồi, bà giao nó cho con.”
Trịnh Diễm nghĩ thầm, bà ngoại cũng không phải là người khắc nghiệt. Ngoan ngoãn gật đầu: “Con nghe bà.” Nắm tay bà, ái chà, bà được chăm sóc rất tốt.
Cốc thị càng chán chường, thế là mẹ chồng đã buông tay mặc kệ rồi sao?Đúng, Trịnh gia thế lớn, có tiền nhiều, cơm áo không lo, nhưng mẹ không biết tính tình thế nào sao? Con bé sống thế nào mẹ có biết chăng? Nhỡ có chỗ nào không ổn, mẹ quản được không? Cha mẹ Đại lang đã qua đời, sao mẹ lại không chịu trách nhiệm chút nào thế! Mợ là mợ của người ta, còn là một quả phụ không con cái, Trì bà ngoại không quản, sao có thể tỏ thái độ gì được? Không khỏi thầm cảm thán.
Nghe đám Sở thị nịnh nót Đỗ thị, Đỗ thị hỏi Sở thị: “Ông nhà vẫn còn ở Đại Lý tự à?”
Sở thị đáp: “Vâng.”
Trịnh Diễm nói: “Nghe nói sang năm có thuyên chuyển công tác, có lẽ sẽ được thăng chức thôi.”
Đúng là càng kì cục, phụ nữ trong nhà chớ nên mó tay nhiều việc thế chứ!
Cốc thị buồn, có thông gia thế này, sau này phải sống làm sao? Thầm quyết định, nếu Trì gia vô lễ, mợ sẽ phụng dưỡng mẹ chồng, sau đó đóng kín cửa mà sống, không dính dáng gì đến Trì gia nữa. Cốc thị không thể ở phòng này thêm phút nào, đứng lên nói: “Mẹ, con đi xem trà quả thế nào.”
Trì bà ngoại nói: “Con đi đi, nhớ tự cẩn thận.”
Cốc thị đi như chạy trốn.
Trì bà ngoại nhìn bóng lưng của Cốc thị, thở dài: “Nó cũng là đứa trẻ ngoan.”
Trịnh Diễm ôm cánh tay Trì bà ngoại cười nói: “Đã là người một nhà, đừng phân giàu nghèo, phải ở chung với nhau, chung hưởng cùng chịu họa phúc, dựa vào nhau mà sống. Bà và mợ tuân thủ môn hộ, giữ gìn bài tự gia tộc, khiến người vô cùng khác cảm phục.” Người tốt, ở thời đại khác thì có khi được lập miếu thờ trinh tiết ấy chứ.
Trì bà ngoại nói: “Đây là ‘Lễ’.”
“Thảo nào Trì lang giải quyết công bằng, không màng phú quý, nghèo hèn không đổi, chẳng khuất phục uy quyền, dám chống lại hoàng thân mà bảo vệ đạo lý cho tiểu dân (án cướp ruộng), đúng là ‘gần đèn thì rạng’.” Trịnh Diễm nịnh bà ngoại rất có nghề, “Thế nên cha con mới chọn chàng. Chỉ mong sau này con cũng có phong phạm đó.”
Trì bà ngoại rất vui: “Đúng thế.”
Hai nhà thông gia gặp nhau lần này, ngoại trừ Cốc thị, ai cũng cảm thấy hài lòng.
Cốc thị nghe Trì bà ngoại nói: “A Diễm đúng là một đứa cháu dâu ngoan hiền.” Hoàn toàn tuyệt vọng đối với thế giới thối nát này, chăm sóc mẹ chồng nghỉ ngơi, về phòng mình trằn trọc cả đêm, khóc lớn một trận: Thế đạo này không thể cứu.
Ngày hôm sau lại lau mặt, tiếp tục ngây người hầu hạ mẹ chồng.
***
Trì Tu Chi không tiện ở chung với cánh phụ nữ, lo lắng đứng chờ bên ngoài, mãi đến khi tan cuộc, chàng đi vào hỏi ý kiến của Trì bà ngoại. Trì bà ngoại nói: “A Diễm không tệ, bây giờ là vợ cháu, cháu đừng vì Trịnh gia xuất thân kém mà không đối tốt với nó. Vợ chồng một thể, nó đã là người của Trì gia cháu rồi.”
Trì Tu Chi rất vui, nói: “Bà ngoại mệt nhọc cả ngày, xin bà hãy nghỉ sớm đi. Hôm nay được nghỉ, ngày mai phải đi làm, cháu về trước.”
Ra ngoài giục ngựa đuổi theo đoàn xe của Trịnh gia, lượn lờ quanh xe Trịnh Diễm: “Thế nào rồi?”
Trịnh Diễm nháy mắt: “Bà ngoại rất tốt, rất quan tâm chàng. Giữa chừng mợ có ra ngoài xem trà quả, nhưng không thấy quay lại, chả biết có chuyện gì.”
Trì Tu Chi híp mắt: “Nàng cứ lễ nghi chu toàn là được, không cần nhịn ai.”
Những người tiếp khách Trì Tu Chi mời tới đã làm Đỗ thị có cái nhìn khác với chàng, mở một mắt, nhắm một mắt khi thi thoảng thấy chàng dụ dỗ con gái mình, nhưng vẫn luôn phái tùy tùng đi theo, không để hai người ở riêng với nhau.
Cuối tháng tư, thời tiết bắt đầu nóng dần, hết giờ làm, Trì Tu Chi từ cung trở về, nghĩ ngày mai được nghỉ, viết tấm thiệp mời Trịnh Diễm sớm mai đi dạo buổi sáng. Lúc đó Trịnh gia đang quây quần bên nhau chuẩn bị ăn cơm, ngoài cửa báo: “Trì lang quân gửi thiếp đến cho Thất nương.”
Đỗ thị tằng hắng một cái, Trịnh Tĩnh Nghiệp nghe tin, mở miệng hỏi: “Giờ mà còn đưa thiếp gì? Mang ra đây.”
Trịnh Diễm vội la lên: “Gửi cho con mà.”
Đỗ thị mỉa mai: “Ông ấy là cha, ta là mẹ con.” Hai người chơi xấu ra mặt, quyết kiểm duyệt thư từ của trẻ vị thành niên.
Trịnh Tĩnh Nghiệp chốt hạ: “Ăn cơm đã!” Trước mặt con cháu mà nhốn nháo thế này còn ra thể thống gì.
Bữa cơm này Trịnh Diễm ăn chẳng thấy vị gì, Trịnh Thụy đưa đám cháu rút lui khẩn cấp, để lại Trịnh Diễm đang nhõng nhẽo với cha mẹ. Trịnh Tĩnh Nghiệp mở thư ra đọc, trên đó mời Trịnh Diễm sớm mai ra ngoài hít thở không khí trong lành: ‘Gần đây trời nóng dần, chỉ có tảng sáng là mát mẻ dễ chịu, mùi cỏ thơm ngan ngát, núi non một màu biêng biếc…’
Đỗ thị nói: “Rảnh là gọi A Diễm ra ngoài, lại còn tránh chúng ta nữa chứ.” Đây là dụ dỗ công khai!
Trịnh Diễm nhìn chăm chăm vào cha nàng, Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Con gái mười lăm tuổi gả, con nói bây giờ cha mẹ có nên quản con không?”
Trịnh Diễm làu bàu: “Do cha mẹ mang gả con cơ mà.”
“Do con khờ thì có!” Đỗ thị chỉ hận không rèn sắt thành thép, nói: “Con thử nói mẹ nghe xem, mới được vài ngày đã bắt đầu nấu ăn cho nó rồi.” Không phải bà không hài lòng về Trì Tu Chi, nhưng con gái nhỏ vậy mà bị bắt đi mất, luôn cảm thấy Trì Tu Chi rất khốn khiếp, con gái bà còn nhỏ thế mà cũng ra tay cho được!
“Gì mà mấy ngày.” Rõ ràng là nhiều hơn!
Cứ cách ngày là Trì Tu Chi viết thư tâm sự, kể về nào là tình hình công việc của mình, tình hình gia đình, rất cố gắng làm việc hòng gom tiền cưới vợ~ đến nỗi chưa đính hôn mà Trịnh Diễm đã biết nhà Trì Tu Chi có bao nhiêu nô bộc, tính cách mỗi người ra sao, có bao nhiêu tài sản, ở chỗ nào. Hôm nào nghỉ thì tặng một cây trâm mới, kiểu nào cũng có, đủ tâm ý.
Đỗ thị hừ hai tiếng, Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa thiếp cho Trịnh Diễm.
Hôm sau trời vừa rạng, Trịnh Diễm đã dậy, Trì Tu Chi đang đứng chờ trước cửa Trịnh gia, gửi bái thiếp cho Trịnh Tĩnh Nghiệp, sau đó đưa Trịnh Diễm ra khỏi thành đi dạo. Trịnh Diễm khụt khịt mũi, ngửi được mùi hẹ trên người Trì Tu Chi, nhà chàng có món bánh hẹ khá đặc sắc. Ăn sáng xong liền chạy đến, không kịp thay áo chăng?
Cảnh vật lúc sớm tinh mơ quả nhiên rất đẹp, Trịnh Diễm nói: “Trời đất mênh mông, tinh thần sảng khoái. Mỗi ngày chàng đều bận thế, làm sao biết có cảnh đẹp thế này?”
Trì Tu Chi nói: “Ta đọc trong bút kí của tổ tiên.” Thời kì hoành tráng của gia tộc chàng cũng là thời kì hưng thịnh của thế gia, đủ loại danh sĩ phong phạm, có một vị tổ tiên nhà chàng, nghe kể hồ tiên xuất hiện ở ngoại ô, nên ban đêm ra khỏi thành đi tìm, hồ ly tinh không thấy, nhưng được ngắm nhìn một cảnh thôn quê sớm mai xinh đẹp, nhớ tới rồi ghi lại.
“Chắc hẳn ông ấy là danh sĩ.” Người thường không rảnh tới mức đó đâu!
Trì Tu Chi cười: “Vô ích cho dân.”
Trịnh Diễm nói đúng trọng điểm: “Đã là danh nhân, làm chuyện gì, cũng sẽ được truyền bá, nếu như có ích cho giáo dục, thì không phải vô ích với dân chúng.” Còn nếu không có bản lĩnh thì đừng ra làm quan là được.
Trì Tu Chi lấy một túi giấy bọc bánh hẹ bên trong: “Nàng dậy sớm hơn bình thường, chắc bữa sáng chưa ăn được bao nhiêu, ăn lót dạ này.”
Bánh hẹ được chiên lên, vớt ra rồi cắt thành những miếng nhỏ thích hợp, Trịnh Diễm bốc một miếng lên: “Chẳng lẽ chàng dậy muộn chắc?” Rồi nhét vào trong miệng chàng.
Trì Tu Chi cắn cả ngón tay của Trịnh Diễm, Trịnh Diễm đỏ mặt, giả vờ bình tĩnh nói: “Chàng cắn vào tay em rồi.” Trì Tu Chi từ từ nhả tay Trịnh Diễm ra. Trịnh Diễm ngắt một miếng bánh bỏ vào miệng, ngẩng đầu thấy Trì lưu manh đang vừa nhai bánh, vừa nhìn mình. Ngón tay đó của nàng đang để trên môi, Đệch! Bị đùa giỡn!
Trì Tu Chi chậm rãi ăn bánh, lại cầm một miếng khác bỏ vào miệng, Trịnh Diễm quay đầu, giận dỗi nhai bánh cho hả. Trì Tu Chi nhìn gò má của vị hôn thê, nhìn thêm một hồi, rồi lại đưa tay bóp bóp cô heo con này.
Hai người làm trái quy định căn tin, chàng một miếng, nàng một miếng ăn xong bữa, Trì Tu Chi lấy khăn tay lau miệng cho Trịnh Diễm, Trịnh Diễm giành lấy khăn, lau xong rồi cũng tự mình lau cho chàng: “Miệng chàng cũng đầy dầu này.”
Tùy tùng đi theo hai người giả chết, giả chết, lại giả chết.
Mặt trời đã lên cao, bắt đầu nóng dần, Trì Tu Chi đưa Trịnh Diễm về nhà, sau đó đến nhà Cố Ích Thuần xin chỉ dạy.
***
Trịnh Diễm vừa về, bị gọi đến thư phòng Trịnh Tĩnh Nghiệp.
“Chơi vui không?”
Trịnh Diễm thoải mái gật đầu: “Một mảnh xanh biếc, đẹp lắm ạ.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa một tờ giấy ra: “Xem thử đi.”
Trịnh Diễm mở giấy ra, ngày mai Từ Lương vào kinh, bản thân đi gặp bệ hạ, vợ con đến Tướng phủ ra mắt một nhà ân tướng.
Trịnh Diễm lại hỏi Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Từ Liệt được Từ Lương đích thân dạy dỗ ạ?”
Bạn trẻ Từ Liệt xuất thân từ Trịnh đảng, nhưng có vẻ đang cố gắng tách ra. Nếu cậu ta tự hành động, Từ Lương vào kinh sẽ xử lý, nếu chịu ảnh hưởng của Từ Lương, Trịnh gia sẽ có ứng phó. Từ Lương làm Thứ sử, mỗi năm vào kinh, thế mà vẫn để Từ Liệt định tách ra như thế, làm người ta không thể không nghĩ nhiều về chuyện mờ ám trong này.
Không cùng phe, đương nhiên không cần ra sức giúp đỡ. Nếu không muốn phụ thuộc, thì tự mình xông xáo, tài nguyên của Trịnh gia không dành cho người ngoài.
Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Con của An Quốc đã lớn, năm nay cha sẽ cho nó vào kinh.” Còn phía Từ Lương thì phải xem xét lại rồi tính sau.
Cùng lúc đó, ở một trạm dịch cách kinh thành bảy mươi dặm, Từ Lương bị giữ lại để kiểm tra, tát một cái thật mạnh vào cậu con cả: “Mày giỏi nhỉ!”
Từ Liệt ngoan cố cãi: “Trịnh Tướng công có ân với cha, cha báo ơn là chuyện thường tình. Nhưng cha làm Thứ sử đã lâu, bây giờ vào kinh làm Thị lang, lại làm lễ tôi tớ với Trịnh gia, con không hiểu nổi! Chẳng phải Trịnh tướng cũng từng nói, bây giờ đều là thần tử của thiên triều, không cần nhắc lại chuyện cũ nữa hay sao?”
Dù là ở đâu, phe nào thì không phải lúc nào cũng đoàn kết một khối. Thế gia như vậy, Trịnh đảng cũng thế.
“Mày thì biết cái đếch gì!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...