Con Gái Gian Thần

“NGHE NÓI, HẮN TA NHỜ VÀO TÀI NGHỆ CỦA MÌNH, VÀO ĐÔNG CUNG RỒI.”

Biện pháp của Trịnh Tĩnh Nghiệp rất đơn giản, thả Chu gia.

Ngay lúc Trịnh Tĩnh Nghiệp nghĩ rằng, nếu Lý Ấu Gia là Kim Ngô vệ, thì không thể để tình hình căng thẳng hơn, canh chừng Chu gia, đừng để bọn họ báo thù. Chuyện này thật ra cũng bình thường thôi, trong nhà có người chết hoặc bị thương trong tay kẻ khác, nếu người thân giết kẻ thù thì hình phạt có thể được giảm hai bậc. Nếu cha bạn bị người khác giết, trên cơ bản đến quan phủ là án đặc biệt, chỉ cần có bằng cớ xác thực, nhà nước cho phép bạn trả thù cùng hình thức.

Lý Ấu Gia bị mất chức, đương nhiên sẽ không để lại một cửa tiệm đang kinh doanh tốt cho kẻ thay thế, dẹp chuyện giám thị Chu gia sang một bên. Nhưng ông là Kinh Triệu, rút ra khỏi cũng không ổn, phái người đi theo dõi.

Theo ý định của Trịnh Tĩnh Nghiệp, để tiện hơn cho bọn họ: “Giữ lại tờ giấy kia cho tốt, sau này còn có chỗ dùng. Khi nào nên lấy ra, lúc đó ông sẽ biết.”

Lý Ấu Gia vẫn không nói hai lời: “Vãn sinh sẽ đi chuẩn bị chuyện này ngay.”

“Không vội, uống rượu xong hẵng đi,” bây giờ Trịnh Tĩnh Nghiệp đã bình tĩnh lại, “Rượu hôm nay đảm bảo đủ uống!”

Vài ngày sau, anh cả Chu gia nghe thấy hai người giám thị nói nhỏ với nhau: “Chúng ta canh giữ ở đây, miếng nước lèo cũng không có, xem cái gì không biết? Mà người nhà này cũng thật đáng thương, hà tất lại gây khó dễ?”

“Chẳng qua là để đề phòng sinh sự thôi. Phủ quân chúng ta vì chuyện của Vệ vương và Vi tướng công mà mất chức Kim Ngô vệ, đương nhiên phải cẩn thận. Theo ta thấy, hai ngày nữa, chuyện lắng xuống, chúng ta sẽ được về thôi. Kinh thành lớn như vậy, đang thiếu người, sao có thể cứ nhìn chằm chằm vào nhà người ta mãi được?”

Hai người nói rất nhiều tin tức khác nhau, ví dụ như ‘Thế tử của Vệ vương và Thế tử phi lại hòa hợp như cũ.’ Ví dụ như ‘Con gái nhà này, hình như, trở thành người mặt rỗ mất rồi.’ Ví dụ như ‘Thế tử và Thế phi đều bị cấm ra ngoài.’

Sau đó nói ’Có cha là Tể tướng thiệt là tốt‘, vân vân. Cuối cùng dùng giọng điệu hâm mộ bàn tán cảnh náo nhiệt ở phủ Tể tướng, ở phố nào, nhà thứ mấy, cửa có dấu hiệu gì. “Ngày đó thấy Vi tướng công cưỡi ngựa vào cửa cung, hào quang khắp người.”

“Ngươi và ta đều là tiện dịch, sao có thể thấy Tướng công được?”

“Hôm đó ta được nghỉ, đi theo suốt một đường, đi theo Vi tướng công từ trong phố rồi quẹo trái, qua ba phố, lại rẽ phải, qua cầu Kim Minh, đến đường Chu Tước…” Báo cáo lại đường đi của Vi Tri Miễn, “Người đi chung đường đều ngước nhìn, nếu mà ta có uy phong như ông ấy thì tốt rồi.”

Qua hai ngày sau, lệnh quản chế Chu gia được bỏ, Chu cha vì con gái bị ngược đãi, Tể tướng, Vệ vương nhục nhã, mất chức quan, còn bị xem là giặc, bị canh phòng đến chết. Chu đại ca nhớ lại tư liệu nghe trộm được, vớ lấy cây trường đao, ôm cây đợi thỏ, định chờ Vi Tri Miễn đi qua thì chém người. Hộ vệ trong nhà Tể tướng rất nghiêm, nhưng ai cũng biết chẳng qua là chuyện ở mặt mũi, thực tế cũng không có gì nguy hiểm. Hộ vệ Vương phủ đánh vào Tướng phủ, căn bản là trò hề.


Cho nên Vi Tri Miễn chỉ dẫn theo vài gã nô bộc, mời Phạm Đại Dư đến nhà uống rượu, hai đoàn gộp thành một, nhóm có mười người, cưỡi ngựa đi từ từ. Dắt ngựa là một gã sai vặt tuấn tú, bên cạnh là lão bộc ổn trọng, chỉ khoảng bốn, năm người.

Chu đại ca muốn bất ngờ tập kích, trong tay sẵn hung khí, xong ra bổ vào người Phạm Đại Dư, mọi người đều ngây người (cho tới bây giờ chưa ai dám tập kích Tể tướng, bằng không, đâu chỉ mang vài hộ vệ như thế), đâm liên tiếp, đâm Phạm Đại Dư thành cái rây.

Tin tức truyền ra, Trịnh Tĩnh Nghiệp sợ ngây người, tuy rằng ông hận Phạm Đại Dư hơn. Nhưng – người ta muốn xử lý không phải Phạm Đại Dư, là Vi Tri Miễn! Ta đào hố cho Phạm Đại Dư xong cả rồi mà, uổng phí công phu! Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn lật bàn.

“Thế rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?!” Trịnh Tĩnh Nghiệp hỏi Lý Ấu Gia.

Lý Ấu Gia cũng khổ sở: “Ta không biết, tại sao hắn lại xông tới Phạm Đại Dư chứ?”

“Tạm thời mặc kệ chuyện này, ông sắp xếp sao rồi?”

“Việc này thì Tướng công cứ yên tâm.”

Lý Ấu Gia khá đáng tin. Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Án này đã kinh động tới Thánh nhân, ta cũng không thể tránh khỏi, cần phải hỏi xem đến tột cùng là xảy ra chuyện gì. Ta đi diện Thánh, nhân tiện, sẽ hỏi Kim Ngô vệ, con ta cưới vợ, đám hiệp khách gây chuyện giao cho hắn sao đến giờ không nghe thấy tiếng nào!”

Bấy giờ Lý Ấu Gia đã biết khi nào lấy tờ giấy của Kim Ngô vệ ra, ra vẻ mình đã hiểu, về nhà cất tờ giấy.

Khi lâm triều Trịnh Tĩnh Nghiệp đứng trước Hoàng đế, vô cùng căm phẫn: “Nghe mà rợn cả người! Đường đường là Tể tướng mà gặp chuyện bỏ mình ngay trên đường lớn trong kinh! Không trừng trị thì sao trấn an dân chúng!” Sau đó cáo trạng, hỏi thẳng Kim Ngô vệ, “Ngày đó thằng con ta đón dâu, trên đường có thích khách, Kinh Triệu bắt người, ông nhận người từ chỗ Kinh Triệu, nửa tháng rồi, vẫn không cho ta một đáp án, thế là thế nào?”

Mọi người đều á khẩu, còn chuyện đó sao? Lý Ấu Gia lập tức trình lên tờ giấy Kim Ngô vệ đã viết: “Lúc thần còn ở vị trí Kim Ngô, có phái người theo dõi Chu gia, sau khi nhận chức Kinh Triệu, cũng cho người theo dõi một thời gian. Mãi đến hôn lễ của Trịnh Uyển, bắt vài tên giặc nhép, khi ấy Kim Ngô vệ có bảo, chuyện trong kinh thành, không đến phiên hạ quan quản, còn nói, thần là thân hôn quan (quan viên quản lý địa phương, dân chúng), chuyện nhà chuyện cửa, gà ngỗng đánh nhau sẽ báo lên cho thần, thần lại phải bắt người không muộn. Từ đó chuyện trị an trong kinh, đều thuộc về Kim Ngô vệ. Thần không thể không kêu người ở Chu gia về.”

Kim Ngô vệ giận dữ: “Ngươi nói bừa! Lúc đó ta còn không gặp ngươi nữa là!”

Lý Ấu Gia không biện bạch, chỉ một mực thỉnh tội, nào là xin Hoàng đế ưu ái, xin lỗi tình nghĩa làm quan bao năm với Trịnh tướng vì đã không thể đem ý đồ phá hỏng hôn lễ của con ông ra công lý. Trịnh Tĩnh Nghiệp thương cảm cho Lý Ấu Gia: “Vốn không phải là chuyện ông có thể làm chủ, trách ông có ích lợi gì?”


Đã có giấy viết tay, Lý Ấu Gia kéo người xuống hố ngay tại trận, Hoàng đế cũng tin. Hoàng đế tin, chuyện này thế là xong. Hoàng đế còn cảm thấy Lý Ấu Gia thật xui xẻo, dính chuyện đến hai lần.

Sau chuyện này là thẩm án, cãi vã, mượn chuyện sinh sự, kiện tụng vì chức vị còn trống.

***

Bởi vì người chết là Tể tướng, còn dính tới một Tể tướng khác, Trịnh Tĩnh Nghiệp được Hoàng đế bổ nhiệm làm chủ thẩm, bồi thẩm có Nghiệp Nghiễm Học, Tưởng Tiến Hiền, chủ quan Tam Pháp ti thành bồi khách.

Chu đại ca sảng khoái nhận tội, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng biết chuyện xảy ra.

Sau giờ làm, Vi Tri Miễn mời Phạm Đại Dư đến nhà uống rượu, Phạm Đại Dư đang suy nghĩ làm thế nào để mở rộng thế lực, vui vẻ đi. Hai người cưỡi ngựa, Vi Tri Miễn đeo đai lưng nới lỏng, dù sao cũng sắp về nhà, liền cởi đai lưng. Phạm Đai Dư thì phải ăn mặc chỉnh tề, bị Chu đại ca cho một dao mất mạng.

Nghiệp Nghiễm Học thấy kì lạ: “Nhưng ngươi đâm Phạm Đai Dư cơ mà.”

Chu đại ca cả kinh: “Cái gì? Ta đâm Vi Tri Miễn! Ai bảo hắn nuôi dưỡng ra cái con đàn bà tàn nhẫn kia? Ngươi đừng nói bậy!”

Mọi người: “…”

Nha dịch phản ứng nhanh: “Không được vô lễ với Nghiệp tướng công!” Đưa tay đè đầu xuống đất.

Sét đánh!

Mọi người bàn bạc, tên này đúng là nói hươu nói vượn! Vi Tri Miễn mặt tròn, Phạm Đại Dư mặt dài, tuy đều là đàn ông, nhưng không có chỗ nào giống nhau cả?


Dụng hình! Hình pháp công khai, không được phép dùng dụng cụ tra tấn vô nhân đạo. Trước tòa thì đánh bằng roi, không được dùng mười hình phạt tàn khốc của Mãn Thanh các loại đâu, sẽ bị Ngự sử tố cáo. Đương nhiên, nếu Ngự sử không thấy, thì sẽ khác.

Đánh xong hai mươi bản, Chu đại ca vẫn khăng khăng.

Hoàng đế tới lấy lời khai cũng không nói gì: “Thẩm tra, thấm vấn cho kĩ!” Hôm nay có thể đâm Tể tướng thì ngày mai sẽ đến lượt Hoàng đế.

Ngày hôm sau, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại đi thẩm vấn, lúc này ông đổi câu hỏi: “Sao ngươi biết người mình đâm là Vi Tri Miễn?”

Chu đại ca đáp: “Thưa Nghiệp tướng…”

Nha dịch lại cướp lời: “Mắt chó mù rồi à, đây là Trịnh tướng công!”

Cuối cùng Chu đại ca nói: “Ta đâm Vi Tri Miễn thật mà, hắn còn mang đai lưng bằng vàng ngọc mà.” Xã hội phong kiến vạn ác, đẳng cấp khác nhau thì dùng vật dụng khác nhau. Đai lưng của Vi Tri Miễn bị hỏng, Phạm Đai Dư mang đai lưng.

Trịnh Tĩnh Nghiệp tức mình, đánh Chu đại ca thêm hai mươi gậy nữa, không ngờ chỉ thấy đai lưng mà chém Tể tướng? Nếu lúc đó ta cũng ở đó, ngươi cũng bổ nhào tới phải không?

Cuối cùng sau vài lần ‘cho ăn đòn’ rồi đến nơi khác lấy chứng cứ, rốt cuộc Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng hiểu, thì ra người này vốn không nhớ được mặt người, thời đại này vẫn chưa có bảng tên cho từng người, hắn ta phân biệt nhờ quần áo và bội sức. Đai lưng Vi Tri Miễn nới lỏng, quan phục mà không có đai lưng thì sẽ bị Ngự sử tố là không ra dáng quan chức, liền cởi quan phục, thay đồ.

Không nhận được mặt người! (đây là một chứng bệnh có thật, hiếm có) Phạm Đại Dư đã uổng mạng, cản giúp cho Vi Tri Miễn một tai họa.

Sau khi chân tướng vụ án đã rõ ràng, thì đã tới cuối tháng tư.

Vụ án rõ ràng cả, nhanh chóng chấm dứt, nhưng chủ yếu Hoàng đế không vui khi thấy phe Thái tử bảo vệ Kim Ngô vệ.

Kim Ngô vệ bị tước chức, Lý Ấu Gia, ông ấy đã trở lại! Hoàng đế cũng biết Kim Ngô vệ kia được Thái tử con ông đề cử, trong khi Trịnh Tĩnh Nghiệp không hề bất kính chút nào với Thái tử, Thái tử lại liên tục khiêu khích. Để bồi thường, chức Kinh Triệu còn trống giao cho Trịnh Sâm.

***

Lúc này Trịnh Diễm, bị đóng gói ném tới Hi Sơn, đồng hành có sư phụ, sư mẫu, đám cháu, và một sư huynh.


Bởi vì Trưởng công chúa Khánh Lâm dự tính ngày sinh là tháng năm, sợ bà sinh con trước khi nghỉ hè tập thể thì chỉ có thể ở cữ trong kinh. Mà trong kinh nắng nóng, không thể tịnh dưỡng, không bằng đến Hi Sơn trước để dưỡng thai. Bà đến Hi Sơn, Cố Ích Thuần đương nhiên phải theo, thầy đi, học trò cũng có mặt.

Biệt nghiệp Trịnh gia ở Hi Sơn, khá là náo nhiệt, Trì Tu Chi lại đi theo Cố Ích Thuần đến ở tại biệt nghiệp của Trưởng công chúa Khánh Lâm – bây giờ học trò đi theo ở nhà thầy là bình thường. Mà cùng lúc đó, trong biệt nghiệp Trưởng công chúa Khánh Lâm còn có vài ngự y được Hoàng đế cung cấp cho, mấy bà đỡ được Trịnh Tĩnh Nghiệp vơ về, bảo mẫu, nhũ mẫu đủ cả.

Chuyển đến Hi Sơn, còn một sự kiện lớn nữa, không phải Trưởng công chúa Khánh Lâm sinh con, mà là sinh nhật Trịnh Diễm. Tết Đoan ngọ mùng năm tháng năm, Trì Tu Chi từ kinh tới, cùng ăn mừng với vợ chồng Cố Ích Thuần và học trò Trịnh gia. Sau mùng năm tháng năm là sinh nhật Trịnh Diễm, lúc này mọi người trong kinh chưa tới, Trì Tu Chi tham dự.

Trịnh Diễm được nhận rất nhiều lễ vật, nghe nói nhiều món trong kinh được Trịnh phủ nhận thay cũng đáng giá lắm.

Trong số quà tặng được nhận năm nay, món Trì Tu Chi tặng khiến nàng ấn tượng nhất.

Bạn học Trì ôm một con thỏ nhỏ, lông trắng như tuyết, cứ thế mà đi tới.

Trịnh Diễm bị hình tượng ôm thỏ của chàng mà shock vô cùng, thế này, thế này, rốt cuộc là muốn gây chuyện đến mức nào chứ?!

“Muội không thích à?” Trừ thỏ trắng, chàng không biết nên tặng gì thì hợp. Sinh nhật tiểu cô nương, tặng món quá đáng giá thì một là không kham nổi, hai là không thích hợp.

Trịnh Diễm rất phân vân: “Phải nuôi thế nào? Đã nhận thì phải chăm sóc cho tốt, nhưng muội sợ nuôi được mấy bữa…” Nó toi mạng! Trước khi xuyên không, đừng nói thỏ, đến rùa nàng nuôi cũng chết! Người ta đưa vật còn sống, mình nuôi sao mà chết mất, thế nào cũng không ổn? Trịnh Diễm đau khổ ra mặt.

Trì Tu Chi ngẩn ra, nhớ tới con mèo kia, không khỏi khó xử, thật sự rất đáng yêu! Tiếc là không thể nuôi. “Ta cũng không biết.” Cứ tưởng cô bé sẽ thích, không ngờ người ta lại cẩn thận hơn mình nhiều.

Trưởng công chúa Khánh Lâm đỡ trán: “Đưa đến đây để ta nuôi cho, không thì tìm một ai đó nuôi rồi con học theo. Con muốn thăm thì đến đây. Không thì vẽ cho con một bức để giữ lại, rồi phóng sinh nó đi. Ừm,” nghiêm túc hẳn lên, “Con thả nó đúng ngày sinh nhật, cũng là cái thiện duyên.”

Trì Tu Chi tỏ ý tán thành, nhưng: “Ta đã từng xem tranh vẽ bằng bút chì rồi, cái đó thì trông rất giống, tiếc là lại không biết vẽ.”

Trịnh Diễm vẫn không thể tán thành với suy nghĩ của gã ‘đồng hương’ kia, lúc này cũng hỏi qua: “Lúc đi chợ đông ta có thấy, giờ người đó thế nào rồi?”

“Nghe nói, hắn ta nhờ vào tài nghệ, vào Đông cung rồi.”

“Hả?”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui