Con Gái Gian Thần

NHÀ VEN HỒ DỄ NGẮM CMN TRĂNG, SƯ HUYNH VỚI CHẢ SƯ MUỘI, TƯỞNG ĐÂY LÀ KIẾM HIỆP CỔ TRANG CHẮC?!

Ở một mức độ nào đó mà nói, lo lắng của Trì Tu Chi cũng khá có đạo lý. Cục bông xù kia tuy xuất hiện trước mặt chàng, nhưng rõ ràng rằng, bây giờ hai người không quen biết, trên đầu còn có sư phụ đang quan sát, chàng không có cách nào đưa tay sang đầu người ta. Hơn nữa… Trì Tu Chi muốn cào tường, tháng giêng sắp qua, trời bắt đầu ấm lên rồi, lông sẽ rụng mất. Hơn nữa… nghe bảo cục bông kia năm nay lên mười, ở cùng một chỗ với nam tử xa lạ như chàng, e rằng không thích hợp, tổn hại đến khuê dự(danh dự, danh tiếng của thiếu nữ, tiểu thư khuê các) của cục bông mất.

Theo nhũng gì chàng nhận thấy, Cố Ích Thuần đã đau đầu vì cô học trò này nhiều. Hay nói cách khác, vì sự gia nhập của Trì Tu Chi, Cố Ích Thuần vô cùng phiền não. Vốn Trịnh Diễm học cùng anh trai, các cháu, thì không sao, mặc dù lúc trước có Cố Nại, nhưng cũng là con cháu của Cố Ích Thuần, hai bên quan hệ thân gia, hơn nữa chủ yếu năm đó Trịnh Diễm còn nhỏ, cấm kị cái gì, không thấy bạn Cố Nại ương bướng khi ấy oán thầm, nhưng không có lời kháng nghị chính thức nào cả sao?

Bây giờ thì –

Ngày đầu tiên gặp mặt, nam nữ chung lớp, có thể coi là đồng môn gặp mặt nhau. Ngày hôm sau, Trịnh Diễm và Trì Tu Chi vẫn chung lớp, tuy bên cạnh có một đám Trịnh cháu làm bóng đèn, nhưng vẫn là chung một phòng! Trì Tu Chi quyết định đi tìm Cố Ích Thuần.

Rất muốn sờ cục bông kia, cơ mà cũng phải tuân theo quy củ, không thể làm cả hai, thôi thì bỏ cục bông mà theo quy củ vậy.

Trì Tu Chi đến khiến Cố Ích Thuần hơi ngạc nhiên: “Hôm nay trò có chỗ nào không hiểu sao?” Không thể thế được? Dù chưa tiếp xúc nhiều, nhưng Cố Ích Thuần biết nền tảng căn bản của Trì Tu Chi không hề thua kém cái người bị ông lừa chép sách năm nào. Mức độ bài học của hai ngày qua không làm khó được Trì Tu Chi mới phải.

Trì Tu Chi một bộ nghiêm túc: “Thưa thầy, học trò tới xin nghỉ.”

“Hả?” Thầy Cố quả thật rất đơn giản: “Mấy ngày?” Mới khai giảng mấy ngày mà đến xin nghỉ học rồi? Ấy, trò tuổi còn nhỏ, trong nhà không gặp chuyện gì chứ?

Cố Ích Thuần rất thích Trì Tu Chi, nên mới bằng lòng nhận làm học trò. Lúc cao hứng, quên mất Trịnh Diễm. Thật ra Cố Ích Thuần tin tưởng thái độ làm người của Trì Tu Chi, cũng tin tưởng nha đầu Trịnh Diễm kia có đùa giỡn cũng biết chừng mực, nhưng lí do này thì, ông thật đau đầu. Hai đứa học trò này, ai ông cũng không nỡ bỏ, sao lại bảo tránh đi để người kia nghe giảng bài được.

Nghe chuyện của Trì Tu Chi, Cố Ích Thuần tạm gác chuyện nam nữ đại phòng (ý bảo nam nữ phong kiến phải tránh gặp mặt, tiếp xúc) một bên, quan tâm đến học trò trước đã.

“Trong nhà học trò cũng không còn họ hàng thân thuộc gì, có nhiều chuyện,” cười khổ một tiếng, “cần học trò phải để tâm giải quyết, bà ngoại tuổi tác đã cao. Kính xin thầy cho phép học trò được mỗi ngày tới nghe thầy giải thích nghi vấn, mang bài về, buổi chiều tự học.”

Trì Tu Chi cảm thấy, bắt thầy phải lựa chọn giữa Trịnh Diễm và chàng là một việc rất vô nghĩa. Đầu tiên, ấn tượng của chàng về cục bông kia không xấu, tiếp theo, học trò chen ngang đã không ổn, mà ở nhà cũng cần có chàng trông nom, sau cùng, Trì Tu Chi còn chịu đựng đến mùa đông mới được nghịch lông xù. Từ sau khi mang mèo đưa cho quản gia nuôi, tay của chàng rất cô đơn.

Tục ngữ nói rất đúng, giúp người cần, không giúp kẻ nghèo (*), năm đó Cố Ích Thuần giúp Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không phải đưa tiền cho ông, mà nhiều hơn chính là đốc thúc học tập. Đối với Trì Tu Chi bây giờ, ông cũng làm tương tự: “Học thức của con không tệ, chớ nên lãng phí mới tốt. Chỉ có ra làm quan, mới có thể chấn hưng gia nghiệp.”

(*) Ý bảo giúp người đang cần để họ vượt qua khó khăn thì tốt; nhưng nếu bạn giúp người nghèo, đưa tiền cho họ thì nghèo vẫn hoàn nghèo thôi.

Trì Tu Chi thoáng rùng mình: “Con xin nghe dạy.”


Cố Ích Thuần cười nói: “Chuyện của Thất nương, ta sẽ nói chuyện, bàn bạc lại với cha mẹ con bé, con cũng không cần câu nệ nhiều đến vậy. Thất nương chưa trưởng thành, con hãy coi con bé như… một thằng nhóc bướng bỉnh là được.”

Trì Tu Chi ngạc nhiên, ngẩng đầu nhìn Cố Ích Thuần, ông tiếp: “Tính tình, tư chất thiên phú của Thất nương không tệ, để mai một thật đáng tiếc, An Dân (tên tự của Trịnh Tĩnh Nghiệp là An Dân) cũng dạy dỗ con bé như con trai, con cũng không cần phải giữ khoảng cách,” ông không muốn để Trì Tu Chi sinh ra phản cảm về chuyện ‘không tuân thủ quy củ’ của Trịnh gia, kiên nhẫn giải thích một hồi, “Từ nhỏ con bé đã cùng học với các anh trai, chớp mắt đã lớn thế rồi, là sơ suất của ta. Chuyện thế này, cứ để các trưởng bối lo, con cứ yên tâm học hành.”

Trì Tu Chi không ngờ Cố Ích Thuần nhạy cảm như thế, thầm nghĩ quả quýt dày có móng tay nhọn, nếu chỉ tâm tư của mình đúng là chưa thấm vào đâu. Nói chuyện thận trọng: “Học trò thì không sao, chỉ là, với muội ấy thì không tốt.”

Cố Ích Thuần nói: “Con cứ về đi, ngày mai đến nghe ta báo lại sau.”

Trì Tu Chi hít thở thật sâu, cáo từ.

Lông mày Cố Ích Thuần nhíu lại thật sâu: “Chuẩn bị ngựa!” Ông phải đến Trịnh phủ.

***

Đối với cậu học trò mới Cố Ích Thuần mới nhận, Trịnh Tĩnh Nghiệp vừa hiếu kì cũng rất hoan nghênh, tuy rằng thân phận thế gia của Trì Tu Chi cũng làm cho ông thoáng e ngại, nhưng cũng không nói gì. Ông cũng không lo Cố Ích Thuần bị lừa thân lừa tình, nhầm, bị lừa tài lừa sắc, lại sai, nói chung ông rất tin tưởng ánh mắt của Cố Ích Thuần. Cho nên không hỏi gì, chỉ đồng ý luôn: “Huynh thấy ổn là được rồi, đợi đến khi nó học hành thành tài, đệ sẽ tiến cử nó ra làm quan.”

Sau đó bận rộn làm việc khác – rốt cuộc Kim Ngô vệ vẫn bị buộc tội, bắt ông phải từ chức. Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể ngồi yên không để ý đến, nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra kẻ chủ mưu, là Phạm Đại Dư.

Dù gì thì Phạm Đại Dư cũng là một trong các Tể tướng, tuy rằng ngoại trừ Trịnh Tĩnh Nghiệp, các Tể tướng khác có hơi mờ nhạt, nhưng cũng là Tể tướng. Ai làm Tể tướng mà không có khao khát mãnh liệt? Ai làm Tể tướng mà lại bằng lòng làm con dấu, phông màn, thành kẻ phụ họa đâu? Nhưng Trịnh Tĩnh Nghiệp đã khiến bọn họ trở nên mờ nhạt như vậy, trong lúc các chư vương liều mạng muốn kéo Thái tử rơi đài, những Tể tướng có quan hệ dây mơ rễ má với chư vương, nào có thể cam tâm ngồi dưới sân khấu xem kịch?

Phạm Đại Dư ra tay, nguyên vì con trai của ông ta, Phạm Trường Tiệp đã kết hôn với em ruột của Yến vương, công chúa Vinh An. Mà triều đại này, sự nhiệt tình tham chính bàn việc nước của công chúa chẳng hề thua sút anh em các cổ. Mọi người đều có lý do để tin rằng, đây chính là âm mưu của phe Yến vương.

Hoàng Thái tử thấy Phạm Đại Dư một mình đấu với Trịnh Tĩnh Nghiệp thì rất vui, tốt nhất là lưỡng bại câu thương, để anh ta có thể làm ngư ông đắc lợi.Có lẽ người khác cũng nghĩ như vậy.

Nhưng Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể dễ dàng bị bới móc thế sao?

Xét từ các loại quy định thành văn hay bất thành văn, cuối cùng Kim Ngô vệ cũng không thể giữ chức của mình, Trịnh Tĩnh Nghiệp sắp xếp để ông chuyển từ võ sang văn. Kim Ngô vệ có sai, Kinh Triệu doãn (chức quan quản lí trong ngoài kinh thành) cũng sai, muốn bãi chức thì bãi cả hai, siết chặc! Xử lý xong Kinh Triệu doãn, để Lý Ấu Gia lên thay. Trịnh Tĩnh Nghiệp không vừa mắt ba thằng con của cấp trên từ lâu rồi.

Vừa xong việc này, Cố Ích Thuần cũng vừa tới: “Việc này do huynh thiếu cân nhắc.” Ý muốn nói về Trì Tu Chi và Trịnh Diễm, vấn đề nam nữ đại phòng.


Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng hơi do dự, trong hoàn cảnh hiện tại, là một ông bố tiến bộ, nhưng cũng không thể để con gái nhà mình ở cạnh một thanh niên khác phái suốt ngày vậy được. Mà đưa con gái về, thì chẳng nỡ. Để Cố Ích Thuần một nội dung giảng hai lần, cũng không muốn. Bảo Trì Tu Chi biến khuất mắt, nhưng đó lại là cậu học trò đầu tiên mà Cố Ích Thuần chủ động muốn dạy dỗ.

Vợ và mẹ cùng rơi xuống nước, vậy cứu ai trước? – Mà vợ bạn không phải Diệp Thi Văn (*) đâu à. Ở một câu hỏi lựa chọn, hai người Cố, Trịnh không hẹn mà hợp, cùng gặp phải một vấn đề khó nhằn.

(*) Diệp Thi Văn – vận động viên bơi lội Trung Quốc, ở Thế vận hội mùa hè 2012, chị đã giành được huy chương vàng và phá kỉ lục thế giới.

“Ngày mai đệ sẽ gặp nó một chút.”

Cậu thiếu niên Trì Tu Chi được gặp thần tượng thấp thỏm không yên, vừa nhìn thấy đã rất vừa lòng. Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Ta và Tư Huyền học cùng một thầy, thường hay bảo tụi Đại lang rằng, ta với Tư Huyền cũng như nhau.”

Thắt lưng Trì Tu Chi căng cứng. Nghe Trịnh Tĩnh Nghiệp dùng thái độ điềm đạm, giọng nói vô cùng ôn tồn hỏi tình hình học tập, sinh hoạt, chàng cũng trả lời từ tốn từng câu một: “Thầy bảo học trò học thuộc Hình luật.”

“Đây cũng là ý hay.” Trịnh Tĩnh Nghiệp nói đúng trọng tâm: “Nhẫn nại chịu đựng tư lịch vài năm không hợp với tình hình hiện tại của con, nhưng nếu giỏi Hình luật, có thể xử án được thì rất tốt.”

Trì Tu Chi đáp “Vâng”.

Trịnh Tĩnh Nghiệp tiếp: “Không thanh quý, nhưng dùng được. Ngọc thô phải qua mài dũa, con bây giờ may mắn hơn ta năm đó nhiều. Củi gạo trong nhà khi đó được đổi nhờ công chép sách, thư pháp cũng từ đó mà luyện,” nói xong lộ ra tia hoài niệm, “Cũng may năm đó có Tư Huyền, đã chiếu cố ta không ít. Còn trẻ thì chớ nên nản lòng.”

Cuối cùng chuyển tới vấn đề ông quan tâm: “Thầy con nói, trong nhà con bận rộn, không thể theo thầy đến lớp? Nhưng là chuyện khó xử gì thế?”

Trì Tu Chi nghĩ thầm trong bụng, đến màn chính rồi. Lặp lại những lời đã nói với Cố Ích Thuần, biểu tình vô cùng thành khẩn, bày tỏ với tình huống hiện tại, bản thân hơi không thích ứng, nhưng không phải xem thường. Về phương pháp xử lí của mình: “Tiện cho tất cả mọi người, cớ sao không làm? Cũng do vãn bối vội vàng. Hơn nữa…” Cắn răng khai thật, “Để thầy phải cho một học trò khác nghỉ học, thế là đạo lý gì? Vốn là do con đã đường đột.”

So với ông thì đạo hạnh Trì Tu Chi coi như quá cạn, có thể thấy không phải diễn trò, Trịnh Tĩnh Nghiệp tỏ ý tán thưởng. Trên đời có quá nhiều kẻ chỉ biết liều mạng mà cmn không biết tới hai bên cùng có lợi, cũng quên mất rằng ông chính là đại biểu kiệt xuất của đảng liều mạng. Ông đè cơn giận khi tên Kim Ngô vệ mới nhận chức thuộc phe Thái tử xuống đáy lòng, chọn cách quên đi cái hố đã đào cho Kim Ngộ vệ, cho Phạm Đại Dư.

Trịnh Tĩnh Nghiệp tin rằng, ông là bất đắc dĩ, nếu không phải không có đường sống vẹn toàn, ông cũng không ép người như vậy. Trịnh Tĩnh Nghiệp rất tán thưởng Trì Tu Chi, kiểu người xử lí mọi chuyện sao cho anh được việc, tôi cũng tốt.

Được thầy giáo và thần tượng thừa nhận, rốt cuộc chuyến này của Trì Tu Chi cũng không tệ.

***


Cố Ích Thuần rất chú ý đến chuyện nam nữ đại phòng, ý kiến của Trịnh Tĩnh Nghiệp rằng: Lúc học chung thì để hai người cùng nghe giảng, hết giảng, tách ra tự học riêng, không trễ nãi học hành, tuyệt đối cũng không cho phép tự ý cấu kết.

Trịnh Tĩnh Nghiệp không ngại bồi dưỡng con rể, con gái quá ư là hung hãn, ông cũng lo lắm chứ. Trì Tu Chi vừa xuất hiện, tâm tư liền linh lợi hẳn lên. Nhưng, ông bố nào chả từng qua một thời tuổi trẻ, cũng có một thời thanh xuân bị kích thích, lúc nào cũng có thái độ thù địch với mấy thằng loi choi bên cạnh con gái mình – vì đã hiểu rất rõ bản chất dung tục đó lắm rồi?!

Đỗ thị rất không đồng ý để Trịnh Diễm yêu sớm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại: “Cố tiên sinh thấy tốt lắm à? Vậy thì chắc nhân phẩm không xấu, cứ dạy dỗ cho tốt thì cũng không lo. Chỉ cần không thể có chuyện gì là được!” Thật sự thì Trịnh Diễm cũng hơi quá, không ai thèm lấy cũng bình thường. Dặn riêng con gái, không được tiếp xúc nhiều với bạn học Trì. Điều này khiến gương mặt Trịnh Diễm 囧, chị đây muốn yêu sớm thì cũng không thèm để ý đến tên ngạo kiều thụ kia đâu? (Bạn nào đọc đam mỹ thì sẽ biết những từ thông dụng này)

Vì thế, Đỗ thị còn cho phép Trịnh Diễm mặc nam trang đi học, hơn nữa còn có ý định, sau khi Trịnh Diễm mười hai tuổi, mặc cho Trịnh Tĩnh Nghiệp có nghĩ thế nào, tuyệt đối không để Trịnh Diễm ở chung với nam tử trẻ tuổi như thế nữa. Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo, ông cũng định vậy.

Từ khi Trì Tu Chi đến, Trịnh Diễm cảm thấy không gian sinh hoạt của mình đã bị thu hẹp lại nhiều. Không phải sao, chỉ được nghe giảng bài, nghe xong là phải sang chỗ khác, không được phép xuất hiện trước mặt mọi người, thậm chí không được bắt nạt đám cháu nữa kìa! Mỗi ngày tiếp xúc với ngạo kiều thụ chỉ có –

“Chào sư huynh.”

“Chào sư muội.”

Sau đó đều đi tự học, chỗ học của Trịnh Diễm đã được điều chỉnh, đặt sau bình phong. Đằng sau là lão tì đi theo Trưởng công chúa Khánh Lâm, được phái tới để hầu hạ bút mực, để ý động tĩnh. Cố Ích Thuần giảng bài xong, đầu tiên sẽ kiểm tra bài tập hôm qua của Trịnh Diễm, chỉ bảo cụ thể chương trình học của nàng, rồi ra bài tập. Sau đó đuổi đi, lão tì hộ tống đến tĩnh thất của Trưởng công chúa Khánh Lâm làm bài.

Thế mới nói, nhà ven hồ dễ thưởng cmn thức gì không biết, sư huynh với chả sư muội, tưởng đây là kiếm hiệp cổ trang à?! (lấy ý từ câu nhà ven hồ dễ thưởng thức ánh trăng, Việt Nam mình có câu tương tự như: Lửa gần rơm ngày lâu cũng bén)

Để hai bạn trẻ học chung với nhau hai năm đã rất là không có quy củ rồi!

***

Trịnh Diễm tự nhận mình có tư tưởng chín chắn của người trưởng thành, không so đo với con nít. Nhưng không thể chịu nổi hào quang của Trì Tu Chi, kiến thức của tên này về Phổ học (học vấn, tri thức về nghiên cứu gia phả) khiến Cố Ích Thuần phải ngạc nhiên (Trì cha bắt học), nắm chắc lễ nghi khiến Trịnh Diễm thán phục (cũng do Trì cha bắt học), cmn Toán cũng giỏi, văn chương cũng tốt – nhờ cống hiến của Trì mẹ.

Không thể như vậy được! Quả thật không có gian lận gì đó chứ? Dù gì ta cũng xuyên không tới, lại còn học hành chăm chỉ, huynh là dân bản địa cơ mà, chịu khổ như thế làm gì?

Đối với chuyện này, chúng ta chỉ có thể nói, Thất nương, nàng hiểu lầm rồi.

Trịnh Diễm vắt óc suy nghĩ mấy ngày, phân vân không biết có nên dựa theo các kịch bản cẩu huyết, dẫn cháu đi bắt nạt ‘con nhà nghèo’, để chứng tỏ mình là người bình thường không. Cuối cùng cảm thấy quá mức ấu trĩ mà không làm. Vô cớ bắt nạt người, vì người ta giỏi hơn mình, thế thì quá là ức hiếp kẻ yếu.

Ngược lại, Trì Tu Chi cho rằng Trịnh Diễm khá giỏi, cuối cùng hiểu tại sao hai người Cố Trịnh không thể không cho Trịnh Diễm đi học. Tư chất của Trịnh Diễm rất tốt, Cố Ích Thuần là một thầy giáo giỏi, không thể lãng phí. Trì Tu Chi cho rằng, lúc chàng mười tuổi, không biết nhiều như Trịnh Diễm.

Thật ra bây giờ cái chàng không biết nhiều lắm, ít nhất chàng cũng đâu biết bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Hơn nữa, một tiểu nha đầu thì học Hình luật làm gì? Lý giải cũng rất rõ ràng; tới khi Cố Ích Thuần ra phán quyết, Trì Tu Chi cũng cho rằng không ai có thể phán hay hơn nàng, nha đầu kia suy nghĩ rất thấu đáo. Có lẽ Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng thế?


Đáng tiếc, rất đáng tiếc.

Từ đó về sau càng chú ý tiểu sư muội này nhiều hơn, nhưng khi nào thì mới có thể cùng nhau thảo luận vấn đề học thuật được đây? Đợi đến mùa đông thì chắc đã thân thiết với nhau rồi, chắc có thể cùng nói chuyện rồi chăng? Trì Tu Chi cảm thấy, đề nghị của chàng, đúng là mua dây buộc mình.

Tiếc thêm lần nữa, cầm sách lên đọc.

***

Hai người tán thưởng lẫn nhau (?) cũng an ổn vô sự ở chung một chỗ, Trì Tu Chi vẫn thấy cục bông xù rất thuận mắt, thật ra dần dần Trịnh Diễm cũng có thay đổi suy nghĩ về Trì Tu Chi, bởi vì càng ngày nàng càng cảm thấy Trì Tu Chi rất quen mắt.

Suy nghĩ cả nửa ngày, mới phát hiện… người này, có vài phần giống với cha nàng.

Cố bá bá, sao người có thể bồi dưỡng ra chung một dạng như vậy? Không phải thầy khoái tuýp người (*) như vậy chứ? Trịnh Diễm thả hồn nghĩ lung tung. Cố bá bá, khẩu vị của người thật kì lạ, có còn khí tiết không?

(*) Nếu bạn nào hay đọc manga, sẽ biết các thể loại –complex như sister-complex (quá yêu (chị) em gái); brother-complex, mother-complex… vân vân. Ví dụ như sister-complex thì trong tiếng Trung sẽ thành ‘muội-khống’; ở trong bản gốc, vốn bảo Cố Ích Thuần có ‘complex’ với ‘người mình đào tạo’. Ở đây mình cố chuyển ngữ cho đơn giản, để ai cũng hiểu nên không còn đúng như nghĩa gốc.

“Cô cô, cô cô.”

“Cái gì?” Hồn bị kéo giật về, Trịnh Diễm cáu lắm.

Trịnh Đức Hưng cảm thấy hơi sợ: “Cô cô bảo muốn tặng cậu và mợ món gì thú vị nhân dịp tân hôn, thế có ra ngoài không?” Có trời biết, sớm chiều ở chung với Hoàng đế cũng không khủng bố bằng cô của cậu, có ai ép bức người khác? Dám cắn thiếp thất của Hoàng đế chứ? Cô cô bảo muốn tìm lễ vật ‘thú vị’, còn muốn tự mình tiếp khách, còn… không cho cậu tố giác.

Có nhược điểm nằm trong tay Trịnh Diễm, Trịnh Đức Hưng gào thét điên cuồng trong lòng: Cha, mẹ, hai người về đi, con không chịu nổi nữa!

Từ sau khi được Trịnh Diễm cứu mạng vì quyển tiểu thuyết viết tay nọ, Trịnh Đức Hưng phải bước chân lên thuyền giặc của Trịnh Diễm đến tận bây giờ, chép tiểu thuyết thì cũng không phải là tội lớn gì. Tiếc là lúc cậu còn nhỏ, bị Trịnh Diễm lấy quyển chép tay ra dọa, làm một số chuyện khác, giờ thì trốn không thoát.

Nhớ lại, Trịnh Đức Hưng cảm thấy năm đó mình thật là ngu ngốc, thà bị đánh, còn hơn bị người uy hiếp đến vậy! Đúng là quả cầu tuyết bị ném qua ném lại!

Trịnh Diễm dùng thủ đoạn của mình, dạy cho Trịnh Đức Hưng một bài học nhớ đời, để những ngày sau trên đường đời, nhờ thế mà cũng tránh được vô số cạm bẫy, không bị lạc lối, chuyện này sẽ kể sau.

Hiện tại, cậu vẫn là tay sai đắc lực của Trịnh Diễm, theo nàng đi dạo phố. Sau đó được thấy cảnh ngu ngốc khờ người, như sét đánh chín tầng, ngàn năm khó gặp của tiểu cô cô nhà cậu. Biểu cảm của Trịnh Diễm không cho Trịnh Đức Hưng có cảm giác ‘làm trâu làm ngựa để được thấy vẻ ngớ ngẩn của cô cô, đúng thật đáng giá’, mà ngược lại là ‘thấy mặt xấu của nàng, sẽ bị giết người bịt miệng’, khóc không ra nước mắt.

Trịnh Diễm cảm tưởng như gặp phải thiên lôi, trong một cửa tiệm văn phòng phẩm khác với cửa hàng bán đồ giả của Viên gia, không ngờ lại thấy BÚT CHÌ!

Còn phân cmn loại thành mềm, cứng nữa chứ, bức vẽ phác thảo đung đưa trong gió, đối mặt với sự tình vượt thời gian thế này, Trịnh Diễm chỉ muốn đập đầu chết giấc. Nàng thề rằng, vị danh sư bốn bể nhà nàng chưa từng giảng qua kiểu vẽ phác họa thế này!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui