ĐỪNG NÓI NHỮNG CHUYỆN CÓ NỘI DUNG KINH KHỦNG NHƯ THẾ NỮA, CHÚNG TA ĐỔI ĐỀ TÀI ĐƯỢC KHÔNG?
Đàn ông lắm chuyện hơn phụ nữ, thanh niên trai tráng mồm mép hơn các chị em, là điểm đặc sắc nhất của triều đại này.
Một nhóm người tụ lại, líu ra líu rít, thật rộn ràng. Hiện đang giờ làm việc, ăn cắp giờ công thế mà được hả?
Lính giáp: “Thần tiên đối phó Trì lang à?” (Theo lời Thịt: ‘Thần tiên’ là biệt danh của đám nhiều chuyện này đặt cho Lý Thần Sách.)
Lính ất: “Khó nói,” vuốt cằm, “À, các ông có nghe chưa? Thần tiên và gia đình mình không hợp nhau, Trì lang lại là sư điệt của Lý vô ảnh, Thần tiên có thể gọi tới được à?” (Tiếp tục chú thích: Lý vô ảnh, Lý Tuấn, vì lúc làm Giám sát bỏ bê công việc đi chơi nên được đám nhiều chuyện này đặt cho.)
Lính bính: “Chuyện này mà ông không biết à? Lý vô ảnh và Lão phò mã, Tuấn tướng công mới không hợp nhau, nhất là Tuấn tướng công, đến nỗi còn không muốn đứng chung nóc nhà với Lý vô ảnh kìa!” (Lão phò mã, Cố Ích Thuần, vì lớn tuổi, kết hôn trễ nên được gọi thế. Tuấn tướng công, biệt danh trước đây là Tiểu bạch kiểm, Trịnh Tĩnh Nghiệp có vẻ ngoài đẹp trai, lúc mới vào kinh vẫn còn trẻ, nên có biệt danh đáng yêu đấy, đến khi lớn rồi, làm Tể tướng, Hoàng đế già mà không nên nết rất thích vẻ ngoài của Thừa tướng nhà mình, tự đặt biệt danh như thế)
Lính đinh: “Nói như vậy, đúng là muốn trả thù sao?” Quả thật Lý Thần Sách không gây ra cuộc thảm sát nào, chẳng qua cái miệng hơi ghê gớm một chút, cái miệng làm mất giá nhân phẩm!
Lính ất: “Cũng không hẳn, mỗi ngày đều gọi tới bưng đồ, không bưng thì khiêu khích châm chọc! Lại còn bắt phân biệt tìm điểm khác nhau trên mũ của Bát bộ Bắc Địch.” Không phải hành nhau là gì!
Lính giáp: “Hôm qua, Thần tiên có tới,” ho khan hai tiếng, phủi vạt áo, nâng cằm, đóng giả Lý Thần Sách, “Tổ tiên của cậu từng bình định Bắc Địch, thế mà bây giờ có mấy bộ Bắc Địch mà cũng không phân bệt được! Không biết Tương vũ công (nhân vật đại diện cho tổ tiên Trì gia) ở dưới mồ sẽ nghĩ sao đây?!”
Ất, bính, đinh “Chưa nghe bao giờ!” Cùng cảm thán, “Không hổ là Kinh Triệu Trì thị, tổ tiên nhiều đếm không hết!”
Giáp, ất, bính, đinh cùng cùng phát chí nguyện to lớn: “Nhất định phải moi hết sự tích của Tương vũ công này ra mới được.” Có chuyện để hóng mà nghe chả hiểu cm gì, thật đau khổ!
Bốn tên tiểu tốt, tám chuyện đến sục sôi đất trời.
Đẳng cấp tám chuyện của bọn họ vẫn còn thấp, ở một tường viện cách không xa, có một đống đàn ông mặc trang phục phiên quốc đang bàn tán. So với cuộc nói chuyện hòa hợp của giáp, ất, bính, đinh thì bọn người này lại có vẻ giương cung bạt kiếm hơn nhiều.
Đám người này ăn mặc gần giống nhau, có điều chi tiết trên đó thì hơi khác biệt, trong đấy cái thì lớn, cái lại nhỏ hơn. Bọn họ đều đến từ Bắc Địch, Lý Thần Sách cũng xấu tính, dân tộc du mục ăn thịt bò dê các loại, nếu có thân phận hơi cao một chút, ăn uống ngon lành hơn thì lại để ý chuyện vệ sinh, có mùi cơ thể, hắn ngửi thấy khó chịu, để người ta ở chung một chỗ.
Bát Bộ Địch đều ở trên thảo nguyên, từ một chính quyền hùng mạnh thống nhất phương Bắc mà chia thành. Mấy trăm năm trước, là uy hiếp lớn nhất của đất nước này, một mối nguy suốt hai ba trăm năm, mãi đến hai trăm năm trước, có một vị tổ tiên của Trì Tu Chi xuất thế. Khi đó Trì gia rất hưng thịnh, người này xuất thân từ Tương vũ công, con đường làm quan bằng phẳng, bản thân lại văn hay võ giỏi, làm quan ra trận gì cũng được.
Đại khái vị này cũng khá giống Trịnh Tĩnh Nghiệp, hại người không biên giới, đóng góp lớn nhất của ông là thủ đoạn nham hiểm, chọn người đưa lên làm chính quyền lục đục nội bộ, trợ giúp vũ lực cho thế lực yếu hơn, giúp bọn họ nội chiến, tốn hai mươi năm trời, từ một quốc gia phát triển mà chia thành ba phần. Từ đó về sau đất nước không phải đối diện với ‘mối nguy diệt quốc’ từ phương Bắc nữa.
Chậc, vị lão nhân gia này ngồi ở chức Thừa tướng hai mươi năm, có thể nói Thừa tướng bằng sắt, Hoàng đế như nước chảy – trải qua ba triều.
Hai trăm năm trước Trì Tương vũ công từng làm qua một lần, hai trăm năm sau Trịnh Tĩnh Nghiệp lặp lại, phong phú đa dạng hơn hẳn, bắt đầu từ khi Trịnh Tĩnh Nghiệp làm Hồng Lư tự khanh, chỉ mấy năm thôi, mà khiến người ta từ ba bộ mà tan tác thành tám, Trịnh đảng như Vu Nguyên Tề, có tư lịch để lăn lộn đến giờ, phần lớn công lao từ việc giẫm đạp vô số thi thể của các anh em dân tộc thiểu số. Từ góc độ này, Trì gia và Trịnh gia đúng là có số làm sui với nhau.
Quan hệ của các sứ giả Bát Bộ Địch cũng giống bộ máy chính quyền sau lưng vậy, tranh đấu gay gắt, bề ngoài như một nhà, bên trong thì lòng dạ độc ác, lôi kéo chia rẽ rất náo nhiệt. Vì năm nay Bát Bộ Địch muốn chọn nhà ai làm đại biểu cho toàn dân tộc, đã bị Trịnh Tĩnh Nghiệp chửi cho một trận, giờ thì biết điều hơn rồi.
Trịnh Tĩnh Nghiệp quá nham hiểm! Bát Bộ Địch rất sợ ông! Người này rất đáng sợ! Bát Bộ Địch sợ ông đến lạnh sống lưng hơn vị Hoàng đế tự mình ra trận ngày trước nhiều. Chưa nói tới những thủ đoạn Trì tương vũ từng dùng, không chỉ tham khảo mà Trịnh Tĩnh Nghiệp còn sáng tạo thêm nữa kìa.
Sau khi Hoàng đế đánh thắng một trận, Trịnh Tĩnh Nghiệp tiếp nhận. Ông xăn tay áo, đầu tiên dùng lương cao để dụ dỗ một bộ tộc khỏe mạnh vào Nam giữ chức, lại còn cho phép mang người nhà theo, thu xếp chỗ ở. Già yếu cũng có thể vào Nam, sắp xếp cho ở những nơi ấm áp ẩm ướt, có thể cày cấy, bao giờ nông nghiệp cũng ổn định hơn chăn nuôi, thế là lừa được một lượng lớn.
Thế thì thôi đi, ông còn cho người đi thu mua nghé, dê con, nghe đâu vì người Nam triều thích ăn mấy món này.
Cmn, trước đây mọi người hay cãi nhau nhưng dù gì cũng rắn rỏi, nay ông làm thế, người mềm èo cả ra!
Đáng sợ hơn nữa, ở nơi cách xa ba ngàn dặm, bạn có tâm tư gì, ông biết rõ như thể chui vào trong đầu bạn mà nhìn, vẫn chưa kịp làm gì thì ông đã tiến công trước. Ngoại trừ tình hình kinh tế căng thẳng, bất đắc dĩ đến đông tây một chút thì Bát Bộ Địch rất không dám đi lung tung.
Trịnh Tĩnh Nghiệp đã lên tiếng, Bát Bộ Địch liền đàng hoàng. Không đánh nhau, đổi thành đấu võ mồm.
Bao nhiêu khả năng châm biếm của đàn ông đều được triển khai.
Chàng thanh niên đeo khuyên lớn nạm đá quý ở tai phải nói với một gã mang khuyên nhỏ hai bên: “Thế nào? Không phải Bạch Lang bộ các người trước nay ghét người nước Nam lắm sao? GhétTương Vũ công nhất mà, sao hôm qua nghe nói thằng lỏi xinh trai là đời sau của Tương Vũ công lại không dám động đậy gì thế?”
Người mang khuyên nhỏ kéo tay áo: “Vì ta không biết!” Người này thuộc tầng lớp trí thức, biết người xấu là ai, nhận định Trì tổ tông là người xấu.
Một gã ục ịch khác, đầu đội mũ có một đường viền vàng, vuốt ria mép nói với chàng thanh niên: “Thanh Điêu bộ các người khí phách thật, nhưng tại sao khí phách mà bị người ta đánh vẫn tôn Tương vũ công làm thần thế? Lạy thì cũng lạy rồi, người ta là đàn ông, đàn bà trong bộ các người sinh con cũng bái hắn thì là gì?!” Vẻ châm biếm.
Bát Bộ Địch, từ thuở bắt đầu tiếp nhận vật tổ của Địch bộ, xưng là chính tông, tách ra được lâu thì có vật tổ riêng, đều là những loài chim muông thú dữ. Vật tổ của gã béo mập kia là rắn có cánh lớn, gã châm biếm xong, có một thanh niên cao gầy, đeo kiếm ngắn bên hông chế giễu: “Phi! Hai ngày trước ngươi đánh hăng nhất, suýt nữa đã kéo vòng tai phải của Thanh Tùng xuống, xém tí là làm cho đàn ông nhà hắn không được đeo khuyên. Vậy mà vừa nghe Trịnh tướng công phái người chất vấn liền đếch dám nói tiếng gì! Cũng chẳng khác gì Thanh Tùng!”
Trong Địch bộ có rất nhiều người tôn sùng Thiên triều thượng quốc, cho nên cũng có tên rất văn nhã. Thật ra nhiều người cũng dịch theo nghĩa thôi. Ví dụ như Thanh Tùng, theo như ngôn ngữ của Địch bộ, dĩ nhiên không liên quan gì đến lời phát biểu, nghĩa của nó theo đúng nghĩa đen thôi.(Thanh tùng nghĩa đen đơn giản là cây tùng xanh.)
Chàng thanh niên đó là Thanh Tùng của Thanh Điêu bộ, đàn ông bộ bọn họ đều chỉ mang khuyên ở tai phải, theo tin tức đáng tin, vì hai trăm năm trước bị người xấu gây xích mích, Địch bộ nội đấu, mà thủ lĩnh Thanh Điêu bộ lúc đó là một gã thích làm đẹp, cho rằng đàn ông nên đeo vòng tai lớn, thế mới oai. Kết quả đánh nhau với mấy ông anh, bị anh trai kéo khuyên trái, khiến tai trái cũng bị rách, máu me đầm đìa, từ đó về sau, đến cả khuyên nhỏ cũng không dám đeo vào tai trái. Sau khi tách ra, liền ra lệnh cho các thủ hạ nam, không được phép mang khuyên trái, tránh nhìn thấy lại đau lòng.
Thanh Tùng giậm chân: “Ngươi có bản lĩnh! Có bản lĩnh thì đi tranh luận vói Trịnh tướng công kia kìa?!”
Bốn người cãi nhau, bốn người còn lại xem trò vui, vừa nghe Thanh Tùng nói vậy, đều rùng mình: Đừng nói những chuyện có nội dung kinh khủng như thế nữa, chúng ta đổi đề tài được không?
Kẻ đội mũ có hai đường viền vàng nãy giờ đang xem náo nhiệt, lúc này mới thong thả nói: “Thằng lỏi xinh trai kia đúng là đời sau của Tương Vũ, chỉ là Trì gia đã suy yếu, chỉ còn mỗi mình hắn, ngươi,” mắt nhìn qua gã mang khuyên nhỏ, “Nếu muốn đánh hắn một trận thì chẳng qua cũng vì lỗ mãng thế thôi, tiếc thay, chậc chậc,” bộ dạng rung đùi đắc ý khiến gã mập mũ-một-viền bên cạnh muốn cho đập một trận, “Hắn là tâm phúc Hoàng đế, hơn nữa,” cố tình dừng lại, “là con rể tương lai của Trịnh tướng công!”
Gã mập bấy giờ mặc kệ sự khiêu khích trong lời nói của mũ-hai-viền, rùng mình một cái.
***
“Ta chưa bao giờ biết rằng lại có chuyện như thế trong Địch bộ, Lý thiếu khanh quả có bản lĩnh.” Trì Tu Chi bị người nói xấu sau lưng mà không hắt hơi lấy một cái, đang ngồi trò chuyện với vợ chưa cưới. Chàng không biết suýt nữa là có thể ôm mỹ nhân về nhà nên cũng không tiếc nuối gì.
Trịnh Diễm gặp chàng, vốn hơi không được tự nhiên, từ sau khi nói không ngực không mông, gặp lại Trì Tu Chi là cứ cảm thấy căng cúc hoa. Trong mắt Trì Tu Chi lại nổi lên tia nghi ngờ mông lung: “Nàng đang có tâm sự gì sao?”
“Hả? Không có không có,” Trịnh Diễm cuống quýt xua tay, sao có thể để chàng biết chính nàng muốn lùi hôn sự này, “Chỉ là mẹ, nói em không ra dáng thiếu nữ, bắt phải nhã nhặn duyên dáng hơn.”
Nghi ngờ chuyển thành yêu thương, Trì Tu Chi vỗ vào vai Trịnh Diễm: “Nàng cứ vậy là tốt rồi,” cúi đầu, trán chạm trán Trịnh Diễm, “Là tốt, tốt lắm rồi. Chớ bắt ép bản thân, chúng ta phải sống bên nhau cả đời, cứ cảm thấy thoải mái là được, về phía nhạc mẫu, chậc, trước mặt bà, nàng cứ làm theo lời bà nói là được. Bây giờ, bảo thế nào thì hãy theo đó. Đưa tay ra nào!”
Trịnh Diễm bổ nhào vào lòng Trì Tu Chi, Trì Tu Chi vui vẻ ăn đậu hũ.
Quả thật Trịnh Diễm cũng không nói dối, Đỗ thị đã lập kế hoạch làm tân nương cho nàng rồi.
Nhờ vào tập tục hung hãn của các chị em, lý do vì dáng người của Trịnh Diễm được mẹ và sư mẫu thông cảm cho. Nhưng, theo Đỗ thị, vẫn có nhiều điều không thể tha thứ: Giọng điệu vẻ mặt đó là thế nào?! Phải biết xấu hổ một chút chứ?! Chết tiệt! Đừng để cô gia hiểu nhầm thành nhà ta gả con trai?!
Trịnh Diễm không hiểu gì cả, lại nói thêm, lúc Đỗ thị còn trẻ cũng là một đại biểu cho thế hệ các phụ nữ hung hãn, một người gồng gánh cả gia đình không để ai dám bắt nạt, bằng không một thiếu niên chịu khổ vì có một người mẹ yếu đuối mỏng manh lúc nào cũng nhòe nhoẹt nước mắt như Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ cchẳng thích bà. Tại sao khi Đỗ thị làm mẹ lại muốn con gái phải giống đóa kiều chứ? Thế là không hợp lý!
Mặc kệ có hợp lý hay không, Đỗ thị cứ y vậy mà làm.
Phía Trịnh Tĩnh Nghiệp, đương nhiên Đỗ thị có báo qua. Trịnh Tĩnh Nghiệp kinh ngạc: “Sao lại lùi sang năm sau nữa?”
Đỗ thị khoát tay, giống như đuổi ruồi: “Chuyện phụ nữ, lão già như ông biết nhiều làm gì?”
Trịnh Tĩnh Nghiệp: “…” T__T vợ ấy à, dùng người xong thì ném thẳng.
A Khánh khẽ hắng giọng, cắt đứt màn ôm ấp của hai người: “Đã không còn sớm, đừng để đến lúc A Thành (tì nữ Đỗ thị) đến tìm.”
Trịnh Diễm đỏ mặt nói với Trì Tu Chi: “Đúng rồi, lão ca ca sắp tới đó, không phải lần này có thuyên chuyển sao? Ông ấy nhận chức Thái bộc.”
“Trịnh An Quốc?” (*Thư đồng đầu tiên của Trịnh Tĩnh Nghiệp, được ban họ – chương 32. Có con trai là Trịnh Văn Bác, một trong ba người từng được đưa đến nhà Trịnh Tĩnh Nghiệp theo học.)
“Vâng!”
“Cũng nên vào kinh rồi, Thái Bộc là một trong Cửu khanh, cũng ngang ngửa với Thị lang.”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...