Có Phải Là Anh

Ngân Khánh trở về căn hộ của mình lúc đã qua ngày mới. Vẫn là sự mệt mỏi như mọi khi, nhưng hôm nay nhà hàng phải tiếp đoàn khách từ tỉnh khác đến khiến chị có phần buồn ngủ hơn mọi ngày. Chiếc váy dài đến chân sau hơn mười mấy tiếng liên tiếp sử dụng bỗng dưng mất đi hẳn sự tinh tế trong mắt người mặc, thậm chí còn trở nên vướng víu khiến Ngân Khánh chỉ muốn tháo phắt ra khỏi người. Chị bước vào phòng, tay bật điện, tay lần tìm khoá kéo, mắt nhắm mắt mở suýt nữa không nhận ra có người vừa nhổm dậy nhìn mình.
- Ôi trời! Cậu làm chị đứng tim chết mất!
Nguyên nhổm dậy nhìn rồi lại ngả người trở lại ghế, bộ dạng cũng mệt mỏi không kém.
- Chị cũng suýt nữa làm em đứng tim kia kìa.
Ngân Khánh nghe nói vậy vội vàng bỏ tay ra khỏi khoá chưa kịp kéo, khẽ mỉm cười. Chị xếp giày lên kệ rồi vào bếp, rót hai cốc nước lọc.
- Sao em vào được đây?
Nguyên đón cốc nước từ tay Khánh, uống hết một hơi.
- Em bấm bừa ngày sinh của mình vào bảng điều khiển, ai ngờ cửa mở ra – anh cười cười.
- Không phải em theo dõi chị đấy chứ… Làm sao biết được mật mã.
- Tại chị dễ đoán quá mà thôi – Nguyên đã ngả mình xuống ghế dài, mắt nhắm nghiền đầy mệt mỏi.
- Em mới dễ đoán. Nhìn qua là biết ngay lại bị chuyện tình cảm nó hại cho tả tơi như thế.
Ngân Khánh tiến về phía bếp, cất hai cái ly xong lại mở tủ lạnh nhìn một lượt, trong đầu nhẩm tính xem chỗ đồ ăn tươi sống này có thể làm được món gì vừa gọn nhẹ vừa dễ ăn.
Nghe Ngân Khánh nói mình dễ đoán, Nguyên không thể không nhìn lại bộ dạng của mình, cuối cùng quay đầu nhìn chị một cái.
- Chị nói xem, thời đại nào rồi mà phụ huynh còn xen vào chuyện tình cả của con cái?
- Nếu em là mối nguy hiểm cho con cái người ta, đương nhiên phải can thiệp.
- Em là mối nguy hiểm?
- Nghĩ thử xem.
Ngân Khánh thả hành vào chảo dầu nóng. Tiếng “xèo xèo” vang lên xoá tan cái bầu không khí yên ắng vốn có của căn hộ. Đã lâu rồi Khánh không tự mình vào bếp nên nơi đây cũng chẳng hề có cái vẻ ấm cúng như đáng lẽ phải thế. Nguyên thì chẳng đời nào nấu ăn, nên tiếng nấu nướng luôn khiến cậu liên tưởng đến hình ảnh gia đình.
Lần đầu bước vào nhà An Nhiên, anh cũng nghĩ “ấm cúng thật”. Nếu hoàn cảnh hôm đó không oái oăm, nhất định ấn tượng khi bước vào căn nhà đó của anh sẽ không quá tệ đến như vậy.
* ** ** **
Lúc đưa An Nhiên về từ trường sau cái lần rớt xuống hồ bơi ấy, cô vẫn còn ngủ rất say. Đôi mắt nhắm nghiền tưởng chừng như cánh hoa quỳnh khép lại vào ban ngày kia khiến anh có cảm tưởng không dễ gì để gọi cô dậy. Mà phá tan một giấc ngủ êm ái cũng không phải là điều anh muốn làm. Nghĩ đi nghĩ lại, Nguyên quyết định bước ra ngoài, mở cửa bên ghế ngồi của An Nhiên, bế cô xuống.
Lúc anh vòng tay qua sau lưng An Nhiên, cô khẽ nghiêng đầu về phía anh, để lộ một vết sẹo dài ẩn trong tóc phía sau thái dương bên trái. Hoàn cảnh lúc đó không cho phép Nguyên suy nghĩ nhiều, anh chỉ muốn tìm cách để đưa cô vào nhà an toàn mà không bị ai phát hiện. Vừa đóng cửa và quay lưng lại, chưa biết sẽ vào nhà bằng cách nào thì đã có người sẵn sàng mở cửa giúp anh.
Nguyên không biết lúc đó mình có ước người mở cửa kia đừng là mẹ An Nhiên hay không. Chỉ biết anh đã nhìn bà bằng con mắt thoáng ngạc nhiên, còn bà thì hoàn toàn choáng khi nhìn thấy anh bế con gái mình trong trạng thái say ngủ, đôi mắt nghiêm nghị kia chẳng biết là bực mình hay giận dữ.
- Cháu chào bác.
Thật may là Nguyên vẫn còn đủ bình tĩnh để giữ phép lịch sự tối thiểu. Bà Tuyết khẽ gật đầu, không nói gì mà mở sẵn cửa để anh bế An Nhiên vào nhà, chỉ đường cho anh đưa cô lên tận phòng. Đến khi An Nhiên say ngủ đã nằm ngay ngắn trên giường, bà Tuyết mới khẽ đập tay lên vai anh, ra hiệu xuống dưới nhà đợi trước.
Nguyên bước trên cầu thang, khẽ mỉm cười khi nghĩ rằng hằng ngày An Nhiên cũng bước đi trên cầu thang này, tay khẽ lướt thanh vịn bóng loáng. Dù tình huống lúc này không ổn lắm, nhưng anh vẫn thấy có một chút niềm vui khi tiếp cận vào cuộc sống hằng ngày của cô.
Đã bao nhiêu năm rồi nhỉ?
Nguyên ngồi ở phòng khách, đưa mắt lướt một lượt những thứ trưng bày trên tủ kính trước mặt. Có rất nhiều kỉ niệm chương của gia đình, của hai anh em, ảnh của Nguyên và Quân cũng rất nhiều. Nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung: tuổi thọ chỉ tầm mười năm trở lại đây, không hơn. Dường như quãng thời gian trước đó đã bị xoá đi bằng một nét tẩy.
Dường như quãng thời gian có anh đã bị gạt ra khỏi căn nhà này.
Bà Tuyết bước xuống bếp, mang ra một ly nước lọc và một ly chanh dây không đường còn nguyên vị chua.
- Tôi nhớ cậu thích uống loại nước này.
Nguyên cẩn thận đón lấy ly nước, mỉm cười.
- Bao năm rồi mà bác vẫn còn nhớ?

- Chỉ tình cờ thôi. An Nhiên cũng thích uống loại này.
Câu nói kia rõ ràng có ý trách móc. Nguyên đã chuẩn bị sẵn tình huống tệ nhất ình nên cũng không dễ bị xao động.
- Con bé bị làm sao vậy?
- Em ấy ngã xuống hồ bơi… cháu đã đưa áo cho An Nhiên thay, bác đừng hiểu lầm.
- Đứa bất cẩn như nó thì cũng có thể xảy ra chuyện ấy lắm chứ… Tôi tin cậu nói thật. Cậu đã cố công trở vì tìm nó như vậy thì đâu nỡ đẩy nó xuống nước. Dù sao cũng cảm ơn cậu đã cứu nó.
Bỏ qua sự mỉa mai trong câu nói dành ình, Nguyên vẫn đều giọng.
- Cháu không cứu An Nhiên, là em ấy tự bơi vào.
Bà Tuyết quay lại nhìn anh chăm chú, đôi mắt thoáng ngỡ ngàng. Đúng là An Nhiên sợ xuống nước đến nỗi không ai tin cô sẽ bơi lại được cả. Nguyên nhìn tủ kính, cố tìm lại chiếc huy chương bơi lội mà bồi bé xíu An Nhiên đã đạt được.
- Không có đâu – bà Tuyết trả lời như thế biết anh đang tìm gì – tất cả những gì liên quan đến quãng thời gian trước… trước khi cậu biến mất khỏi đời nó, tôi đã tự động đem bỏ đi rồi.
Nguyên không thắc mắc về việc “đem bỏ” đi, nhưng hai chữ “biến mất” khiến cậu không thể không lên tiếng.
- Có chuyện gì đã xảy ra với An Nhiên vậy ạ? Em ấy… không nhớ cháu là ai cả.
Bà Tuyết khẽ cười mỉm, vẻ mặt lúc này đau khổ nhiều hơn là châm biếm.
- Cậu thực sự muốn tôi nhắc lại?
- Dạ, xin bác…
Thực ra chuyện cậu đi đâu ngày xưa không quan trọng, đó là cuộc sống của riêng cậu, nhưng biết không thể làm được thì đừng có hứa với An Nhiên những điều con trẻ nghe là sẽ tin ngay như thế. Nó quấn quýt với cậu, điều này thì ai cũng rõ. Nhưng cậu bỏ đi quá nhanh. Trước khi đi An Nhiên chỉ muốn gặp cậu lần cuối, đưa cho cậu món quà tự tay nó làm để sau này cậu sẽ không quên nó. Vậy mà vừa đến nơi thì ô tô đã chạy. Con bé vội đuổi theo nên bị chiếc xe đằng sau tông trúng…
Nguyên nghe đến đây thì khuôn mặt thất thần không còn giọt máu.
- …Nó nhìn chiếc xe đang chạy, giơ tay muốn gọi cậu nhưng không thể, cuối cùng ngất lịm đi… Chuyện này tôi không trách cậu, là An Nhiên tự gây ra. Nhưng lúc nó hôn mê chỉ nhắc tên cậu. Tôi không muốn gián đoạn chuyến đi, nhưng bác sĩ bảo đó là lúc cần thiết, nếu có cậu ở đó thì sẽ tốt hơn. Nhưng tôi gọi điện cho cậu, chỉ nghe được bốn chữ “Cháu không về được”. Cuối cùng thì cậu cũng biết đấy. An Nhiên bị chấn thương ở đầu, quên luôn những gì làm nó đau khổ. Những gì còn sót lại, gia đình và bác sĩ cũng giúp nó quên luôn. Năm tuổi thì đã biết gì đâu mà đau với chả khổ.
- Cháu… cháu không biết chuyện đã xảy ra…
Nhìn thái độ của bà Tuyết dành ình lúc này, Nguyên biết mình có nói gì cũng vô nghĩa. Đến anh còn không thể tha thứ ình lúc đó, thì người làm mẹ như bà ấy sao có thể bình thản mà bỏ qua. Có điều, nếu Nguyên thực sự biết chuyện xảy ra lúc ấy với An Nhiên, anh nhất định sẽ không bỏ đi như vậy…
Bỏ đi khiến em phải đau khổ.
- Là cháu đã sai – Nguyên lên tiếng sau một hồi suy nghĩ – Nhưng có một điều cháu muốn giải thích: cháu thực sự không phải là người nghe cuộc điện thoại hôm đó. Thực sự cháu không biết An Nhiên bị tai nạn cho đến… ngày hôm nay.
- Cậu nói vậy chẳng lẽ tôi bịa ra người nghe cuộc điện thoại đó? Nếu có cầm nhầm điện thoại đi nữa, ai lại đi xưng “Cháu” với tôi? Mà thực sự tôi cũng chẳng có đứa cháu nào vô tâm đến như thế.
Câu cuối thực là giọt nước làm tràn ly. Bà Tuyết quay đi, tránh những giọt nước mắt đang lăn dài. Nguyên nghĩ rằng vì thương An Nhiên và hận Nguyên là nguyên nhân làm cho cô đau khổ nên mới không kìm được cảm xúc của mình. Chỉ có bà mới biết những giọt nước mắt ấy thực sự có ý nghĩa gì.
- Cháu xin lỗi về những chuyện đã xảy ra. Từ giờ cháu sẽ hết sức để sửa sai.
Bà Tuyết gật đầu dứt khoát.
- Được, cũng không khó lắm đâu. Chỉ cần cậu đừng xuất hiện trong cuộc sống của An Nhiên nữa. Đã trót làm người vô tình, xin cậu hãy vô tình trong suốt quãng đời còn lại, đừng để con bé phải nhớ lại quá khứ đau khổ kia nữa.
Nguyên nghe xong, thực sự không tin vào tai mình.
- Cháu không thể.
- Cậu có thể đấy.
Nói xong bà Tuyết bỏ đi, làm như không nhìn thấy anh đang định quỳ xuống van xin.
Nguyên không quỳ lâu. Lần trước bị ông Mạnh phạt, anh đã quỳ cả đêm với em gái đến nỗi đi không nổi, lần này chỉ cần đầu gối chạm đất một chút là đã nhức mỏi như không thể đi được nữa. Nhưng cái quan trọng không phải là đau đớn, mà Nguyên biết dù có quỳ bao nhiêu nữa, cũng chẳng có ai cảm thông. Mẹ An Nhiên đã đưa ra quyết định dứt khoát như thế sau từng ấy năm, anh không thể hành động dại dột chỉ sau mấy tiếng đồng hồ suy nghĩ.
Cuối cùng Nguyên đành ra về như một vị khách không mời mà đến, không đuổi mà đi. Anh mang tâm trạng nặng trĩu từ hôm ấy cho đến nay, càng lúc càng cảm thấy sắp không chịu nổi mà sẽ làm điều dại dột. Phải mất bao công sức mới có thể quay về tìm An Nhiên, làm sao Nguyên có thể chấp nhận rời xa cô một lần nữa?
Chẳng lẽ An Nhiên và anh thực sự không có duyên? Dù không muốn nhưng anh vẫn phải chọn cách rời xa cô vì bị ép buộc. Lần đầu từ chính ba của mình, lần thứ hai từ mẹ của em.

….
Nguyên ngồi dậy bóp trán, hoàn toàn không nhận ra Ngân Khánh đang đứng trước mặt mình đến khi chị chìa cho anh ly chanh dây còn nguyên hạt.
- Uống đi cho tỉnh người. Đồ ăn chị làm cho em sắp xong rồi.
- Em không muốn ăn – Nguyên đáp mà không suy nghĩ.
- Chị đâu nói là em có quyền lựa chọn.
Ngân Khánh quay trở về bếp để tiếp tục với món ăn của mình.
- Chị có nghĩ là em không có duyên với An Nhiên?
Câu hỏi của Nguyên làm Ngân Khánh nhỡ tay làm trượt quả trứng thẳng vào nồi mà chưa kịp đập.
- Chị không tin vào duyên số. Nếu em thực sự muốn tìm câu trả lời thì – Ngân Khánh dừng lại, khẽ mỉm cười – em tìm nhầm người rồi.
Nguyên đặt tay lên trán, nhăn mặt.
- Xin lỗi, đáng lẽ em không nên hỏi, lại để chị nhớ lại chuyện không hay.
- Nguyên này, duyên số có thể thay đổi được đấy, nếu em thực sự có khả năng.
Nguyên ngẩng lên, nhìn thẳng vào Ngân Khánh, trả lời dứt khoát.
- Em chỉ biết rằng rời bỏ An Nhiên là điều khó khăn nhất mà em không nghĩ mình làm được.
Ngày cuối được nghỉ học, tôi định bụng phải tranh thủ làm cái gì đó hay ho cho bõ. Thế nhưng ngẫm đi nghĩ lại, vẫn chỉ thấy có mỗi việc đến bệnh viện là chưa làm.
Tuy rằng học hành không giỏi, nhưng tôi được cái chơi game rất có nghề, đã từng cày một game bốn tháng liền, cuối cùng được làm bang chủ cái bang, lại còn tiền thu về từ bán vũ khí và thú cưỡi lên đến mười một chữ số. Thế nên dù không tự hào là kẻ ăn chơi phá hoại làm phiền lòng bố mẹ, tôi thấy mình còn tốt hơn nhiều đứa lấy tiền của gia đình đi phá hoại.
Nhưng tiền tự kiếm được kia, trước là để đi phá hoại, giờ là để “gửi” vào bệnh viện. Dù có bảo hiểm thì số tiền mỗi lần đi khám của tôi vẫn lớn, vì bệnh tim đâu phải hạng thường.
Từ khi nào mà cổng vào bệnh viện lại trở thành hình ảnh quen thuộc, đến nỗi mà chỉ cần nhìn thấy từ xa cũng đủ làm tôi cảm thấy ruột gan chộn rộn muốn quay về. Nhưng mà lần này nhắm mắt tôi cũng phải vào cho bằng được.
Vẫn là những âm thanh quen thuộc, mùi vị quen thuộc, và cảm giác đáng sợ quen thuộc bao quanh. Lần này đi một mình, có chút sợ hãi nhen nhóm trong lòng. Tôi đi nép vào sát tường như một con nhỏ nhút nhát, vừa đi vừa ngó lom lom xuống chân, suýt nữa thì tông phải người đối diện. May mà tôi phát hiện ra đôi giày da đen bóng loáng kia khi còn cách mình một bước rưỡi.
- Cô bé này quen quen… - vị bác sĩ già vuốt cằm nhìn tôi rồi đánh tay cái “chóc” – Đúng rồi, Trần Bình Nguyên.
Khỏi phải nói mặt tôi nhăn quoéo cỡ nào khi nghe cái tên này xướng lên. Tôi đơn giản không muốn nhắc đến anh ta, vậy mà bác sĩ Tâm lại lôi cả họ lẫn tên ra.
- Cháu đi đâu đây cô bé?
- Dạ - mắt tôi ngó lom lom xung quanh như thể sợ ai đó quen mình bắt gặp – cháu đi khám sức khoẻ tim mạch… định kì.
- Sao? Cuối cùng Nguyên cũng thuyết phục được cháu rồi sao?
- Không…
Tôi định phủ nhận ngay tức khắc, nhưng chợt nhớ ra làm thế chẳng có hại, nhưng cũng chẳng có lợi. Thà cứ nhận đại, được trưởng khoa tim mạch giúp đỡ chẳng phải tốt hơn sao. Nguyên không quan tâm đến tôi nữa thì chắc cũng không quan tâm chuyện tôi có mượn danh anh ta hay không.
- Dạ đúng rồi ạ - tôi nhỏ nhẹ, hoàn toàn trái ngược hẳn với thái độ hùng hổ lúc nãy.
- Có thế chứ - bác sĩ già vỗ vỗ lưng tôi – Để bác dẫn cháu đi.
Tôi cũng gật lia lịa hưởng ứng, nhưng vừa đến phòng khám thì đã thấy hối hận ngay. Cái dáng cao cao, lưng thẳng, đầu hơi cúi khi đọc hồ sơ bệnh án của từng giường bệnh kia quá quen thuộc, đến nỗi tôi cảm tưởng mình có thể đau tim mà chết ngay tại chỗ, không cần phải đi khám nữa. Khi Thế Vĩnh quay lại với nụ cười dịu dàng, tôi lại thấy bủn rủn cả người.
Trai sắp có chủ mà sao vẫn rạng ngời thế kia? Khiến cho tim tôi nhảy tưng tưng còn lòng tôi tan nát.
- Đừng nói là cháu lại sợ đấy nhé – bác sĩ nhìn thấy vẻ mặt của tôi thì bỗng dưng đứng lại.

- Dạ, có hơi…
Bác sĩ Tâm hiểu nhầm ý tôi đã đành, lại còn quả quyết đẩy tôi vào phòng khiến một bước mà tôi bước vội thành hai ba bước, trong lúc luống cuống va vào thành bàn làm cái khay đựng dụng cụ y tế vốn để ngấp nghé được thể đổ ào xuống nền, văng mỗi thứ một nơi.
Nhìn thấy cảnh hỗn độn do mình gây ra, mặt tôi không thể không đỏ như cà chua sắp nhừ, chỉ biết cúi xuống xếp vội mọi thứ vào.
- An Nhiên phải không? Lâu quá không gặp em.
“Đúng, lâu quá không gặp anh, mà khi gặp lại để anh thấy mình trong tình cảnh hỗn độn này, em thật chẳng còn mặt mũi nào”.
- Ha ha, Thế Vĩnh… Nếu không phải có việc, đâu ai muốn gặp bác sĩ làm gì đâu chứ.
Tôi thật sự muốn tát vào mặt mình một cái.
- Ừ, em nói cũng đúng, nhưng thỉnh thoảng vào thăm anh một chút cũng được mà.
“Anh nói vậy chẳng phải sẽ khiến vợ chưa cưới của anh buồn lắm sao?”
Dù có can đảm đến mấy thì tôi cũng không kịp nói ra câu ấy vì bác sĩ Tâm đã hắng giọng đầy ý nhị để nhắc nhở về sự có mặt của mình. Thế Vĩnh không hề bối rối, thậm chí ánh mắt còn vui vẻ hơn khi thấy tôi.
- Ba! Ba có việc gì ghé qua đây ạ?
Tôi liếc chiếc nhẫn vàng trên ngón áp út của Thế Vĩnh, lòng nhói lên một cái, miệng nhếch sang một bên, chuẩn bị bỉ bai số phận tả tơi của mình. Nào ngờ bác sĩ già lại kéo tay tôi đứng dậy đột ngột.
- Con đưa cô bé này đi kiểm tra tim mạch định kì nhé, bệnh nhân quan trọng của ba đó.
Thế Vĩnh gật gật, mặt tươi như hoa.
- Cũng là bệnh nhân quan trọng của con mà.
Nghe xong câu này, mặt tôi biến sắc như thể nhặt được súng mới biết súng hết đạn. Tôi thà làm bất cứ cái gì quan trọng của anh, ngoại trừ bệnh nhân.
- Mạch?
- Huyết áp?
- X Quang tim phổi thẳng?
- Điện tâm đồ?
- Siêu âm tim màu Doppler?
- Xét nghiệm các loại?
Đừng hỏi tôi vì sao chỉ có câu hỏi, vì ngoài giọng của Thế Vĩnh ra, mấy cô y tá kia nói gì tôi không hề quan tâm. Suốt mấy tiếng đồng hồ mà anh nói cực ít, chủ yếu chỉ trỏ này kia, lầm rầm mấy câu rồi đứng quan sát, đọc các thông số, cứ như tôi là người cần sự yên lặng tuyệt đối vậy. Tôi vốn dĩ định dặn anh là nói nhiều một tí cũng thì tôi cũng không phiền đâu, nhưng nhìn dáng vẽ nghiêm nghị đúng chuẩn của một bác sĩ tận tâm, tôi lại thôi.
Còn trẻ đẹp như thế mà sắp lấy vợ, chẳng phải là quá phí sao?
Nhưng nghĩ lại tôi cũng thật mâu thuẫn. Nếu Thế Vĩnh lấy tôi, nhất định tôi sẽ cho rằng anh kết hôn tuổi này là vừa, không cần phải đắn đo nhiều.
Có vẻ suy nghĩ quá nhiều, thế nên trong khi anh đang đọc bệnh án của mình, tôi chỉ có việc đung đưa hai chân trên ghế mà cũng thấy không yên, đến nỗi phải buột miệng hỏi:
- Anh làm đám cưới chưa?
Thật là một vấn đề tế nhị và không nên quan tâm bởi những bệnh nhân như tôi, nhưng thật sự cái nhẫn kia làm tôi thấy nhức mắt quá.
Thế Vĩnh nhìn tôi chăm chăm. Cũng đúng thôi, tôi nói xong còn thấy giật mình vì cái độ táo bạo và khờ khạo của mình thì anh ngạc nhiên cũng là điều dễ hiểu. Nhưng trái với những gì tôi diễn sẵn trong đầu, anh lại bật cười dễ chịu.
- Sao hả? Em muốn đi ăn cưới à?
Tôi gãi đầu gãi tai, lại bồi thêm cho anh một câu chết người.
- Được thế thì cũng tốt.
Lập tức nụ cười bị thu lại, đôi mắt lại trở nên nghiêm túc.
- Vậy mà em không nói sớm, anh mới làm đám cưới chủ nhật vừa rồi…
- Ha ha – tôi xua tay lia lịa, cố giấu những mảnh tim vỡ tan nát trong lòng – Sao bác sĩ lại ngây thơ tưởng thật chứ? Em đùa thôi mà.
Từ “ngây thơ” có vẻ hơi quá, nhưng tôi đã nhanh miệng phản ứng thì vốn từ ngữ cũng chỉ đến đó mà thôi.
- Ha ha – không ngờ Thế Vĩnh cũng cười – là anh cũng đùa em thôi mà.
- Thế ạ? – tôi chớp mắt lia lịa, lại không kìm được mà nhìn nhẫn trên ngón áp út của anh một lần nữa – Là anh không cưới nữa hay là…

- Không, đám cưới vào cuối tuần này. Nhưng ý anh là sao có thể mời em được chứ… Em sẽ ngại không đi, thế chẳng phải là anh làm em khó xử sao?
- Ha, tất nhiên.
Câu này nói ra đã thấy rõ Thế Vĩnh hơi xem thường tôi rồi. Nếu anh thấy tôi hùng dũng tiến vào nhà thờ, không ngại ngần phá vỡ đám cưới có thể sẽ hạnh phúc của cặp đôi trẻ kia, nhất định anh sẽ không dám nói như thế. Nhưng mặt đó của con người tôi, Thế Vĩnh không cần biết vì quan hệ của tôi với anh cũng chỉ đến mức bác sĩ và bệnh nhân mà thôi.
Tôi thực sự bị câu nói chẳng biết thật lòng hay châm chọc này của anh làm cho ngậm họng vô thời hạn, chỉ biết chống cằm đọc nhãn thuốc đủ các loại trên tủ kính trước mặt. Có thể Thế Vĩnh nói thật, nhưng tôi vốn quen với phong cách đùa mà như thật của Nguyên làm cho lầm tưởng ai cũng có ý đồ chọc phá mình.
Không biết có phải vô tình nhắc đến Nguyên hay không mà nỗi buồn trong lòng lại nặng gấp đôi.
- Bệnh tình em khá hơn một chút. Không ngờ em cũng chú ý bảo vệ sức khỏe của mình.
- Hả? – mắt tôi tròn xoe khi nghe anh kết luận sau một hồi nhăn mặt bóp trán.
- Chỉ một chút cũng là tốt rồi mà.
- Không, ý em là cái từ “khá hơn” ấy. Bác sĩ có nhầm không?
Thế Vĩnh khoanh tay trong khi vẫn cầm tập bệnh án của tôi, mắt nhìn với vẻ kì lạ.
- Thế lúc đầu em nghĩ thế nào?
Ừm… Em nghĩ là bệnh tình phải tệ lắm.
- Đúng là tình trạng sức khoẻ của em đang rất tệ, vì bệnh tim không hề đơn giản, mà lại còn bị cảm sốt. Nhưng phổi vẫn bình thường, và so với trước đây thì tim mạch có tiến triển tốt. Gần đây em có vận động gì không, hay cảm thấy đầu óc thoải mái hơn?
Ngẫm nghĩ một hồi, cuối cùng tôi cũng đưa ra được một số vấn đề có tác động đến bệnh tim của mình.
- Chắc là do cãi vã và bị đe doạ thường xuyên kèm một lần suýt chết đuối.
Vẻ mong chờ một sự tiến bộ từ tôi của Thế Vĩnh đã bị câu nói này vùi dập tan nát. Biết thế tôi đã không trả lời thật thà như thế rồi.
Thế Vĩnh thấy tôi tiu nghỉu thì xoa đầu tôi. Có lẽ trong mắt anh, tôi cũng chỉ như con nít học cấp một thôi.
- Anh nghĩ là em nhìn mọi thứ bằng con mắt quá bi quan nên không nhận ra những thay đổi tích cực quanh mình thôi. Thử lạc quan một ngày xem nào…
Tôi nhìn anh giây lát.
- Em nghĩ tâm trạng mình lúc này không lạc quan nổi.
- Vì sao?
- Vì…
Lần đầu tiên tôi trở về từ bệnh viện mà không suy nghĩ gì nhiều, đơn giản là có quá nhiều thứ phải phân tích khiến tôi sợ đến nỗi quyết định ném tất cả mọi thứ qua một bên, đánh một giấc ngắn trên xe bus. Bình thường đã ghét học toán, đừng hòng bắt tôi phải đau đầu về những thứ tương tự thế này.
Nhưng giai điệu bài Mirrors của KHS vừa kết thúc, điện thoại trong túi quần lại vang lên khiến tôi bực mình suýt ném nó đi cho rảnh nợ. May mà tên người gọi trên màn hình đủ khiến tôi tò mò mà dừng lại.
Phải mất mấy giây sau để tôi chắc chắn là Nguyên gọi ình mà lên tiếng:
- A lô?
- An Nhiên à?
Không phải tôi thì anh ta mong đợi ai sẽ trả lời?
- Anh nghe nói là em đã đi khám sức khoẻ định kì.
- Ừm – tôi đáp lại, đúng kiểu thờ ơ như lần trước anh ta dành cho tôi.
- Em tự chăm sóc bản thân mình thế là tốt…
Nguyên ngập ngừng còn muốn nói gì đó, nhưng tôi không nghe được, vì điện thoại đã bị ném ra khỏi cửa sổ ngay khi xe bus dừng ở đèn đỏ. Đó là cách kiềm chế cơn giận duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra lúc này. Còn vì sao tức giận thì tôi không quan tâm.
- Em nghĩ tâm trạng mình lúc này không lạc quan nổi.
- Vì sao?
- Vì…
- Vì em đang rất tức một người mà không thể làm gì được. Lần đầu tiên có người dám đối xử với em như thế, làm em bực mình như thế! Anh ta…
- Làm cho em phải quan tâm như vậy, người đó chắc hẳn rất đặc biệt đối với em rồi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận