Từ bé, số người mà bản thân tôi nghe lời… Rất ít.
Ít đến nỗi hầu như chỉ có một người.
Nhớ lúc còn nhỏ khi chưa có nhóc em, tôi vẫn còn trong quê nội và hay la cà ở những cánh đồng hoặc đi chơi với lũ cháu khốn nạn mà tôi từng kể.
Nhưng nhiều nhất vẫn ở nhà chị Bi và bé Hà.
Giới thiệu sơ sơ thì chị Bi là con gái của bác dạy tôi thời mẫu giáo (bác mà hay đi cùng tôi về nhà vào năm lớp 2 ấy), chị lớn hơn tôi 2 tuổi và rất dễ thương, da trắng lại có đôi mắt cười.
Với tôi khi lên 7, chị là người con gái đẹp nhất trong mắt tôi.
Còn bé Hà là cháu họ tôi, nói thế nào nhỉ? Nó là một con bé đen nhẻm, lùn và rất loắt choắt.
Nó bằng tuổi tôi, học chung tôi tới lớp 2 trước khi tôi chuyển trường đi.
Và một cái sự nhục không hề nhẹ là cả 2 đều chạy xe đạp vèo vèo từ lúc 4, 5 tuổi, trong khi tôi thì vẫn ì ạch với cái xe mà không sao giữ thăng bằng được, tủi cmn thân.
Từ nhỏ đến lớn, mẹ đã tập cho 2 anh em tôi cái tật là nếu đi đâu cũng phải thông báo trước khi đi.
Tức là nếu tôi tới nhà bé Hà chơi bán kính rộng nhất là 50m đổ lại chứ không được đi xa.
Nhưng tôi là con trai, chưa đánh chưa biết sợ nên đôi lần giở trò láu cá bảo đến nhà cu Tũn thì lại tót đi chơi với lũ cháu khốn nạn, đinh ninh mẹ sẽ không biết, nhưng rốt cuộc 10 lần đủ 10 lần tôi bị đánh bép bép vào mông 3, 4 cái liền cho đến khi bà nội xót quá ôm tôi lại thì mẹ mới thôi.
Và dù cho có đi đúng địa điểm đã báo trước thì cái tật ham chơi cũng vẫn hại tôi y như vậy.
– Nguyên ơi, về con – Bà nội đứng ở trước cổng nhà gọi, vì nhà bé Hà ở bên kia đường thôi chứ mấy, lại con đường đất dưới quê nên tôi nghe rõ như mồng một.
– … – Tôi nghe, và tiếp tục chơi.
Dzời ơi, tí nữa về, lo gì.
5 phút sau:
– Nguyên! Về đi con – Lần này đến lượt ba tôi, ra mà quát.
Đến nỗi hàng xóm láng giềng ai cũng biết ông út Quang đang gọi con.
– … – Tôi vẫn nghe, nhưng bận chơi cờ Domino với nhỏ Hà và thằng Tũn nên thôi, từ từ về.
– Ê, ba Nguyên kêu về kìa – Nhỏ Hà nhìn tôi thắc mắc – Thôi nghỉ nha!
– Nguyên, nghe ba nói không?! Về ngay! – Ba tôi la lớn hơn.
– Cứ từ từ, chắc ba tao kêu về ăn cơm – Tôi vẫn chúi mũi vô mớ cờ.
Thế là chúng nó cũng im.
10 phút sau:
– Thằng Nguyên đâu rồi?! Nguyênnnnn!
– D… da… dạ… DẠẠẠẠẠ..!!
Và thế là thằng nhóc Nguyên 6 tuổi chạy tóe khói quên cả mang dép, phóng về nhà chưa đầy 30 giây.
Hôm đó nhà hàng xóm đã được thưởng thức từ liên khúc kêu đến liên khúc roi mây thần thánh.
Vậy đấy, từ nhỏ dù không muốn thừa nhận nhưng tôi đã sợ mẹ như sợ cọp.
Mẹ nói 1 không được nói 2, mẹ nói ra lời nào thì tuyệt không được cãi lại, cãi là ăn chửi hoặc đập tùy mức độ.
Tất nhiên mẹ tôi áp dụng triệt để câu nói “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” (Tuy nhiên cũng có khi mẹ hiền như bụt ấy).
Vì sao tôi nói nhảm một đống chuyện từ nãy đến giờ, vì người thứ 2 làm cho tôi phải nghe lời răm rắp (không phải sợ nhé), người nói một thì chắc tôi chỉ dám nói 1 rưỡi chứ không dám nói 2 đã xuất hiện.
Vâng, Đặng Mai Phương, một cái tên ăn sâu vào trong tiềm thức và sẽ theo tôi trong suốt cả cuộc đời.
Tôi dám thề, dám cá, dám bảo đảm luôn!!!
Ngay buối sáng thứ 6, tôi chạy ngay ra tiệm điện thoại quen thuộc mà sắm cái sim viettel, nhưng lựa qua lựa lại thấy toàn vớ vẩn.
Tuy nhiên dừng lại một chút…
– Anh cho em lấy cái có số cuối 8285 đi anh.
– Ừ – Anh chủ lấy ra rồi bọn thôi thanh toán.
Vì sao tôi chọn sim đấy? Vì số cuối của ba tôi là 286, cái số điện thoại tôi thuộc đầu tiên và nhớ mãi mãi.
Dù cho chọn lại tôi cũng mãi chọn như vậy vì luôn muốn theo sau lưng ba.
Tôi ngày ấy, Hoàng Nguyên 16 tuổi, và tôi hôm nay sẽ có ít nhiều đổi thay.
Trải qua muôn vạn biến cố, đổ không biết bao nhiêu nước mắt, u uất có, nghẹn ngào có, tức tưởi cũng rất nhiều.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cả cuộc đời này, tôi cũng chỉ muốn đi sau, dưới cái bóng của ba.
Để có được suy nghĩ đó, người tác động tôi nhiều nhất chính là mẹ.
Vì sao? Các bác cho phép tôi được kể sau nhé!
Còn bây giờ thì tôi đang đứng gắn sim vào điện thoại và gọi cho cô Phương.
Tiếng nhạc chờ của Samsung vang lên.
– Alo!
– Em nè? Nguyên nè!
– Nghe giọng là biết rồi, mà đang ở đâu ồn vậy?
– À, em đang đứng gần chợ – Tôi nhìn quanh rồi chào anh chủ xong bước vội đi.
– Vậy sau này xài luôn sim này à!?
– Dạ, xài luôn.
– Ừ, được rồi, về học bài đi! Rồi chiều mai cô kiểm tra.
Cúp á…
– …
Tít tít tít
Đệch! Mới qua khu vắng người xong, gì mà vội dữ vậy.
…
Nhưng chiều hôm sau khi vừa bước vô nhà, tôi đã phải chạy như bay lên lầu với cái nhìn khó hiểu của mẹ.
– Alo, sao vậy cô?! – Dự cảm không lành!
– Tí nghỉ học nhé, cô phải đi công việc rồi! Mai 9 giờ học nha!
– Ớ…
– Gì?!
– Sao khi nãy cô không nói luôn trên lớp?!
– Thôi, ngại, với lại muốn thử sim em coi có gọi được không – Cô cười khúc khích.
– Uầy… Mà cô bận gì vậy? – Đột nhiên tôi lại tò mò.
– Thì đi sinh nhật.
Được nghỉ một ngày, tự do rồi đó.
– Có ngày, chả làm gì được – Tôi trề môi.
– Thế có muốn nghỉ luôn không?
– Thôi mà cô, cứ nghĩ xấu cho em quài! Cô giáo như vậy là không có tốt, biết không?! – Tôi nói phát bụm miệng không kịp.
– Coi kìa, nó nói chuyện với mình như đang nói chuyện với em gái nó vậy – Hình như cô giáo đang nhăn mặt thì phải, hế hế.
– Thật vậy mà!! Hê!
– Cái gì? Em giỏi lắm, tin cô hạ hạnh kiểm em xuống yếu không?!
– Tại sao? Em lầm lỗi chi rựa? – Tôi lại nhây.
– Vô lễ với giáo viên, đằng này là giáo viên chủ nhiệm nữa, nắm quyền sát sinh trong tay đó – Rồi, bắt đầu hù rồi đó!
– Muốn thì sát, có gì sinh không kịp đứa khác đền cho mẹ em đâu.
Mà nếu sinh phải sinh đứa học giỏi như em đó nha, không giỏi như em thì khỏi, mất công lắm.
– Em dám nói chuyện như vậy hả? – “Sùng máu – ing” há há.
– Hề hề, mà cô không chuẩn bị gì đi sinh nhật à?! – “Đánh trống lãng – ing”
– Tí nữa!!
– Sao gằn giọng ghê vậy? – Hoàng Nguyên 21 tuổi tiếp tục lên án thằng oắt 16 tuổi.
– Mệt, giận rồi!
– Ủa? Nếu giận em thì cúp liền chớ, thông báo cho em làm gì?! Há há – Tôi cười hắc hắc khi nghe cái điệu cực cute, cơ mà…
Tít tít tít
Làm thiệt hả trời?!
Tôi gọi liền 3 cuộc vẫn không bắt máy, ngồi nghĩ nghĩ chắc cô đi sửa soạn rồi, gì chứ đi đâu là đàn bà con gái chuẩn bị lâu lắm, cái này tôi kinh qua rồi, không phải chờ gái đâu… Chờ mẹ thôi cũng đủ chết.
– Cô ơi, cô giận thiệt hả cô? – Tôi cố gắng nhắn cái tin thiệt lễ phép.
Thời gian vẫn trôi qua không chút động tĩnh.
– Em chọc chút chơi mà cô!
15 phút tiếp theo.
– Cô à cô ơi, em biết lỗi rồi mà!!
5 phút sau.
– Cô!!!
7 phút sau.
– I’m sorry, my lovely Teacher!
Ngồi nhìn cái điện thoại hơn 15 phút, tôi đâm quạu, nghĩ sao năn nỉ cù lăn cù lốc vậy mà ứ thèm quan tâm, coi chịu nổi không.
Giận gì mà dai thế.
Đang cầm điện thoại mà “tru tréo”, chợt nghe tiếng mẹ gọi dưới nhà.
– Thằng Nguyên, thằng Kha đi soạn đồ, mẹ chở về ngoại chơi!
– Ủa hôm nay ngày gì vậy mẹ?! – Tôi phóng xuống.
– Đám giỗ ông nội của mẹ, cậu 6 làm nhỏ thôi.
– Dạ! Kha ơi thay đồ mày – Tôi phóng lên.
Mẹ tôi thường bảo mẹ là người nấu ăn hạng bét trong nhà, nhưng bản thân tôi thì lại nghĩ khác.
Tất nhiên về việc nấu ăn thì mỗi người mỗi vẻ, người thì làm ngon món này, người thì món kia sở trường, chẳng thể so sánh được.
Còn cái lý do chính mà mẹ tối ngày hễ về nhà ngoại là nhặt rau là vì nhà tôi ở xa, cách nhà ngoại 20 phút đi xe máy, nên mấy dì ở gần đứng nấu, mẹ về trễ hơn nên chỉ còn nhặt rau nữa là xong.
Vâng, lý luận là vậy dù có vài lần dì 3 bảo mẹ nấu gì mà chả ăn được.
Nhưng con thấy được mà dì 3!
Nhà ngoại tôi như đã kể từ trước, không điêu nhé.
Vì nằm trên một cù lao sông Đồng Nai, cũng là nơi giáp với 2 tỉnh.
Nơi đây được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ lắm (tôi nghe ba mẹ nói quài thì biết chứ thực ra học ngu địa lắm).
Trồng cây gì cũng lên, thải xuống mầm gì cũng sống, cũng tươi tốt.
Nhất là bưởi, người người trồng bưởi, nhà nhà có bưởi.
Ngay cả ba mẹ mình đi làm công chức suốt cũng có một vườn bưởi (nhờ dượng 5 chăm dùm).
Về đến nhà ngoại đã hơn 6h một chút, cũng đã thấy mấy anh đang coi phim ngoài phòng khách, hình như lúc đấy VTV3 chiếu Lục Tiểu Phụng nhưng tôi do cái số đi học thêm riết nên chả biết gì phim đó luôn.
Thấy tôi và nhóc Kha vừa bước vào, chưa mở cả giày thì ông Thuận lại phán câu:
– Kha, nhớ anh không, anh Nghĩa nè – Nói xong ổng cười đê tiện.
– Dạ..? – Thằng nhỏ ngơ ngác không biết gì ráo.
Tôi cũng ngoác mồm cười theo.
Thằng em tôi mới học lớp 3, dì dượng nó còn chưa phân biệt được ai thì nghĩ sao tên của anh chị được, nên mấy ổng cứ lấy trò này ra mà trêu nó.
Nghe đâu hồi xưa trêu tôi hệt vậy, nhưng rất tiếc, tôi cóc có thèm nhớ.
Thôi thì đánh sang địa bàn khác.
Vòng xuống nhà dưới thì thấy mấy dì đang đứng nấu, còn mấy chị cũng nhặt rau gọt dưa hấu và bưởi các thứ, tất cả đều mặt mày hớn hở nói cười vui như Tết.
Về mặt phong thủy thì nhà ngoại tôi hướng ra ngoài sông, nhưng khi về thì ai cũng toàn chui từ vườn bưởi sau nhà lên cả, chứ chạy đường sông thì xa lắm.
Nên khi đã chào hết mấy dì và chị em phụ nữ cùng mấy ông anh thì 2 anh em tôi phải lên thưa các dượng và ông dượng nữa.
Vâng, về nhà ngoại là thưa mệt nghỉ luôn các bác ạ.
Nhưng không thưa không được, hình thành thói quen luôn rồi.
Vừa làm công tác thưa gửi xong, tôi bị ông Trung nắm đầu lên mà quào lia lịa.
– Sao vậy? Đau em!! – Tôi la làng.
– Dạo này chú học sao rồi, đừng có làm mất mặt anh nghe chưa?!
– Vớ vẩn, em học thì chỉ có nở mày nở mặt – Tôi nhăn như khỉ, cái đầu giờ còn hơn tổ quạ… Mà thường thì cũng giống ở chim rồi, hề hề.
– Á à, giỏi, thế năm nay chú thi Olympic gì? Lý nữa à? – Ổng biết tôi thi Lý hồi lớp 9 nên tưởng bổn cũ soạn lại.
– Đâu, thi Toán! – Tôi tỉnh bơ cái mặt.
– Biết quái gì đâu mà thi, mà thi chưa? Hay rớt cái bịch luôn rồi?! – Lại đá đểu nhau.
– Chưa thi, lớp 10 làm gì thi, lên giữa năm 11 bắt đầu thi lận.
– Ờ, thi xong về thông báo kết quả cho anh biết! – Ổng gật gù.
– Chi? Chia quà à? Há há! – Thế là tôi tót sang ngồi chỗ khác mặc ổng đang liếc hái.
Ông Trung sở dĩ ổng “chảnh” như vậy vì cái thành tích của ổng không có vừa.
Hồi học cấp 3, ổng toàn đứng nhất chuyên Toán trường Lương Thế Vinh dưới Biên Hòa, thi Olympic tới vòng khu vực mới bị tạch, xong thi đại học thì được top 10 thí sinh điểm cao nhất ngành xây dựng Bách Khoa.
Thành tích đáng nể nhợ.
Giờ ổng đang phỡn ỡ Sở kế hoạch và đầu tư rồi.
Khiếp hơn ổng chính ông anh Hiếu, ông này là anh cả nhà ngoại tôi, hồi nhỏ được mẹ tôi cưng lắm.
Ổng là con dì 3, anh ruột của ông Trung và cũng xứng danh “anh cả” trong chuyện học khi đậu Thủ khoa Xây dựng cầu đường của đại học Bách Khoa.
Thêm một cái đáng nói nữa là vợ ổng là chị Thảo, theo ngành Bác sĩ đa khoa và cũng có nhiêu đâu, giải 3 cuộc thi Hóa toàn quốc thôi, ít lắm!
Mấy ông còn lại cũng coi như có chút danh vọng nhưng không theo những ngành hot đó, ông thì học Sân khấu điện ảnh, ông thì theo Luật, ông thì Kinh tế… Nói chung nhà ngoại tôi giờ toàn đi làm cả rồi, chỉ có tôi là được coi là lớn nhất bên cái bọn đang đi học thôi.
Ngồi phỡn được tí thì mấy anh rủ xuống bưng đồ từ bàn thờ xuống, thêm một số dĩa từ nhà dưới lên.
Nhà ngoại (giờ là nhà cậu 6 đang ở) nhộn nhịp hẳn lên với những tiếng bước chân qua lại, những tiếng cười nói râm rang, thêm tiếng khóc nghe chói tai của thằng nhóc con anh Hiếu, cũng là thằng cháu duy nhất của tôi lúc bấy giờ bên ngoại.
Chẳng biết ba mẹ học thế thì thằng oắt này có thừa hưởng miếng nào không nhệ?!
Tính ra nhà ngoại tôi cháu dâu cháu rể cũng chưa nhiều, nên chỗ ngồi lúc đó vẫn còn trống, thêm một số người không về nên đồ ăn dọn ra được coi là khá nhiều hơn số lượng người có mặt.
Tôi không biết các bác như thế nào, càng không biết mấy ông anh chị bên ấy ra sao, chứ tôi thì tôi rất thích ngồi nghe mấy dượng đàm đạo hoặc mấy dì nói chuyện cũng được.
Cứ ngồi nghe, nghe nhiêu cũng được, không bổ ngang cũng bổ dọc, từ đó hình thành sở thích nên cứ rảnh rảnh là tôi lại nói mẹ thôi “dụ” mấy dì về nấu nướng ăn uống cho vui, khỏi có mấy ông anh vớ vẩn cũng được.
Nhưng hôm nay tôi không nghe được, vì đầu óc bắt đầu lùng bùng khi hớp ly rượu mà ông Trung dứt khoát bắt tôi uống.
Mà tôi có cái tật, hễ không uống thì thôi, đã uống rồi là phải… uống tiếp, rồi đã ngủ vì rượu thì cho đến khi tỉnh mới thôi, không tỉnh không dậy.
Cứ như bắt miệng vậy, cuối cùng thì nằm vật ra cùng với anh Thuận, 2 anh em nằm ngáy o o.
Và như các bác cũng biết rồi, ngày mai tôi phải có mặt nhà bà bác hắc ám đó.
Tới số nữa rồi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...