Cô Dâu Âm Môn


Minh Nhi hôm nay không phải đến trường, mẹ Lương định dắt theo con gái nhỏ ra ruộng thì bị cha Lương tiếc con ngăn cản.

Đứa nhỏ bé như vậy, trắng trẻo tinh xảo mới bây lớn mà bắt nó ra đồng làm gì, lỡ say nắng rồi lăn ra bệnh mất.Mẹ Lương nghĩ nghĩ cũng đúng, trời nóng nực thế này bà chịu được nhưng con gái sướng từ bé, da mỏng thịt mềm, thôi để nó lớn thêm mấy tuổi hẵng tính.Tiễn lão Lương đi lấy hàng trên tỉnh, nhìn sắc trời đã tảng sáng, mẹ Lương bèn ra giếng múc nước rửa mặt.

Lúc ra tới nơi đã thấy con mèo đặt mông ngồi bên thành giếng, hai mắt híp chặt ngước về hướng mái nhà hàng xóm, dáng vẻ ngơ ngơ ngác ngác rồi lại cúi đầu nhìn xuống giếng trưng ra bộ mặt đượm buồn như mất cá.

Mẹ Lương tưởng chừng nó bị đánh dỗi, nhưng lòng dạ sắt đá quen rồi..

phải đánh, đánh cho chừa!Cụ mèo như con cò rạc lông, ngồi chèo queo không thèm động đậy, thực tế nó đã sầu ruột tới mức muốn khóc, vừa sớm đã chạy ra đây ngồi than thở với ông bạn mới thân.


Ông bạn à, ông nói xem sao số tôi khổ quá vậy, làm một con mèo có đạo đức lại có mèo phẩm, uống có miếng nước thôi mà đời tôi tắt nắng luôn rồi.

Công lao chăm gia chủ thì không tính, cứ nhè đầu ra mà quật là như nào..Trong giếng có linh, nhưng không người đáp, không khí thoảng nhẹ mùi rêu đá hoà với dòng nước lạnh ngắt phản chiếu cái bóng mèo liêu xiêu.Cụ mèo tủi thân, đến mày cũng khinh tao, bạn với chả bè.Mẹ Lương đội cái nón lá, ống quần cột dây chun vì sợ đỉa cắn, chân đi ủng cao su lẹp xẹp chỗ hà chỗ hổng, vai vác cuốc lững thững đi ra cửa.Cụ mèo chả thèm ngó ngàng, cứ cắm đầu xuống giếng.

Đi đi, đi luôn đi, ai thèm quan tâm, đồ bà chằn! Sau đó bị con heo mang vẻ mặt ngái ngủ ở trong chuồng ‘éc éc’ cười nhạo.Mẹ Lương họ Phạn tên Thiên, là con thứ ở trong nhà, thuở nhỏ bà sống ở thôn khác, người ta quen gọi là ‘tí Hiền’ vì bố bà tên Hiền, chứ chả ai nhớ tên mà gọi.

Lớn rồi lấy chồng trên thị xã thì chuyển lên đấy ở, cuối cùng đi một vòng lại về quê chồng.Nhưng trong cái tỉnh bé tí như mắt muỗi này thì mấy làng dây mơ rễ má với nhau cả, mẹ Lương cũng có người chị họ ở đây.Mẹ Lương đi ra khỏi cổng làng, gặp vài người cũng dắt trâu, cầm cào cầm cuốc thì chào hỏi nhau mấy câu.

Thời bấy giờ đồng ruộng mênh mông trâu tha hồ mà ăn cỏ, cò thì con đậu con bay thả sức mà bắt.Đi một lát thì tới đình làng.

Cái thôn này, mà không chỉ thôn này, có chỗ nào là không nghèo đói đâu vậy mà có thể cất được cái đình rõ đẹp.Đình làng xây tựa cái nhà một gian nho nhỏ, khoảng sân phía trước rộng phải gấp hai, mái lợp gạch ngói đỏ đã có chút bạc màu từ lâu.

Trần nhà, cột nhà, xà nhà từ trên xuống dưới toàn là gỗ lim quý to như mấy gốc đa già ngoài đồng, đượm cái hương vị cổ xưa.Khác với miền Nam thờ Phật, miền Bắc lại tín ngưỡng đạo Mẫu, cho nên trong đình có hẳn tượng Mẫu Liễu Hạnh đặt chính giữa gian, xung quanh nào là ngựa gỗ nào là đồ cúng bằng đồng.Tất nhiên đình làng phải có thần hoàng, nhưng tượng thần hoàng làng này có chút lạ nom như một vị phật tu khổ hạnh, ngũ quan hiền từ, dái tai to dày trĩu rủ, dáng người gầy gò ẩn trong áo cà sa màu tro vàng.

Không biết ngài đến từ đâu, lại tu học đạo gì, từ thời các cụ còn sống đã có cái đình làng này rồi, tượng cũng đã ở đấy, mãi về sau mới kê thêm tượng Mẫu.Mẹ Lương là người tín tâm, mấy lần vào thắp nhang bà thấy trong gian đình dù đốt đèn dầu vẫn tối om mặc cho là giữa trưa hay sẩm tối, mặc cho là trời nắng gắt như đổ lửa.

Đã thế lại còn lạnh..

có chút áp lực..Trong đình có rắn, rắn hổ mang chúa, có khi người ta thấy nó cuộn mình nằm trên ban thờ, có lúc lại bắt gặp tận hai con.


Nhưng mỗi lần nó đều không cắn người, chỉ an tĩnh nằm một chỗ, lắm lúc người ta thấy nó trườn ra từ trong đình, băng qua đường đất lao xuống hai cái giếng đối diện bắt cá rồi lại mò về.Lại nói, trước đình, cách một con đường đất có hai cái giếng to như bể lớn xây cùng thời với đình.

Các cụ trong làng xưa kia hay xuống đây múc nước, bởi nước lúc nào cũng trong vắt như sương.Nhưng bỗng một hôm có con thuồng luồng men theo mạch nước ngầm dưới giếng bò lên, thế là cả làng tá hoả sợ gần chết, trong đêm mấy chục thanh niên trai tráng khuân khuân vác vác đem đá lấp nấy lấp để.

Từ đấy nước một bên giếng cứ cạn dần rồi đục ngầu.Con cháu sau này nghe các cụ cố kể chuyện hỏi tại sao không bắt luôn con thuồng luồng về nướng, khiến các cụ thiếu điều cầm gậy đập cho vài phát.

Thời xưa người ta mê tín, ai biết đấy là con thằn lằn sông hay cá sấu hay thật sự là thuồng luồng đâu, dù sao nó lạ quá chả giống con nào, vừa nhìn thấy đã sợ xanh mặt cả rồi.

Mà con gì chăng nữa thì nó cũng họ Long, huống chi đã bảo ‘trong giếng có linh’ lại còn là giếng cổ, người ta kiêng kỵ sợ động bậy bạ thần phật phạt cho sống dở chết dở.

Lão Hà mấy năm trước đạp đổ bia mộ ngoài đồng, giờ đang lên cơn điên nằm cười ở xó nhà kia kìa.Hồi mẹ Lương còn nhỏ suốt ngày sang làng chơi, bị bà chị họ lôi kéo đi ra hóng chuyện.

Chuyện là hôm đấy ngoài đình bu đầy người, mấy cụ già giơ tay chỉ trỏ ra ngoài, hai đứa thấy mấy anh, mấy chú đem theo cái manh chiếu cũ mèm bọc lấy một bà lão nằm co ro bên cạnh giếng.


Hoá ra đấy là bà lão ăn mày, không biết từ đâu đến chết ở chỗ này, trên người quần áo rách rưới, tay cứ nắm khư khư khúc gậy chống, khuôn mặt khổ ải nứt nẻ giống như đất ruộng khô cằn mùa hạ, ấy vậy lúc nhắm mắt xuôi tay lại có vẻ an tường đến lạ.Nhớ lại chuyện xưa, nhớ thuở còn mẹ còn cha, mẹ Lương thở dài thườn thượt.Bỗng, bà thấy bên giếng có người, một anh thanh niên xách theo cái giỏ đan, ngồi chễm chệ trên thành giếng câu cá.

Ơ thằng kia… mày bị hâm dở à ?Sống hai mươi sáu năm rồi mẹ Lương chưa thấy ai câu cá dưới cái giếng này cả.

Cá trong giếng không người thả mà tự sinh sôi ở đâu không biết, người làng lại kiêng kỵ tới kiêng lui dù đói đến mức cắn rơm, cắn cỏ cũng chẳng dám mò ra đây bắt cá.

Hôm nay được mở mang tầm mắt..Thì ra là thằng Lý con ông Cơ, cái thằng chuyên gia ban đêm ra đồng chích ếch..

sao hôm nay chuyển sang bắt cá cơ à, may là nó không chích cá..Đám cá mới đầu có vài con, tự bao giờ đã con đàn cháu đống bơi chật ních dưới giếng, con nào con nấy to mộng nhất cũng cỡ bắp đùi, nhìn xem thằng Lý nó câu vui tới nỗi tự cười một mình luôn kìa..Mẹ Lương tặc lưỡi, nhưng thôi còn phải đi cấy, hai nhà lại không thân, mình đi lên nhắc nhở thì vô duyên quá, với cả đâu có ai cấm bắt cá ở đấy đâu...


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận