Cổ Đạo Kinh Phong


Tấn tiểu thư dẫn đám người Sở Phong đi ra khỏi phòng khách, trước mắt là một con sông cong chảy quanh trong từ, Sở Phong hỏi:

- Đây là sông Tấn?

Tấn tiểu thư gật đầu:

- Đây là sông Tấn, còn được gọi là kênh Trí Bá.

- A? Vì sao lại gọi là kênh Trí Bá?

Tấn tiểu thư không trả lời, nhưng lại chuyển hướng về phía Lan Đình:

- Thượng Quan Y Tử bác học đa tài, tất nhiên phải biết lai lịch của nó chứ?

Lan Đình cười nói:

- Cái này e rằng bắt đầu nói từ việc "Tam gia phân Tấn".

Sở Phong vội vàng hỏi:

- Y Từ cô nương mau nói ra nguyên do đi.

Lan Đình nói:

- Cái này nên do Tấn tiểu thư giải thích thì càng thêm sáng tỏ hơn.

Tấn tiểu thư nói:

- Việc này phải bắt đầu kể từ thời Xuân Thu Chiến quốc…

Thì ra, thời Xuân Thu sau khi nước Tấn xưng bá bởi Tấn Văn Công, sau đó Triệu thị, Ngụy thị, Hàn thị, Trí thị là tứ gia chủ chính, trong đó thế lực của Trí thị là lớn nhất.

Trí Bá liền muốn thay thế lên làm vua Tấn, âm mưu loại bỏ tam gia Triệu, Ngụy, Hàn, vì vậy đã giả truyền mệnh lệnh của Tấn hầu buộc Triệu, Ngụy, Hàn tam gia phải hiến nộp trăm dặm đất. Ngụy, Hàn đều cắt đất hiến nộp, duy chỉ có họ Triệu là lấy lý do 'đất đai do tổ tiên truyền lại, không dám vứt bỏ' mà cự tuyệt.

Trí Bá bèn liên hợp hai nhà Hàn, Ngụy cùng tiến đánh Triệu thị, Triệu thị bèn lui về trấn giữ thành Tấn Dương. Trí Bá tấn công bao lâu cũng không được, bèn cho phá vỡ đê mở kênh, dẫn sông Tấn tràn ngập Tấn Dương, cứ thế bách tính trong thành Tấn Dương không còn đất để sống, không có nhà bếp để nấu ăn, chỉ còn cách làm tổ mà sống, treo nồi mà nấu.

Nhưng bách tính Tấn Dương rất nhớ ân nghĩa mấy đời của Triệu thị, bởi vậy thề sống chết thủ thành. Nhưng thế nước ngày càng cao, tình thế nguy cấp, Triệu thị bèn phái mưu thần bí mật rời khỏi Tấn Dương, thuyết phục hai nhà Hàn, Ngụy phản công lại Trí Bá. Hai nhà Hàn, Ngụy bèn phá vỡ đê dẫn nước làm ngập doanh trại của Trí Bá, thế là ba nhà Triệu, Ngụy, Hàn tiêu diệt được Trí Bá, cùng chia nhau đất đai của họ.

Rồi thế lực của Triệu, Ngụy, Hàn càng ngày càng lớn, cứ thế sau này cũng phân chia đất đai của Tấn quốc, vì thế thành ba nước Triệu, Ngụy, Hàn, mà nước Tấn chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Đây là sự kiện lịch sử nổi danh "Tam gia phân Tấn".

Mà con kênh năm đó Trí Bá đào dùng để làm ngập Tấn Dương, sau này được gọi là kênh Trí Bá.

- Thì ra là thế!

Sở Phong sau khi nghe xong những lời nói êm tai của Tấn tiểu thư, liền cảm khái than thở một tiếng.

Tấn tiểu thư nói:

- Kênh Trí Bá nguyên được mở là vì phá thành Tấn Dương, sau này lại được dùng để tưới nước cho ruộng đồng, nuôi sống bách tính cả một phương, đây là điều mà Trí Bá không ngờ đến.

Sở Phong cười nói:

- Trí Bá tuy là vô tâm, nhưng bởi thế mà tên của con kênh được lưu truyền hậu thế, thế sự thật không theo ý người.

Đoàn người đi men theo dòng sông Tấn, chỉ thấy nước chảy êm đềm, khi thì có lục bình xanh đậm chảy theo xuống, càng tô điểm thêm cho sóng nước. Lan Đình thuận miệng ngâm nga:

- Tấn từ lưu thủy như bích ngọc, vi ba long lân sa thảo lục.


Tấn tiểu thư nói:

- Thượng Quan Y Tử xuất khẩu thành văn, thảo nào lại được gọi là tài nữ.

Lan Đình cười nói:

- Tấn tiểu thư chê cười rồi, ta chẳng qua chỉ mượn hai câu thơ của Lý Thái Bạch thôi.

Mọi người vừa đi vừa trò chuyện, đi tới trước một cái lầu gác cổ kính, bên trên có treo bức hoành phi, trên đề: Tam Tấn danh tuyền. TruyệnFULL.vn - .TruyệnFULL.vn

Tấn tiểu thư nói:

- Đây là Thủy Kính đài, kì thực đó là một vũ đài, chỉ được dùng khi thờ cúng lễ bái, chúc mừng. Mỗi khi đến ngày lễ tết hay có việc mừng vui, trên đài thường có ca hát thổi sáo, nào nhiệt phi thường. Dưới đài có chôn tám cái vò lớn, có tác dụng làm khuếch đại âm thanh.

Chỉ thấy phía trước đài có treo câu đối.

Quân quân thần thần, phụ phụ tử tử, huynh huynh đệ đệ, phu phu phụ phụ luân lý, đô tòng ti trúc quản huyền trung, ức dương hội xuất;

Văn văn võ võ, quỷ quỷ thần thần, thị thị phi phi, kỳ kỳ quái quái tình hình, cánh tự thanh từ lệ khúc lý, uyển chuyển truyền lai.

Hai hàng vế đối, có thể nói đã diễn tả hết vở hí kịch bách thái nhân sinh.

Sở Phong nhìn chung quanh trên dưới một lượt, kì quái hỏi:

- Đây là Thủy Kính đài, sao lại không thấy tấm biển có đề "Thủy Kính đài" đâu?

Tấn tiểu thư cười nói:

- Bởi vì đây là phía sau. Xin mời theo tôi tới đây.

Tấn tiểu thư dẫn mọi người đi vòng tới mặt trước của Thủy Kính đài, quả nhiên thấy tấm biển 'Thủy Kính đài' treo trên cao. Ba chữ 'Thủy Kính đài' thanh tú mạnh mẽ, là một trong tam đại danh biển của Tấn Từ.

Hai bên tấm biển còn có hai hàng chữ nhỏ: Thanh thủy minh kính, bất khả dĩ hình đào; trung gian thị phi, chung hữu nhân minh biện.

(Nước trong như gương sáng, bóng hình không thể trốn được, trung gian thị phi, cuối cũng cũng có người hiểu rõ)

Đại khái đây chính là nguyên nhân được gọi là Thủy Kính đài.

Phía trước Thủy Kính đài còn có một đôi câu đối nữa, Sở Phong đọc lên:

Sanh ca vận quản huyền, giai thị tả viêm lương thế thái;

Diễm chất hồi phong tuyết, võng phi truyện lãnh noãn nhân tình.

Đọc xong, Sở Phong thở dài một tiếng:

- Câu đối diễn tả đủ vẻ thê lương ấm lạnh.

Tấn tiểu thư nói:

- Từ xưa tới nay bách tính gian khổ, hằng năm vất vả cực nhọc, chẳng qua chỉ được một bữa ăn no, lúc nhàn rỗi cũng không có, chỉ có thể mượn việc cúng bái để chúc mừng. Cái này gọi là 'Cùng bỉ chi xã, khấu bồn phụ linh, tương hòa nhi ca, tự vi nhạc hĩ'.

(Nơi nghèo khó, lấy chậu ra gõ, cùng nhau hòa ca, cũng đủ vui rồi)

Mọi người im lặng một hồi lâu.


Đi qua Thủy Kính đài, tới một cái đài hình vuông, ở giữa đài có một tòa lầu các nhỏ ngói lưu ly, bốn góc đài đều có một pho tượng võ sĩ mặc áo giáp, hết sức uy vũ.

Tấn tiểu thư nói:

- Còn đây là Kim Nhân đài.

Kim Nhân đài

Sở Phong thấy trên chân bức tượng Kim nhân phía Tây Nam ba vết đao chém mới hỏi:

- Sao trên chân bức tượng Kim nhân kia lại có ba vết đao chém?

Tấn tiểu thư nói:

- Đây có thể là một truyền thuyết. Bốn bức tượng thiết nhân võ sĩ này vốn là kim nhân bảo vệ từ, trấn giữ tại bốn góc để tăng uy nghi. Tương truyền có một năm đặc biệt nóng, thiết nhân phía Tây Nam thân khoác áo giáp, thật sự gian nan, bởi vậy nó đã một mình đi tới bờ sông Phần, nhờ một thuyền gia đưa nó qua bờ sông bên kia. Thuyền gia đó nói: "Đưa một người qua thì quá ít, chờ khi có thêm người khác nữa". thiết nhân vội la lên: "Ngươi có thể đưa một mình ta mới tính có bản lĩnh!" thuyền gia nói: "Ngươi có nặng bao nhiêu thì thuyền của ta cũng không bao giờ chỉ chở một người, trừ khi ngươi là tượng sắt!" vừa dứt lời, chính một câu nói đã nói trúng bổn tướng của thiết nhân, thiết nhân lập tức đứng ở bờ sông, không hề nhúc nhích. Sau đó thiết nhân được khiêng trở về Kim Nhân đài, chủ nhân Tấn Từ vì thế mà đã nghiêm phạt thiết nhân đã không tuân thủ giới luật, bèn sai người chém ba đao vào chân nó. Cho nên tới ngày nay trên chân của thiết nhân góc tây nam vẫn còn ba vết đao.

Sở Phong nghe xong, cười ha hả nói:

- Thì ra ba vết đao này là do Từ công tiểu thư lưu lại.

Tấn tiểu thư cười khúc khích:

- Ta cũng không có bản lãnh này.

Đi qua Kim Nhân đài, băng qua Đối Việt phường cùng Hiến điện, phía trước là một cái ao hình vuông, khiến người ta phải thốt lên kinh ngạc là, trên ao có mắc một cái cầu bay hình chữ thập, phía dưới không có trụ cầu, mà do ba mươi bốn cái trụ đá hình bát giác chống đỡ. Mặt cầu đông tây bằng phẳng rộng rãi, mà mặt cầu nam bắc thì lại dốc xuống, trông giống như đại bàng giương cánh.

Lan Đình kinh ngạc:

- Hồ hình vuông, cầu mắc trên không, như đại bàng giương cánh, chẳng nhẽ đây là 'Ngư Trảo Phi Lương' độc nhất vô nhị?

Ngư Trảo Phi Lương

Tấn tiểu thư cười nói:

- Một câu 'Cầu mắc trên không, như đại bàng giương cánh' của Thượng Quan Y Tử, thật đã nói ra hết kỳ vận của 'Ngư Trảo Phi Lương'.

Sở Phong nhịn không được nói:

- Nếu như ngay tại đây được buông cần câu cá, nhất định vô cùng tuyệt vời.

Mọi người không hẹn mà cùng nhìn hắn, ý nghĩ của người này luôn khiến người bất ngờ.

Sở Phong ngượng ngùng:

- Nói giỡn thôi mà, huống đồ cá trong hồ cũng sẽ không cắn câu.

Tấn tiểu thư cười nói:

- Sở công tử phải chăng rất thích câu cá?

- Hơi có nghiên cứu! Hơi có nghiên cứu!

Qua 'Ngư Trảo Phi Lương' là một trong Tấn Từ tam tuyệt, Nữ Lang từ, hay gọi là Thánh Mẫu điện. Đỉnh điện màu vàng lục, ngói lưu ly đan xen lẫn nhau, mái các màu đỏ, hết sức rộng rãi.

Chưa vào đến đại điện, đám người Sở Phong đã bị 8 cây bàn long trụ tại hành lang gấp khúc phía bên ngoài điện hấp dẫn.


Chỉ thấy tám con rồng bằng gỗ điêu khắc mỗi con bao quanh một trụ, lân giáp râu ria đủ cả, mắt mở giương trảo, uốn lượn như đang muốn bay ra.

Đi vào đại điện, chỉ cảm thấy vô cùng rộng rãi. Trong điện không ngờ không có một cây cột nào, thì ra tải trọng của cả tòa điện đã khéo léo được đặt lên trên bốn cột trụ ở hành lang cùng với trụ mái hiên.

Giữa đại điện thờ bức tượng ngồi Ấp Khương, mẫu thân của Thúc Ngu, mũ phượng khăn quàng vai, mặc mãng phục, thần thái uy nghiêm, có chút cứng nhắc, tuy nhiên điểm đặc sắc chính là hơn 40 bức tượng thị nữ ở hai bên trái phải.

Những thị nữ lớn nhỏ xấp xỉ như người thật, thần thái khác nhau, hoặc đang chơi đùa, hoặc đang vẩy nước quét nhà, hoặc tấu nhạc, hoặc ca vũ, nét mặt hoặc khôn khéo, hoặc dè dặt, hoặc cẩn trọng, hoặc đang khẽ nhăn mày, hoặc đang nhìn bên nọ ngó bên kia, trông rất sống động, thực sự khiến cho người xem mãn nhãn.

Sở Phong nói:

- Vị chủ mẫu này dường như có vẻ khô khan, nhưng thị nữ ở hai bên lại rất đủ sắc thái.

Lan Đình nói:

- Bà ta thân là chủ mẫu, đương nhiên không thể có chút tỏ vẻ nào rồi, sẽ đánh mất lễ nghi.

Sở Phong suy nghĩ một chút, chợt gật đầu nói:

- Thảo nào chủ tượng khắp nơi trong từ đường đều che mặt, hình như thiếu người ta rất nhiều tiền ấy.

Tấn tiểu thư vừa nghe thấy nhịn không được liền bật cười khì.

Bên cạnh Nữ Lang từ là suối Nan Lão, thượng nguồn của sông Tấn, chỉ thấy bên đầm nước cong trong xanh, một dòng nước suối phun ra từ trên vách, đổ thẳng xuống mặt đầm, tiếng nước "rào rào" quanh quẩn bên trong từ viện thanh u.

Công chúa đi tới sát bên đầm, với người ra nhìn, chỉ thấy đầm nước xanh biếc như ngọc bích, vả lại có hơi lạnh nhè nhẹ đang phả tới.

Sở Phong đi tới bên người nàng, thấy trên mặt đầm phản chiếu lại bóng hình xinh đẹp thon thon của công chúa, xinh đẹp vô cùng, không khỏi khen:

- Công chúa đây là 'Bách xích thanh đầm viết thúy nga'.

(đầm trăm thước tả bóng mỹ nữ)

Công chúa cười dịu dàng. Phi Phượng đi tới nói:

- Lại khoe khoang.

Sở Phong nói:

- Ta cũng đâu có khoe khang, đó là câu thơ của Lý Thái Bạch mà.

- Hừ! Lại còn lấy trộm đấy.

- Trộm gì cơ, là mượn!

- Mượn? Ngươi đã hỏi qua Lý Bạch chưa?

- Hỏi rồi!

- Nói bậy! - Bàn Phi Phượng trừng mắt phượng lên: - Lý Bạch đã chết trăm nghìn năm rồi, ngươi làm sao hỏi được?

Sở Phong cười nói:

- Đúng vậy! Lý Bạch đã chết trăm nghìn năm rồi, ta hỏi làm sao được?

Bàn Phi Phượng nhất thời nghẹn lời, phùng má trợn mắt, quay đầu hỏi Lan Đình :

- Y Tử nói xem, có phải hắn trộm thơ của Lý Bạch không?

Lan Đình cười nói:

- Không hỏi tự lấy, coi như là trộm rồi. Sở công tử hãy nhận đi.

Sở Phong nói:

- Y Tử cô nương, vừa rồi cô chẳng phải cũng trộm của Lý Bạch sao, lại còn trộm hai câu?


Phi Phượng nói:

- Y Tử là mượn, còn ngươi là trộm.

- Có lầm hay không vậy, cùng là thơ của Lý Bạch, sao Y Từ cô nương là mượn, còn ta lại trộm?

Phi Phượng trừng mắt:

- Ta nói ngươi trộm thì đó là trộm!

Sở Phong thấy vậy, liền giơ tay đầu hàng:

- Thôi bỏ đi, trộm thì trộm, dù sao cũng không thể bắt ta đi ngồi tù được.

Rồi quay đầu lại hỏi:

- Từ Công tiểu thư, suối này vì sao lại gọi là suối Nan Lão?

Tấn tiểu thư nói:

- Suối này hằng năm đều có nước, chảy ra không ngừng, chưa bao giờ gián đoạn, có người bèn lấy câu thơ trong Kinh thi 'vĩnh tích nan lão' mà mệnh danh là 'suối Nan Lão'.

Sở Phong gãi gãi đầu:

- Thì ra là vậy, cơ mà cái tên suối Nan Lão này nghe cũng không được lịch sự tao nhã cho lắm?

Tấn tiểu thư cười nói:

- Vậy theo Sở công tử thì nên gọi như nào?

- À!

Sở Phong tay vê cằm:

- Đầm nước này xanh như ngọc bích, lại quanh năm nước chảy không ngừng, nên gọi là đầm Trường Thanh đi.

Công chúa nói:

- Đầm Trường Thanh vẫn còn tầm thường, chi bằng gọi là đầm Ánh Bích.

Lan Đình cười nói:

- Ta thấy không bằng lấy từ câu thơ 'Bách xích thanh đàm tả thúy nga', gọi là đầm Thúy Nga đi.

Mặt công chúa liền đỏ lên.

Phi Phượng nói:

- Không hay! Không hay! Không đủ mới mẻ lại không có khí thế. Mọi người nhìn xem nước suối này chảy trên vách xuống, trông như bạch luyện(lụa trắng), nên gọi là đầm Phi Luyện.

Sở Phong vừa nghe, liền vỗ tay:

- Tên rất hay, vẫn là cái tên đầm Phi Luyện của Phi Tướng Quân hay nhất.

Bàn Phi Phượng thấy Sở Phong khen mình, nhất thời nở gan nở ruột, mặt đầy sắc xuân.

Tấn tiểu thư cười nói:

- Tên mọi người đặt cũng được, chỉ là cái tên 'suối Nan Lão' đã được gọi từ trăm nghìn năm rồi, sớm đã thành quen, vẫn là cái tên này thích hợp nhất.

Sở Phong gật đầu:

- Cũng phải. Đã gọi quen rồi nếu muốn sửa cũng không được. Từ Công cô nương, kế tiếp chúng ta đi xem cái gì?



Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui