Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn FULL


Vào tháng chạp nhà nào cũng vội chuẩn bị đồ cho tết, phần lớn đều là nông sản làm ra, chỉ phí công mà thôi.
Lý thị và con dâu cũng chẳng có thời gian nhàn rỗi, bọn họ ngâm gạo nếp làm bánh trôi, rang đậu phộng, hạch đào, hạt vừng quấy với đường đỏ làm nhân bánh trôi.

Còn phải rang chút đậu phộng, hạt bí đỏ và gạo làm đồ ăn vặt.

Ban ngày cả ba vội làm đồ ăn tết, ban đêm vội vàng may vá giày tất.
Người lớn thì không cần năm nào cũng làm đồ mới, một thân quần áo mới họ có thể mặc vài cái tết mới đổi.

Nhưng bọn nhỏ lớn nhanh, tuy vóc người tụi nó nhỏ nên không tốn vải lắm nhưng năm nào cũng phải làm đồ mới.

Đương nhiên đứa nào lớn hơn thì sẽ có ưu thế, tần suất được mặc đồ mới cao hơn mấy đứa nhỏ.

Đơn giản là vì đứa nhỏ sẽ mặc lại quần áo mới năm ngoái của anh, chị nhà mình.
Nhà Đào Tam gia cũng là như thế, mỗi năm Đại Bảo và Nhị Bảo đều có thể có đồ mới, còn Tam Bảo và Tứ Bảo chỉ có thể mặc đồ các anh mặc năm ngoái.

Nữu Nữu là con gái nên không cần mặc đồ cũ của các anh, chỉ tốn chút vải là đủ làm quần áo mới cho nàng rồi.
Năm nay cũng thế, chỉ có Đại Bảo, Nhị Bảo và Nữu Nữu là có quần áo mới.

Lý thị lấy vải áp đáy hòm ra giao cho Lưu thị làm quần áo mới.

Lưu thị dùng tay đo kích cỡ cho đám nhỏ rồi dùng hai ngày để cắt may xong quần áo cho tụi nó, còn việc khâu vá và thêu hoa thì có thể chậm rãi làm.
Vào tháng chạp sân trước đúng là không đủ dùng.

Vị trí phơi nắng tốt nhất dùng để phơi lạp xưởng và thịt khô, chỗ vườn rau nay có một cái bếp giản dị để hun thịt và đậu phụ khô.

Vừa tới tháng chạp Đào gia thôn đã có khói bốc lên từ mỗi nhà.

Vào lúc sương mù sáng sớm sẽ khó nhìn rõ nhưng chờ sương mù tản ra, mặt trời ló rạng là có thể thấy thôn nhỏ nơi non xanh nước biếc có khói nhẹ lượn lờ.

Thỉnh thoảng sẽ có tiếng cười nói vui vẻ của mọi người truyền ra, còn có tiếng bọn nhỏ gào thét đuổi chim chóc.
Thịt khô chậm rãi tỏa mùi hương, phần ngoài biến thành màu vàng nâu khiến đám nhỏ nhìn đã chảy nước miếng.
Đậu phụ vuông vắn trắng nõn được hun thì nhỏ lại còn một nửa, ăn cũng ngon.

Tam Bảo và Tứ Bảo nhân lúc người lớn không để ý sẽ trộm moi mấy góc đậu phụ bằng ngón tay sau đó lật mặt miếng đậu phụ để che đậy cái hố nhỏ, cuối cùng mới trộm trốn tới chỗ không người nhai đậu phụ khô.
Đến buổi tối Lý thị sẽ thu thịt và đậu phụ khô vào nhà, lạp xưởng cùng thịt hong gió cũng không ngoại lệ.

Sau khi thu vào nhà cất gọn tới ngày hôm sau bà sẽ lại mang chúng ra ngoài phơi.
Những miếng đậu phụ bị Tam Bảo và Tứ Bảo moi mấy lỗ nhỏ thường sẽ bị Lý thị phát hiện ngay hôm sau.

Lý thị không cần nghĩ đã trực tiếp gọi tên hai thằng nhóc kia.
Trong tháng chạp nông dân có nhiều chú ý, không đánh chửi con cháu, càng kiêng kị nói tới cái gì mà chết với chóc để tránh đen đủi.

Đồ ăn tết bọn họ cũng cố gắng giữ hoàn hảo không tổn hao, ngày thường phơi thịt khô và lạp xưởng đều cẩn thận.

Khi phơi bánh trôi bọn họ càng nhẹ tay nhưng ai biết vừa lơ đãng thì đậu phụ khô đã bị mấy thằng nhóc thối ham ăn kia moi mấy cái lỗ.


Lý thị tức trợn mắt nhìn Tam Bảo và Tứ Bảo vài lần cuối cùng vẫn nhịn không đánh chửi hai đứa.

Có điều giữa trưa Đại Bảo, Nhị Bảo và Nữu Nữu đều có trứng gà, còn hai đứa kia chỉ có thể ngồi nhìn.
Lý thị đắc ý cười nói: “Hai thằng nhóc thối muốn đấu với bà nội à, còn sớm lắm!”
Đại Bảo và Nhị Bảo vừa ăn trứng gà vừa vui sướng khi người gặp họa, còn Nữu Nữu cũng cầm trứng gà khoe khoang với hai đứa kia.
Đào Tam gia, Trường Phú và Trường Quý thì đều ha hả chê cười hai đứa, còn Lưu thị và Trương thị thì không hề khách khí nhìn hai đứa bằng con mắt hình viên đạn.

Không thể đánh chửi thì cho tụi nó chút công kích tinh thần đi!
Hiện tại Tam Bảo và Tứ Bảo hối hận muốn chết, chỉ vì ăn mấy miếng đậu phụ khô bằng ngón tay út mà bị đối xử như thế đúng là lỗ chổng vó! Hai anh em yên lặng ăn cơm, giả vờ ngoan ngoãn cực kỳ, cũng không dám để lộ chút bất mãn nào.
Sau cơm trưa Tam Bảo và Tứ Bảo ra sức thể hiện bản thân, lúc đuổi chim chóc tụi nó rống to hơn bất kỳ ai, cẳng chân cũng chạy nhanh hơn những đứa khác.

Đại Bảo và Nhị Bảo vui vẻ tranh thủ thời gian làm việc riêng.

Đại Bảo lấy ra bàn tính nhỏ đánh bạch bạch, Nữu Nữu đứng ở bên cạnh anh trai hứng thú dào dạt mà xem, Nhị Bảo thì ôm một cuốn sách về thảo dược hắn nhờ Vương Thuận thúc mang cho mình từ trấn trên và nhàn nhã xem.

Đương nhiên hơn phân nửa chữ trong đó hắn không biết nhưng có chút hình vẽ giản dị hắn vẫn xem hiểu nên hứng thú cực kỳ cao.
Hàng tết được đặt mua đầy đủ và chuẩn bị thỏa đáng rồi thì người một nhà cũng rảnh rỗi.

Lý thị và con dâu hiện tại cũng chẳng cần vội vàng chuẩn bị cơm heo mà chỉ cần cho gà ăn, làm đồ ăn cho một nhà già trẻ, thời gian còn lại họ sẽ vừa làm giày vừa sưởi ấm và nói chuyện phiếm chờ ăn tết.

(Hãy đọc thử truyện Thiên Kiều của trang Rừng Hổ Phách) Đào Tam gia không có việc gì cũng sẽ ra ngoài tản bộ và tìm mấy người bạn già lâu năm cùng đánh mấy ván cờ.


Trường Phú, Trường Quý sẽ ra ngoài đánh mấy ván bài giết thời gian.
Sáng sớm ngày 15 tháng chạp Lý thị tính toán làm rượu nếp than.
Nhưng một người có khả năng như bà lại chẳng có kinh nghiệm làm rượu nếp, dù sao nhà họ ít khi trồng gạo nếp.

Lúc làm bánh dày cho Trung thu họ cũng chỉ đổi chút gạo nếp với nhà khác, đây là lần đầu tiên nhà họ làm rượu nếp than.

Lý thị ngâm gạo trước sau đó vội vàng chạy tới nhà Đào đại gia ở thôn đông.
Lúc này Vương thị đang ở trong viện lật đậu phụ khô, Lý thị thì gọi với từ ngoài vào, “Đại tẩu, gấp, gấp!”
Vương thị xoay người thấy Lý thị chạy ào vào viện thế là cười nói: “Chó đuổi hay sao mà chạy kinh thế!”
“Đại tẩu phải giúp ta, hôm nay nhà ta làm rượu nếp than nhưng ta không biết làm như nào!” Lý thị nôn nóng nói.
“Ta còn tưởng chuyện gì nên đang lo lắng đây này, hóa ra là làm rượu nếp than.

Ta nói cho muội biết, rượu nếp than này nói đơn giản thì không đơn giản, nói khó thì cũng không phải quá khó!” Vương thị chậm rãi nói.
“Ôi đại tẩu của ta ơi, ngài mau nói vào điểm chính đi!” Lý thị càng thêm nóng nảy.
Vương thị vừa cười vừa nói cách làm.

Lúc này Lý thị cũng đỡ lo hơn, “Phải ngâm một đêm à, vậy ta mới ngâm thôi.”
“Đương nhiên, làm giống như khi muội làm bánh trôi ấy, phải để gạo mềm ra mới được!” Vương thị nói.
“Ta mới vừa ngâm không biết tới sáng mai thì có lâu quá không?”
“Tối nay muội cầm tay nhéo thử xem hạt gạo đã nát ra chưa.

Nếu được rồi muội gọi ta tới ta sẽ hướng dẫn muội một lần.” Vương thị nói.
“Thế thì làm phiền tẩu quá!” Lý thị vội cảm tạ.
“Kỳ thật muội có thể thêm chút gạo, không cần dùng toàn bộ gạo nếp đâu, như thế rượu nếp than làm ra cũng ngon!” Vương thị lại chỉ điểm thêm cho Lý thị, “Nhà ta còn men rượu, đến lúc đó ta sẽ mang cho muội một ít.

Nhà muội ngâm bao nhiêu cân gạo nếp?”
Lý thị nói: “Ta cũng không biết đếm, chờ ta tính đã.


Ta đổi 25 cân thóc nếp ở nhà tẩu, dù giã được 20 cân gạo nếp thì trung thu cũng đã dùng bốn cân làm bánh dày.

Sau đó nhà ta làm gạo nếp đường đỏ hết hai cân, mấy hôm trước lại làm bánh trôi hết 6 cân, còn lại đều mang đi ngâm hết.”
Trí nhớ của Lý thị không tồi nhưng lại không biết tính toán nên chỉ đành nhìn chằm chằm Vương thị chờ đáp án.

Vương thị cũng nhìn chằm chằm bà ta, hai bà già đều không biết là bao nhiêu.

Vĩnh Thịnh ở bên cạnh trông coi thịt khô thấy thế thì vui vẻ nói, “Bà nội, tam nãi nãi, là 8 cân gạo nếp mà hai người cũng không tính ra à?”
Lý thị vỗ tay cười nói: “Không phải có đứa có thể tính ở ngay bên cạnh ư? Hai bà già chúng ta cứ phải mò mẫm làm gì!”
Vương thị cười tủm tỉm gật đầu nói: “Vậy là 8 cân gạo nếp, chỉ cần thêm 2 cân gạo là đủ 10 cân!”
Lý thị đồng ý thế là Vương thị quay sang nói với Vĩnh Thịnh: “Vĩnh Thịnh, đi lấy chút rượu nếp than tới cho tam nãi nếm thử!”
Vĩnh Thịnh chỉ chờ có thế đã chạy ào vào lấy một bát rượu nếp than ra.

Chỉ thấy trong cái bát sứ màu tối đựng đầy chất lỏng trong suốt, bên trên lơ lửng một ít hạt gạo màu trắng, phía dưới có gạo dính vào nhau, mùi rượu xông vào mũi thơm nức.
Vĩnh Thịnh bưng bát đưa cho Lý thị nói, “Tam nãi, ngài nếm thử xem!”
“Ấy, nhiều thế ta ăn xong là say ngắc ra đây bây giờ!” Lý thị cười vui vẻ, “Ngoan quá, đi lấy cho bà cái thìa để bà thử một chút thôi, chứ say thì sao mà về được!”
Vĩnh Thịnh nhanh chóng mang thìa tới, Lý thị múc một thìa ăn thấy có vị ngọt lành mang theo mùi rượu vì thế không nhịn được ăn thêm hai thìa nữa rồi ngừng.
Vương thị cười nói: “Ăn thêm ít nữa đi! Ta còn ăn được nửa bát đó!”
Mặt Lý thị hơi đỏ vì thế bà vội lắc đầu nói: “Không được, ta thấy hơi choáng, nhân lúc còn tỉnh táo phải về luôn đây.”
Vương thị cười nói tửu lượng của Lý thị quá tệ, có tí rượu thế cũng choáng.
Lý thị nói: “Đại tẩu tử, ta về trước nhé!” Nói xong bà vội vàng đi luôn.
Vĩnh Thịnh cười hê hê bưng bát rượu nếp than hỏi: “Bà nội có ăn không?”
Vương thị cười mắng: “Bà còn không biết mày cố ý hả? Thôi ăn đi, ăn đi!”
Vĩnh Thịnh bưng bát ngồi ở trong viện vừa canh thịt khô, đuổi chim chóc vừa uống rượu nếp than, cực kỳ thích ý..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui