Người của hai bàn đều nâng chén, người nào uống được thì cạn chén, người không thể uống thì nhấp môi.
Lý thị cười tủm tỉm nói: “Ăn thôi!”
Phan thị và tiểu Lý thị đều thích ăn thịt chưng và thịt viên, Ân thị và Nữu Nữu thích ăn đậu phụ rán, Lý thị nhìn chén bát đến đáy lại để Lưu thị tới nhà bếp mang thêm.
Đồ mọi người thích ăn Lý thị đều làm nhiều, mọi người cũng ăn thoải mái không hề khách sáo, thích ăn cái gì thì ăn cái đó.
Phan thị và tiểu Lý thị cảm thấy gả tới đây còn tự do hơn khi ở nhà mẹ đẻ.
Ngày xưa ở trấn trên hàng xóm khó giấu được chuyện gì, chỉ ít chuyện vụn vặt cũng sẽ bị đồn thành chuyện lớn.
Mỗi khi Phan thị và tiểu Lý thị ra ngoài đều phải cực kỳ để ý, chỉ sợ hơi vô ý sẽ bị người ta mượn cớ.
Hiện tại thì tốt rồi, gả tới sơn thôn này chỉ cần không làm việc gì quá đáng thì Lý thị đều khoan dung với bọn họ.
Phan thị và tiểu Lý thị cảm thấy gả vào Đào gia khá tốt, cũng không muốn trở về trấn trên.
Đặc biệt là Phan thị, lúc trước cha mẹ có ý kén rể và bản thânnàng cũng thấy không sao.
Nàng nghĩ tới anh trai mất sớm của mình và cha mẹ lớn tuổi, trong nhà chỉ có mình nàng nên cảm thấy như vậy cũng tốt.
Nhưng việc kén rể ấy nàng không thể quyết định, đều là cha lo.
Sau đó không hiểu sao chuyện kén rể không thành, mãi tới một ngày mẹ kéo nàng tới bên cửa sổ lén chỉ cho nàng một nam tử trẻ tuổi, dáng người thẳng tắp, khuôn mặt tuấn tú đi theo phía sau cha nàng.
Phan thị vừa nhìn thấy hắn đã động lòng, lúc nàng biết người này là chồng tương lai cha chọn cho mình thì lòng Phan thị ngọt ngào như mật.
Bản tính nàng ta táo bạo lại hoạt bát, những ngày tháng sau đó chỉ cần người kia theo cha nàng vào sân sau kiểm kê tiền bạc sổ sách là nàng sẽ to gan đi tới gặp hắn một lần.
Ai biết hắn lại thẹn thùng giữ lễ, vừa nghe thấy giọng nàng đã cúi đầu chạy.
Phan thị cười và gọi hắn là tên ngốc.
Hiện tại nàng như nguyện gả cho tên ngốc kia, hắn cũng đối xử với nàng rất tốt vì thế Phan thị cảm thấy rất hạnh phúc.
Nhưng nghĩ tới những lời mẹ nói trước khi gả đi trong lòng nàng lại thấy khó xử.
Nàng biết ý của cha mẹ, muốn nàng tạm thời nhẫn nại sau khi thành thân bởi vì sớm hay muộn người nhà họ Đào cũng sẽ cho bọn họ lên trấn trên ở.
Hiện tại nàng gả tới Đào gia, cảm nhận được không khí hòa thuận ấm áp nên không muốn lên trấn trên nữa.
Có điều nghĩ tới cha mẹ đã có tuổi nàng lại chua xót.
Sau khi ăn xong Lý thị để cháu dâu nghỉ ngơi còn mình mang theo con dâu tới nhà bếp dọn dẹp.
Thu dọn xong Lý thị, Lưu thị và Trương thị lại tới sân trước nghỉ ngơi sau đó la hét nói là muốn đi chuẩn bị nhân sủi cảo.
Lưu thị đứng dậy nói: “Nương, ngài nghỉ ngơi đi, để con và mẹ Nhị Bảo đi chuẩn bị là được!”
Lý thị xua tay nói: “Sủi cảo ăn tết là quan trọng nhất, ta phải tự đi làm trong lòng mới an tâm!”
Trương thị cười nói: “Đại tẩu biết tính nương rồi còn gì.”
Ba đứa cháu dâu cũng muốn đi hỗ trợ nhưng Lý thị nói: “Mấy đứa nghỉ ngơi đi, chúng ta đi quấy nhân và bột đã, chờ tới lúc gói sẽ gọi mấy đứa!”
Nữu Nữu tiến lên giữ tay mấy cô chị dâu và cười nói: “Các tẩu cứ chờ đi, nhà bếp không lớn, người nhiều sẽ không tiện!”
Phan thị biết nghe lời phải nên đáp: “Vậy chúng ta cùng đợi làm sủi cảo!”
Tiểu Ngọc Nhi nói với Phan thị: “Đại tẩu có biết gói sủi cảo con cá không? Chính là niết ngón trỏ như thế này này.
Ngón cái áp một cái!” Tiểu Ngọc Nhi vừa nói vừa biểu diễn cách làm sủi cảo con cá.
Phan thị nhìn nửa ngày cũng không biết, chỉ có Ân thị là cười nói: “Chỗ chúng ta gói như thế này.” Ân thị làm một động tác phụ họa khác.
Tiểu Lý thị cũng cười nói: “Ở trấn trên thì bao thế này.” Nói xong nàng ta cũng biểu diễn động tác khác thế là Phan thị đã hiểu và tiếp lời: “Cái này thì ta biết, lúc ở nhà mẹ đẻ ta có gói rồi!”
Nữu Nữu nói: “Cách gói sủi cảo ở thôn chúng ta khác mọi người, ở đây gọi là sủi cảo con cá, lúc gói xong phình phình như con cá béo! Ăn sủi cảo con cá thì hàng năm mới dư thừa!”
Phan thị cười nói: “Vậy chúng ta phải học cho tốt mới được.
Con dâu của Đào gia thôn phải biết gói sủi cảo hình con cá!”
Ân thị chột dạ nhìn nhìn Ân Tu Trúc lại thấy hắn cười tươi rói thế là nàng ta đỏ mặt.
Vừa rồi nàng khua tay múa chân làm động tác gói sủi cảo của người phương bắc là học anh mình chứ bản thân nàng đã gói bao giờ.
Tam Bảo thấy Ân thị như thế thì cười nói: “Vợ đệ là người phương bắc, khẳng định sẽ không biết cách gói sủi cảo của Đào gia thôn, lát nữa để đệ cầm tay chỉ cho nàng từng bước một!”
Ân thị đỏ mặt lườm hắn một cái rồi lại nhanh chóng cúi đầu, Phan thị và tiểu Lý thị thì che miệng cười không ngừng được.
Nữu Nữu nói: “Đừng tin tam ca, huynh ấy làm gì biết gói, có năm huynh ấy còn đoạt sủi cảo sống ăn đó!”
Nhị Bảo nhớ tới chuyện này cũng cười nói: “Đúng vậy, sau đó hắn vừa chạy tới nhà xí vừa cầm một chồng lá cải!”
Tam Bảo tức quá gào lên: “Nhị ca, huynh nói cho tử tế chứ, lúc ấy đệ có bị tiêu chảy đâu?”
Nhị Bảo hỏi Nữu Nữu: “Nữu Nữu nói xem lúc ấy Tam Bảo có tiêu chảy không?”
Nữu Nữu chớp chớp mắt và cười nói: “Còn phải nói sao, lúc đó huynh ấy còn không đứng thẳng được cơ.”
Tam Bảo vội nói với Ân thị: “Nàng đừng tin mấy người này, Nữu Nữu cũng học hư đi theo nhị ca cùng nói dối!”
Ân thị cười nói: “Ta tin tưởng Nữu Nữu và nhị ca!”
Tam Bảo tức giận ném con mắt hình viên đạn cho vợ mình, trong đó chứa hàm ý, “Nàng chờ đó, tối nay nàng không thoát đâu!”
Uy hiếp này khiến Ân thị càng đỏ mặt hơn và vội quay đầu đi không dám nhìn hắn nữa.
Ân Tu Trúc cùng Đào Tam gia chơi cờ, không, chuẩn xác mà nói thì hắn đang vừa chơi vừa nhường Đào Tam gia mới đúng.
Có đôi khi hắn bức ông nóng nảy thế là ông sẽ đi lung tung không khác gì Nữu Nữu.
Ân Tu Trúc đành phải giả vờ không nhìn thấy nhưng Trường Phú và Trường Quý xem bên cạnh lại reo lên: “Cha, quân mã của ngài có chân à, sao lại ăn được quân này của Tu Trúc?”
Đào Tam gia thổi râu mắng: “Hai đứa không nói thì sẽ chết à?!”
Trường Quý đáp: “Sẽ nghẹn chết đó!”
Tiểu Ngọc Nhi nghe thấy thì la lớn: “Ông nội và cha đều nói chết, con đi mách bà nội!” Nói xong nàng tung ta tung tăng chạy tới sân sau tìm Lý thị.
Đào Tam gia còn đang tranh chấp với Trường Phú và Trường Quý thì Ân Tu Trúc đã vội vàng cười nói: “Gia gia, tới phiên ngài đi rồi!”
Đào Tam gia không so đo với con trai nữa mà lập tức tập trung vào ván cờ, và sau đó đương nhiên là Ân Tu Trúc cũng không nói gì mà để mặc ông ấy đi loạn lên.
Cuối cùng Đào Tam gia ha ha cười vui vẻ nói: “Aizzz! Đám người trẻ tuổi mấy đứa còn phải tôi luyện nhiều, muốn thắng ta ấy à, quá sớm!”
Ân Tu Trúc cười và chắp tay nhận thua, Trường Phú và Trường Quý thì đều khó chịu nhìn Đào Tam gia.
Tam Bảo nói với mấy thằng anh: “Thật là khó cho Ân ca ca có thể cùng chơi cờ với Nữu Nữu trước khi ăn cơm, rồi lại chơi cờ với ông nội sau khi ăn cơm, năng lực này đúng là siêu phàm!”
Nữu Nữu hận quá lườm Tam Bảo hỏi: “Tam ca, huynh có ý gì?”
Tam Bảo cười hê hê nói: “Tam ca nói sai rồi, ta định nói là ông nội chơi cờ ngày càng vô lại, tuổi càng lớn đạo đức chơi cờ càng kém!”
Tứ Bảo gật đầu nói: “Cũng làm khó đại gia gia chơi cờ với ông nội nhà chúng ta nhiều năm như thế, không hổ là tộc trưởng! Phần định lực và khoan dung này đám người trẻ tuổi chúng ta còn kém xa!”
Đại Bảo nghe Tứ Bảo nhắc tới Đào Đại gia thì hỏi: “Năm nay sao trong tộc không thông báo hội họp đêm trừ tịch nhỉ? Mấy đứa có nghe thấy tiếng la không?”
Nhị Bảo lắc đầu còn Tam Bảo thì nói: “Nghe nói thân thể đại gia gia không tốt vì thế năm nay bỏ ăn tất niên tối trừ tịch tại từ đường.”
Nhị Bảo nghe thế thì thêm lời: “Nhân lúc bây giờ đang rảnh ta phải qua đó thăm khám cho ông ấy mới được! Chứ mai là năm mới rồi, mời thầy thuốc xem bệnh là điều cấm kỵ!”
Đào Tam gia quay đầu nói với Nhị Bảo: “Vẫn là Nhị Bảo nghĩ chu đáo, dạo này ta bận quá nên quên béng việc này.
Đi luôn đi, ta cũng muốn qua thăm ông ấy! Ông ấy đã hơn 70 tuổi rồi nên thân thể ngày càng kém!”
Nhị Bảo gật đầu, chờ Đào tam gia lấy xong tẩu thuốc thế là hai người lập tức ra ngoài đi tới thôn đông.
Đại Bảo nói với Ân Tu Trúc: “Ân đại ca, hai chúng ta chơi mấy ván nhé!”
Ân Tu Trúc gật đầu.
Lúc này, Tiểu Ngọc Nhi nhảy nhót đi tới hô lên với mấy cô chị dâu: “Đại tẩu, nhị tẩu, tam tẩu, bà nội để muội gọi các tẩu tới nhà bếp làm sủi cảo!”
Nữu Nữu hỏi: “Ta thì sao, không gọi ta à?”
Tiểu Ngọc Nhi gật đầu nói: “Bà để tỷ cầm ấm đi rót nước sôi, việc pha trà là của tỷ!”
Nữu Nữu trừng mắt nhìn Tam Bảo một cái và nói: “Để tam ca pha trà đi, ta muốn làm sủi cảo!” Nói xong nàng đứng dậy đi luôn.
Đám Phan thị vội đuổi theo, Ân thị còn không quên quay đầu dặn chồng: “Còn ngây ra làm gì, chàng mau đi rót nước sôi đi!”
Tam Bảo lại ném cho vợ mình một ánh mắt uy hiếp thế là Ân thị đỏ mặt chạy nhanh ra cửa.
Tam Bảo lại vẫn nhìn theo vợ, lúc quay đầu hắn phát hiện Tứ Bảo đang nhìn chằm chằm mình thế là hơi ngượng ngùng hỏi: “Tứ Bảo, đệ nhìn ta có ý gì?”
Tứ Bảo hừ hừ hai tiếng và nói: “Buồn nôn muốn chết! Đại ca và nhị ca cũng là tân hôn nhưng đâu có lửa tình tung tóe như huynh!”
Tam Bảo nghiến răng nghiến lợi duỗi tay định véo tên kia nhưng Tứ Bảo lập tức vừa cười vừa nói: “Chỉ bằng cái thân thể kia của huynh mà định làm đối thủ của lao động chính trong nhà như đệ à!”
Tam Bảo nhảy dựng lên trói tay Tứ Bảo và mắng: “Có phải đệ thích đánh nhau không?”
Tứ Bảo chấp luôn: “Tới đây, đệ lại sợ huynh quá cơ!”
“Lấy cờ ra đây, xem ta có chém đệ đến hoa rơi nước chảy không!” Tam Bảo gào xong lại nói với Ngũ Bảo đang đọc sách ở bên cạnh: “Ngũ Bảo, đi giúp tam ca rót nước sôi đi!”
Ngũ Bảo buông sách và cầm ấm nước tới nhà bếp.
Lúc này nhà bếp vang lên tiếng cười nói vui vẻ, cực kỳ náo nhiệt.
Lý thị nhìn sủi cảo con cá cháu dâu gói thì cười không ngừng được và cao giọng nói: “Nếu cứ học thế này thì đến sáng mai bà mới được ăn sủi cảo mất! Vợ Đại Bảo và Nhị Bảo gói sủi cảo theo cách ở trấn trên đi, vợ Tam Bảo cũng gói theo cách ở phương bắc đi, còn sủi cảo cá để bà và mẹ mấy đứa làm thôi!”
Nữu Nữu vội lên tiếng: “Bà nội, còn cháu nữa!”
“Đúng, còn cháu gái ngoan của bà nữa!” Lý thị cười nói thế là Tiểu Ngọc Nhi cũng nhảy lên la hét đòi học gói sủi cảo con cá.
Trương thị cho con bé một cục bột để con bé luyện tập thế là Tiểu Ngọc Nhi vui vẻ đứng một bên nghịch cục bột.
Lúc Ngũ Bảo xách ấm nước vào Lý thị lập tức gọi ‘ôi, con chó con của bà’ sau đó đón lấy ấm nước để rót vào, miệng thì oán giận: “Con khỉ hoang Tam Bảo này cả ngày chỉ biết lười biếng! Ngũ Bảo nhỏ như thế hắn cũng nhẫn tâm sai bảo! Lỡ thằng bé bị bỏng nước sôi thì làm sao?”
Lý thị rót xong nước sôi thì giao cho Nữu Nữu: “Nữu Nữu, cháu mang tới sân trước đi!”
Nữu Nữu gói xong sủi cảo trong tay và đón lấy ấm trà sau đó ra khỏi phòng bếp, Ngũ Bảo đi theo sau nói: “Đại tỷ tỷ, đệ không phải đứa nhỏ nữa, qua năm đệ đã bảy tuổi rồi mà sao cái gì bà cũng không cho đệ làm! Lúc đại ca bằng tuổi đệ đã phải đưa nước ra ruộng cho mọi người rồi!”.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...