Chung Máu Mà Tanh Lòng
Thời gian đại học, còn phát sinh một chút chuyện nhỏ.
Chị hai thì lớn hơn tôi hai tuổi.
Khi tôi đi học, chị ấy ở bên ngoài đi làm.
Tiệc khai giảng đại học của tôi chị ấy không trở về.
Nhưng kỳ nghỉ đông của năm nhất đại học cị ấy cũng đã trở về.
Chị ấy tặng tôi một cái dây chuyền bạc, coi như món quà chúc mừng tôi đã thi đỗ đại học.
Tấm lòng chị ấy, tôi miễn cưỡng nhận.
Nhưng mà không được mấy ngày, mẹ ruột tới thăm họ hàng.
Bà ta nói cái dây chuyền bạc kia là chị hai mua cho bà ta, không phải chủ đích là tặng cho tôi.
Dây chuyền bạc có thể đáng bao nhiêu tiền, bà ta chả nhẽ lại đòi về.
Quả là vô lý hết mức.
Dây chuyền tôi tất nhiên trả lại cho bà ta.
Từ đó đối với bà ta tôi ngày càng chán ghét.
Thời gian tôi học nghiên cứu, để kịp mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của mợ, tôi th/ắt lưng b/uộc bụng làm việc bán thời gian mua cho bà ấy một cái dây chuyền vàng.
Đây chính là sự khác biệt giữa con trai và con gái.
Hai anh trai đều trực tiếp đưa tiền, sẽ không suy nghĩ tinh tế như vậy.
Mẹ m/ắng tôi một trận: "Lãng phí tiền như vậy để làm gì, cái dây chuyền này đắt bao nhiêu."
Sau cơm trưa bà ấy đeo lên, chạy khắp nơi trong thôn đi khoe.
"Lưu Châu nhà tôi, con bé bé con con mà chăm chỉ làm lụng, ngày ngày đầu tắt mặt tối đi làm thêm, tất cả là vì mua cái dây chuyền đắt như vậy cho tôi, chứ cứ như bình thường thì chắc tôi cũng chả bao giờ được đeo cái dây chuyền vàng đắt như vậy!"
"Các cô xem con bé có lãng phí tiền không cơ chứ!"
"Con gái mấy bà không có mua dây chuyền vàng tặng mấy bà sao?"
Câu hỏi làm một nhóm bà hàng xóm bị xịt keo cứng ngắc.
Về sau mẹ ruột cũng thấy cái vòng này, ghen tỵ vì không được tặng
Nói ý bà ta cũng thiếu một cái như vậy.
Tôi cười cười: "Năm ấy chị hai không phải là mua cho bà một cái dây chuyền bạc sao?"
Nụ cười trên mặt bà ta tắt ngúm, lúng túng bỏ đi.
Ba anh em chúng tôi đều rời khỏi thôn nhỏ lên tỉnh kiếm tiền, nhưng ba mẹ vẫn ở tại nơi đó.
Ngoại trừ lúc cần họ trông con nhỏ giúp một tay là họ sẽ ở nhà chúng tôi một thời gian ngắn, nhưng những lúc khác họ lại muốn về quê.
May mà về sau có WeChat.
Có thể ngày ngày gọi video.
Ba không quen dùng đồ công nghệ nên hơi lúng túng, ngược lại mẹ lại rất thạo dùng Wechat.
Mỗi ngày đều ở trong nhóm cộng đồng chia sẻ đủ thứ kiến thức từ các chuyên gia mạng.
Ví dụ như:
Cơm tất niên phải cẩn trọng, ba món ăn này tuyệt đối không được nấu.
Phải cẩn thận vớ người gia tr/ưởng, một hành động phòng ngừa tránh dẫn đến b/i k/ịch.
Ngày ngày uống một ngụm, đứa trẻ không bỏ ăn.
Đứa trẻ khóc nỉ non không ngừng, có thể là đang quấy phá.
Có lần anh hai và tôi đều đi công tác ở Thẩm Dương, tình cờ gặp nhau.
Anh hai gọi video cho mẹ.
Sau khi hàn huyên mấy câu, anh ấy hỏi: "Ba con đâu!"
Camera vừa chuyển, ba đang xem TV, xa xa vẫy vẫy tay với anh ấy.
Thân ở nông thôn nhưng ông ấy vẫn ngày ngày quan tâm đến thời sự trong và ngoài nước.
Anh hai lại nói: "Mẹ, lần này con đi công tác gặp được Lưu Châu, bọn con đang cùng nhau ăn cơm!"
Chỉ thấy ba trong ống kính nho nhỏ lập tức đứng lên, một mặt to nhanh chóng dán ở trên ống kính.
"Lưu Châu ở đâu?"
"Mấy đứa đi công tác ở đâu?"
Ông ấy hỏi liên tiếp mấy câu không ngừng.
Anh hai gh/en t/ị: "Ba, người nói thật cho con biết, Lưu Châu là ruột thịt của người, con mới là con nuôi sao?"
Ba không kiên nhẫn: "Mày quay sang bên cạnh chút, mày cản trở ống kính rồi."
Anh hai suýt nữa tức ch*t
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...