Chồng Tôi Rõ Là Lão Quái Thai


Tôi yêu, đã thế còn yêu sớm.
Đó là sự thật.
Tôi là học sinh trung học, sắp tới mùa thi cử, cũng là sự thật.
Vì thế, tôi luôn cố gắng cân bằng chuyện yêu đương và bài vở.
Yêu thì cứ yêu nhưng bài vở cũng không thể xao nhãng, nếu không sẽ gặp rắc rối to.
Đó là mục tiêu phấn đấu đặt ra, thời chúng tôi những năm ấy, nếu muốn yêu sớm mà không bị bắt, cách tốt nhất là phải đạt thành tích học tập thật tốt, tuyệt đối không thể để rớt, dù chỉ là mười mấy phần trăm thôi cũng không được.
Giáo dục Trung Quốc có một diểm, đó là, muốn học tốt phải giỏi toàn diện tất cả các môn.
Tuy nói là yêu nhau, nhưng tôi và Khang Duật cũng chỉ mới ở mức nắm tay mà thôi. Thời ấy, về chuyện “vượt rào” không phải là không dám làm mà từ đầu đã không hề nghĩ tới. Chưa nói tới chuyện ấy, ngay cả hôn cũng bị liệt vào mức độ đen tối rồi.
Thời đó, nắm tay nhau đã là rất có vấn đề rồi, là chuyện phải tranh thủ từng giây từng phút đó.
Ví dụ như lúc vào lớp, vì ngồi cùng bàn, tranh thủ nắm tay nhau dưới bàn, chỉ một cái thế thôi, nhưng chạm tí da tí thịt một tí cũng đỡ thèm. Hoặc lúc tan trường, nói là về nhà, vậy mà phải chia ra làm hai ngả, sau đó mới hẹn nhau đến một chỗ vắng vắng, không thấy ai, mới ngoắc ngoắc đầu ngón út vào nhau, tung tăng dắt nhau về, nếu như phát hiện có ai đang đến là lập tức giật mình như thỏ, kì thật không biết hành động đó quả thật rất ngây thơ, chỉ thấy người nọ đi qua rồi sẽ lại sáp gần nhau. Cứ vậy, cuộc chiến đường về nhà quả là một thử thách rất lớn, dù chỉ là một biến động nhỏ, phải luôn chuẩn bị từng giây từng khắc.
Cuộc sống ngọt ngào đến mức muốn lên men.
Cứ tình cảm mặn nồng như thế, tôi cũng bắt đầu hiểu thêm những điều chưa biết trước đây về Khang Duật.
Từ khi anh mới ba tuổi, cha của Khang Duật từ khi đã qua đời, theo lời Khang Duật nói, vì thuộc dòng họ Ái Tân Giác La, trong thời kì cách mạng văn hóa cha anh bị khép tội, khi đó nhà anh bị khép vào phần tử xấu, cả ông nội lẫn cha đều bị cưỡng chế đi cải tạo lao động. Ông nội qua đời trong trại giam, còn khi cha anh được thả ra thì bệnh tật đầy người, sau này cũng không tìm được việc làm, đành lấy nghề sửa xe đạp kiếm sống qua ngày, đến 35 tuổi thì cưới một cô vợ nhỏ hơn mình tới 12 tuổi, cũng là mẹ Khang Duật. Mẹ của Khang Duật là một phụ nữ làm nông, tiêu biểu cho tầng lớp lao động hiền lành chất phác. Ở thời kì cách mạng văn hóa khi ấy, nông dân bị coi là tầng lớp thấp, bà gả cho cha anh, vốn là người trong gia đình hoàng thất nên bị coi là trèo cao. Nghe kể khi ấy nhà ngoại anh không đồng ý, thiếu chút nữa là đánh gãy chân bà rồi, nhưng không ngờ bà lại bỏ trốn cùng cha anh bỏ trốn, khiến cho nhà ngoại anh cũng không nhận người con gái này đến tận bây giờ. Năm cha anh 40 tuổi, Khang Duật ra đời, nhưng vì cơ thể suy nhược, nên đã mất không lâu sau đó. Anh được mẹ một tay nuôi nấng nên người.
Những chuyện lịch sử ấy, tôi cũng không hiểu lắm nhưng mà bỗng dưng khi nghe Khang Duật kể về mẹ mình lại hệt như một giai thoại.
Tôi thường nghe nói, người Đông Bắc rất xem trọng con trai, mẹ Khang Duật cũng vậy, rất kì vọng vào anh. Mẹ Khang Duật nghe bảo giáo dục ở Thượng Hải rất tốt, cũng nhiều cơ hội hơn, liền gửa đứa cháu đích tôn của cả dòng họ đi. Bà phải nhờ cậy rất nhiều quan hệ, cũng tốn rất nhiều tiền mới gửi được anh đến Thượng Hải học, còn mình thì vẫn ở lại Đông Bắc.
Ở Thượng Hải có một ông cậu, anh vừa tới thành phố, không thể chuyển trường ngay, đành phải ở nhờ nhà ông ta, nhưng cậu anh lại không phải người tốt, nhận tiền nhận lễ nhưng cũng chả quan tâm đến đứa cháu bên ngoại này chút nào, tuy nói là sống nhờ nhưng tôi thấy, Khang Duật giống như lao động trẻ em.
Cậu anh có một quầy tạp hóa, sau khi tan trường mỗi ngày và thời gian rảnh Khang Duật đều phải phụ giúp, vì được cho ăn, có chỗ ổ nên không hề có tiền lượng.
Nhưng mà Khang Duật rất thông minh, khi nhập hàng có quan hệ tốt với bên cửa hàng cung ứng, kiếm được tiền chiết khấu. Lại thêm, chủ đại lí ấy là một bác già cô đơn, cực kì thích Khang Duật, bình thường lúc nhập hàng thường nhét cho anh vài thứ lặt vặt. Cứ như thế, đến khi Khang Duật thấy rằng mình chả khác kẻ bị bóc lột sức lao động là mấy, chi bằng tới làm việc cho nhà bác kia còn tốt hơn.
Vì thấy, sau khi bàn chuyện với mẹ, Khang Duật bỏ đi, chuyển nhà.
Anh là trẻ mồ côi, phải tự lo liệu quán xuyến mọi việc từ nhỏ, bảo sao lại không trưởng thành sớm như vậy.
Bác kia, sau này tôi mới biết bác họ Thẩm. Khang Duật gọi ông là bác Thẩm. Theo cách nói của dân Thượng Hải, bác Thẩm đúng là một tay lão làng, rất biết hưởng thụ, hồi trẻ đã học lên tới đại học, trong tay có chút vốn liếng từ cha mẹ, nghe đâu hồi còn trẻ bác cũng từng du học bên Mĩ, kiến thức khá rộng, bạn bè cũng rất nhiều, về già không hiểu sao vẫn cô đơn. Có lẽ do bác là một người rất đào hoa, đổi bạn gái liên tục, cuối cùng lại thành quá tuổi, đành sống đơn thân như thế, có điều là một người có học thức cao, tư tưởng của bác cũng rất thoáng. Khang Duật theo đuổi con gái nhà người ta, rành rẽ chuyện nam nữ như vậy đều nhờ bác Thẩm dạy cho, chẳng lo Khang Duật còn chưa trưởng thành, không ngại đầu độc một mầm non tương lai của đất nước.

Á, tôi lại dông dài nói lạc đề rồi, dù sao thì chuyện ấy cũng không quan trọng.
Lại nói, bác Thẩm đối với Khang Duật rất rốt, cũng bao ăn bao ở như thế mà mỗi tháng còn cho Khang Duật 100 đồng tiêu vặt, so với bây giờ thì nhiêu đó tiền ít ỏi đến đáng thương nhưng với tụi trẻ con những năm 80 tụi tôi, nhiêu đó đúng là một gia tài.
Bởi tư tưởng bác Thẩm rất thoải mái, nên tôi và Khang Duật qua lại với nhau không cần giấu giếm trước mặt bác, thỉnh thoảng còn bị bác trêu nữa là. Chẳng như hồi hè năm hai, lần đầu tiên tôi đến nhà Khang Duật cùng anh, bác Thẩm còn vui vẻ bảo – “Tiểu Duật, tiến bộ ghê nhỉ, mang cả vợ về nữa.”
Từ đầu đến chân tôi đều đỏ lựng, thiếu nữa là bị sung huyết ngất xỉu.
Thế mà Khang Duật lại trả lời rằng – “Vâng, vợ cháu, có điều da mặt mỏng lắm, bác đừng chọc, cô ấy mà chạy là bác phải đi tìm lại cho cháu đấy.”
Bác Thẩm nghe xong, cười phá lên – “Được lắm, được lắm, thôi lên lầu chơi đi, hôm nay không cần trông hàng đâu, bác tự trông là được rồi. Thôi thôi, đi lên chơi đi, bác không quấy rầy hai đứa nữa. Hahaaaa…”
Tôi trốn ở sau Khang Duật, mắc cỡ đến không nói được lời nào, nắm gấu áo anh đi theo sau.
Anh hiểu, nắm tay tôi, đưa thẳng lên lầu.
Chỗ bác Thẩm đúng là kiểu nhà điển hình của Thượng Hải, y chang như trong bộ phim ’72 khách trọ’(*), có điều nhờ điều kiện tốt, được hẳn hai lầu. Khang Duật được chiếm dụng một căn phòng 15 mét vuông ở lầu hai, tuy nhỏ nhưng cũng đầy đủ. Anh đúng là người thích sạch sẽ, sắp xếp rất gọn gàng, trái ngược hẳn với phòng của tôi.
(*) Mình nghĩ dù chưa coi phim thì ai cũng đều có thể mường tượng ra được kiểu nhà như thế nào rồi, có thể nói cũng cũ kỹ, kiến trúc xưa như các ngôi nhà ở phố cổ ấy. ’72 khách trọ’ là bộ phim hài của Triệu thị được sản xuất năm 1973, sau này cũng có rất nhiều bản remake, như bản của TVB, có diễn viên Xa Thị Mạn đóng.
Tôi thấy một giá sách trong phòng, trên đó có đầy mô hình máy bay, còn cả sách về máy bay nữa. Nhưng mà quyển ấy đối với tôi như sách nước ngoài, đọc mà chả hiểu gì cả.
Tôi hỏi – “Khang Duật, anh thích máy bay lắm à?”
Anh đang khui chai nước ngọt, trả lời – “Ừ!”
Tôi nhận lấy món nước ngon lành, hút một hơi dài mới thấy không có đá, khẽ cau mày.
Nước ngọt có đá uống mới ngon.
Khang Duật quay lại, cũng lấy cái ống hút tôi dùng ban nãy để hút một ngụm, sau đó lại nói – “Đừng có uống lạnh, như vậy đau dạ dày lắm. Bác Thẩm có nói con gái đến kì không nên uống lạnh.”
Mặt tôi lại đỏ lựng, gì đây… tại sao tên này lại nói thẳng chuyện ấy ra như thế chứ? Còn bác Thẩm nữa, dạy người ta cái gì thế không biết.
Tôi chỉ mới hiểu về anh một chút thế mà bây giờ ngay cả kì kinh của tôi thế nào người ta cũng nắm kĩ?
“Sao… sao anh biết?” – Tôi lắp bắp hỏi.
“Em em nói, anh cho nó hai gói ô mai đường thì chuyện gì cũng kể, còn nói đi ngủ em có tật nghiến răng nữa kìa.” – Anh vừa nói vừa gọt táo.
Tôi tức giận nắm tay thành đấm, chửi thầm trong bụng Âu Dương Diễm Diễm, mày đúng là tham ăn như quỷ!!
“Miểu Miểu, ăn táo đi!” – Anh cắt táo thành từng miếng để lên đĩa rồi bưng tới.

Tôi vâng một tiếng, bỏ balo xuống, không ngừng tự nhắc bản thân, dù làm gì thì mục đích tôi tới đây là để làm bài tập hè!
Đầu tiên tôi lấy sách bài tập ra trước. Tiếng Anh của tôi cực kì kém trong khi Khang Duật lại rất giỏi, tôi nghĩ chuyện này một phần là nhờ bác Thẩm, dù gì bác cũng từng ở Mỹ một thời gian mà.
Hai đứa tôi ngồi rất gần nhau, nhưng hoàn toàn chả có ý niệm nào, tinh thần đều dồn hết ở việc học.
Muốn yêu sớm thì phải học cho tốt, hai đứa tôi đã thống nhất với nhau như vậy từ trước rồi.
Nhờ Khang Duật chỉ bài, bài tập Anh văn được hoàn thành nhanh chóng, làm xong thì cũng đã hai giờ chiều, tôi bắt đầu cảm thấy thấm mệt.
Khang Duật bảo tôi lên giường anh ngủ một chút để ra ngoài mua đồ.
Giường anh… Tôi đột nhiên cảm thấy hơi ám muội…
Nhưng mà, ngượng ngùng vậy thôi chứ vẫn mặt dày nằm lên.
Cũng do bình thường tôi hay đọc truyện tranh Nhật Bản, bị tiêm nhiễm, đầu óc cũng hơi đen tối.
Ngủ, ngủ thôi! Tôi vội vàng nhắm chặt mắt.
Khang Duật cũng bỏ đi mua đồ.
Thế mà tôi cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, khi tỉnh lại, ngoài trời nhá nhem tối, quay sang nhìn đồng hồ báo thức ở đầu giường, đã hơn sáu giờ chiều, tôi ngủ say thật.
Khẽ duỗi người, nào ngờ thấy Khang Duật đang ngồi trên ghế nhìn chằm chằm vào tôi.
Tôi sợ đến mức không dám cử động, đứng hình trong bộ dạng duỗi người đáng xấu hổ.
Tự nhiên tôi lại nghĩ, có khi nào tôi ngủ mà chảy nước miếng không?
Có không???
Tôi không dám sờ tay kiểm tra, sợ nếu mà có chảy thật thì càng mất mặt hơn.
Khang Duật vẫn nhìn chằm chằm vào tôi, lại còn vuốt cằm, đăm chiêu suy nghĩ cái gì đó.
Tôi cảm giác mình giống như con gà sắp bị làm thịt. Có khi nào anh nghĩ tướng ngủ tôi xấu quá chăng? Nhưng mà quả thật thói ngủ của tôi rất đáng xấu hổ, bình thường toàn dang hai tay hai chân, chiếm hết cả cái giường.
Trời ơi, muốn chết quá đi! Tại sao tôi lại quên mất điều ấy chứ!
Bỗng dưng, anh bật cười, nói – “Giuờng lớn như vậy mà em còn ngủ kiểu này, sau này chắc phải mua giường cực lớn thì may ra anh mới có chỗ ngủ!”

Cả mặt tôi nóng ran, đột nhiên nhận thấy thì ra tôi chả đen tối tí nào đâu, tên kia mới gọi là đen tối!!
Mới đó mà đã nghĩ tới chuyện giường lớn giường nhỏ rồi.
Chuyện giường chiếu…
Mẹ nó, chuyện này thật quá sức đen tối!
“Em xấu hổ cái gì? Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, là nơi chúng ta dùng để…”
Khỉ gió… Tôi quăng thẳng cái gối vào mặt anh, không muốn nghe những lời ám muội như thế nữa.
Dậy ngay, phải ngồi dậy ngay, né cái giường này càng xa càng tốt!
Giống như phải bỏng, tôi nhảy ra khỏi giường, sau đó, cách xa ba thước.
Tôi không biết nói gì, đành bảo – “Em… em… đói!”
Khang Duật cũng không quay lại cái đề tài kia nữa, – “Thịt kho tàu phải thêm một chút nữa mới ngon, em chờ thêm đi.”
“Vậy bác Thẩm đâu rồi?”
Khang Duật ném lại cái gối lên giường, đáp – “Đến phòng khiêu vũ rồi, buổi tối bác ấy thích tập nhảy đầm cùng với mấy bác gái khác, em cứ mặc kệ bác.”
Vậy tức là, chỉ có hai người chúng tôi ăn với nhau mà thôi.
Lại hồi hộp nữa rồi!
Ngồi ở bàn học, chả biết làm gì nên tôi đành quay sang thu dọn mớ sách vở trên bàn.
Khang Duật bỗng hỏi – “Miểu Miểu, cấp ba em định vào trường nào?”
Học kì sau đã vào đầu tháng ba. Sự kiện lớn nhất của tháng ba chính là kì thi trung học phổ thông. Ngày ấy thường có khái niệm, trường cấp ba tốt thì mới có thể thi vào đại học tốt.
Vừa thấy chuyển đề tài, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn, nghĩ nghĩ một hồi rồi trả lời – “Mẹ bảo, muốn em và Diễm Diễm thi vào trường cấp ba Nữ Trung.”
Cấp ba Nữ Trung là trường điểm của Thượng Hải, rất khó vào.
Khang Duật hơi trầm mặt – “Nữ Trung?”
Tôi gật đầu, không biết tại sao sắc mặt anh có vẻ hơi đen đen.
Sau đó, Khang Duật đều đều nói tiếp, – “Nữ Trung?(*) Vậy là anh không có cách nào vào rồi”
(*) Trường Nữ Trung Thượng Hải thành lập năm 1952, chỉ dành cho học sinh nữ.
À… cái này thì tôi hiểu.
Anh muốn thi cùng trường với tôi.

Được học chung một trường cấp với Khang Duật, vừa tưởng tượng tới, tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng mà lại không dám trái lời mẹ.
Tôi vội vàng nói – “Đúng là mẹ em muốn thế, nhưng nhất định em không thể nào vào nổi trường ấy đâu!”
Thật đấy chứ, phải trình độ cỡ Từ Doanh thì mới mong đậu, chứ còn tôi thì, rất mạo hiểm.
Tôi hỏi – “Vậy còn anh?”
Khang Duật ngồi lên giường, trả lời – “Chuyển thẳng. Anh là học sinh tỉnh ngoài, lên thẳng là thuận tiện nhất, với lại học phí cũng thấp hơn, có cơ hội giành học bổng.”
Tôi gật gật đầu, anh nói đúng, thí sinh ngoại tỉnh thi vào trường trung học Thượng Hải thì điểm phải rất cao, thế thì thà chuyển thẳng lên cấp 3 của trường hiện tại, nhưng mà… nhưng mà, kì thi cuối năm ở trường phải đứng ở top 5 mới được.
Hơi bộp chột, bỗng dưng tôi cũng muốn được chuyển thẳng, nhưng với thành tích học tập của tôi thì…
Đau đầu quá!
Đúng là lúc còn trẻ mà không cố gắng thì về già sẽ rất khổ sở.
Tôi hối hận quá đi!!
Khang Duật như hiểu được tôi đang nghĩ gì, nói – “Đừng lo, còn một học kì nữa mà, vẫn còn kịp!”
Tôi gật đầu, gật thật mạnh.
Mẹ cũng bảo phải học cho tốt.
Khang Duật nghĩ một hồi lại nói – “Thi vào trường Nữ Trung cũng tốt lắm.”
Tốt cái gì?
“Thì trường Nữ Trung sẽ không có nam sinh chứ sao, anh sẽ yên tâm hơn nhiều” – Anh nói – “Nếu chuyển thẳng có khả năng không được chung lớp, như vậy tính ra ở trường nữ sẽ tốt hơn nhiều.”
Anh nói xong, coi như là đã quyết định, lôi hết sách toán, văn ra bảo tôi – “Miểu Miểu, từ hôm nay trở đi, em phải học hành cẩn thận cho anh!!”
Á…
Khang Duật! Anh không thể vì mục đích đó mà bắt em thi trường Nữ Trung được!!
Kiểu gì người gì vậy hả?
Nhưng mà, anh quyết định vậy rồi, ép tôi phải thi vào Nữ Trung cho được, mà tôi thì, dưới sự nghiêm khắc của anh, thành tích học tập bắt đầu tiến bộ rất nhiều. Nhưng tôi không thích Nữ Trung, định bụng kì thi học kì sắp tới phải lên được top 5, sau đó sẽ chuyển thẳng.
Thế là, chẳng chốc, đã tới đầu tháng 3, giữa học kì.
Đáng tiếc, mọi sự không như tôi mong đợi.
Trước kì thi thử, tôi ngã bệnh, lại là bệnh nặng, nên đành bỏ lỡ…


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui