Lãnh thổ nước Đại Nam kéo dài từ nam ra bắc, từ đông tới tây, tính ra cũng hơn vạn dặm. Thoạt nhìn thì toàn bộ lãnh thổ Đại Nam giống như một cái hồ lô đảo ngược, phương bắc thì lớn, phía nam lại nhỏ. Chiều dài nam bắc còn lớn hơn chiều dài đông tây không ít. Thế nhưng lãnh thổ Đại Nam thật sự rộng lớn, bởi vì theo đo đạc, khoảng cách ngắn nhất từ quận Ung Châu ở phía tây đến quận Giang Đô ở phía đông đã dài hơn vạn dặm.
Quận Ung Châu là do Đại Nam diệt đi Thương Quốc vào mười lăm năm trước mà có được, cả quận là hai phần ba đất đai Thương Quốc trước kia. Quận Ung Châu cũng là quận lớn nhất của Đại Nam, trong quận Ung Châu có thành Ung Châu, là đô thành trước đây của Thương Quốc. Sau khi Thương Quốc diệt vong, Thái tử Mộ Dung Sỉ đào tẩu, lập nước Nam Yến ở thành Đại Lý, chấp nhận lệ thuộc vào Đại Nam và tiến cống hằng năm, hắn tự xưng là Hoàng đế bù nhìn. Có lẽ là do nước Nam Yến còn nghèo khổ và đang trong giai đoạn kiệt sức nên không làm cho Hoàng đế Đại Nam có dục vọng nuốt trọn. Bởi vậy mà Nam Yến vẫn có thể kéo dài hơi tàn.
Đại Nam dùng võ lập quốc, các đời Hoàng đế vì biểu hiện chính mình không có vứt bỏ tinh thần thượng võ và ý chí chiến đấu của tổ tiên, đều phát động ít nhất một lần tấn công các nước khác. Cũng bởi vì vậy, Đại Nam lập quốc mấy trăm năm mà quan võ trong triều vẫn chiếm lấy địa vị trọng yếu.
Phải biết có rất nhiều quốc gia khi lập quốc thì tôn trọng võ học, nhưng vài năm, hơn mười năm, vài thập niên sau sẽ làm giảm địa vị của võ tướng, trọng văn khinh võ. Nhưng Đại Nam không như thế, từ lúc Thái tổ Hoàng đế Đại Nam khởi binh tranh giành Trung Nguyên, các đời Hoàng đế Đại Nam đều lấy việc mở rộng bờ cõi là chuyện tất yếu phải làm. Nếu có ai không mở rộng lãnh thổ thêm một phần, thì thậm chí chính bản thân hắn đều xem thường chính mình.
Cũng chính bởi vì vậy, một ít quốc gia xung quanh Đại Nam khổ không thể tả. Lương quốc, Chu quốc, Ngụy quốc, Triệu quốc, triều đại Nam Tề, Bắc Tề, Đông Ngụy, trước sau gì những quốc gia này đều đã trở thành vốn liếng mà các Hoàng đế Đại Nam tự ngạo khoác lác. Lãnh thổ của những quốc gia này, cũng đã trở thành các quận của Đại Nam.
Khi đến Hoàng đế đời vừa rồi, bởi vì thật sự khó có thể gây chiến tranh với các nước lớn, vị Hoàng đế này động võ với Thương Quốc, nước mà từ trước tới nay luôn duy trì quan hệ tốt đẹp với Đại Nam. Không phải Hoàng đế đời trước quá độc ác, có trách thì trách Hoàng đế đời trước đó đánh nước Đông Sở, nước cuối cùng ở Trung Nguyên thành một phần năm. Nếu không phải bởi vì phần còn lại là cái bán đảo, hơn nữa thủy binh của Đông Sở mạnh hơn lục quân mà nói… thì cái bán đảo kia cũng đã nằm trong tay Đại Nam.
Cho đến khi Hoàng đế Đại Nam Dương Định Thiên kế vị, hắn cũng rất buồn rầu. Đăng cơ mười một năm qua, mỗi ngày hắn ở trong Ngự Thư Phòng xa hoa, rộng lớn nhìn bức bản đồ to lớn, muốn tìm một đối thủ không phục Đại Nam để ra tay. Nhưng mười một năm qua đi, ngoại trừ Đế quốc Thiên Thuận trên thảo nguyên thì thật sự hắn cũng không tìm được các nước nào khác rồi.
Động đồ đao với Đế quốc Thiên Thuận? Đó không chỉ cần có quyết đoán là được. Các đời Hoàng đế Đại Nam trước đó đều không thiếu người quyết đoán, nhưng không có bất cứ ai không lựa chọn sống hòa bình với Đế quốc Thiên Thuận.
Không phải không nghĩ đến việc đánh, cũng không phải không dám đánh, mà là không thể đánh.
Đại thảo nguyên kéo dài mấy vạn dặm, so với lãnh thổ nước Đại Nam còn muốn lớn hơn không biết bao nhiêu. Cho dù Đại Nam giàu nhất thiên hạ, cho dù Đại Nam có lòng tin dùng bộ binh đánh thắng kỵ binh của Đế quốc Thiên Thuận, thế nhưng Đại Nam tuyệt đối sẽ không chống đỡ nổi cuộc chiến tranh khổng lồ như vậy. Chỉ lương thực tiêu hao cho đại quân chinh chiến cũng đủ làm Đế quốc Đại Nam lao đao.
Quy mô quân đội không lớn hơn năm mươi vạn thì căn bản không cần cân nhắc đến việc động binh với Thiên Thuận. Năm trăm ngàn nhân mã, viễn chinh mấy vạn dặm, tiêu hao sao mà to lớn?
Đây không phải là vấn đề có dám hay không, mà căn bản là không có khả năng đánh.
Trừ phi Đại Nam có đủ kỵ binh chống lại kỵ binh Thiên Thuận.
Mà kỵ binh, vĩnh viễn là đau nhức trong lòng các Hoàng đế Đại Nam.
Nhưng mà đến mùa xuân năm Thiên Hữu thứ mười một, cái đau nhức này của Hoàng đế Đại Nam đã có thuốc trị. Cuối tháng ba, Hữu Kiêu Vệ đóng ở phía tây bắc phái một đội đến đế đô Thanh Long, nhân số không nhiều, chỉ có hai mươi mấy người. Lên đường nhanh chóng, mỗi người cưỡi hai con ngựa, nhưng cũng mất hai tháng mới tới Thanh Long.
Hai mươi mấy người kỵ binh của Hữu Kiêu Vệ áp tải ba người Bắc Tàu tiến vào đế đô.
Ba người Bắc Tàu này chính là một trong số những người Bắc Tàu buôn bán chiến mã bị Nguyễn Văn Dũng bắt tại thành Gia Trang. Trong đó người cầm đầu là một người trẻ tuổi mạnh mẽ, có hình dáng đặc thù của vùng Bắc Tàu lạnh giá. Dù là nam giới hay nữ giới, thân hình đều cao lớn, cường tráng, làn da đều rất trắng. Điều này có chút trái với lẽ thường, Bắc Tàu là nơi lạnh giá vô cùng, Thập Vạn Đại Sơn càng là nơi nghèo khổ, theo lý thuyết thì da của những người sinh hoạt tại đây phải có màu đồng đỏ mới đúng, hay ít nhất thì làn da phải thô ráp.
Song trên thực tế, làn da của người Bắc Tàu rất tốt.
Nhất là nữ giới Bắc Tàu, trắng sáng óng ánh như người tuyết vậy.
Người cầm đầu đám người Bắc Tàu ấy có tên là Hoàn Nhan Ly Yêu, khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, tóc có bộ dáng đặc hữu của người Bắc Tàu: trên trán cạo bóng loáng, sau đầu được cột lại thành một bó. Quần áo hắn đang mặc cũng có nhiều khác biệt với người Trung Nguyên, áo khoác ngoài là áo cộc tay làm từ da chồn nhung.
Đây là lần thứ nhất Hoàn Nhan Ly Yêu tiến vào Trung Nguyên, khi đi ở trên đường, hắn đã tưởng tượng qua hình dạng của đế đô Thanh Long Đại Nam vô số lần. Hắn dùng hết sức tưởng tượng của mình, cho rằng thành Thanh Long trong suy nghĩ đó cũng đủ lớn rồi, nhưng khi nhìn thấy thành Thanh Long từ xa, vẫn không khỏi kinh ngạc đến nỗi há to miệng.
Hùng vĩ, bao la!
Thật giống như Thập Vạn Đại Sơn liên miên và bất tận.
Vào lúc thành Thanh Long xuất hiện trong tầm mắt của hắn, Hoàn Nhan Ly Yêu đã không nhìn thấy điểm cuối của nó. Dường như cái tòa thành hùng vĩ này được tự nhiên hình thành, nguy nga đứng giữa thiên địa. Khi hắn cưỡi ngựa đến gần thành Thanh Long, miệng hắn mở rộng đến mức có chút đau.
Nhìn lên, tường thành cao chót vót như lợi kiếm chọc thẳng vào mây. Nhìn ngang, tường thành dài vô biên vô hạn.
Kỵ binh Hữu Kiêu Vệ mang theo hắn đi vào cửa Thuận Kiều, là một trong mười ba lối vào thành ở cửa tây thành Thanh Long. Thuận Kiều là cửa vào tầm thường nhất trong số mười ba tòa cửa vào, nhưng dù như thế, cửa thành to lớn đến nỗi vẫn có thể để cho tám cỗ xe ngựa đi song song vào một cách dễ dàng. Một cây đinh bằng đồng màu đỏ thắm cực lớn trên cửa thành có vẻ còn to hơn đầu người.
Cổ họng Hoàn Nhan Ly Yêu bỗng nhúc nhích, chật vật nuốt nước miếng một cái:
- Không thể tưởng tượng được… Thật sự không thể tưởng tượng được, ta đã dùng tư duy lớn nhất để tưởng tượng sự hùng vĩ của thành Thanh Long, nhưng vẫn chỉ tưởng tượng ra một phần trăm hình dáng của nó. Này có phải một tòa thành đâu, rõ ràng là một ngọn núi lớn!
Đội trưởng kỵ binh Hữu Kiêu Vệ bĩu môi khinh thường, làm thủ tục với binh sĩ ở cửa thành rồi trực tiếp tiến vào.
…
…
Mấy tên nam tử Bắc Tàu đến từ nơi lạnh giá và nghèo khổ nhất thế gian chắc chắn sẽ không nhận được lễ ngộ gì cao quý. Mặc dù lần trước Khả Hãn Hoàn Nhan của Bắc Tàu từng phái tới đặc sứ, thì phụ trách tiếp kiến hắn cũng chỉ là một quan Lục phẩm của Lễ Bộ Đại Nam.
Thế nhưng thế sự đổi thay thì mấy ai lường được? Hiển nhiên lần này có chút bất đồng.
Khi Hoàn Nhan Ly Yêu rung động đến chết lặng vì những hình ảnh hắn nhìn thấy, mãi cho đến lúc quan quân dẫn đường nói một câu “Đến rồi” thì hắn mới thoáng tỉnh táo lại.
Phủ tiếp sứ hẳn là nên xây ở bên ngoài thành Thanh Long mới phải. Nhưng bởi vì Đại Nam quá lớn, thành Thanh Long cũng quá lớn, nếu sứ giả các nước, các Đại tướng ở biên cương về đế đô hồi báo ở ngoài thành thì… vạn nhất Hoàng đế muốn triệu kiến họ thì lại mất quá nhiều thời gian. Cho nên phủ tiếp sức được xây ở trên đường cái phía đông cách cung Thái Cực khoảng mười dặm.
Lúc Hoàn Nhan Ly Yêu đến phủ tiếp sứ thì vẫn còn cảm thán, với hắn, một cái phủ tiếp sứ đã nguy nga hơn cả cung điện của Khả Hãn Bắc Tàu. Ánh mắt của hắn hoàn toàn dùng không xuể, nhìn xem chỗ này lại nhìn xem chỗ kia, hắn như đứa trẻ mới mở mắt ra xem thế giới này.
- Ngươi chính là Hoàn Nhan Ly Yêu?
Ngay ở thời điểm hắn đang cảm khái vạn phần, một âm thanh lãnh đạm mang theo nhàn nhạt khinh thường vang lên ở sau lưng hắn. Hoàn Nhan Ly Yêu vội vàng quay người trở lại, hắn liền thấy một người mặc quan bào màu xanh lá. Cái quan bào màu xanh lá này, dựa theo lễ chế của quan viên Đại Nam, chỉ cần nhìn là biết ngay đó là quan nhỏ từ Thất Phẩm trở xuống.
Ở Thanh Long, quan to đến Tam Phẩm cũng không được xem là đại nhân vậy. Một tiểu quan Thất Phẩm như vậy thì dân chúng cũng không để vào mắt. Song Hoàn Nhan Ly Yêu lại không thể không để người này vào mắt, bởi vì lần này hắn đang mang trên lưng một sứ mạng lớn. Hắn đã thuộc lòng hết thảy sách vở Đại Nam, cho nên cũng nhìn ra được phẩm cấp của người này chỉ bất quá là cái tiểu nhân vật Bát Phẩm chưa nhập lưu. Nhưng hắn vẫn biểu hiện đầy đủ khiêm tốn, thể hiện ra nụ cười chân thành nhất.
- Thảo dân đúng là con dân của Bắc Tàu, sinh sống ở Thập Vạn Đại Sơn, thần dân của Khả Hãn Vũ Đức hiền hòa mà vĩ đại, được Khả Hãn phái tới Đại Nam làm sứ giả, có tên là Hoàn Nhan Ly Yêu. Xin hỏi vị đại nhân này là?
Lời nói dong dài như vậy… cũng chỉ có người Bắc Tàu mới có thể nói ra.
Người nọ có vẻ không kiên nhẫn mấy, nói:
- Ta là Lục Bút Tham Sự của Lễ Bộ Đại Nam, phụng mệnh chờ đợi ở đây. Ngươi chớ đi vào phủ tiếp sứ, Thượng Thư Lễ Bộ đại nhân đang chờ ngươi, đi với ta một chuyến.
- Thượng Thư Lễ Bộ đại nhân muốn đích thân gặp ta?
Hoàn Nhan Ly Yêu có chút không tin lỗ tai mình.
Tên Lục Bút Tham Sự kia chẳng muốn nói gì nữa, xoay người đi về một chiếc xe ngựa. Hoàn Nhan Ly Yêu không dám trì hoãn, cũng leo lên chiếc xe ngựa đó.
…
…
Ngày bình thường, chủ trì Lễ Bộ là Lễ Bộ Thị Lang Bùi Huy, nhưng mà sáng hôm nay có một lão nhân đức cao vọng trọng đến trước cửa Lễ Bộ. Trừ gã Bùi Huy đã nhận được tin tức từ trước, đám quan chức Lễ Bộ nhìn qua thì không ai là không cảm thấy lạ. Phải biết ông ta là người dám chỉ vào Hoàng đế bệ hạ mà nói bệ hạ không hiểu lễ chế, và vị này đã có bốn tháng và hai mươi chín ngày chưa từng tới Lễ Bộ.
Người ấy là Thượng Thư Lễ Bộ Hoài Thu.
Thượng Thư Lễ Bộ Hoài Thu là nguyên lão tam triều, đã bảy mươi hai tuổi. Kỳ thật từ khi Hoàng đế Dương Định Thiên lên ngôi, hắn cũng ít hỏi tới chuyện của Lễ Bộ.
Bởi vì Đại Nam quá lớn, vào tháng ba, biên giới phía tây bắc vẫn có gió tuyết, nhưng trên đường đế đô, liễu đã nảy ra mầm xanh mới. Song có lẽ bởi vì lo lắng Thượng Thư Lễ Bộ đại nhân có tuổi quá cao, cho nên lò sưởi trong phòng vẫn được đốt.
Lễ Bộ Thị Lang Bùi Huy rất cung kính ngồi ở đó, cùng lão đại nhân nói chuyện.
- Tiểu Huy, ngươi quản lý cái nơi này rất ngay ngắn rõ ràng, không sai… Đợi đến mai ta liền viết một tấu chương cho thánh thượng, muốn lui về dưỡng lão, chân chính giao Lễ Bộ vào trong tay ngươi.
- Hạ quan không dám.
Bùi Huy vội vàng nói:
- Thân thể lão đại nhân vẫn còn khỏe mạnh như thế, long ân của bệ hạ còn nặng, sao có thể nói rời khỏi triều đình nhẹ nhàng như vậy? Lễ Bộ cũng không thể thiếu ngài.
- Ngươi nịnh nọt như vậy không êm tai chút nào.
Hoài Thu cười một cái, nói:
- Cũng đã thêm một chữ lão trước hai chữ đại nhân, ngươi còn nói ta chưa già? Hầu hạ tới đời Hoàng đế thứ ba… Ai… Đáng lẽ ta nên sớm lui xuống. Chỉ là người càng lớn tuổi lại càng tham quyền, chính bản thân ta cũng cảm thấy xấu hổ. Còn ngươi nói Lễ Bộ không thể thiếu ta thì đó là lời nói dối thuần túy rồi… Đã hai tháng ta không có tới chứ? Thêm mấy cái quan viên ta còn không biết nữa là.
Bùi Huy ngượng ngùng cười cười:
- Đã gần năm tháng ngài không có tới.
- À?
Hoài Thu sửng sốt một lát, cười hì hì rồi lại cười nói:
- Nuôi chó, chơi chim, cho cá ăn, trồng cây, làm vườn, xây hồ, thời gian này vậy mà trôi nhanh như thế… Đúng rồi, chỉ lo nói chuyện, lại quên mất chính sự do bệ hạ giao cho.
Lão nhân vuốt chòm râu trắng tuyết, nói:
- Lát nữa ngươi đi gặp mấy người Bắc Tàu kia, liền sử dụng… quy cách tiếp đãi dành cho sứ giả của đại quốc.
- Chuyện này… Không phải trước kia chỉ an bài một tên quan Ngoại Lang tiếp kiến đấy sao, lần này có gì không giống?
- Đương nhiên là không giống rồi.
Hoài Thu cười cười, nếp nhăn trên mặt xếp thành một đóa hoa:
- Tây Bắc đã muốn không yên ổn… Lần này người Bắc Tàu đã tìm đến tận cửa rồi, đó không phải là muốn làm thỏa mãn tâm tư của bệ hạ? Ha ha… Muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, nghĩ lại việc này thật là sảng khoái.
Bùi Huy kinh ngạc, há to mồm, không thể tin được, hỏi:
- Bệ hạ định… động binh với Thiên Thuận?
- Bằng không thì động binh với nước nào? Bệ hạ thế mà có cùng một suy nghĩ với Thái tổ Hoàng đế đấy.
Lão nhân cười như một lão hồ ly, lộ ra một cỗ đắc ý nhưng còn có mấy phần đáng yêu:
- Nhưng mà ta chỉ nói chuyện này với một mình ngươi, trong triều đình có cái tin đồn gì… Ngươi biết lão già ta tham quyền và sợ chết, ta khẳng định sẽ bán đứng ngươi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...