đôi ba câu thơ gửi chút tình mong nhớ, dăm ba gói bánh đạm bạc gửi tặng người tôi thương.
.
.
.
ríu rít là những tiếng chim hân hoan. mái nhà tranh còn đọng mùi đất ẩm phủ lên bởi những sợi rêu xanh mướt. tại hưởng mở mắt, mơ màng với đôi tay cầm chiếc đồng hồ cũ mà cha anh tặng hồi anh đậu đại học sư phạm năm tám mươi. nheo mắt rời khỏi giường, anh giáo trẻ lê tấm thân mệt nhọc đến bên bờ sông rửa mặt. ngày đầu đi dạy học ở cái xứ gạo trắng nước trong này, ai mà không hồi hộp bao giờ.
vốn là người con sinh ra ở đất thủ đô, vậy mà anh sớm có những rung động với nơi chốn miền tây mộc mạc. anh yêu cái hồn thơ ngây ngất, yêu cái vẻ đẹp trong veo của cần thơ, yêu mái nhà tranh, yêu dòng người lặng lẽ trôi theo dòng thời gian bất tận, cũng như cái cách cần thơ đem lại cho anh những cảm giác êm đềm không tên mỗi khi chiều buông chiếc bóng. miền tây gợi cho anh cảm giác thân thương, một kiểu thân thương đến lạ lùng.
người dân ở đây quý anh lắm, vì anh lịch sự, lễ phép, còn hiền lành, tuấn tú nữa. con cái trong làng đều đi học ở căn chòi con con anh dựng cuối đường hẻm, nơi bóng râm của dàn hoa giấy phủ rộng khắp, cũng tiện anh đi qua lại phố ăn hàng mua miếng rau miếng cá ăn cho qua ngày. mấy cô mấy bác hay gọi anh là cậu hưởng, vì anh không thích người ta kêu anh bằng hai chữ "anh giáo", nghe xa cách với lạnh lùng quá.
cũng năm năm mấy rồi, anh miệt mài với nghề dạy học, anh chăm chút cho từng trang sách vở dù là nhỏ nhặt nhất, mặc cho tiền dạy học có cỏn con như thế nào vì lũ trẻ đi học ở chỗ anh đều nghèo khó, ba má chúng nó cảm kích tấm chân tình của anh mà cho đi học, rồi sau có chút khấm khá mấy hôm lại phụ đỡ cho anh vài đồng.
sống bằng nghề gõ đầu trẻ tuy khốn khó nhưng cũng thật vui, mấy đứa trẻ nít rất ngoan và tiếp thu nhanh, giờ mới là lúc anh được nhận vô dạy học ở trường tiểu học cách làng độ bốn cây số, mừng mà cũng cực.
duy chỉ có điều, sống hai mươi mấy năm hơn trên cuộc đời, dù đã đi qua một vài mối tình kỉ niệm, anh vẫn ở một mình, ít khi giao du hay qua lại với ai, mặc dù mấy cô thôn nữ ai cũng để ý tới anh mà lâu lâu tới đon đả. cũng lạ.
lách ta lách tách, tí tách đã mưa. tiết tháng bảy mưa hạ đứt quãng, chẳng dầm dề nhưng cũng chẳng thoáng qua, cứ rỉ rích suốt ngày. anh rướn người nhìn trời xanh gợn gió, nặng trĩu âm u mà nhỏ giọt trên mái đầu.
vội khoác cái áo mưa xám tro rồi leo lên cái xe đạp thống nhất xanh xanh như màu áo. mới có bữa đầu thôi mà sao xui quá, anh nghĩ. chực nhớ chưa có lót dạ chút gì, anh quẹo phải nơi hẻm ăn hàng rồi ngồi vào chỗ ngồi quen thuộc ở gánh hủ tiếu của chính quốc, mỉm cười gọi to:" cho anh như cũ!"
làm sao anh thành khách quen của cái quán hủ tiếu không mấy đông khách này, từ hồi anh mới chân ướt chân ráo vào miền tây.
hôm ấy trời nóng như đổ lửa, xui rủi sao cha mẹ hưởng lại đòi vào trong này xem tình hình thằng quý tử ăn ở ra sao. vốn dĩ ở cái nơi có phần tồi tàn hơn ở phố thị, hưởng vẫn lo được mấy món ăn đủ làm hài lòng hai đấng sinh thành.
xe anh đang lăn bánh êm ru, một tiếng két chói tai của anh cũng làm vài ba con chích choè vội đập cánh bay mất. một cậu thanh niên gầy gầy, hai bên tay xách hai túi đồ đã chừng tan tành, từng vụn thịt rải rác vì bị lũ chó gặm gần hết, mớ rau củ rơi rớt hết xuống bờ mương, còn em, người mơ màng nhắm mắt, độ nằm đó cũng chừng nửa canh giờ, miệng môi khô khốc, chắc là sốt cao. anh giáo hốt hoảng tấp xe vào lề, cầm gi đông nước đưa vào vòm miệng, tay còn nhanh nhanh lau mồ hôi đang bết trên trán. chị liên đi ngang qua thấy thương thương nên cũng ghé vào cùng hưởng đạp xe rồi chỉ hưởng đường đưa tới trạm xá, thế nhưng mới tới nơi lại lật đật chạy về vì phải lo giỗ ông bà.
hưởng gượm lại, bỏ về cũng không được, tự dưng để người ta không biết ai thân thích ở lại một mình rằng kỳ, anh lại đem đồ ăn về, chừa phần một ít cháo rau rồi đi, ông bà kim chẹp miệng, sao mà thằng con trai của hai người bao đồng quá vậy không biết.
quốc dần dần mở mắt vì cơn đau nửa đầu hành hạ, trước đôi mắt là buồng trạm xá xây còn mới nguyên. thằng nhỏ lật đật muốn bật dậy thì ngoài cửa có giọng nói lạ vọng vào.
"cậu nằm đấy đi, tôi đưa cậu chút cháo, ăn để lót dạ rồi uống chút thuốc. đốc tờ dặn là cậu còn yếu nên cứ ở lại đi, mai về cũng được".
"người gì đâu mà tốt dữ!" - cậu quốc nghĩ thầm trong bụng.
anh không quen khi bị người lạ nhìn chằm chặp một hồi lâu, lại giả đò ho húng hắng để cậu trai nhỏ nhỏ kia liếc mắt sang nơi khác. quốc có phần lúng túng, vội mở miệng.
"dạ em cảm ơn. mà anh trả hết tiền vậy phiền anh quá, anh cho em biết tên tuổi rồi chỗ anh ở đi, có gì em đem tiền qua trả".
anh phất tay lại, mắt hiền hoà.
"ui không sao, thuốc có một ít, không đáng là bao, cậu khách sáo làm gì".
"nhưng mà"...
"không sao".
"cảm ơn anh ạ. mà anh tên gì?"
"gọi tôi là hưởng".
"dạ cảm ơn anh hưởng, em là quốc. em có bán hủ tiếu ở đầu làng, nhìn anh trông lạ lắm, chắc anh mới tới ha, có gì qua quán em để em đãi anh mấy tô coi như trả ơn". đôi mắt em long lanh dịu dàng sáng trong, lại thêm cái nụ cười ngây ngô thật thà của người miền sông nước làm kẻ đối diện cũng phải xốn xang lạ thường.
bước ra đáp chào anh cùng tô hủ tiếu thơm lừng là một cậu thanh niên thanh mảnh, tóc mái cắt tỉa gọn gàng, đôi mắt sáng như sao, từng ngón tay thon dài lay lay làm người bên này tỉnh cả người, chợt ngưng cả dòng suy nghĩ mơn man của chính mình.
quốc bảo:" bữa đầu anh đi dạy, em tặng anh tô này, coi như lộc đầu ngày anh ha!"
anh trìu mến vuốt ve đầu quốc, vén vài sợi tóc mai đen nhánh mà đáp rằng:" cảm ơn quốc! dăm ba bữa lại cho không anh tô hủ tiếu, tiền đâu em trả viện phí và sinh hoạt? ba má em còn bệnh, em có mình ênh, sáng bán hủ tiếu chiều tối mũi vô bệnh xá lo hai bác, nên em cứ lấy tiền, lấy cho anh vui, được không quốc?"
quốc im lặng, môi cong dần khép như một đường chỉ, đỏ rần. em chực trào nức nở :"có thêm mấy đồng cũng đã được gì đâu anh. coi như em lấy thảo tích đức cho con cho cháu, chớ kiếp này em khổ quá anh ơi."
nói đoạn em vội chạy ù ra đón khách, bỏ mặc anh với tô hủ tiếu nguội ngắt. vội húp sột soạt rồi cảm ơn quốc, anh giáo trẻ lại dắt xe đạp đi bon bon trên con đường làng. lúc cậu nhỏ chạy lại dọn đã thấy mấy tờ hai đồng kẹp bên dưới, tự dưng quốc lại thấy mắc nợ người ta quá chừng trời.
nắng sớm mai len lỏi qua từng kẽ lá, phủ trên mái đầu xanh những đốm sáng mập mờ.
...
#mín
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...