Chỉ Mong Người Lâu Dài FULL


Sau tiết Thanh minh, đã hơn một tháng kể từ khi anh cả ra đi.
Cả nhà họ cũng hơn một tháng không tụ họp.
Lũ trẻ thì đứa đi học đại học, đứa đi học cấp 3.

Ba đứa nhỏ nhất cũng được ba mẹ đón về nhà, đứa thì học bán trú, đứa thì thuê bảo mẫu trông nom.
Sau thất tuần, Tôn Hữu Bình mở cửa phòng khám và tiếp tục khám bệnh như thường.

Ngày đầu mở cửa rất tấp nập, không phải người đến khám bệnh mà là những người hàng xóm qua ngồi chơi, người thì mang quà tự làm, người thì mang đồ tự nấu đến, không ai lên tiếng an ủi, chỉ hỏi thăm đôi câu rồi về.
Có một người hàng xóm đứng trò chuyện với ông ở ven đường về cây tiêu huyền vừa đâm chồi.

Ông ấy nói cây tiêu huyền không bằng cây ngô đồng, cây ngô đồng thẳng tắp, không những hoa màu tím nở thành từng chùm rất đẹp mà lá cũng đủ to, mùa hè có thể che bóng râm cả một vùng lớn.
Tôn Hữu Bình đứng ôm tay ngửa đầu nhìn cây tiêu huyền, im lặng một lúc rồi gật đầu đồng ý: “Ngô đồng tốt.

Thân cây ngô đồng thẳng, chặt đi còn có thể bán lấy tiền.”
Bác cả cũng đến ngồi chơi mỗi ngày, có lúc trò chuyện, có lúc thì không, phần lớn thời gian chỉ uống trà hoặc ngủ gật, sau đó thì đạp xe về.

Theo lời ông ấy nói, người đã về hưu thì chỉ còn ở nhà chờ Diêm Vương gọi đi thôi.

Cũng theo lời ông ấy, có những đứa con tuy còn sống trên thế gian nhưng trong lòng cha mẹ thì chúng như đã chết rồi.

Con trai cả của ông ấy khi còn trẻ bỏ nhà ra đi, hai mươi năm trời vẫn bặt vô âm tín.
Mẹ Tôn hoàn toàn nhàn rỗi, mỗi ngày chỉ nấu ba bữa cơm cho hai vợ chồng, nếu có người rủ thì đi đánh mạt chược, không có ai rủ thì ngồi trên ghế sô pha xem phim truyền hình, thỉnh thoảng xem đến ngủ quên.

Mặt trời chiếu lên người bà, một ngày trôi qua, rồi ngày lại ngày trôi qua.
Tôn Cánh Phi đã chuyển đến nhà mới từ lâu, gần trường của Kha Vũ.

Trước đây Kha Vũ ở ký túc xá, nhưng sau khi chuyển đến đó thì đi học bán trú.

Tôn Cánh Phi vừa chăm sóc cuộc sống của con vừa kéo dài vụ ly hôn với Kha Dũng.

Bên kia thái độ rất cứng rắn, kiên quyết giành quyền nuôi dưỡng Kha Vũ.

Tôn Cánh Phi không có tâm trạng quan tâm đ ến chuyện này, vì chuyện của anh cả mà cả nhà vẫn còn chưa hết bàng hoàng, không muốn dây dưa thêm nữa.
Anh hai thì bận rộn, mấy năm nay ngành dịch vụ ăn uống không còn thuận lợi như trước, không mời người nổi tiếng đến check in địa điểm thì cũng nghĩ cách để lên bảng xếp hạng hoặc bảng đánh giá nào đó, tóm lại là phải dùng đủ mọi chiêu trò để nâng cao danh tiếng.

Kinh doanh đàng hoàng, tử tế đã không còn thịnh hành nữa.
Tôn Cánh Thành có đến phòng khám vài lần, nhưng chỉ đứng ở cửa một lúc, gặp bác cả thì trò chuyện đôi câu rồi về, không đi lên lầu.
Ba anh em rất ăn ý, không ai trong đám đưa ra đề xuất về việc quay về phòng khám tụ họp.

Nói cách khác, anh cả đã đi rồi, nhưng hình ảnh và nụ cười của anh ấy vẫn còn hiện hữu trên tầng lầu của phòng khám.


Không ai có đủ can đảm để lên đó.
Cho đến một ngày, anh hai lái xe ngang qua phòng khám, thấy Tôn Hữu Bình đang đứng ở cửa vươn vai, mẹ Tôn thì cầm chổi quét đường trước cửa, anh ấy ngồi trong xe một lúc lâu, sau đó gửi tin nhắn trên nhóm mấy anh em, hẹn tối đi ăn cơm.
Khi Tôn Cánh Thành nhận được tin nhắn, anh thở phào nhẹ nhõm, anh hai không hẹn thì anh cũng định hẹn.

Không thể cứ để ba mẹ ở đó mặc kệ, rồi mỗi người cứ trốn ở nhà mình được!
Tối hôm đó, ba anh em họ tìm một nơi không người, lặng lẽ, ngắt quãng nói chuyện với nhau ba bốn tiếng đồng hồ, sau đó ôm chặt lấy nhau, rồi mạnh ai về nhà nấy.
Về đến nhà ở khu đô thị mới thì đã quá nửa đêm, Chu Ngư đã ngủ say.

Anh có hơi phấn khích, cũng không cởi quần áo đi tắm mà cứ đè lên người cô lải nhải, nói thứ bảy sẽ về phòng khám tụ họp.
“Được.” Chu Ngư đáp lời.

Cô thấy đã đến lúc nên về tụ họp rồi.

Nhưng vì mọi người đều không vui, nếu về cũng chỉ làm phiền thêm cho nhau nên cô không nói gì, để cho họ tự ngẫm lại.
“Anh uống rượu hả?” Chu Ngư hỏi anh.
“Uống một chút.”
“Anh đi tắm đi, mai còn phải đi làm nữa.” Chu Ngư sờ mặt anh.
Tôn Cánh Thành cọ cọ nửa bên mặt vào lòng bàn tay cô, rồi vào phòng tắm.
Tắm xong ra anh lại không ngủ được, trước đây anh rất ít uống rượu, hễ uống vào là phấn khích.

Nhưng tối nay tình hình đặc biệt, không uống một chút rượu thì có những lời khó mà nói ra được.

Giống như càng lớn tuổi thì càng giả tạo, có những lời hồi còn trẻ không thấy có gì, vậy mà giờ lại không thể nói.

Mấy anh chị em đã nói chuyện rất nhiều, chủ đề xoay quanh anh cả, xoay quanh ba mẹ già yếu.

Họ tưởng bốn anh em sẽ vui vẻ náo nhiệt sống đến trăm tuổi, không ngờ anh cả năm nay mới bốn mươi bốn tuổi lại vĩnh viễn ra đi theo cách đầy bi kịch như vậy.
Chu Ngư bị anh lăn qua lăn lại làm phiền đến giấc ngủ, nói anh: “Anh lăn nữa thì đắp mền riêng đi.”
“Ừ, ừ.” Tôn Cánh Thành bật đèn rồi đi lấy thêm một cái mền nữa.
Chu Ngư bị ánh sáng chói làm khó chịu, kêu anh sang giường phụ ngủ.
Tôn Cánh Thành không chịu, đắp mền kín mít nằm xuống.

Chu Ngư mặc kệ anh, đắp mền tiếp tục chợp mắt.

Một lúc sau, Tôn Cánh Thành nhẹ nhàng lật người, khẽ vỗ vào lưng cô: “Lần sau về muộn quá thì anh sẽ ngủ giường phụ.”
Chu Ngư bị chứng mất ngủ, chỉ cần có chút động tĩnh là ngủ không được.

Lúc mới cưới hai người cũng đã ở phòng riêng, trong một tuần thì có đến hai ba ngày là ngủ riêng.
Chu Ngư nép vào lòng anh, Tôn Cánh Thành giở mền ôm cô, nói: “Ngủ đi em.”
“Em ngủ không được.” Chu Ngư tìm đến môi anh, hôn lên.

Tôn Cánh Thành hôn lại, lật người đè lên cô, lấy một cái bao cao su trong ngăn kéo, dốc lòng ra sức.
Hai người đã “chệch khỏi đường ray” từ nửa tháng trước.

Đó là vào một ngày cuối tuần, họ đi leo núi, phải trách hoàng hôn hôm đó quá đẹp, khiến họ không kìm lòng được mà hôn nhau, sau đó Tôn Cánh Thành đã bế cô về lều.
Sau việc đó, hai người rất ăn ý, ngầm hiểu không nhắc đến chuyện ly hôn nữa.

Cũng không cần phải nói rõ ra, ở tuổi này, họ cũng dần thấu hiểu, có những chuyện không còn như thời trai gái, phải giải thích hay hỏi cho ra lẽ nữa.
Cuộc sống vốn quá to lớn và phức tạp, không rõ ràng, cũng không thể nói chính xác, không phải chỉ vài lời là nói rõ được.

Cãi nhau thì cãi nhau, hoà thì hoà, không có nhiều lý do tại sao, cũng không cần phải giải thích tại sao.

Nếu mọi việc đều phải tìm một lý do, vậy thì người với người sẽ quá mệt mỏi.
Có lẽ bản lĩnh và sự thanh cao đáng ca ngợi nhất của con người chính là khả năng cảm thụ.

Nó kéo gần tình cảm giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia, giữa giai cấp với giai cấp một cách thuần khiết nhất.

Khi nhìn thấy những đứa trẻ mất cha mẹ vì chiến tranh, phải lang thang khắp nơi, phản ứng đầu tiên của chúng ta là cảm thấy buồn, không ai bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân chiến tranh trước hay đi chửi bọn trẻ là: Đáng đời!
Con người sinh ra không thể giải thích được, lớn lên không thể giải thích được, yêu không thể giải thích được và chết đi không thể giải thích được.

Không có câu trả lời nào cho vấn đề này cả.
Ưu điểm lớn nhất của con người khi già là họ ít nói và không còn hỏi nhiều nữa.

Họ buộc phải học cách chấp nhận, chấp nhận những điều bất khả kháng và sự vô thường trong cuộc sống.
Sau khi hai người ân ái xong, Tôn Cánh Thành th ở dốc, nằm đè lên người cô, Chu Ngư vỗ nhẹ vào lưng anh an ủi, không nói gì.

Cô biết chính xác một tháng qua anh đã phải chịu đựng biết bao nhiêu đau đớn.
Tôn Cánh Thành li3m cổ cô như mèo, nói mặn quá.

Anh li3m cô, quấn tứ chi quanh cô, ôm cô thật chặt, dùng một số động tác khiêu dâm để k1ch thích cô.

Chu Ngư hôn anh, an ủi anh, chờ anh bình tĩnh lại, nhẹ nhàng nói: “Em hiểu, em hiểu mà.”
Tôn Cánh Thành nằm trên người cô nghỉ ngơi một lúc, sau đó đi tắm, lúc quay lại hai người vừa trò chuyện vừa chìm vào giấc ngủ.

Trước khi ngủ, Tôn Cánh Thành vẫn luôn bận tâm một chuyện, cho đến khi mơ màng muốn thiếp đi, anh mới nhớ ra phải an ủi Chu Ngư, ba cô mất chắc cô phải đau khổ lắm, mặc dù biết nói gì vào lúc này cũng đã muộn nhưng anh vẫn muốn an ủi cô.
Nghĩ vậy rồi anh ngủ mất, trong mơ anh nhìn thấy cô gái cứ luôn đứng sau mẹ mình, cao cao, trắng trắng, thanh lịch.

Chỉ có điều không thấy rõ mặt mũi.

Anh đã không còn nhớ nổi dáng vẻ thời thiếu nữ của cô, thậm chí có thể nói là chưa từng nghiêm túc nhìn cô.

Hôm sau, Chu Ngư bị tiếng chuông báo thức đánh thức, trước tiên cô vươn vai trên giường, sau đó từ từ ngồi dậy ở mép giường tĩnh tọa mười giây, rồi vào phòng tắm vội vàng rửa mặt.

Còn người đàn ông kia, người tự nói là dù mưa gió thế nào cũng sẽ chạy bộ buổi sáng, thì lại trùm mền, kêu ca là tiếng chuông báo thức của cô quá ồn.
Chu Ngư không để ý đến anh nữa, trước đó anh còn thề thốt chắc nịch là buổi sáng sẽ đưa cô đến trường này nọ.
Đưa lắm!
Biết trước sẽ như vậy nên cô đã đặt mua một chiếc xe điện mới từ một tháng trước, rất nhỏ gọn, nhỏ đến mức dù chỗ đỗ xe có nhỏ đến đâu cô cũng có thể dễ dàng đỗ vào.

Điểm quan trọng là giá rẻ, chỉ vài chục ngàn tệ.
Tôn Cánh Thành không thích, nói nó giống cái vỏ cứng của con bọ hung.

Miệng nói vậy nhưng cứ đến lúc xe anh bị hạn chế đi là anh lại rất vui vẻ ngồi vào xe cô, trơ trẽn bắt cô đưa anh đến công ty.
Chờ Tôn Cánh Thành tỉnh lại lần nữa, anh ngồi ở mép giường mấy phút, sau đó thay quần áo đi chạy bộ buổi sáng.

Chạy bộ về, anh xách một túi đồ ăn sáng, tranh thủ lúc ăn sáng, anh vào nhóm gia đình, @ mẹ Tôn, nói thứ bảy sẽ về ăn cơm, tiện thể báo món mình thích ăn.
Mẹ Tôn trả lời ngay bằng một icon OK.

Bà không giỏi tiếng anh, thường thì chỉ trả lời một từ OK là có nghĩa bà đã nhận được tin nhắn.
Vì câu trả lời ngay lập tức của mẹ, Tôn Cánh Thành cảm thấy vô cùng áy náy.

Chu Ngư đêm qua nói rất đúng, mấy anh em họ quá độc ác, tàn nhẫn bỏ lại ba mẹ ở đó, còn mình thì lại vội vã trốn chạy.
Tiếp đó, trong nhóm gia đình, Tôn Cánh Phi báo món ăn, anh hai báo món ăn, chị dâu hai báo món ăn, Chu Ngư cũng báo món ăn.

Nhưng ảnh đại diện của anh cả sẽ không trả lời: “Đang bận ở cơ quan, mọi người cứ ăn trước đi.” Chị dâu cả cũng không trả lời: “Con sao cũng được.

Chiều sẽ qua phụ giúp.”
Sau khi trả lời trên nhóm gia đình, họ trò chuyện riêng trên nhóm của mấy anh em, Tôn Cánh Phi @ anh hai, hỏi anh ấy và chị dâu hai thương lượng thế nào rồi.

Tối qua Tôn Cánh Phi đã đề xuất để Gia Hưng và Gia Duệ cho mẹ tiếp tục chăm sóc, dù sao đối với mẹ thì đây cũng là một công việc.

Bởi vì ngoại trừ việc chăm sóc các cháu, bà cũng chẳng biết phải làm gì nữa cả.
Con người ở trạng thái không biết làm gì là lúc tốn thời gian nhất.

Sẽ suy nghĩ lung tung, sẽ không có mục đích.
Anh hai chỉ trả lời: “Tối gặp.”
Tôn Cánh Phi không kiên nhẫn hỏi anh ấy: “Chị dâu không muốn sao?”
Lúc xảy ra chuyện của anh cả, bọn trẻ đều có mặt, trừ Tôn Dục Ngôn và Tôn Gia Duệ không hiểu rõ về cái chết, Tôn Gia Hưng mười ba tuổi có lẽ cũng hiểu được phần nào.

Đêm đó may mà Kha Vũ về nhà ông bà nội, nếu không thì chị cũng sẽ cân nhắc đưa con đi tư vấn tâm lý.

Nếu chị dâu hai không đồng ý, chị hoàn toàn có thể hiểu được.
Anh hai vẫn nói câu đó, tối gặp nhau nói tiếp.
Buổi tối ngoại trừ Tôn Gia Duệ thì không có đứa cháu nào khác đến.

Ba Tôn và mẹ Tôn cũng không hỏi han, ngược lại là chị dâu hai giải thích rằng Gia Hưng đã lớn, để rèn luyện tính tự lập cho cháu, mấy hôm trước đã làm thủ tục cho cháu ở lại trường.
Mẹ Tôn vội vàng tiếp lời: “Thằng bé lớn rồi, ở lại trường cũng không phải lo lắng.”
“Mẹ, hay là mẹ vất vả thêm mấy năm nữa, chăm giúp cháu Gia Duệ? Hai vợ chồng con đi làm về muộn, cô giúp việc ở nhà cũng không chăm cháu tốt như mẹ.” Anh hai vừa nói vừa nhìn Tôn Gia Duệ, “Gia Duệ, con có muốn đến nhà ông bà nội không?”
“Dạ có! Bà nội nấu cơm ngon lắm!” Tôn Gia Duệ đã đòi đến nhà ông bà nội rất lâu, nói muốn tìm em trai với anh trai chơi.

Mẹ Tôn vội vàng đồng ý, nói trông cháu không mệt một chút nào.
Chị dâu hai liếc nhìn người chồng tự ý quyết định của mình, lại nhìn tóc mẹ Tôn đã thêm nhiều sợi bạc, cũng không lên tiếng gì.
Tôn Gia Duệ ăn một lúc thì không còn muốn ăn nữa, quên mất lời dặn của ba mẹ, nói là nhớ Dục Ngôn và anh Gia Hưng, cũng nhớ anh Kha Vũ.

Tôn Cánh Phi nói: “Ngày mai cô sẽ để anh Kha Vũ đến tìm con chơi, tối nay bạn của anh ấy hẹn anh ấy đi chơi rồi.”
Trên bàn ăn chỉ nói qua loa vài câu, sau bữa cơm, Chu Ngư và Tôn Cánh Phi dọn chén dĩa đi rửa.

Chị dâu hai thì cầm khăn lau bàn.

Mẹ Tôn lấy từ tủ lạnh ra mấy túi đồ ăn dặn mọi người mang về, toàn là đồ mà bọn trẻ thích ăn.

Lại lấy hai túi đã được gói sẵn, kêu chị em Tôn Cánh Thành mang đến cho chị dâu cả.

Tiện thể xem Dục Ngôn thế nào rồi.
Còn Tôn Gia Duệ thì vì quá chán nên một mình xuống lầu nằm dài trên ghế của phòng khám chơi, chơi một lúc thì hỏi Tôn Hữu Bình: “Ông ơi, chết có phải là không còn nữa, không nhìn thấy nữa phải không ông?”
Tôn Hữu Bình sửng sốt, gật đầu: “Đúng, là không nhìn thấy nữa.”
Tôn Gia Duệ tò mò: “Vậy thì bác cả đi đâu rồi hả ông?”
“Đi… lên thiên đàng rồi.”
Tôn Gia Duệ không hiểu, nhưng nó biết rằng lên thiên đàng chắc chắn không phải là chuyện tốt, nếu không thì người lớn đã không buồn như vậy, nó vội vàng hỏi tiếp: “Vậy thì ba mẹ con sẽ chết sao ông? Gia Hưng và Dục Ngôn và cả ông bà cũng chết hả ông?”
“Sẽ chết cả thôi.” Tôn Hữu Bình từ từ nói: “Nhưng đó là chuyện rất lâu nữa mới xảy ra.”
“Bao lâu nữa vậy ông?”
“Có lẽ là… đến khi bọn ông già lắm rồi, đến khi con lớn lên kết hôn rồi.”
“Vậy con không lớn lên kết hôn thì mọi người sẽ không chết hả ông?” Tôn Gia Duệ hỏi lại.
“Có lẽ là vậy.”
Tôn Gia Duệ suy nghĩ một lúc rồi lại hỏi: “Ông ơi, vậy thì đến khi con trưởng thành, mọi người có già như bác trưởng thôn trong phim hoạt hình “Cừu vui vẻ”, có râu tóc bạc trắng… cầm gậy chống rồi vẫn không chết không ông?”
“Có lẽ là vậy.” Tôn Hữu Bình kiên nhẫn giải thích.
Lúc này Tôn Gia Duệ mới yên tâm, nó có thể tiếp tục lớn lên, điều mà nó mong ước nhất chính là trở thành người lớn.

Mà đó cũng là điều mà nó cho rằng rất xa vời.

Lúc này nó nghĩ đến một thành ngữ rất hay và ý nghĩa – Thiên trường địa cửu.

Cô giáo nói rằng câu này có nghĩa là mãi mãi.
Nó hình như đã hiểu ra rằng mọi người sẽ không mãi mãi ở bên nhau, chờ đến khi nó trưởng thành, chờ đến khi ba và ông già như bác trưởng thôn thì mọi người mới chết nhỉ? Nghĩ đến đây nó mới dần an tâm, lớn lên, già đi, chết đi – tất cả những điều này đều rất xa vời đối với nó.
Thành thật mà nói, nó không quá đau buồn vì cái chết của bác cả, vì nó vẫn còn ba mẹ, ông bà, cô chú, Gia Hưng và Dục Ngôn, Kha Vũ… rất rất nhiều người ở bên cạnh.

Nhưng nó không thể nói điều này, vì nó cảm thấy nếu nói ra thì nó sẽ bị đánh.

Trước khi đến đây, mẹ đã dặn đi dặn lại nó rằng không được nhắc đến bác cả và Dục Ngôn.
Đột nhiên nó lại thấy bối rối, cảm thấy ông nội đang lừa nó.

Chẳng hạn như ông nội nói rằng người già mới chết, nhưng bác cả đâu có già? Rõ ràng bác cả còn trẻ hơn ông nội mà? Nó đau đầu nghĩ mãi cũng không hiểu ra, nhưng nó biết rằng không được hỏi, vì lúc này nét mặt của ông nội khiến nó rất buồn.

Nó hình như hiểu rằng đây là điều khiến người lớn buồn lòng, tuyệt đối không được hỏi.
Trở thành người lớn… trở thành người lớn… Vậy thì có phải là sẽ thường xuyên buồn bã và đau khổ không? Nó buồn bã suy nghĩ.
Lúc này có bạn nhỏ bên ngoài gọi nó đi chơi, nó như mọc cánh chạy ra ngoài, nỗi buồn bực vừa rồi biến mất trong nháy mắt..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui