Đến ngày thu hoạch, tình hình hai bên bờ sông đều có sự chênh lệch.
Bắc Tề bởi vì không có đủ nhân lực, cho nên liên hợp với người Hồ, cưỡng ép người Hồ tới Bắc Tề cấy cày, làm nông.
Thế nhưng, làm việc đồng áng cũng cần phải có kinh nghiệm, người Hồ sống cuộc sống du mục đã quen, không hề biết trồng trọt. Đến mùa thu hoạch, trong ruộng cũng chẳng có bao nhiêu lương thực.
Còn Đại Tề bên này sống, mặc dù trải qua phong ba hạt giống, thế nhưng bởi vì xuất hiện giống khoai mới, kịp thời gieo trồng, cho nên sản lượng khá tốt. Đến mùa thu hoạch, chỉ cần dùng xẻng đào xuống, có thể lôi lên được một dây có đầy củ khoai bám vào.
Mà giống khoai này có nhiều cách ăn khác nhau. Có thể nghiền thành bột, ép thành sợi, cũng có thể cắt lát phơi khô. Tóm lại những người dân sau khi rời khỏi ba quân tới đây đều cơm no áo ấm, cuối cùng cũng có cái để dựa vào.
Tình hình này nếu như tới sang năm, chắc sẽ có rất nhiều bách tính nghe tin mà tới. Mấy huyện ở ba quận vốn sinh lương thực dồi dào, nhưng vì lũ tham quan lộng quyền mà dân chúng sắp bị ép khô.
Nhất thời, ở ba quận bắt đầu xảy ra tình trạng thiếu hụt lương thực. Phượng Vũ thấy binh sĩ của mình ngày ba bữa chỉ có thể uống canh loãng, liền tìm cách khác, móc tiền bạc tới mấy quốc gia kết minh cùng hắn hỏi mua lương thực.
Lương quốc là nước có lương thực dồi dào, nhưng thừa cơ này mà nâng cao giá, chuẩn bị bù lại khoản lỗ ngày trước tiến cống Tề triều vải vóc và tơ lụa.
Cứ như vậy, ngân lượng ít ỏi trong tay Phượng Vũ giật gấu vá vai cũng không đủ, mà dân chúng trong ba quận cũng không chịu nổi chèn ép, Phượng Vũ không còn cách này, liền vươn tay tới đám thế gia đang nương nhờ hắn.
Cắt thịt bón hổ, làm gì có kẻ nào nguyện ý cơ chứ.
Hai nhà Mạnh Dương đều tìm đủ các loại lý do từ chối. Phượng Vũ càng lúc càng túng quẫn, hắn cũng lười nói nhảm cùng đám"ái khanh" thế gia nữa, hạ lệnh binh sĩ tới bao vây phủ trạch hai nhà, nếu như ko giao nộp đủ bạc, thì đừng nghĩ tới chuyện xuất phủ.
Bị bao vây tới ngày thứ mười, trong sử sách còn ghi lại "vây phủ bức lương", cuối cùng tộc trưởng hai đại gia tộc khiếp sợ trước dâm uy hoàng đế, đành phải đồng ý của đi thay người.
Phượng Vũ trong tay có bạc, liền thuận lợi mua được mấy chục thuyền lương từ Lương quốc để giải quyết tình hình khó khăn trước mắt.
Tình hình đó khiến đám thế gia ở Đại Tề thẩm vỗ ngực cảm thấy may mắn, may là bản thân thận trọng, cho nên không cùng hai nhà Dương Mạnh vượt sông tới Bắc Tề.
Chỉ cần chiến sự tiếp tục kéo dài, vậy thì ba quận chính là một cái động không đáy đốt hết lượng thực vàng bạc.
Có vàng nhà nào là gió thổi tới đâu, mà hiện giờ tiền bạc chảy ra như đê vỡ, thực sự khiến kẻ móc túi đau xót ruột gan.
Mạnh gia và Dương gia trước kia ra vẻ tài đại khí thô* nâng đỡ Phượng Vũ, thế nhưng thực sự phải dốc tiền túi, kẻ nào cũng đau đớn. Tộc nhân cũng bắt đầu có ý kiến, chất vấn tộc trưởng về quyết định đào tẩu tới ba quân.
Tài đại khí thô: Tiền nhiều như nước
Trái lại Thánh võ đế Đại Tề tuy rằng không ưa đám thế gia cho lắm, nhưng chiến sự có tiếp tục kéo dài, mặc dù không nâng thuế của dân, nhưng cũng không hề trưng thu vàng bạc của đám thế gia ở kinh thành.
Lương thảo quân nhu, đều tự mình giải quyết, mưu lược của hoàng đế thể hiện rõ ràng, khiến văn võ bá quan phải tin phục.
Thế là từ khi ba quận khai chiến đến nay, những mâu thuẫn trên triều đình cũng dần dần biến mất, chiến sự kéo dài tới năm thứ hai, trên dưới quân thần Đại Tề vẫn một lòng, cho nên khá bình tĩnh, Đại Tề kiên nhẫn mài mòn ý chí quân sĩ ba quận.
Phượng Ly Ngô chỉnh đốn những kẻ dị tâm trên triều, từ đó giảm bớt được rất nhiều phiền phức, ngẫu nhiên còn có thời gian đến bồi dưỡng tình cảm với ái thê của mình.
Trong hai năm nàng rời đi, kinh thành Lạc An cũng có nhiều thay đổi, chỉ là Phượng Ly Ngô cũng chưa có thời gian rảnh để đưa nào đi thăm thú,
Còn Khương Tú Nhuận cũng chẳng nhàn hạ hơn, nàng rảnh một chút nếu không phải xuất cung đi thăm kênh mương đê điều, thì cùng ôm hai đứa trẻ tới tiền tuyến thăm phu quân.
Kế hoạch của Phượng Ly Ngô là sau khi trở lại Lạc An, đi thăm thú những nơi có cảnh đẹp ở Lạc An mà thê tử chưa được tới. Thừa dịp thời tiết đẹp, liền mang theo thê nhi cải trang tới hồ Ương Tử bên ngoài thành du ngoạn.
Sau một mùa đông, tiểu Tuyết Nhạn cũng bắt đầu học đi rồi.
Ở ven hồ, tiểu công chúa trắng nõn như cục bột nhỏ, mặc chiếc váy màu hông, mông lắc lư được đại ca nắm tay dắt đi.
Một đôi trai gái bé xíu đáng yêu, khiến cho Khương Tú Nhuận đi phía sau không nhịn được cong mắt cười.
Vào năm ngoái, Bảo Lý được Phượng Ly Ngô ban tên Phượng Lam, đã bái Mộc Phong tiên sinh làm thái phó, tới thư phòng học tập.
Mộc Phong tiên sinh là đại nho đương thời, dù Hoàng đế đích thân mời cũng không nhất định đồng ý vào cung dạy học cho Hoàng tử.
Thế nhưng nể mặt ái đồ Khương tiểu công tử, Mộc Phong tiên sinh mới nhận lời. Đương nhiên điều quan trọng nhất khiến tiên sinh quyết định làm thái phó chính là Phượng Lam rất thông minh.
Tuổi còn nhỏ, nhưng khi cùng tiên sinh đánh cờ, lại có thể thiết lập bẫy rập, vô cùng giảo hoạt, có phong phạm của mẫu thân thằng bé.
Mộc Phong tiên sinh có duyên với đứa nhỏ này, cho nên nguyện ý tự mình dạy học vỡ lòng cho thằng bé.
Bảo Lý bởi vì đã tới thư phòng đọc sách thánh hiền, cho nên giờ cũng ra dáng dạy lại cho muội muội. Vừa đi vừa gật gù, nhỏ giọng nói với muội muội:
- Nhạn nhi ngoan quá, đi lâu như vậy cũng không kêu mệt, chút nữa ca ca dạy muội viết chữ đại, lại cho muội vẽ râu mèo lên mặc có được không?
Tuyết Nhạn không có hứng thú với việc học chữ "đại", nhưng rất thích được vẽ râu mèo lên mặt ca ca. Nghe vậy lập tức cười khanh khách, quay người thơm "moa" một cái đầy nước dãi lên mặt ca ca.
Phượng Ly Ngô cầm tay Khương Tú Nhuận, dạo bước bên hồ. Ngẩng đầu là phong cảnh núi non thanh tú, cúi đầu là kiều thê mặt phấn môi son, quả thực muốn say lòng người.
Lúc này, nhi nữ ở phía trước dắt tay nhau, còn mỹ thê đứng cạnh mình bầu bạn chia sẻ giang sơn. Phượng Ly Ngô chân thực nghĩ không ra, nếu như không được nắm tay nàng, cuộc đời này mình sẽ trải qua thế nào?
Nghĩ như vậy, liền vòng tay ôm lây eo nhỏ của nàng, muốn ôm chặt hơn chút nữa.
Thế nhưng Khương Tú Nhuận lại có chút xấu hổ, đẩy nhẹ chàng nói:
- Đang ở bên ngoài, cũng không phải trong cung, ở đây trống trải ôm ôm ấp ấp còn ra thể thống gì? Bệ hạ cũng phải làm gương cho con trẻ chứ?
Phượng Ly Ngô cảm thấy Khương Tú Nhuận có lý, thế là ngẩng đầu nhìn lại, liền nhìn thấy ven hồ có xây một thủy các, liền kéo nàng đi về phía đó, ý nàng là chỉ cần nơi có che chắn là có thể ôm hôn được rồi đúng không?
Khương Tú Nhuận theo ngón tay chàng chỉ nhìn qua, ánh mắt bắt gặp cảnh tượng quen thuộc, thân thể hơi chấn động một chút.
Thủy các này... Trước kia chưa có. Hẳn là trong hai năm nàng rời đi mới được xây dựng.
Kỳ thật ở kiếp trước, thủy các ở đây được dựng lên từ lâu, có tên gọi là "Giải ưu trai". Bởi vì khung cảnh thanh nhã, đồ ăn tinh xảo, ngắm núi nhìn hồ có thể giải tỏa ưu phiền, cho nên ở thành Lạc An khá nổi danh, Khương Tú Nhuận muốn lôi kéo quý nữ kinh thành cho nên cũng thường xuyên tới đây.
Kiếp trước, nàng nhiều lần ở đây mời khách tới mua vui thâu đêm suốt sáng, bao nhiêu lần uống say bí tỉ, nôn mửa suýt nôn hỏng cả dạ dày? Đáng tiếc, cố gắng thế nào thì cuối cùng mẫu quốc vẫn bị diệt vong, huynh trưởng tự sát, dã tràng xe cát mà thôi.
Trong lòng có chút chua xót, nhìn cảnh khiến cho hồi ức lúc đó ùa về.
Huống chi ở tại đây, nàng còn có một đoạn hồi ức mà khi chết nàng cũng không muốn nhớ lại.
Khi nàng trọng sinh sống lại, đoạn hồi ức kia giống như một giấc mộng bị nàng quên lãng, bây giờ nhìn thấy "Giải ưu trai", đoạn ký ức mơ hồ đó trở nên rõ ràng hơn...
Phượng Ly Ngô nắm tay nàng muốn đi lên phía trước, Khương Tú Nhuận lại vôi vàng giật ống tay áo chàng nói:
- Đừng đi thì hơn, chúng ta mang theo Bảo Lý và Tuyết Nhạn, tới tửu lâu không tốt cho bọn trẻ.
Phượng Ly Ngô lại vẫn như cũ kéo tay nàng đi lên phía trước, sau đó cũng không quay đầu lại nói:
- Đây đâu phải là tửu lâu, chỉ là trẫm sai người xây một biệt viện chỗ thủy các mà tôi. Xây xong đã lâu muốn đưa nàng tới vãn cảnh hồ, nhưng không có thời gian, bây giờ ngược lại đúng dịp, tới đó thưởng ngoạn một phen.
Kiếp này, vậy mà nơi đây không còn là tửu lâu? Khương Tú Nhuận vẫn đang ngẩn người, Phượng Ly Ngô liền kéo nàng bước vào thủy các.
Trải qua hai đời, thủy các không còn là tửu lâu, thế nhưng khi bước qua nguyệt môn*, cảnh vật bên trong lại giống y đúc kiếp trước.
Nguyệt môn: cánh cửa hình tròn, giống như mặt trăng, nên được gọi là cửa tròn, mình giữ nguyên từ hán việt là nguyệt môn.
Khương Tú Nhuận chỉ cảm chân tóc tê dại, bởi vì Phượng Ly Ngô nói, thủy các này do chàng sai người tu sửa, vậy chẳng phải chủ nhân của Giải ưu các kiếp trước, chính là Phượng Ly Ngô sao?
Nàng kiếp trước thường tới đây tổ chức yến tiệc đãi khách, thường xuyên ghé qua, hơn nữa lại là khách quen cho nên cũng quen biết chủ nhân nơi này.
Có lần sau yến tiệc, nàng kêu thị nữ lui xuống, một mình ở bên hồ hứng gió lạnh thổi tới. Ai ngờ bước hụt, suýt chút nữa rơi vào trong hồ. Khi đó may mà các chủ nơi này kịp lúc kéo nàng lại, nàng ngã vào trong ngực các chủ, say khướt không đứng lên được.
Sau đó các chủ an bài nàng ở nhã gian phía trên thủy các nghỉ ngơi, dùng lễ tiếp đãi, khiến nàng cảm thấy an tâm.
Nên sau khi tỉnh rượu, nàng mới biết hóa ra mình đã nghỉ lại tửu lâu một đêm.
Nàng chỉ là một ngoại thất của tướng quân nuôi dưỡng bên ngoài, cho dù cả đêm không về, cũng chẳng ai hỏi han, cho nên dứt khoát lệnh thi nữ tìm lý do qua loa đối phó với quản gia là được.
Thế nhưng từ sau hôm đó, nàng ngược lại có quen biết với các chủ. Thi thoảng sau khi thiết yến, khi không muốn trở về, thì các chủ sẽ đánh cờ hàn huyên với nàng.
Về phần vị vẻ ngoài của các chủ, Khương Tú Nhuận bây giờ cũng không nhớ nổi. Nàng chỉ cảm thấy đó là một nam tử cao lớn, nhưng tướng mạo bình thường, không có đặc điểm gì để người ta ghi nhớ cả. Cho dù nàng cố gắng thế nào, vẫn không nhớ nổi, rồi không lâu sau lại quên mất.
Dù sao người này cũng không nói nhiều, vô cùng có giáo dưỡng, là một nam tử thân thiện. Khi đó Khương Tú Nhuận vô cùng quý mến người này,
Còn Giải ưu các, khi nàng ở đây vung tiền tổ chức yến tiệc, thì công việc kinh doanh cũng càng lúc càng tốt lên.
Vị các chủ kia cũng hẳn vì việc kinh doanh phát triển, cho nên đối với vị khách tiêu tiền như nước là nàng cũng chú ý hơn, ghi nhớ rất rõ sở thích của nàng.
Nàng gần đây thích loại trà nào, các chủ đều chuẩn bị thỏa đáng đầy đủ. Khúc nhạc nàng thấy hay, hắn ta cũng âm thầm chuẩn bị một bản đặt bên cạnh tháp nơi nàng nghỉ trọ. Nếu như nàng uống nhiều rượu, hắn còn chu đáo chuẩn bị canh giải rượu bưng lên, yên lượng chờ nàng uống hết...
Bây giờ suy nghĩ kỹ càng, vị các chủ bèo nước gặp nhau kia đúng là cẩn thận chu đáo khiến người ta lo sợ.
Thế nhưng lúc đó nàng như thành thói quen, lơ đễnh không chú ý tới. Cho đến sau này, phát sinh một chuyện ngoài ý muốn, khiến cho nàng khi tỉnh táo lại hối hận không kịp...
Phượng Ly Ngô bước vào thủy các, cũng không biết Khương Tú Nhuận bởi vì ký ức kiếp trước mà nội tâm phập phồng. Chàng vui vẻ kéo tay nàng đi vào trong, vừa đi vừa nói:
- Bản vẽ thiết kế nơi này đã làm xong từ lâu, trẫm vốn muốn khi làm thái tử giao cho ám vệ tới xây dựng, tu kiến nơi này thành tửu lâu, thu thập tin tức tình báo. Nhưng sau này, trẫm vội vàng kế vị, nơi đây cũng bị gác lại, gần đây mới tu sửa xong, trẫm cảm thấy nơi này lịch sự tao nhãn, liền muốn đưa nàng tới đây ngắm cảnh.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...