Chẳng Cháy Hết


Chuyển ngữ: Yuki

"Hãy coi mỗi ngày như ngày cuối cùng ta được sống trên đời...!Nếu ngày mai phải chết, vậy thì cứ để dành phiền não lại cho ngày mai đi."
"Là như vầy..." Giọng chị Liêu có hơi trầm xuống, sắc mặt nghiêm trọng: "Ông Hoàng trong nhóm chúng ta, hôm qua không may đã đổ bệnh từ trần rồi."
Vừa dứt lời, tất cả mọi người đều bàn tán xôn xao.

"Sao lại thế..."
"Bệnh này nhanh thật, ông Hoàng cũng có tuổi vậy rồi..."
"Tuần trước còn thấy ông ấy khỏe lắm mà, tiếc ghê ấy..."
Mặc dù tôi không thường xuyên tham gia hoạt động, cũng không thân thiết với các thành viên trong nhóm lắm, nhưng người tuần rồi còn cười cười nói nói tuần này lại đột nhiên qua đời, dù là ai cũng không khỏi thổn thức.

Trong ấn tượng của tôi, ông Hoàng là một người vô cùng hiền hòa.

Hơn bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, tinh thần sung mãn, nếu không nói sẽ chẳng ai tin rằng ông mắc bệnh ung thư.

Nghe nói, một năm trước ông vừa phát hiện mình bị ung thư phổi.

Bác sĩ bảo ông sử dụng hóa học trị liệu, nhưng ông thấy mình cũng cao tuổi rồi, chưa chắc đã qua nổi, thế là chỉ tiến hành vật lý trị liệu.

Cùng với đó, ông đăng ký cho mình một nhóm hỗ trợ tâm lý để điều tiết tâm trạng.

"Ông Hoàng có gửi một lá thư, gửi cho các thành viên trong nhóm hỗ trợ chúng ta, mọi người cùng nghe nhé." Chị Liêu mở bao thư trắng trong tay, lấy lá thư ra, đọc cho mọi người.

______________
"Tạm biệt mọi người, hôm khác gặp lại!"
"Hôm khác gặp lại."
Từng thành viên trong nhóm từ biệt nhau, sau khi ra sân vận động mới phát hiện trời đã mưa tầm tã.

Tôi có chút sầu não.

Hôm nay lúc ra ngoài quên xem dự báo nên cũng chẳng mang ô.

"Thầy, thầy ơi..." Sau lưng truyền đến một giọng nói e thẹn.

Tôi quay đầu lại nhìn, là cô nữ sinh cấp ba tính tình nhút nhát.

Con bé bị tôi nhìn thẳng dường như không biết nói thế nào, sửng sốt nhìn chằm chằm tôi vài giây rồi như chợt nhớ ra điều gì đó, lấy trong bọc ra một chiếc ô.

"Thầy...!thầy không mang dù phải không ạ? Em, em có thể dẫn thầy đi lấy xe được không ạ."
Tôi liếc nhìn chiếc ô của con bé, là một chiếc ô có màu hồng thiếu nữ.

"Cảm ơn em." Tôi khẽ đáp.

Trời mưa khá nặng hạt, ô của cô bé đều che trên đầu tôi, chỉ mấy bước ngắn ngủi đến bãi đậu xe mà cả nửa người nó đều ướt sũng.

Nếu nhận không ân tình này của con bé cũng hơi bất lịch sự, thế là tôi hỏi thăm địa chỉ nhà, định đưa con bé đi một đoạn.

"Không cần, không cần đâu ạ, vậy thì phiền lắm..." Cô bé vội khoát tay từ chối: "Em ngồi xe buýt về là được rồi ạ."

Đứng chờ ở trạm xe buýt trong cái tiết trời này chừng năm phút là đã muốn chết rồi, huống hồ quần áo con bé đều ướt cả.

Tôi nhìn bàn tay đang cầm ô của nó đều bị cóng đến đỏ lên, đoán chắc con bé đang rất lạnh.

"Đi lên, mau." Tôi bất giác mang theo dáng vẻ nghiêm khắc khi lên lớp, cô gái nhỏ khẽ run run, quả nhiên đành ngoan ngoãn lên xe.

Nhà con bé ở bên kia trường học, khác hướng hoàn toàn với nhà tôi.

Hai người ngồi trên một chiếc xe, vẫn không nói với nhau câu nào.

Biết sao được khi tính con bé hướng nội, còn tôi cũng chẳng phải người nói nhiều, chỉ nói đôi ba câu ban đầu rồi thôi.

"Thầy à, 'chết ' sẽ ra sao ạ?" Lúc sắp đến nơi, con bé chợt mở miệng hỏi.

Tôi há hốc mồm, không biết trả lời thế nào.

"Cái chết" luôn là chủ đề thảo luận trong Triết học, nhưng muốn xác định tính chất của nó lại không dễ.

"Có nhà triết học cho rằng, cơ thể chết đi chưa hẳn đã 'chết' thật sự, 'chết ' thật sự là khi ý chí mất đi.

Cơ thể của một người đã chết nhưng ý chí vẫn trường tồn thì người đó vẫn sống mãi trên thế gian.

Còn một người dù có sống, nhưng ý chí đã tan biến từ lâu, sống như một cái xác không hồn, vậy người này có sống cũng như chết."
Cô bé yên lặng một lúc, lại hỏi: "Vậy ý chí của ông Hoàng...!vẫn còn chứ ạ?"
"Em đã xem 'Coco' chưa?"
"A..." Con bé hơi ngẩn ra rồi mới đáp: "Từng xem rồi ạ."
Thật ra tôi chưa xem bao giờ, nhưng Dư Hỉ Hỉ vừa xem xong hôm sau đã đến trường kể tất tần tật nội dung cho tôi nghe, kể đến đoạn cảm động còn khóc òa lên, bảo rằng phim này không gì sánh bằng.

"Chỉ cần chúng ta còn nhớ đến ông ấy, ông ấy vẫn sẽ ở đó." Tôi nói: "Em có thể cho là vậy."
Lúc xuống xe, con bé rối rít cảm ơn tôi, tuy vẫn không dám nhìn tôi nhưng lời nói đã trôi chảy hơn trước, như thể đã lặp lại trong đầu nhiều lần rồi.

"Cảm ơn thầy.

Năm sau là em thi đại học rồi, hy vọng có thể thi đậu khoa Triết học của đại học Thanh Loan, trở thành học sinh chân chính của thầy." Con bé mở ô, bỗng dưng quay đầu lại: "Ừm...!thầy có thể gọi em là Thiên Nhi."
Ngày đầu tiên tham gia, mỗi thành viên đều tự giới thiệu bản thân, tôi còn nhớ con bé họ Vu.

"Ừm, đi đường cẩn thận trơn trượt."
Tôi tạm biệt con bé, cài đặt hướng dẫn chỉ đường về nhà.

Trong xe trống trải yên ắng, lúc lái xe, trong đầu vô thức nghĩ đến lá thư của ông Hoàng.

Chẳng trách Vu Thiên Nhi đột nhiên lại đa sầu đa cảm như thế, sau khi nghe xong lá thư từ biệt như vậy, còn ai có thể thờ ơ với chuyện sống chết chứ.

"Các bạn nhỏ, khi các bạn đọc được lá thư này, có lẽ tôi cũng chẳng còn trên đời nữa.

Mặc dù Hoàng Dần Quốc tôi quen biết các bạn không lâu, nhưng cũng xem như có giao tình.

Khoảnh khắc cuối cùng của đời người, tôi muốn khuyên những người tiêu cực các bạn một điều.


Hãy coi mỗi ngày như ngày cuối cùng ta được sống trên đời.

Nếu ngày mai phải chết, hà cớ gì không thể buông thả bản thân? Nếu ngày mai phải chết, hà cớ gì không trân trọng từng giây từng phút của hôm nay? Nếu ngày mai phải chết, vậy thì cứ để dành phiền não lại cho ngày mai đi.

Khi trước tôi cũng cảm thấy mình đã sống đủ rồi, bảy mươi sáu tuổi, trông thấy vật đổi sao dời, thế sự phồn hoa, con cháu đầy đàn, gia đình hòa thuận, còn gì để nuối tiếc nữa chứ? Nhưng đến khi sắp lâm chung tôi mới nhận ra có rất nhiều điều mình chưa làm được.

Nói thao thao bất tuyệt nãy giờ, tôi chỉ muốn chốt một câu —— Các bạn còn trẻ, các bạn phải cố gắng sống thật tốt."
Phải sống thật tốt...!
Lời đơn giản, chữ cũng ít, nhưng để làm được lại khó không tưởng.

Đỗ xe xong, tôi bấm thang máy, mười mấy giây sau, thang máy dừng lại, "Ding" một tiếng, hai cánh cửa từ từ mở ra.

Vừa bước khỏi thang máy, tôi đã thấy một con "quái vật khổng lồ" ngồi phịch trước cửa nhà.

Cậu ta ngồi dựa lên cửa, toàn thân ướt đẫm, chẳng biết có phải do rét hay không mà mặt cậu ta trắng bệch, bờ môi cũng tái nhợt đi.

Thật muốn để con chó con này nghe thư của ông Hoàng mà.

Đôi mắt cậu ta lim dim, không biết có phải đang thiếp đi không.

"Thương Mục Kiêu." Tôi đi đến trước mặt cậu ta, nhỏ giọng gọi.

Cậu ta nghe thấy âm thanh thì khẽ động đậy, từ từ mở hai mắt ra, có lẽ do gương mặt nhợt nhạt mà đôi mắt đen tuyền cậu ta càng thêm sâu thẳm.

"Cuối cùng thầy cũng về rồi..." Cậu ta xoa trán, cố gắng lấy lại tình táo.

"Sao cậu lại ở đây" Vừa thấy cậu ta, bàn tay tôi lại bất giác nhói lên.

Thương Mục Kiêu ngẩng đầu lên, tựa gáy vào cửa, giọng nói tràn đầy mỏi mệt.

"Đi đến đây, kết quả nửa đường còn mưa.

Chị của em không có ở nhà, chắc là lại đến tìm người đàn ông kia rồi.

Em không còn chỗ để đi, thầy cho em ở nhờ với." Tóc cậu ta còn đọng nước, trên người không chỗ nào là không ướt, có thể nói bộ dạng chật vật khổ sở đến cùng cực.

Tôi với cậu ta nhiều nhất chỉ là quan hệ quen biết, cậu ta lại mở miệng tự nhiên như thể chúng tôi là bạn bè nhiều năm vậy.

Hẳn là tôi nên đuổi cậu ta đi, cứ hễ gặp cậu ta là chẳng có gì tốt lành.

Nhưng Thương Mục Kiêu chắc chắn sẽ không ngoan ngoãn nghe lời tôi như vậy, hơn nữa cậu ta ngồi cản trước cửa thế tôi cũng chẳng vào nhà được.

Tốt xấu gì cũng là em trai của bạn gái Dương Hải Dương, coi như cũng có quan hệ thầy trò với tôi.

Tình hình hiện tại của cậu ta không ổn, cho ở nhờ một thời gian...!chắc không sao đâu nhỉ.


"Vào nhà trước đã."
Thương Mục Kiêu đứng dậy, nhích sang một bên nhường đường.

Tôi mở cửa đi vào phòng, đang định bật đèn lên, ngoài cửa sổ đã lóe lên một tia sáng, tiếp theo là tiếng sấm đùng đùng.

"Mẹ em, cũng qua đời trong một ngày mưa như thế này." Thương Mục Kiêu bước đến bên cửa sổ, lặng lẽ ngắm nhìn trời mưa bên ngoài: "Bà bảo mọi người đi hết, ném em vào màn mưa.

Em ra sức gõ cửa muốn vào nhà, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không nhận được một câu trả lời của bà ấy.

Mưa rất lớn, em rất lạnh.

Em không hiểu tại sao mẹ trước giờ mẹ vẫn luôn ghét mình.

Sau đó, chị em đi học về, tài xế phải phá cửa, bọn họ đến phòng vẽ tìm mẹ.

Bà ấy mặc một chiếc váy trắng, ngủ vô cùng bình thản, là dáng vẻ dịu dàng yên bình nhất mà em từng thấy..."
Ngữ điệu cậu ta bình bình, nhưng tôi lại nghe được sự kinh hãi tột độ.

Tôi nhớ Dư Hỉ Hỉ từng nói, lúc vợ Thương Lộc qua đời, Thương Mục Kiêu chỉ mới năm tuổi thì phải?
Chẳng trách cậu ta lại ghét ngày mưa như vậy.

Một đứa trẻ năm tuổi, cho dù chỉ là một chút ký ức buồn đau cũng đủ trở thành nỗi ám ảnh cả đời, huống hồ chuyện của Thương Mục Kiêu còn thê lương như thế.

Tôi nhất thời không biết đáp gì, quên cả việc bật đèn lên, chỉ đứng yên tại chỗ, nhìn bóng lưng cậu ta.

"Ngày trước, chỉ cần trời đổ mưa là chị gái rất lo cho em.

Nhưng hôm nay chị ấy thậm chí còn không thèm gọi điện hỏi thăm.

Người chị ấy quan tâm nhất đã không còn là em nữa rồi." Cậu ta xoay người, dựa lên cửa, giọng nói không hề hằn hộc, có thể nói là không chút gợn sóng: "Đến viên đá quý duy nhất, mà em cũng đánh mất rồi."
Người giàu có, sẽ không quan tâm đến tài sản của mình có thiếu đồng nào hay không.

Nhưng người nghèo khó, dù chỉ một đồng cũng đủ giết chết họ.

Ánh mắt của cậu ta khiến tôi thấy bất an, mà sự bất an này không phải xuất phát từ nỗi sợ hãi hay lo lắng...!mà là nỗi chua xót từ tâm can.

"Cậu đi tắm trước đi đã, để tôi tìm xem có gì cho cậu mặc không..." Tôi né tránh ánh mắt ấy, lập tức chui vào phòng ngủ.

Đè tay lên ngực một hồi, cuối cùng nỗi chua xót cũng tan đi, sự bất an cũng cuốn theo đó.

Tại sao loài người lại không có quyền không chế cơ thể chứ? Tôi lẳng lặng thở dài.

Vất vả lắm mới tìm được một bộ đồ cho Thương Mục Kiêu mặc ngủ.

Tôi quay lại phòng khách, nghe tiếng xả nước cũng đoán rằng cậu ta đã nghe lời tôi đi tắm.

Căn nhà này của tôi tuy chỉ có một phòng ngủ một phòng khách, không quá lớn nhưng lại có hai nhà vệ sinh, một cái trong phòng tôi, là chuyên dùng cho tôi, độ cao của bồn rửa tay và những thứ khác đều dựa theo độ cao của xe lăn, còn phòng vệ sinh còn lại là cái Thương Mục Kiêu đang dùng, là phòng chuyên dùng cho khách.

"Mở cửa, lấy quần áo của cậu này."
Tiếng nước nhỏ dần, cuối cùng hoàn toàn biến mất.

Lát sau, cửa phòng mở, hơi nước nóng bên trong cũng đồng thời thoát ra ngoài.

Trên người Thương Mục Kiêu nhỏ nước, không hề ngại tôi, cứ không che không phủ gì mà cầm lấy quần áo từ tay tôi.

"Cảm ơn thầy." Cậu ta nhỏ giọng nói tiếng cảm ơn, lần nữa đóng cửa lại.


Tôi ngẩn ra một hồi, rồi lấy từ trong tủ một bộ chăn nệm không dùng tới ném lên sô pha, tiếp theo bật điều hòa lên, cuối cùng quay về phòng mình.

Rửa mặt xong, tôi đưa mắt nhìn ra cửa phòng, cảm thấy hơi bất an, thế là vẫn đi ra nhìn thử.

Cả người Thương Mục Kiêu cuộn trên sô pha, tôi vừa đến gần liền mở mắt ra.

Tóc cậu ta vẫn chưa khô hẳn, còn có chút ẩm ướt.

Điệu bộ phách lối khi trước không còn, trông còn có vài phần ngoan ngoãn.

"Giáo sư Bắc," Cậu ta vươn tay về phía tôi, "Hình như em sốt rồi."
Tôi nhìn ngón tay cậu ta vừa chìa ra, chần chừ một lúc rồi vẫn cầm lấy.

Nhiệt độ nóng quá, thật sự sốt rồi.

"Để tôi đi tìm thuốc đã."
Lúc khắp nơi mới tìm thấy một hộp thuốc hạ sốt vẫn chưa hết hạn.

Tôi rót nước đưa đến trước mặt Thương Mục Kiêu.

Cậu ta chống người ngồi dậy, nhận lấy thuốc trong tay tôi, ngửa đầu nuốt vào, rồi nhanh chóng uống một ngụm nước.

Cậu nằm xuống lại, dường như khó chịu nên cả một câu cũng chẳng buồn nói.

Tôi đặt cốc nước lên bàn trà bên cạnh, nhặt tấm chăn bị kéo rơi ra, nhét lại dưới người cậu ta.

Ngoài trời còn đang đổ mưa, tôi không tắt hết đèn toàn bộ phòng khách, chừa lại một cái đèn đọc sách để không gian không quá tối tăm.

Tỉnh dậy nửa đêm, sau khi đi vệ sinh xong, tôi lại ra ngoài khách nhìn Thương Mục Kiêu.

Dùng tay đo nhiệt độ trên trán cậu ta, cảm giác vẫn còn hơi nóng.

Thương Mục Kiêu bị đụng chạm mà tỉnh giấc.

Lúc nhìn tôi, ánh mắt còn đang mông lung.

"Xin lỗi, đánh thức cậu rồi à."
Tôi vừa đình thu tay, Thương Mục Kiêu đã níu tôi lại, nắm cổ tay của tôi kéo về, áp lên mặt cậu ta.

"Tay của thầy lành lạnh, thoải mái ghê." Cậu sốt đến đỏ cả mắt, giọng nói cũng trở nên khàn đi.

Tôi trông thấy vậy thì không quen lắm, muốn rút tay về, lại sực nhớ cậu ta là bệnh nhân.

Tôi cũng từng bệnh, biết cảm giác bị bệnh rất khó chịu, cơ thể còn trở nên yếu ớt.

"Vì cậu còn đang sốt, chờ hết sốt thì cũng hết thấy tay tôi lạnh thôi."
"Bắc Giới..." Cậu ta dùng đôi mắt phiếm hồng nhìn tôi, đôi môi dán sát lên mạch đập trên tay tôi, dường như rất thích chạm vào lớp da thịt ấy, "Làm viên đá quý của em nhé."
Tôi ngơ ngác tại trận, quên mất cả phản ứng.

Nếu như cậu ta dùng vẻ mặt hờ hững ngạo mạn để đánh cược với tôi, hay thờ ơ gọi tôi là "giáo sư Bắc", tôi đều có thể vờ như không thấy rồi bỏ qua.

Nhưng hiện giờ cậu ta lại dùng gương mặt này, dùng giọng điệu này để cầu xin tôi trở thành viên đá quý của cậu ta...!Thật là, gian xảo đến cùng cực mà.

./..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui