Cánh Cửa

Đối với nhân loại, văn hóa tâm linh là loại văn hóa ra đời sớm nhất, tín ngưỡng này bắt nguồn từ những hiểu biết hạn chế của loài người thủa sơ khai trước những hiện tượng tự nhiên không thề giải thích như sấm, chớp, lũ lụt, động đất… Văn hóa tâm linh chính là “mẹ đẻ của văn học”. Là một nhà văn, tôi luôn luôn giữ một niềm sùng kính đối với loại hình văn hóa ấy.

Giữa cái bất tận của thời gian và sự vô biên của không gian, kiến thức hạn hẹp của nhân loại đối với thế giới này luôn chỉ là hữu hạn. Chính vì thế, nỗi sợ hãi là không biên giới, không có điểm bắt đầu mà cũng chẳng có điểm kết thúc.

Nỗi sợ hãi có thể bắt nguồn từ di truyền, từ kinh nghiệm, từ sự tưởng tượng hay từ ám thị… Nó cứ đi theo chúng ta suốt cuộc đời.

Một đứa trẻ sơ sinh khi rời khỏi tử cung tối tăm, êm ái, ấm áp, cô đơn, sẽ vô cùng sợ hãi khi trông thấy ánh sáng. Sau này lớn lên, nó lại sợ bóng đêm, tai họa, những điều huyền hoặc và những điều chưa biết. Khi đi gần hết cuộc đời, thì điều đáng sợ lại là cái chết…

Nỗi sợ hãi trong văn hóa phương Đông và phương Tây có nhiều điếm khác nhau. Nỗi sợ của người phương Tây thiên về hiện thực, ví dụ kẻ mắc bệnh cuồng sát, tai nạn, thú dữ, người ngoài hành tinh, người máy v.v… Đó là những nỗi sợ thực thể. Còn người phương Đông lại có khuynh hướng sợ những thứ ma mị, ví dụ như những câu chuyện ly kỳ khó hiểu, những hiện tượng không lời giải thích, những điều thần bí thoắt ẩn thoắt hiện… Đó là nỗi sợ hãi về tinh thần.

Mỗi người đều có những nỗi sợ hãi riêng. Chính vì thế, thể loại tiểu thuyết kinh dị không thể nào vắng bóng trên diễn đàn văn học, nó có tác dụng đập sâu vàp nỗi sợ hãi, thể hiện nỗi sợ hãi và chiến thắng nỗi sợ hãi.


Xét về tác dụng, tiểu thuyết kịnh dị Ịà liều thuốc cho thế giới tinh thần của con người, đúng theo nguyên lý khi quen rồi ta sẽ không còn sợ nữa. Nó có thể giúp tâm lý vững vàng hơn trước những nỗi sợ hãi, làm phong phú thêm khẩu vị của bạn đọc. Chúng ta không thể ngày nào cũng ăn cay, nhưng nếu cuộc sống thiếu vị cay thì mâm cỗ tinh thần của chúng ta lại quá ư đơn điệu. Xét về văn hóa, tiểu thuyết kinh dị chính là sự kế thừa lâu đời của văn hóa tâm linh. Xét về triết học, tiểu thuyết kinh dị là một con đường khám phá những bí ẩn về cuộc sống, linh hồn và vũ trụ…

Tiểu thuyết kinh dị đương đại của Trung Quốc vẫn còn đang trong giai đoạn chập chững những bước khởi đầu. Từ cuối thế kỷ trước, trải qua nhiều năm gian khó, tiểu thuyết kinh dị của chúng ta đã nhận được sự mến mộ của đông đảo bạn đọc, rất nhiều tác phẩm đã lần lượt xuất hiện trong bảng xếp hạng những cuốn bán chạy và tạo dựng được một lượng độc giả nhất định. Gần hai năm nay, tiểu thuyết kinh dị đã và đang phát triển mạnh mẽ như nấm sau mưa, ưu có nhược có, khiến người ta không khỏi nửa mừng nửa lo.

Về cơ bản, hiện tại, tiểu thuyết kinh dị đang đi theo hai dòng lớn: một là truyện kể về ma quỷ, thể loại này lan truyền rộng rãi trên mạng và trong quần chúng. Số lượng những câu chuyện ma quỷ xuất sắc không nhiều, đa số chuyện chỉ dừng lại ở bước được quần chúng đồn đại, chứ chưa trải qua giai đoạn tôi luyện thành văn học. Phần lớn hãy còn mang màu sắc máu me, tuyên truyền mê tín, ý nghĩa tiêu cực, làm hạ thấp mạnh mẽ hình tượng của văn học kinh dị trong mắt quần chúng. Dòng còn lại là những câu chuyện kinh dị lấy ma quỷ làm vỏ bọc, sau đó từng bước hé lộ bức màn bí mật và rồi phơi bày chân tướng thực sự. Tôi gọi đây là “trường phái giả ma”, với những câu chuyện kinh dị xoáy thẳng vào cái ác. trong nhân tính, cái xấu xa của hiện thực, phát huy được sức mạnh trong mọi đề tài.

Tôi từng viết mười bốn bộ tiểu thuyết, tất cả đều thuộc “trường phái giả ma”. Trong đó, tôi hài lòng nhất cuốn Ba trừ một bằng mấy.

Trên thực tế, những cuốn tiểu thuyết kinh dị đồ sộ hầu như đều được viết theo lối dàn trải sự kinh dị ra một cách la liệt, thậm chí còn không có tính logic. Nhưng nếu theo đuổi sự nghiêm ngặt thì lại hóa ra tiểu thuyết trinh thám. Mà hiện nay, các nhà tiểu thuyết kinh dị của Trung Quốc đang cùng chen lấn trên những bước đi đầu tiên trên một con đường mới mở, tất thảy đang đua nhau khoe tài nghĩ ra chuyện để kể: Không cần biết những điều huyền bí ở phần mở đầu khó lý giải thế nào, không khí giữa chừng câu chuyện đáng sợ ra sao, thì kết thúc đều đưa ra một loạt giải thích vô cùng chặt chẽ. Đế chân tướng tự mình hiện diện khi câu chuyện đã kết thúc và để tránh trường hợp râu ông nọ cắm cằm bà kia, các nhà văn của chúng ta luôn cố vắt óc đi theo quá trình lặp lại thế này: tạo lớp vỏ bọc và rồi lại phá bỏ lớp vỏ bọc. Chính vì vậy nên nhiều tác phẩm có vẻ rất đầu tư, chau chuốt nhưng thực chất lại lạm dụng và gượng gạo.

Theo tôi, tiểu thuyết kinh dị muốn đi lên thì điều cần cạnh tranh không phải là kỹ xảo viết lách, mà là trí tưởng tượng.


Từ thời viễn cổ, sự ra đời của văn hóa tâm linh là tác phẩm vĩ đại nhất của loài người xưa nay. Tư duy của nhân loại khi ấy giống như thủa thơ ấu trong một cuộc đời, đó là tư duy con trẻ. Giờ đây, cái chúng ta đang thiếu chính là sự tưởng tượng theo cách con trẻ. Con đường phía trước hãy còn dài lắm, tôi và bạn hãy thử cùng nhau tìm kiếm.

Lời cuối, tôi xin được nói rằng, tuy là tác giả chuyên sáng tác truyện kinh dị, nhưng tôi luôn hy vọng mọi điều kinh dị trong cuộc sống chỉ là những câu chuyện.

“CÁNH CỬA” – MÊ CUNG CỦA NỖI SỢ

Phải nói rằng cuốn tiểu thuyết này không phải là một câu chuyện trải phẳng mà là một mê cung kinh dị đa chiều.

Đây là tác phẩm do nhà văn tiểu thuyết kinh dị Chu Đức Đông và ba chúng tôi cùng xây dựng. Chưa hết, còn chính bạn nữa, một độc giả tưởng chừng là người ngoài cuộc. Phải có sự tồn tại của bạn, trí tuệ của bạn, sự tham dự của bạn thì sự kinh dị trong tác phẩm mới được cấu thành hoàn chỉnh.

Hãy cứ đọc từ từ, từ từ và rồi bạn sẽ nhận ra rằng, cuốn sách đang dắt chính bạn, dắt chính tác giả, dắt cả đạo diễn Trương Nghệ Mưu, dắt cả những người trong cuộc sống hiện tại, trong quá khứ, và tất cả những con người tưởng chừng không liên quan gì vào bên trong nó.


Trong mê cung dày đặc những ngã rẽ và ngõ cụt.

Ví dụ, đầu mỗi chương đều có một đoạn dẫn ngắn. Bạn đương nhiên có thể bỏ qua để đọc tiếp câu chuyện cho liền mạch vì nhìn qua trông đoạn dẫn ấy có vẻ hoàn toàn độc lập, hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện trong mỗi chương. Nhưng, liệu có thật không có liên quan gì?.. Sự kinh dị ẩn mình trong một hàm nghĩa khác.

Ví dụ, trong câu chuyện này có rất nhiều tình tiết quái đản, nhưng lại không đưa ra câu trả lời rõ rệt như nhiều cuốn tiểu thuyết kinh dị khác… Sự kinh dị ẩn mình trong những hiện tượng vĩnh viễn không lời giải.

Ví dụ, bạn có thể cho rằng trong thực tế, ma quỷ hay những con người dối trá mới là những thứ thật đáng sợ. Câu chuyện này lại kể về một sinh vật sống: Anh ta giả dạng con người, nhưng hoàn toàn không phải yêu tinh, cũng không phải ma qủy, vậy anh ta là gì? … Sự kinh dị ẩn mình sau những điều chưa rõ.

Ví dụ, tác giả diễn giải số phận bằng cách ngược dòng thời gian về hàng chục năm trước, lần mò hàng nghìn dặm rẽ ngang rẽ dọc suốt không gian… Sự kinh dị ẩn mình trong vô hạn.

Ví dụ, bản thảo sáng tác ban đầu của Chu Đức Đông và câu chuyện được viết ra hoàn toàn khác nhau… Sự kinh dị ẩn mình trong những sai lệch.

Ví dụ, ảnh chụp và hình minh họa của tác giả có một mối liên hệ kỳ bí nào đó với câu chuyện… Sự kinh dị nằm ẩn mình trong những tương đồng.


Ví dụ, câu chuyện này vừa có chi tiết hư cấu lại vừa có sự kiện chân thực… Sự kinh dị ẩn mình trong nửa hư nửa thực.

Ví dụ, Chu Đức Đông chưa hề hoàn thành cuốn sách này. Hai chương cuối cùng vốn là do ba người chúng tôi Đông Đức Chu, Hàn Khiết Nguyệt, Cung Triều Yến viết nốt. Tại sao lại như vậy?… Sự kinh dị nằm ẩn mình sau dấu hỏi chấm.

Ví dụ, tại sao ba người chúng tôi lại đột ngột xuất hiện? Đông Đức Chu là ai? Hàn Khiết Nguyệt là ai? Cung Triều Yến là ai? Chúng tôi có phải là nhân vật có thật hay không?… Sự kinh dị nằm ở khuôn mặt lạ lẫm của chúng tôi.

Ví dụ, chúng tôi tiết lộ cho bạn biết rằng ban đầu có những bốn người “trợ giúp” hoàn thành cuốn sách, chúng tôi cùng giúp anh Chu Đức Đông lên dàn ý và chỉnh lý bản thảo cuốn sách, khi công việc còn đang dang dở thì một người bỗng dưng rút lui mà không rõ lý do… Sự kinh dị nằm trong sự cố của những câu chuyện này.

Ví dụ, chúng tôi tiết lộ cho bạn biết về mức độ kinh dị của cuốn sách này, nguy hiểm không chỉ nằm trong câu chữ mà còn lan tỏa ra ngoài cuộc sống thực tại, thậm chí còn trườn đến ngay bên cạnh bạn… Kinh dị nằm trong lời dự báo này…

Vì thế, chúng tôi khuyên cáo, nếu thần kinh bạn không đủ mạnh mẽ để đối mặt với những điều kinh dị thì xin hãy ngừng ngay việc đọc. Hay nói cách khác, từ bỏ việc tham gia vào câu chuyện này.

(Đông Đức Chu, Hàn Khiết Nguyệt, Cung Triều Yến)


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui