Ở trong viện dù sao cũng bất tiện, vì đã nói rõ với bà Thư nên Thư Tâm chuyển về nhà ở.
Ông Thư trước giờ luôn nghiêm khắc, trước khi về Thư Tâm có chút lo sợ, kết quả tan lớp trở về, ông Thư xách theo đôi cá trích béo mập về nhà, tuy vẫn là không cười nói vui vẻ nhưng cũng khiến Thư Tâm yên tâm hơn nhiều.
- Vừa rồi trên đường gặp phải người bán, trông rất tươi nên mua, nấu mà ăn khuya đi!
Bà Thư liếc nhìn Thư Tâm, cười nói:
- Tốt lắm, Thư Tâm sẩy thai, đúng là phải cần ăn nhiều ca một chút mới tốt. Một con nấu canh, một con để hấp được không? Xào thêm mấy món, nấu cháo đậu xanh?
Ông Thư xấu hổ ho khan:
- Tùy bà, tối nay tôi muốn uống chút rượu.
Bà gật đầu rồi chỉ sang tủ để rượu:
- Mấy chén thôi nhé, đừng uống nhiều quá. Cũng chuẩn bị một chút cho Trần Gia Lạc.
Ông Thư nhíu mày, đến trước tủ rượu do dự nhìn, cuối cùng vẫn lấy một chai đi ra, sau đó vẫn chọn lấy một chai đi ra, sau đó nhìn tủ rượu lớn mà tiếc nuối:
- Biết rồi! Dông dài!
Thấy bà Thư mang cá vào phòng bếp thì lại chắp tay sau lưng mà đi theo.
Thư Tâm ngồi trong căn phòng quen thuộc, ngửi thấy mùi hương quen thuộc của gia đình, đột nhiên lại cảm thấy… thật ra cũng không tệ.
Bên tai còn có thể nghe được tiếng mẹ cáu kỉnh truyền đến từ phòng bếp:
- Đi đi, đi đi, đi vào với Thư Thư, một mình tôi ở đây được rồi.
Lại nói, Boss là nhà tư bản trước sau luôn cố ép hết sức lực của những người lao động đáng thương lần này lại phá lệ khoan hồng, Thư Tâm xin nghỉ một tuần mà anh lại hào phóng cho nghỉ luôn nửa tháng khiến Thư Tâm vừa vui mừng lại vừa hoảng sợ. Mấy lần đoán già đoán non rồi lại đột nhiên sợ hãi: Không phải là lúc quay về, chiếc bàn nhỏ một m2 của mình sẽ bị người khác thay thế đấy chứ?
Vì thế, Thư Tâm ấp a ấp úng thăm dò cô nàng thư ký, kết quả khiến cô thư ký cười cho một trận.
Nhưng mà tốt xấu gì Thư Tâm giờ coi như cũng hiểu: đây là lòng từ bi của Boss.
Vì vậy Thư Tâm bị áp bức thành quen giờ lại như mắc hội chứng Stockholm, cảm thấy thực ra Boss cũng rất tốt, rất lương thiện.
Cuối tuần, thân thể Thư Tâm cũng khỏe lên nhiều, ít nhất cũng đã ngừng xuất huyết, có thể tự mình đi lại.
Cô tự trang điểm cho bản thân trong trang nhã, lúc soi gương, phát hiện có lẽ vì đã buông lỏng tâm tình mà khí sắc còn tốt hơn trước khi gặp chuyện không may – đoạn thời gian đó thực sự quá bận rộn, mệt mỏi.
Đến khi thấy vẻ tiều tụy của Trần Gia Lạc, cảm giác đối lập lại càng rõ ràng.
Trần Gia Lạc mặc bộ quần áo bình thường màu vàng nhạt nhưng cả người trông chẳng có vẻ thoải mái chút nào.
Dường như anh rất muốn nói chuyện với Thư Tâm, Thư Tâm cũng thoải mái nhưng ông Thư luôn thỉnh thoảng chen ngang khiến Trần Gia Lạc xấu hổ nhưng cũng chẳng thể làm gì, cuối cùng chỉ có thể cúi đầu im lặng.
Mà ông Thư ở bên ngược lại lại giở báo rất hùng dũng.
Ông Thư nấu ăn vốn rất ngon, trước kia Thư Tâm luôn trêu ông, đợi bao giờ ông thất nghiệp thì nên mở một cửa hàng ăn, đảm bảo khách đông nườm nượp.
Trước kia nếu như biết Thư Tâm và Trần Gia Lạc về thì ông sẽ ra vẻ nghiêm túc nhưng rất đắc ý mà bộc lộ tài năng, khiến Thư Tâm trầm trồ khen ngợi. Lần này thái độ lại bất đồng, thực hiện nghiêm túc chính sách nhìn chằm chằm, như pho tượng Phật ngồi lù lù bất động trên salon khiến Trần Gia Lạc mất tự nhiên.
Nhưng bà Thư cũng học được tay nghề của ông, nấu ăn cũng không hề tồi.
Vì vậy, trên bàn ăn, ngoài Trần Gia Lạc trầm mặc ít nói thì một nhà ba người nhà Thư Tâm lại rất thoải mái. Thư Tâm còn bưng bát làm nũng với cha đòi vị gia trưởng, uy nghiêm này xới thêm một bát cơm nữa khiến ông vui vẻ đến híp mắt lại.
Sau khi ăn cơm xong, bà Thư dọn dẹp mọi thứ, rót một bình trà, tỏ vẻ muốn nói chuyện nghiêm túc. Thư Tâm biết rõ, giờ mới là lúc kịch hay bắt đầu.
Cô nghiêng đầu nhìn Trần Gia Lạc, thấy rõ anh ta vô cùng lo lắng, mười ngón tay xoắn vào nhau đặt trên đầu gối, tay có dấu vết rõ ràng, giống hệt năm xưa anh ta đến đây xin hai ông bà gả cô cho anh ta.
Vì vậy, Thư Tâm cũng không lo lắng.
Ông Thư vẫn nghiêm túc ngồi một bên, trên gối là tờ nhật báo nhưng lại nhìn Trần Gia Lạc không chớp mắt.
Bà Thư mặc chiếc váy sườn xám màu xanh ngọc thêu hoa, tóc búi lỏng để lộ ra cần cổ trắng muốt, cô đeo một chiếc vòng pha lê không quá sang quý nhưng lại rất lấp lánh, làm nổi bật lên vẻ thanh nhã như thiên nga của bà.
Rõ ràng là mới từ phòng bếp ra mà bà cứ như thể bước từ trong bức tranh vẽ một vị phu nhân Thượng Hải thời trước ra vậy, có một phong vị cổ điển khó mà nói hết.
Có lẽ vì bà là giáo sư lịch sử nên bản thân cũng mang dấu vết lịch sử chăng?
Trần Gia Lạc bất giác cúi đầu, lòng thoáng qua sự áy náy, cảm giác tự ti khiến người bực bội.
Bà Thư xoay người rót cho Trần Gia Lạc một chén trà xanh, lúc này mới nhẹ nhàng nói:
- Mâu thuẫn của con và Thư Thư nhà chúng ta thì mẹ và cha Thư Thư đều đã biết. Con bé Thư Thư này, bình thường được cha mẹ nuông chiều nên hơi đỏng đảnh khiến con khó xử.
Trần Gia Lạc kinh ngạc mà kích động ngẩng đầu lên lại thấy bà Thư nhìn anh ta cười dịu dàng.
- Mẹ biết một mình mẹ con nuôi con khôn lớn cũng không dễ dàng gì, cho nên bảo vệ con cẩn thận thì chúng ta đều có thể hiểu.
Tay Trần Gia Lạc thoáng run lên, lại nghe bà Thư đột nhiên chuyển giọng, nghiêm túc nói:
- Nhưng cha mẹ cũng chỉ có mình Thư Thư, tuy không như một số nhà, nâng trong tay sợ ngã, ngậm trong miệng sợ tan nhưng mẹ con thương con thế nào thì cha mẹ đây thương Thư Thư như vậy. Lúc trước mẹ giao nó cho con, mẹ còn nhớ, mẹ đã hỏi con một câu thế này: bất luận là phúc hay họa, giàu hay nghèo thì con có thể luôn thương yêu, tôn trọng nó cho đến hết đời không? Trần Gia Lạc, lúc ấy con trả lời là có đúng không?
Trần Gia Lạc khẽ gật đầu, sau đó cúi đầu, hồi lâu sau mới đáp:
- Con xin lỗi!
Bà Thư gật gật đầu, than nhẹ:
- Lúc các con kết hôn, điều kiện không được tốt, không có nhiều quy củ như những người trẻ tuổi bây giờ, đương nhiên cũng không như phương Tây mà thề với Thượng đế. Đương nhiên chúng ta cũng không theo đạo, không cần phải thề giới với Thượng Đế nhưng câu nói đó là mẹ thật lòng hỏi con, mà lời hứa của con lại không thể thực hiện được. Con đã lừa dối một người mẹ đó, Trần Gia Lạc!
Tiếng thở dài của bà Thư giống như một chiếc búa tạ đánh thẳng vào tim anh. So với những lời trách mắng khác càng khó chịu hơn.
Bởi vì một chữ mẹ…
Bà Thư thấy anh ta áy náy nhưng vẫn không dừng lại:
- Là con vi phạm lời thề trước, là con khiến mẹ không dám giao Thư Tâm cho con nữa. Mẹ chỉ là một người mẹ thương con, xin con thông cảm, cũng xin con giao nó lại cho mẹ được không?
Trần Gia Lạc thoáng ngẩng đầu lên lại thấy bà Thư đưa tờ đơn ly hôn mà anh ta không muốn thấy nhất đến trước mặt.
Trần Gia Lạc như gặp quỷ, vội đứng phắt dậy, đầu gối đụng vào bàn trà khiến chén trà trên bàn đổ lên tờ báo trên tay ông Thư.
Trần Gia Lạc lui về phía sau một bước, hoảng sợ nhìn bà Thư.
Yết hầu thoáng động, đột nhiên chân mềm nhũn mà quỳ xuống đất, buồn bã nói:
- Mẹ, mẹ… mẹ có thể… có thể cho con một cơ hội được không? Con sai rồi, con thực sự sai rồi, con sẽ đối xử thật tốt với Thư Thư.
Anh nắm chặt vạt áo bà Thư, hoảng sợ nhìn về phía Thư Tâm, Thư Tâm bình tĩnh nhìn thẳng anh ta, trong lúc này, cuối cùng đã không nhìn thấy một Trần Gia Lạc từng khiến cô tim đập rộn rã, dịu dàng mà bao dung nữa rồi.
Anh lại nhìn về phía ông Thư, ông Thư trông vẫn khỏe mạnh như thời trẻ, ông chỉ hừ một tiếng, lại mở tờ báo trên đầu gối phát ra tiếng động khá lớn.
Cuối cùng anh lại nhìn về phía bà Thư với vẻ cầu xin.
Bà Thư kéo anh dậy, vẻ mặt vốn luôn dịu dàng giờ lại nghiêm túc khiến Trần Gia Lạc hoảng hốt:
- Thế này đi, sau khi con nói xong những điều này thì con sẽ làm gì? Con cho là mẹ con sẽ hiểu được mình đã làm tổn thương Thư Thư thế nào? Hay là con sẽ ân đoạn nghĩa tuyệt, không bao giờ qua lại với Vương Hiểu Hân nữa?
Trần Gia Lạc cả kinh, chợt lại nghe bà Thư nói rất kiên quyết một câu:
- Mẹ con là mẹ, mẹ đây cũng là một người làm mẹ. Con nói con sẽ sửa nhưng mẹ lại chẳng hề thấy con hối cải, sửa đổi gì, con bảo mẹ làm sao có thể tin được con?
- Con…
- Không, để mẹ nói hết đã. Nếu con thực sự yêu Thư Thư, mẹ sẽ thông cảm cho con, cho con thay đổi, con có thể theo đuổi Thư Thư một lần nữa, để Thư Thư đón nhận lại con. Lúc đó mẹ sẽ không can thiệp. Nhưng giờ… xin con cũng phải thông cảm cho mẹ, có được không?
Trần Gia Lạc cầm lấy bút, nhìn chằm chằm vào tờ đơn ly hôn, lòng mâu thuẫn vô cùng.
Vừa đúng lúc này, bên ngoài đột nhiên có tiếng đập cửa ầm ầm, giọng nói bén nhọn của Vương Hiểu Hân vang lên, không ngừng gọi tên anh ta:
- Trần Gia Lạc! Trần Gia Lạc!
Bút trên tay Trần Gia Lạc run lên, trong lòng dâng lên nỗi sợ hãi, ngẩng đầu nhìn lại, quả nhiên thấy rõ vẻ mỉa mai trên mặt bà Thư:
- Đây là thành ý của con? Đây là cách con sửa sai? Con đang ăn cơm nhà cha mẹ vợ của mình, còn đang trước mặt cha mẹ đây mà còn để người thứ ba đã bắt nạt Thư Thư của mẹ đến đây chơi. Con nghĩ cha mẹ là người thế nào? Bảo cha mẹ sao có thể yên tâm?
Rốt cuộc, Trần Gia Lạc không thể ngẩng đầu lên được, anh kêu thảm một tiếng, gân xanh nổi rõ trên mu bàn tay, trên tờ giấy trắng cuối cùng cũng thêm ba chữ: Trần Gia Lạc!
Ba tờ giấy, tổng cộng chỉ có 9 chữ, nét mực đen tuyền uốn lượn trên nền giấy trắng như tuyết, nét chữ cứng cáp nhưng lại như dùng hết sức lực cả đời của anh, khiến anh ngã nhào xuống đất.
Thư Tâm đứng bên nhìn anh, ánh mắt chuyên chú, dịu dàng khiến anh nghĩ như đã trải qua mấy kiếp người.
Chữ hết bút rơi, tạch một tiếng, chiếc bút đen chẳng biết đã lăn về hướng nào.
Anh điên cuồng ném những trang giấy kia đi, những tờ giấy bay khắp nơi. Bà Thư thở dài một tiếng, xoay người nhặt lại rồi ngồi xuống.
Thư Tâm lại ngồi xổm xuống mà ôm chặt anh ta lại.
Bên ngoài, Vương Hiểu Hân còn đang ra sức gõ cửa chỉ là Trần Gia Lạc không nghe được. Chỉ có mùi hương thân quen vấn vít bên cạnh khiến anh ta lưu luyến.
Trần Gia Lạc vội ôm chặt Thư Tâm, ra sức hỏi:
- Thư Thư, em tin anh không? Tin rằng anh yêu em không?
Anh nghe được giọng nói của Thư Tâm, nỉ non bên tai, mềm mại mà trong veo như kẹo đường:
- Em vẫn… vẫn tin…
Cuối cùng nước mắt Trần Gia Lạc rơi xuống, rơi lên đầu vai của Thư Tâm…
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...