Tôi cởi chiếc ba lô cùng áo khoác máng lên mốc treo, thoáng thấy mẹ nhìn sang, bà nở nụ cười hỏi:
"Chiếc ba lô cũ lắm rồi, vẫn chưa đổi sao?"
Sao có thể đổi được chứ, đây là chiếc ba lô mà tôi yêu thương nhất, chính bà đã tặng tôi khi tôi bước lên Sài Gòn học, đối với tôi có nó bên cạnh, cũng giống như bà luôn bên cạnh tôi vậy.
Chiếc ba lô này là vật quý giá nhất của tôi.
"Vẫn dùng tốt lắm ạ, con cũng tính mua cái mới, nhưng không phát hiện cái nào đẹp bằng cái này."
Tôi nghe thấy tiếng thở dài của bà, sau đó thấy bà cười rồi lắc đầu, chắc bà cũng hết cách với tính ương ngạnh của tôi rồi, ngước nhìn chiếc ba lô màu vàng kia, tôi cười một cái, đây là cái đẹp nhất mà tôi có, tuy lúc ấy bà bảo, chỉ là mua đại, nhưng dù chỉ cần là thứ bà tặng tôi, thì nó luôn là thứ đặc biệt nhất, đẹp đẽ nhất.
Tôi hỏi mẹ có gì ăn không, thật lòng là trong bụng vẫn còn no, nhưng tôi nhớ món mẹ nấu vô cùng, tôi tỏ nũng nịu với bà.
Bà bảo còn ít canh, tôi như đứa trẻ vội vàng đồng ý.
Trong căn nhà ấy, trên chiếc bàn cũ chỉ có tôi và mẹ, cứ như quay lại thời gian mười mấy năm trước, cũng khung cảnh này, bà ngồi đó, ngắm nhìn tôi húp bát canh ngon lành.
Bây giờ, tôi nhìn chén canh trước mặt mà lòng không khỏi bồi hồi xúc động.
Đã bao lâu rồi tôi chưa nếm mùi vị canh của mẹ, tôi nhẹ nhàng đưa tay nâng niu chén canh ấy, bà vừa hâm nóng lại nên dễ dàng ngửi thấy mùi vị thơm lừng của chén canh.
Tôi từ tốn húp lấy chén canh, vị canh vừa ngọt vừa ngon, cùng hơi ấm của chén canh, tựa hơi ấm của mẹ dịu dàng ôm lấy tôi.
Trong lòng tôi tốt hơn hẳn, thế giới ngoài kia quá phức tạp, tôi chỉ muốn ở mãi nơi đây, trong căn nhà, có người tôi yêu thương là đủ.
Mẹ tôi vẫn thế, vẫn ngồi đấy nhìn tôi húp canh, xong bà mở lời hỏi thăm.
"Dạo này ăn uống thế nào mà ốm vậy con?"
Tôi như bị điểm huyệt, cơ thể ngừng chuyển động, tôi đang nghĩ không biết nói sao đây, lòng tôi sợ bà lại lo lắng quá nhiều.
"Giờ ở có một mình cũng khó khăn hơn nhỉ?"
Câu nói ấy của bà khiến tôi giật bắn mình, bà biết tôi đang ở một mình sao? Tôi hướng ánh mắt bối rối nhìn bà:
"Sao mẹ biết con đang ở một mình?"
Bà trố mắt nhìn tôi.
"Chẳng phải thằng Khôi rời đi rồi sao." Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi, tôi cũng ngạc nhiên hỏi lại bà.
"Sao mẹ biết?"
Trong mắt bà ánh lên vẻ khó hiểu mà nhìn tôi:
"Thằng Khôi đã nhắn nói mẹ vậy mà."
Rồi bà khẽ mỉm cười:
"Cái thằng nhóc đó, nó nhắn xin lỗi mẹ vì không thể săn sóc việc học của con được nữa, đó vốn đâu phải trách nhiệm của nó đâu chứ." Rồi bà thở dài nói tiếp:
"Đúng là đứa trẻ ngoan."
Tôi mở to đôi mắt, từng lời bà ám ảnh trong đầu tôi, hóa ra Văn Khôi đã sớm khai báo rồi sao...!tôi không nghĩ cậu ta lại chu đáo đến như vậy.
Ngồi với bà một hồi, hai mẹ con hàn huyên trên trời dưới đất, tôi không dám nói với bà rằng tôi đã bị bắt nạt, tôi lớn rồi sao có thể để mẹ lo lắng mấy chuyện vậy chứ, tôi sẽ tự vượt qua được thôi.
Sau đó, tôi bước vào căn phòng của mình, đưa ánh mắt đảo xung quanh ngắm nhìn, rồi đưa tay sờ vào chiếc giường thân quen.
Không biết bà đã lau dọn căn phòng này mỗi tuần bao nhiêu lần, mà vừa hay căn phòng hôm nay lại vô cùng sạch sẽ, lại còn giữ hơi ấm, chứng tỏ có người ra vào rất nhiều lần, nghĩ đến đây tôi vô cùng xúc động, khác xa so với tôi tưởng tượng, tôi cứ ngỡ căn phòng sẽ lạnh lẽo, cô độc lắm chứ.
Tôi tiến lại chiếc bàn học rồi kéo chiếc hộc ra, mắt tôi thoáng cay xè, những món đồ cũ kỹ mà tôi không nở vứt bỏ vẫn nằm ở đây, đầy đủ cả.
Đây là tất cả những kỷ niệm của tôi, mẹ tôi đã giúp tôi giữ gìn chúng một cách cẩn thận, có cây nả tôi tự làm ngày xưa, có những lá thư hồi tiểu học từ bạn bè được gửi đến lúc tôi bị ốm phải nằm ở nhà vài ngày, có những tấm hình chụp với nhau hồi cấp hai, có một chiếc áo trắng học sinh đã được xếp gọn gàng sạch sẽ, chứa đựng chữ ký của những người bạn cấp ba.
Vì sao tôi lại để nó ở đây ư? Vì nó khác biệt, tôi sẽ rất buồn nếu quẳng nó vào tủ đồ sau đó lại không còn nhớ về nó nữa, chính vì vậy tôi chọn chiếc hộc tủ này là nơi cất giữ những món đồ đặc biệt, khi tôi mở ra có thể nhìn thấy hành trình một phần ba cuộc đời.
Tôi nằm ườn ra giường, nhìn lên trần nhà, ánh mắt vô tình chạm rồi say đắm lấy cánh quạt cứ quay quay.
Tôi bỗng nhớ về anh, có phải chúng tôi đã chia tay rồi không? Tôi không biết nữa, không biết anh đang nghĩ gì, anh đã bình tĩnh lại hay chưa?
Vậy cũng tốt, tôi lăn người hướng về phía tường, rời xa tôi cũng là cách anh không phải mệt mỏi về mối tình này.
Vốn tôi chẳng thấy bản thân mình có thể làm điều gì cho anh, tôi ghét bản thân mình.
Tôi dồn hết tất cả cảm xúc tiêu cực vào nước mắt, tôi có lỗi với anh, đáng lẽ tôi không nên che giấu anh.
Tôi chỉ muốn cùng anh bước trên con đường bình yên, nhưng có lẽ con đường bình yên tôi chọn vốn không thể có anh.
Lúc nãy tôi đã ngồi tâm sự với mẹ, tôi đã hỏi bà liệu tôi có thể nghỉ học được không? Tôi có thể đi làm kiếm tiền.
Bà có vẻ không hài lòng, hỏi tôi tại sao, bà là một người vô cùng tâm lý, thay vì quản tôi theo suy nghĩ của riêng mình thì bà muốn biết lý do tôi hành động, nếu là hành động có suy nghĩ nhất định bà sẽ theo tôi.
Nhưng đợt này có lẽ là suy nghĩ ngu ngốc nhất của tôi, có vẻ thấy ở cùng bà an toàn mà một chút nguy hiểm xảy ra tôi đã vội vàng chạy trốn, tôi là một đứa nhát gan phải không?
Phải mày là thằng hèn nhác, là đứa con duy nhất trong nhà, đã không thể nối dõi tông đường, giờ còn không chịu nghĩ xa xôi, mà chưa gì đã chạy trốn.
Tình cảm, công danh, tiền bạc, nếu phải đánh đổi một thứ cho tương lai, tôi sẽ từ bỏ tình cảm cá nhân của riêng mình, chỉ để có tiền và công việc nhiêu đó quá đủ rồi.
Ừ...!chỉ cần như vậy thôi...!nhưng em nhớ anh Văn Khôi...
***
Ánh nắng chiếu qua màn cửa, hắc vào trong căn phòng tôi, tôi kẽ nhướng mày, quay sang chỗ khác tìm góc tối mà ngủ tiếp.
Nhưng ông trời không cho tôi cơ hội ngủ thêm, tiếng người bên ngoài náo nhiệt hẳn lên, gà từ đâu mà gáy lên ồn ào.
Tôi bực mình ngồi dậy, không ngủ thì không ngủ, làm gì ức hiếp người quá đáng vậy, bực mình mở cửa, ngó đầu ra ngoài.
Thì ra là khách khứa, mẹ tôi vốn mở một tiệm cà phê tại nhà, đêm qua lúc tôi về là vào bằng cửa sau, vì biết đêm nào bà cũng sẽ ra sau để xem ti vi.
Giờ mới có dịp nhìn ngó ở ngoài, tối qua từ dưới nhà nói chuyện với bà xong là vào phòng luôn nên chẳng để ý.
Vẫn vậy, không có gì khác lạ hết.
Tôi đưa mắt tìm điều gì mới mẻ nhưng hoàn toàn thất bại, chỉ thấy hai ba người khách đang ngồi, nhưng đều là ông chú lớn tuổi đang cười phá lên, quả là còn hiệu quả hơn cả đồng hồ báo thức.
Nhưng không thấy mẹ đâu, lạ vậy?
Tôi lặng lẽ, tránh những ánh mắt kia phát hiện, tôi rất ngại người lạ, âm thầm đi xuống nhà dưới.
Phòng tôi nằm ở giữa, kế bên là một dãy hành lang thông giữa nhà trên và nhà dưới.
Nhà trên sẽ là nơi buôn bán của mẹ, nhà dưới sẽ là nơi thư giãn nghỉ ngơi.
Có đầy đủ nào là phòng tắm, bàn ăn, ti vi, bếp, các thể loại.
Vừa đi được nửa đường thì tôi đã nghe tiếng mẹ vang lên sau nhà rồi, nhưng vẻ như bà đang nói chuyện với ai đó.
Tôi bước xuống mới sửng người, tim tôi đập mạnh lên, không tin vào mắt mình.
"Con vào phòng gọi Tiến Bảo đi, thằng này trước giờ ngủ say như chết, mặt trời đứng bóng rồi mà có chịu dậy đâu." Mẹ tôi càu nhàu với anh chàng kia.
Còn anh chàng kia thì bảo là để tôi ngủ thêm, muốn giúp đỡ bà.
Sao anh lại đến đây Văn Khôi? Tôi kích động.
Vội vội vàng vàng mà chạy lại vào phòng, đóng khóa cửa lại rồi nhảy lên giường, chùm khăn qua đầu với tư thế sợ hãi.
Không hiểu sao tôi lại sợ đến vậy, sợ anh nhìn tôi rồi tôi biết làm gì đây, không khỏi thắc mắc về sự hiện diện của anh.
Hàng vạn câu hỏi bủa vây trong đầu tôi, tiếng gõ cửa kéo tôi về hiện tại, cùng với giọng nói ôn nhu của anh.
"Tiến Bảo, tớ biết cậu dậy rồi, không cần giả vờ đâu, mở cửa đi."
Tôi không dám bước ra mở cửa, làm sao có đủ tự tin đối diện với anh chứ.
Tôi như một kẻ phạm tội đang sợ hãi vì sắp đối mặt với án tử hình.
"Cậu không mở, tớ xông vào đấy."
Tôi vẫn không lên tiếng, không hiểu nổi bản thân mình nữa, đáng lẽ tôi phải vui mừng ôm chầm lấy anh chứ?
Cạch!
Tiếng mở cửa vang lên, sao có thể, tôi khóa cửa rồi mà, hay...!là chìa khóa phòng mẹ đưa cho anh ấy?
Tôi quay người vào tường, tìm hết cách né tránh anh.
Cảm nhận được Văn Khôi đang đến gần, sau đó một bên nệm bị lúng xuống.
Trái tim tôi điên cuồng nhảy qua nhảy lại.
"Sao em lại né tránh anh?"
Tôi trầm mặc một lúc, thấy anh không nói gì nữa, cảm thấy không gian yên tĩnh lúc này không tốt chút nào, rồi tôi cũng đáp:
"Chính anh mới là người né tránh em." Tôi nói rất nhỏ nhưng đủ cho anh nghe.
"Ngày hôm mưa à..."
Tôi rùn mình, vậy là đúng rồi, người đó chính là anh ấy.
Văn Khôi nói tiếp:
"Do lúc đó anh nghĩ không thông, nhìn em vui vẻ bên người khác, anh cũng biết ghen chứ, anh đâu phải người máy đâu, trái tim anh vẫn nóng mà."
Nghe những lời dỗ dành này của anh, tôi thoáng thấy tình hình hiện tại bây giờ sao mắc cười đến thế, người nên an ủi người kia đáng lẽ phải là tôi, ấy vậy mà giờ này anh lại đến an ủi tôi.
"Em biết, là do lỗi của em, nhưng em với anh ấy không có gì cả..." Đây chắc chắn là cơ hội để tôi biện bạch cho bản thân mình.
"Anh biết."
Tôi giật mình...!rồi nhớ lại bữa cơm cuối cùng Vỹ Khang mang đến cho tôi, mùi vị của cá chiên...!rất giống mùi vị Văn Khôi.
"Anh với Vỹ Khang?"
Sau đó tôi nghe thấy anh thở dài rồi bật cười lên:
"Đúng là buồn cười, anh không nghĩ lúc anh chạy đi muốn tìm một nơi nào ở thì anh nhớ về Hoàng Văn, chính Hoàng Văn đã dẫn anh tới nhà anh ta."
Sau đó anh ngồi kể tôi nghe, may mà anh còn giữ lại sim cũ, khi Hoàng Văn dẫn anh đến gặp mặt Vỹ Khang, mặt anh đã méo đi, anh đã chất vấn anh ta, còn anh ta thì cười vui vẻ như thằng ngốc, đến khi anh yêu cầu Vỹ Khang tránh xa tôi ra thì Hoàng Văn đã chen vào, chính cậu đã nhờ Vỹ Khang đến chăm sóc cho tôi, câu nói ấy lại càng khiến Văn Khôi tức điên người.
Nhưng anh thoáng nhận ra có nghi vấn trong câu nói của Hoàng Văn, tại sao lại nhờ chăm sóc? Hoàng Văn mới kể lại tận tình mọi chuyện cho cả hai người nghe.
Anh đã vội vàng muốn quay lại tìm tôi, nhưng bị Vỹ Khang chặn lại, anh ta bảo tình trạng tôi đang bị gây sốc, tốt nhất nên để tôi yên tĩnh.
Văn Khôi cảm thấy có lỗi nên ngày hôm sau đã mượn bếp nhà Vỹ Khang làm đồ ăn nhờ anh mang đến cho tôi.
Đêm ấy nghe tin tôi sẽ rời đi, anh liền vội vàng cũng đi mua tấm vé, nhưng hết xe nên phải đành chờ trời sáng.
Trời vừa tờ mờ sáng anh đã vội vàng mua ngay tấm vé đi xe buýt mà chạy theo tôi.
Tôi hỏi sao anh biết nhà tôi, thì anh bảo chính mẹ tôi đã nói cho anh biết, trong sim cũ vẫn luôn giữ số mẹ tôi.
Tôi nhẹ lòng hơn khi nghe anh kể.
"Tiến Bảo, em có bị sao không?"
Tôi mỉm cười, rồi bắt đầu bày trò ăn vạ.
"Anh không cần biết người ta đã đau đến cỡ nào đâu."
Văn Khôi ngay sau đó nhìn tôi bằng con mắt lo lắng:
"Đâu đâu em bị thương chỗ nào."
Xong anh đưa hai tay, nhẹ nhàng chạm lên mặt tôi, lắc qua lắc lại.
Vết đỏ bị tát cũng đã từ lúc nào biến mất rồi.
"Em bị thương ở tinh thần."
Vừa dứt câu Văn Khôi đã ôm chầm lấy tôi, liên tục xin lỗi, tâm trạng vì thế mà vui hẳn lên, tôi nở nụ cười hạnh phúc.
Rồi cũng vòng tay qua ôm eo anh, để cảm nhận tình yêu thương và hơi ấm từ nơi anh..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...