Giaya là hồ nước mặn nằm bên ngoài, gần rìa phía Nam của sa mạc Akhmakar. Người du mục coi nó là món quà đắt giá nhất từ các vị thần. Giaya đem lại nguồn cá dồi dào, nước cho người biết cách tận dụng và làm dịu bớt cái nóng. Dải nước mặn rộng lớn này đã có trước cả tổ tiên người bản địa Arabiapan đầu tiên. Giống người Otman đến xâm lược nói với người bản địa rằng, từ tận tít bờ phía Bắc bên kia đại dương, thiên hoàng đầu tiên của người Otman đế chế Othania đã cưỡi cơn gió chém bay đầu một con rồng lửa khổng lồ. Máu rồng rải khắp các lục địa và một phần rơi xuống Arabiapan. Thiêu cháy cát thành một rãnh trũng lớn khiến nước biển từ hai bên bờ tràn vào. Đó là lí do muối ở hai bên rìa đại mạc. Người Otman khẳng định họ có quyền ở mỗi vùng đất có sông và hồ nước. Họ đem những đội quân đi cướp bóc và đắp thành trên đất của kẻ khác. Thánh địa Athrayir bên bờ Giaya từng là một thành bang. Trong 200 năm, những chiến binh bản địa đã đấu tranh, và phần lớn người mắt xám phải lùi về vùng núi Ar Tairiyad ở trung tâm Arabiapan. Người Otman phải nhượng bộ Athrayir chung cho cả những người không tôn thờ Hiền triết vĩ đại nhất. Và thánh địa trở thành nơi ở của những người ngoại đạo muốn có một cuộc sống ổn định.
Dù sao, cái giá phải trả để một người lữ hành đơn độc vào Athrayir là 8 Diras vàng. Một con lạc đà lửa tốt nhất giá 10 Diras, khấu trừ sau hai tháng hành trình qua sa mạc, và một ít khả năng giao kèo là vừa đủ.
La'ahad còn một số tiền nhỏ trong chiếc túi lấy từ thương nhân. Hai Diras vàng, hai Giriq bạc và dăm đồng cả Ahas và Adid lẻ chỉ có thể tiêu được ở những ốc đảo. Cô gái nhỏ chạy về phía cây cọ gần nhất, ngay sát bức tường phía trong và hít thở không khí dễ chịu có mùi muối nhạt.
Nước ở Akhmakar thường chỉ đủ để uống. Người dân trong những ngôi làng ở sa mạc đỏ chỉ tắm một lần mỗi tháng. Cô gái nhỏ đã tắm ở hồ nước mặn Giaya vào buổi tối hôm trước, để không bị nhầm lẫn với một Marid lang thang. Trang phục ở thánh địa không quá khắt khe như ở kinh đô của người Otman. Phụ nữ được khuyến khích đeo khăn Nijre, nhưng cũng có thể không trong một ngày quá nóng. La'ahad để lộ phần da mặt sạm màu của người bản địa. Ở Athrayir, đàn bà được quyền bán hàng vì phong tục của người bản địa vẫn còn được duy trì. Họ bán đồ thủ công, thức ăn, gia súc, hay những tấm thảm đơn giản có trang trí họa tiết của một vài loài động vật sa mạc. Nhưng chủ yếu những người đàn ông quản lí các sạp. Họ đội mũ vuông qiduq bản địa, nhưng mặc trang phục kimot hai vạt của người Otman để thu hút những kẻ mắt xám giàu có mua hàng. Sạp của họ thường có nhiều khách hơn nếu cũng có một sạp bán đồ tương tự ở bên cạnh. Những người bản địa bảo thủ nhất quyết chỉ mua của một người phụ nữ trong trường hợp ngược lại. Rau củ chen chúc đồ gốm, hương liệu kê sát vải vóc. Dòng người khoác nhiều loại trang phục đan vào nhau trên đường, có những người Digan, người Do Thái, bản địa và cả những người Otman chạy trốn khỏi thành Gumaunten, sau sự kiện người Ai Cập.
Không ai sẽ để ý một cô gái nhỏ, nhất là khi cô ta ngồi gần một nhóm người đàn bà. Và trốn sát đằng sau một ông lão bản địa ngủ gật bán những chiếc tẩu Shisha, như ông là người giám hộ. Có mùi lá Khát quanh ông già. Từ chỗ ngồi, La'ahad có thể thấy hầu hết và nghe lỏm được một phần câu chuyện của những bà già bán thảm ế hàng. Loáng thoáng từ những người đi buôn mới tới, quanh bàn thấp ở một sạp hàng nước nhỏ. Vẫn là những căng thẳng ở trung tâm Arabiapan giữa người bản địa sống ở vùng hoang mạc khô cằn và đội quân thảm bay Otman. Về dải muối cắt giữa thành Gumaunten và dân Najzakhs, người ta ném vào nó một đống hỗn độn có mùi kinh khủng. Giống như xung đột đã được đẩy lên mức cao hơn khi những người cai trị đang gặp rắc rối. Một vài xích mích giữa những thương nhân bản địa với những lính Otman luôn cố gắng kiểm tra sạp hàng của họ. Xen giữa tiếng rít thuốc, những người trò chuyện hạ giọng thì thầm. Và phải bằng một cách khéo léo, đến đủ gần để biết đó liên quan đến biểu tượng của thần Saidanja từ những người mắt xám chạy trốn. Tất cả chúng giải thích cho lí do những con dao được bày bán nhiều hơn bất thường. Những người đi buôn đã không đến những ngôi làng Akhmakar, vì vậy không có thông tin nào mới thường đến được bờ phía Bắc đại mạc.
Chếch bên phải năm sạp hàng, một gã Otman to lớn đang xỉ vả một phụ nữ bản địa vì thức ăn quá nhạt so khẩu vị của gã. Hàm râu gã mắt xám run rẩy, kinh hô thứ tiếng của tổ tiên gay gắt bằng giọng sẵng. Những kẻ xâm lược có quyền được làm thế. Ở Athrayir, chỉ không động đến thần linh của tôn giáo khác, không gây xung đột quá ba người, ông ta ổn với số tiền sẽ được bồi thường. Thêm nhiều người Otman vây quanh vụ lộn xộn. Họ muốn ngay buổi chiều sạp hàng sẽ phải đóng cửa. Lính bảo vệ chỉ đang giải tán đám đông. Người đi đường quay đầu và người bản địa già cúi đầu xuống tẩu thuốc. Sẽ không có chiến tranh ở Athrayir, người Otman luôn được nhiều quyền lợi.
Khu chợ dành cho việc mua bán, có nhiều người thì có nhiều tin tức. La'ahad đi đằng sau những người đàn ông, vờ như họ là người giám hộ của cô, xuyên qua bãi chợ. Những thông tin bên trong Gumaunten luôn được hạ giọng. Nhưng cuối cùng cô gái nhỏ cũng bắt đầu biết được có một lời đồn về thần Saidanja, hai năm sau sự kiện người Ai Cập, trở lại trừng phạt những người dị giáo lần nữa. La'ahad lách đến sau một người Do Thái mặc cùng một kiểu áo trắng với người cô đã đi theo, vòng hướng ngược trở về khu vực trung tâm bãi chợ. Đã sắp đến trưa, khi cái nóng lên cao nhất và phần lớn người mua hàng sẽ trở về căn nhà của họ. Người bán hàng trông sạp ngủ dưới tấm bạt dày. Đó là lúc những lữ đoàn cầu mưa sẽ làm việc, nhảy điệu vũ của riêng từng đoàn để thuyết phục thần Umtir ban xuống một cơn mưa.
----
-Giaya (Hư cấu, từ tỉnh Gifu (Nhật Bản) và từ Haya-Sự sống): Ở đây chỉ một hồ nước mặt nằm ở bên ngoài rìa phía Nam sa mạc Akhmakar.
-Đơn vị tiền tệ: Xem phần "chú thích".
-Người Otman/ thánh địa Athrayir: Xem chú thích Phần 1 chương 1.
-Đế chế Othania (Hư cấu, từ Rafahia nghĩa là sự thinh vượng): Đế chế của người Otman thuộc Trung Đông, nằm sát phía Nam của Iran và Pakixtan và phía Bắc của Arabiapan.
-Vùng núi Ar Tairiyad (Hư cấu, dựa trên khu vực Ar riyad của bán đảo Ả Rập và cụm "Taiyō no kami no musume" nghĩa là con gái của thần mặt trời): Các khối núi lớn nhất chạy từ trung tâm đến gần phía Đông Arabiapan. Ở đây đặt thành đô của người Otman là Gumaunten.
-Thành Gumaunten (Hư cấu, từ Gurinmaunten nghĩa là núi xanh): Thành đô nằm ở rìa phía Nam khối núi Ar Tairiyad.
-Marid: Một vị thần lâu đời và hùng mạnh nhất của A rập. Đôi khi người ta bắt gặp ngài lang thang trên sa mạc. Sức mạnh của các Marid thường liên quan đến nước và người ta có thể tìm thấy nơi ở của họ tại các vùng biển.
-Mũ Qidub (DHư cấu, từ mũ Araqiyyeh và từ Sundub nghĩa là hộp):Ở đây chỉ một loại mũ của người Arabiapan, nó là chiếc mũ cứng, nhỏ có hình chóp cụt dùng cho cả nam và nữ.
-Trang phục Kimot (Hư cấu, từ Kimono): Một loại trang phục của người Otman, làm bằng vải mỏng và mát, có vạt đóng chéo.
-Khăn Nijre (Hư cấu, từ khăn Niqab và từ Dire nghĩa là "khiên"): Ở đây chỉ một tấm khăn che toàn bộ gương mặt nhưng để lộ đôi mắt, mà đôi khi được người phụ nữ Tri giáo (hư cấu- Của Otman) mặc khi có mặt người đàn ông trưởng thành không phải là thành viên trong gia đình của họ dưới hình thức trang phục khiêm tốn.
-Tẩu shisha: Shisha xuất phát từ chữ shīshe trong tiếng Ba Tư hay ống nước là một thiết bị có một hoặc nhiều thân (thường làm bằng thủy tinh) dùng để hút thuốc lá, trong đó khói được lọc và làm lạnh bằng cách đi qua nước. Xuất phát từ Ấn Độ, shisha đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại Trung Đông và dần dần được biết đến ngày càng nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và Brasil.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Shisha)
-Lá Khát (Catha edulis): Lá Khát là loại cây trồng lâu năm, ở nhiều nước châu Phi, người ta sử dụng lá "Khát" như nhai trầu vậy. Họ còn phơi khô, chế biến thành nước để uống như uống cà phê. Lá Khát - hay còn gọi là lá thiên đường. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lá_khát)
-Dân Najzakhs (Hư cấu, dựa trên tên hoang mạc [Najd]): Người dân sống ở vùng hoang mạc rộng lớn kéo dài từ trung tâm đại mạc đến rìa phía Tây Arabipan.
-Thần Saidanja (Hư cấu, từ cụm "Saidai no kenja" nghĩa là Hiền triết vĩ đại nhất. Vị thần tối cao trong đạo Chishamga của người Otman.
-Đạo Chishamga (Hư cấu, từ Chishiki-kiến thức và từ Amgad- Lớn hơn danh dự và vinh quang): Còn được biết đến là Tri giáo.Ở đây mang nghĩa tri thức đáng giá hơn danh dự và vinh quang. Đạo của người Otman tôn thờ thần Saidanja.
-Thần Umtir (Hư cấu, từ Tumtir nghĩa là Mưa): Thần mưa.
-Truyền thuyết về con rồng Hi'mottauhitomonn (Hư cấu, dựa trên cụm "Hi no mottomo akushitsuna mono" nghĩa là Sự hung ác nhất của Lửa): Thần thoại của người Otman chỉ ra con rồng Hi'mottauhitomonn là hóa thân của những phần tối nhất của thần Lửa Ka. Có 4 vị thần khai sinh trời đất là Khí Usg, Đất Oc, Nước Uzm, Lửa Ka, con của thần sáng tạo. Các vị thần đều có hai mặt thiện và ác. Thần Khí Usg là người con đầu tiên, khi thế giới vẫn còn là một khoảng hư vô. Đến khi thần Đất Oc và Nước Uzm đủ sức mạnh để tạo nên lục địa và biển. Vì chỉ có lục địa và biển tách riêng mà không có sông hồ nên sự sống đầu tiên chỉ là các loài động vật nước mặn. Thần Lửa thiêu cháy mặt đất thành những vùng trũng và nước biển bốc hơi gây mưa xuống trở thành những sông và hồ. Từ đó có sự sống trên cạn.
Một ngày mùa Đông lạnh nhất, thần Lửa ngủ quên và phần ác hiếu chiến của ngài thức dậy, hóa thân thành con rồng Hi'mottauhitomonn thiêu cháy mặt đất. Khi thần Lửa thức dậy, nước ngọt đã bốc hơi, phần lớn sự sống trên mặt đất đã bị thiêu cháy. Phần tốt của thần Lửa chiến đấu với phần xấu là con rồng Hi'mottauhitomonn, trong khi những vị thần còn lại cứu giúp những sự sống chưa bị thiêu cháy. Phần tốt của thần Lửa dồn phần xấu đến đỉnh núi Mauna Loa và phong ấn ở đó. Khi phần xấu của thần Lửa cố gắng thức dậy lần nữa. Các vị thần Sáng thế chọn ra một Người cứu thế để phong ấn con rồng Hi'mottauhitomonn. Người được chọn là Usot. Ngài được sự trợ giúp của thần Khí Usg, cưỡi gió chiến đấu với con rồng Hi'mottauhitomonn. Cuối cùng chặt được đầu rồng ở hoang mạc Noud. Máu rồng rơi đến đâu, mặt đất bị thiêu cháy đến đấy tạo thành vùng trũng, khiến nước biển lại tràn vào bờ lần nữa. Thần Lửa lại thiêu cháy hồ nước mặn để gây mưa. Vì thần linh bất tử, con rồng Hi'mottauhitomonn- phần tối của Lửa chỉ bị suy yếu và bị giam cầm cùng phần tốt sâu bên trong địa ngục Kartatos. Usot đã đi nhiều nơi để chỉ cho con người cách gây dựng lại cuộc sống. Đến lúc hoàn thành sứ mệnh, ngài từ bỏ ngôi vị để lên trời trở thành một người hầu cận của Thần Sáng tạo. Người Otman cho rằng thiên hoàng Usot-một người Otman vĩ đại có công lớn trong việc đưa sự sống trở lại mặt đất. Dựa trên sáng thế luận, người Otman khẳng định họ có quyền được tôn trọng như những người lãnh đạo ở bất cứ nơi có sông hồ.
-Núi Mauna Loa: Ngọn núi lửa lớn nhất thế giới.
-Địa ngục Kartatos (Hư cấu, dựa trên Tartarus và cụm "Ichiban fukai tokoro" nghĩa là Nơi sâu thẳm nhất): Địa ngục nằm ở nơi sâu nhất trong lòng đất. Tầng sâu nhất của Kartatos là nơi giam giữ con rồng Hi'mottauhitomonn, được bọc trong bốn tầng là đất, lửa, nước, không khí.
-Usot ( Từ cụm Fushi no hito nghĩa là người bất tử): Usot là người xuất hiện trong sáng thế luận của kinh Korad của người Otman. Usot là tên thiên hoàng đầu tiên của đế quốc Othalia.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...