Mọi đứa trẻ đều có màu mắt giống cha mẹ. La'ahad thấy điều đó ở mọi gia đình ở làng Taqu. Khi còn nhỏ, cô hỏi về đôi mắt luôn đóng của người anh, và Hira Tostearad hé mắt cho thấy họ cùng có màu nâu sáng giống nhau. Anh đặt cô bé năm tuổi lên đùi, kể câu chuyện về chiến lợi phẩm giành được trong thử thách của thần cát. Nếu một người lữ hành nhìn được cả khi nhắm mắt, anh ta thắng cả gió cát và cái nắng chói chang của mặt trời ở sa mạc.
Người Otman có màu mắt xám. Đế chế của họ ở tận bên kia bờ một lục địa khác. Họ bành trướng mọi ngả, tấn công người ta dữ dội và tàn bạo. Chiếc tàu buồm lớn đầu tiên xô vào bờ cát Arabiapan từ hàng trăm năm trước. Kẻ xâm lược đổ tục lệ mới qua lỗ tai vào sâu trong từng cái đầu du mục, và khẳng định số mệnh nô lệ của người bản địa. Trong nhiều năm, đế chế Othalia phương Bắc có hàng trăm thuộc địa khắp châu Âu và Phi. Luôn cảnh giác để không bị thiêu cháy bởi những ngọn lửa tự do phẫn nộ. Thiên hoàng đầu tiên của người Otman vương quốc Tahaldanja là một kẻ tráo trở. Đủ thông thái để nhìn thấy trước điều sẽ đến với con sư tử hùng mạnh, chạy trốn khỏi vùng đất thiêng, và xây dựng một thành trì đơn độc ở đại mạc khô cằn. Đặt cho vương quốc cái tên khiêm nhường, và để nó trở thành một chư hầu của Othalia. Anh em Tostearad học phần lớn từ những cuốn sách. Luôn đổi những cuốn họ đọc hết cho đoàn buôn trở lại ngôi làng vào mỗi năm để lấy một cuốn mới. Hira nhìn thấy điều gì đó ở người em gái. Quyết định cả hai anh em sẽ đến kinh đô một thời gian để đọc nhiều cuốn mới hơn mà không phải đợi cả năm. Cách duy nhất để bất kì một người bản địa nghèo nàn vượt qua cánh cổng Raemlamat là phải trở thành nô lệ.
Hira có một giao kèo với trưởng đoàn du mục, một thương nhân khôn ngoan. Họ sẽ vào thành như nô lệ của ông, đổi lại trả phí một phần mười lợi nhuận từ việc bán những mảnh trầm Comrha của tháng đầu tiên của họ trong khu chợ nội thành. Đoàn người vượt qua cánh cổng Raemlamat an toàn. Ngay đêm đầu tiên, người bản địa mắt nhắm trở lại phòng trọ và xòe tay cho em gái thấy một danh bài của người Otman.
"Gumaunten có rất nhiều chợ buôn nô lệ. Anh em ta đều thấy có đến hàng chục cái nhỏ trên cùng một con đường. Những bậc cha thì quá bận việc, và mẹ thì không thể luôn trông những đứa trẻ năng động. Vì vậy họ cho con mình danh bài để chúng tự do mà không bị bọn lái buôn bắt nhầm. Tất nhiên, nó chỉ dành cho người lai, những người không có mắt màu xám."
Người anh lớn dắt La'ahad đi giữa những người mắt xám. Mua đồ ăn trong những cửa hàng lợp ngói xanh. Họ đi ngang qua mặt những tay buôn nô lệ cầm roi đuôi bò. Đàn bà Otman phải ở trong nhà. Người Otman làm lễ Sali mỗi ngày ba lần vào sáng sớm, giữa trưa và sau bữa ăn tối. Đọc kinh Korad và quay về hướng Bắc. Họ niệm những bài kinh bằng ngôn ngữ thuần Othalia. Hira có thể phát âm chính xác tiếng Otman chỉ bằng cách đọc theo họ và nghiên cứu những cuốn sách về quy tắc ngôn ngữ Altaic và Semit. Luôn có vài cuốn như thế trong cửa hàng bán sách.
Anh em Tostearad có một sạp nhỏ bán trầm hương ở khu chợ dành cho người bản địa. Họ bày bán vào sáng sớm và xế chiều. Trầm Comrha từ Akhmakar có mùi nồng và thơm hơn thứ trầm cùng loại mọc ở Ar Tairiyad, vì thế rất được giới quý tộc ưa chuộng. Trong khi La'ahad bán hàng, Hira đánh cờ với những vị khách yêu cầu. Anh thắng và cố tình thua. Giữ số tiền đặt cược thu được trong ngày luôn gần bằng số tiền bán trầm của La'ahad.
"Em không thể thua quá nhiều. Và nếu em luôn thắng, họ sẽ không bao giờ quay lại. Phải để khách có cơ hội đặt nhiều lần và có một khoản thu hồi xứng đáng. Anh lấy mỗi người mới chỉ một đồng Diras. Điều đó khiến họ vui, vì thế họ quay lại lần sau."
Đó là một mẹo hữu ích. Anh em Tostearad thu được số tiền cao hơn nhiều những người bán trầm trong khu chợ. Dù dân Otman là những kẻ xâm lược cực đoan, giáo dục của họ cũng mạnh như quân đội. Những người đàn ông mắt xám được phép đeo gươm Kata-sa bên hông và có cả sự hiểu biết trong đầu. Họ là những người đi nhiều, luôn sẵn sàng dẹp bỏ xung đột mà không cần trả công. Anh em bản địa học được nhiều mẹo từ người Otman, dân tộc tin rằng tổ tiên của họ là những thương nhân thành công. Thỉnh thoảng học được cả mánh kéo khách của người đàn bà Digan bán giấy lậu trong góc chợ. Bỏ ra một số tiền để mua nghề của hai gánh xiếc và khiêm tốn học hỏi truyền thống kinh tế của dân Do Thái, bằng cách đọc sách và quan sát rất nhiều người Do Thái bán hàng.
Sau hai năm, một vài ngày trước khi trở lại Akhmakar, nghĩa là họ sẽ sớm có dây thừng quanh cổ tay và là nô lệ đi theo ngài Ab' qatharmunru rời khỏi kinh đô. Hira hỏi em gái trong lúc đang thu dọn những quân cờ Vaiyra:
"Em đeo khăn Hada nóng hơn đúng không, La'ahad?"
"Một chút."
La'ahad trả lời, cô đang mặc Nijut của phụ nữ Otman. Thứ yêu cầu vải được phủ kín cả người, và rõ ràng ngột ngạt hơn khi phải đeo khăn hai lớp. Cô gái nhỏ thấy anh cô bước đến, giúp cô tháo chiếc mũ trùm đầu xuống và gỡ khăn che mặt. Mái tóc đen xù bung ra ngay lập tức.
"Giờ anh nhìn thấy em rồi. Em không cần đeo khăn Hada nếu không muốn."
"Chúng ta sẽ mất một số Diras khá lớn. Người ta sẽ không đến mua trầm nữa, vì em không tuân thủ đạo Korad."
Việc bỏ một tấm khăn trùm chỉ trong một ngày gây ra nhiều rắc rối hơn là đeo nó. Đàn bà Otman thậm chí buộc phải mặc đồ truyền thống ngay cả ở nhà. Chiều vắng khách hơn, họ thu dọn sạp và dành thời gian để đi dạo trong khu chợ của người mắt xám. Một vài người đi đường chú ý màu mắt của La'ahad, chúng màu nâu bản địa, nhưng họ bỏ qua vì nghĩ rằng cô gái nhỏ là nô lệ theo hầu Hira. Mọi con đường ở Gumaunten có mùi của mọi loại trầm ở Ar Tairiyad. Những người giàu có thêm mùi của lá gai dầu. Chập tối, anh em Tostearad đến được đền thờ thiên hoàng Musuiayatb đệ II, kẻ nổi tiếng vì truyền thuyết chém rơi đầu thủ lĩnh khởi nghĩa vĩ đại nhất của người Arabiapan. Lính gác cổng đền để Hira đi qua, nhưng ngăn La'ahad thô bạo.
"Đó là em tôi."
"Phụ nữ không được vào!"
"NÓI ĐIỀU ĐÓ VỚI CHA TA-NGÀI JIBUNH AB SOHUIP. QUÂN NÔ LỆ!"
Người đàn ông làm lễ trưởng thành năm 13 tuổi có sự khắc nghiệt khiến người lính Otman gác cổng phải lùi bước. Hira Tostearad quát bằng tiếng Otman phương Bắc, kiêu ngạo giơ tấm danh bài bằng vàng của hoàng tộc. La'ahad biết đó là cái họ tráo ở thư viện lớn nơi mọi người Otman không phân biệt đẳng cấp có thể cùng đọc sách. Từ phía sau, cô gái nhỏ thấy điều gì đó thay đổi khi anh của cô dùng từ mà chỉ những kẻ xâm lược dùng cho người Arabiapan. Nó cũng dùng để người Othalia miệt thị chư hầu. Họ đi qua cánh cổng Tose-ba, và bước bên rìa con đường bậc thang dốc lên trên.
Cô gái nhỏ kinh ngạc được tận mắt thấy loại cây có tán lá rộng mọc thẳng hàng trong những khoảng đất đóng khung. Chúng có lá giống chiếc quạt Ucru. Có nhiều cái cây bám vào đá uốn thành những tư thế kì lạ. Đền thờ nằm ở trên đỉnh một ngọn núi thấp. Đất của nó giống như bất kì ngọn núi nào ở Ar Tairiyad có thể trồng được những loại rau củ tốt nhất. Nhưng không còn thuộc về người bản địa. La'ahad thấy những bức tượng lớn nhất dưới mái đền xanh và mùi trầm Copan tỏa ra từ lô hương. Người Otman phân ra từng loại trầm riêng cho việc thờ từng vị thần theo cấp bậc. Cô thấy giống cỏ màu xanh lam tỏa hơi lạnh và cả những tấm thẻ cầu nguyện treo trên giá. Người bản địa không dạy chữ cho phụ nữ. Vì Hira Tostearad biết chữ, La'ahad biết cả chữ của người bản địa và chữ khối vuông Otman.
"Thẻ cầu nguyện dành cho người Otman."
"Em có muốn viết gì không?"
"Nếu em viết bằng chữ của chúng ta, họ sẽ tức điên lên mất. Em không muốn viết chữ Otman trên một cái giá của người Otman."
"Vậy lần sau chúng ta sẽ viết chữ lên lưng con lạc đà Semal. Nó dành cho tất cả những người ở Arabiapan."
Một câu chuyện cổ về con lạc đà của Isbaalhe lén chạy qua sân của thần Shams. Nhưng con lạc đà chạy nhanh như một vệt sáng cắt qua bầu trời sậm màu. Nếu viết được điều ước lên lưng con lạc đà thánh, thì nó là cách tốt nhất để những vị thần không thể chối rằng họ đã không thấy một lời nguyện cầu. Đêm tháng 7 ở Gumaunten đủ lạnh, anh em Tostearad khoác áo lông lạc đà họ đem theo, bước xuống những bậc thang đá cũ kĩ. Đêm ở sa mạc cũng khắc nghiệt như sự khắc nghiệt vào ban ngày.
----
-Tahaldanja (Hư cấu, mang nghĩa là Cát dưới bàn chân thần Saidanja): Vương quốc của nhánh người Otman tách từ đế quốc Othalia, có kinh đô là thành Gumaunten.
-Musuiayatb (Hư cấu, mang nghĩa là Kẻ ăn năn cuối cùng): Vương hiệu để gọi người đứng đầu vương quốc Tahaldanja.
-Kata-sa (Hư cấu, dựa trên gươm Katana và từ Sotchoku-sa nghĩa là Sự thẳng thắn): Một loại gươm dài có hình dạng thẳng và dẹt. Gươm Kata-sa được coi là biểu tượng của con đường thực hiện chí hướng của người Otman.
-Sali (Hư cấu, từ lễ Salat và cụm "Kuiaratame ni mukete" nghĩa là hướng về sự hối cải): Tín đồ đạo Chishamga phải cầu nguyên ba lần một ngày, vào lúc bình minh, giữa trưa, sau bữa ăn tối. Tín đồ có thể cầu nguyện tại bất cứ đâu. Trước khi cầu nguyện, tín đồ phải ở trong một trạng thái tinh thần và thể xác thanh khiết. Buổi cầu nguyện bao gồm việc đọc một số đoạn Kinh Korad, quỳ lạy và chạm đầu xuống đất, thể hiện sự phục tùng thần Saidanja- vị thần của sự hiểu biết và là thần bảo trợ của thương nhân. Tín đồ sử dụng một tấm thảm để quỳ. Khi cầu nguyện, tín đồ phải quay mặt về hướng vương quốc Othalia, vùng đất thánh của đạo Chishamga.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF_h%E1%BB%8Dc_ch%C3%A2u_%C3%82u)
-Hada (Hư cấu, Dựa trên khăn Chador và từ Kenkyo-sa nghĩa là sự khiêm nhường): Một loại khăn dành cho phụ nữ Tri giáo khác ngoài khăn Nijre (xem chú thích phần Mở đầu). Khăn Nijre theo duy định của vương quốc Tahaldanja dành cho phụ nữ bên ngoài vùng đất thánh, phụ nữ ở kinh đô bị buộc phải đeo khăn Hada. Khăn Hada có hai lớp khăn trong khi khăn Nijre chỉ có một lớp. Khăn Hada mặc kèm với trang phục Nijut.
-Trang phục Nijut (Hư cấu, Dựa trên Niqab): Là một dạng trang phục truyền thống của phụ nữ Otman. Có dạng một khăn trùm che toàn bộ cơ thể và khuôn mặt nhưng để lộ đôi mắt.
-Cổng Tose-ba (Hư cấu): Một loại cổng đơn giản được tạc từ đá nguyên khối. Được tìm thấy ở lối vào của các đền thờ thần của người Otman. Cổng Tose-ba được coi là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người. Con đường vàng nằm ở chính giữa cổng Tose-ba dành cho các vị thần, người phàm đi ở hai bên rìa con đường.
-Quạt Ucru (Hư cấu, dựa trên quạt Uchiwa và từ Fan/muruha nghĩa là quạt giấy): Một loại quạt làm bằng giấy có hình bán nguyệt.
-Ngữ hệ Altaic- Semit: Một ngữ hệ nhỏ nhưng quan trọng trải dài khắp Trung và Bắc Á bao gồm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, ngôn ngữ Mông Cổ, ngôn ngữ Tungusic, tiếng Hàn và tiếng Nhật. Ngữ hệ Altaic được cho là ngữ hệ quy định những đặc điểm chung của ngôn ngữ vùng Trung-Bắc Á. Người Otman có nguồn gốc là những thương nhân Bắc Á lai với người ở khu vực Trung Đông, đế quốc của họ nằm ở sát phía Nam của Iran và Pakixtan. Cách viết và quy tắc ngữ pháp của họ dựa trên hệ Altaic nhưng đặc điểm âm thanh và quy tắc phát âm bị ảnh hưởng bởi hệ Semit (Do Thái- Ả Rập).
-Jibunh ab Sohuip (Nghĩa là Chặng đua của kẻ thận trọng): Đọc là "Jibunh con trai của Sohuip". Tên nam giới Otman được ngăn cách bằng từ "ab", "ab" không có trong tên của nữ giới. Sohuip nghĩa là người khởi hành muộn.
-Truyền thuyết về con lạc đà của Isbaalhe (Hư cấu): Isbaalhe là người tình của cháu gái thần Qamar- em gái song sinh của thần mặt trời Shams. Tình yêu của Isbaalhe và Nayelm bị cấm đoán. Thần mặt trời Shams biết mọi thứ ban ngày và thần mặt trăng Qamar biết mọi thứ ban đêm. Isbaalhe được nhà thông thái núi Hemfiq mách rằng con đường ngắn nhất và an toàn nhất để đến mặt trăng là chạy ngang qua sân sau nhà thần mặt trời vào buổi tối khi vị thần đang ngủ. Isbaalhe nghe lời, cưỡi con lạc đà nhanh nhất lén chạy qua sau lưng thần Shams để đi gặp nàng Nayelm. Người bản địa cho rằng con lạc đà Semal của Isbaalhe là thứ gần nhất để kết nối giữa con người và thần linh.
-Nayelm (dựa trên từ meteorite (vẫn thạch) và cụm nayazak alqamar nghĩa là Vẫn thạch của mặt trăng)
-Isbaalhe (Dựa trên từ Isbah (ánh sáng) và Alhena (sao): Sao băng.
-Ab' qatharmunru (Nghĩa là Con trai của con khỉ nhanh nhẹn nhất): Trưởng đoàn của thương đoàn tập hợp của đại diện những thương đoàn khác đến làng Taqu để mua trầm Comrha.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...