Phàn Nhất Chi theo giòng Trường giang vượt qua hồ Ðộng Ðình vào đất Giang Lăng. Vùng này là một vùng đầy sông nước nên đường đi của chàng toàn bộ là phải dùng thuyền.
Một hôm ngồi trên con thuyền nhỏ nghe gã tráng niên chèo thuyền ngâm 1 bài thơ "thu hứng" của ÐỖ Phủ, chàng tán thán:
- Hiếu hữu đọc "thu hứng" của Ðỗ Thiếu Lăng tuyệt diệu, nhưng hiềm bây giờ nào phải mùa thu?
Tráng niên chèo thuyền chỉ lên mé núi:
- Tiện nhân cảm hứng vì thấy sơn cốc kia kìa, công tử hãy nhìn xem!
Theo hướng tay chỉ của gã, chàng chăm chú nhìn? Giữa đám cây rừng đá núi thấp thoáng một mái lá tiêu sơ nhô ra, phải có một nhãn lực tinh lắm mới thấy mấy chữ Hán viết như múa Ở cổng: "Thu cốc sơn ẩn." Chàng buột miệng:
- Cao nhân nào vậy, hiền hữu biết không?
Trạo phu đáp liền:
- Ðại sư của tiểu nhân ẩn cư phóng kiếm Ở trên đó đã gần hai mươi năm.
CÓ bao giờ công tử nghe đến tên Hựu Huyền chân nhân?
Chàng trố mắt:
- Hựu Huyền chân nhân oai trấn giang hồ từ đầu đời Thanh, không ngờ đó là sư phụ của hiền hữu và không ngờ người lại ẩn cư phong kiếm nơi đây Té ra hiền hữu cũng là một kiệt liệt anh hùng? CÓ phải Hựu Huyền chân nhân còn có tự hiệu là Ðông Ly Quân không?
Trạo phu cười tươi tỉnh:
- Công tử thật là bác lãm! Tiểu nhân có đáng gì mà được gọi là anh hùng?
Nhưng sư phụ quả là một cao nhân trác thế. Chắc công tử có nghe tiếng tổng tiêu đầu Phàn Huệ Chi Ở Tam Dương tiêu cục Yên Kinh khi xưa?
Nghe nhắc đến tên gia phụ, Phàn Nhất Chi phấn chấn:
- CÓ nghe. ÐÓ là gia phụ của tại hạ. Chẳng hay Ðông Ly Quân Hựu Huyền chân nhân có quan hệ thế nào với họ Phàn Ở Yên Kinh?
Sắc mặt trạo phu biến đổi một cách kín đáo, gã khuấy nhè nhẹ cặp chèo:
- Ðại sư phụ của tiểu nhân và Phàn tiêu đầu vốn xuất thân cùng sư môn đó Té ra công tử là Phàn Nhất Chi?
- Chính tại hạ. Như vậy tại hạ phải lên tham kiến chân nhân vì sinh thời gia phụ vẫn nhắc tới chân nhân luôn. Hiểu hữu dẫn đường cho tại hạ được chăng?
Trạo phu reo lên:
- CÓ khó gì việc ấy? Sư phụ của tiểu nhân đã qui ẩn lâu rồi, việc đời gác ngoài tai, nay gặp được công tử có lẽ cũng là điều vui mừng. Ta lên núi thôi.
Thuyền mành tấp vào mé núi một cách quen thuộc như hằng ngày gã trạo phu vẫn làm thế. Trong lúc cột thuyền vào kè đá, gã hỏi:
- Công tử đến Giang Lăng có việc gì cấp bách chăng?
Chàng đáp:
- Cũng không cấp bách gì, tại hạ nghe tin bọn Tàn Cốt môn mới chuyển về Giang Lăng thử tìm vị chưởng môn Ở đó thôi, nhưng bao giờ gặp cũng được Trạo phu vọt thăng lên hốc đá một cách nhẹ nhàng chứng tỏ gã có công phu tập luyện khá nghiêm cẩn. Phàn Nhất Chi thi triển khinh công liên tiếp theo liền. Vừa đặt chân kế bên gã, chàng đã nghe lời khen ngợi:
- Thân pháp nhẹ nhàng lắm! Thực chăng hổ dòng dõi họ Phàn...
Một lão nhân hiện ra giữa đám cây rừng, trạo phu reo lên:
- Ðại sư phụ! Sao hôm nay sư phụ ra đến tận đây?
Lão nhân chính là Hựu Huyền chân nhân cười sang sảng:
- Sáng nay trước khi đi hái thuốc, ta bấm độn Thái ất, biết có quý nhân giáng lâm nên ra đón đó!
Phàn Nhất Chi cúi thấp mình thi lễ:
- Lão cao nhân quá lời! Tiểu tử nghe đại danh đã lâu, tình cờ đi qua xin được bái yết!
Hựu Huyền chân nhân vẫn cười rộng lượng:
- Chúng ta cùng một nhà. Phàn tổng tiêu đầu đại hiệp với ta xuất thân cùng sư môn thì thiếu hiệp cũng là thân thích cả. Ði về sơn cốc thôi!
Lão phóng người đi trước, tà áo rộng của lão bay phất phới trong nắng nhu cánh một con đại bàng vút thẳng lên trời cao đẹp một cách hùng tráng.
Phàn Nhất Chi và trạo phu đệ tử cũng thi triển thân pháp bắn người theo.
"Thu cốc sơn ẩn" của Ðông Ly Quân Hựu Huyền chân nhân là một gian lều cỏ bốn bề trồng dầy đặc những dãy cúc đại đóa, mùa thu chưa tới nên hoa chưa nở, chúng chỉ còn một màu lá xanh lục rậm rạp.
Mở một cánh cổng lão chân nhân xuống lệnh:
- Tiêu Can ra giếng múc cho ta thùng nước pha trà mời khách!
Thi ra trạo phu tên là Tiêu Can. Gã đáp "xin vâng" rồi vòng ra sau nhà.
Bước vào lều cỏ, chàng nhận thấy quả là vị chân nhân này sống quá ư thanh đạm. Ngoài một chỏng tre và một cái kỷ dài cũng bằng ống tre, trong nhà không còn vật dụng gì nữa. Nhưng trên vách thì lại la liệt những tranh và kiếm. CÓ đến gần chục thanh kiếm và hơn chục bức tranh thủy mạc đậm nhạt treo kín cả bốn bức vách sơ sài kết bằng tre khô. Chàng đặc biệt chú ý đến một bức tranh truyền thần một chân dung phụ nữ. Gương mặt nữ nhân có nét gì quen thộc lắm khiến chàng tần ngần ngắm nghía hoài. Lão chân nhân nhận ra vẻ khác lạ ấy, lão hỏi:
- Thiếu hiệp thấy bút pháp ta coi được chăng?
Thì ra Hụu Huyền chân nhân còn là người đam mê hội họa. Chàng khen:
- Bút pháp cực tinh, có lẽ cha con họ Mễ sống lại cũng phải giật mình!
(Họ Mễ tức Mễ Phế và Mễ Hữu Nhân, hai cha con đều là danh họa đời Tống.) - Thiếu hiệp quá lời! Từ khi ẩn cư nhiều lúc ta quá cô liêu nên cũng uổng bôi phí giấy mực vậy thôi!
Chàng thắc mắc:
- Xin lão đại sư thứ lỗi về tội đường dột. Tiểu tử thấy nữ nhân trong tranh quen quá, phải chăng...
Lão nhân cười khà khà:
- ÐÓ là sư muội ta đồng thời là mẫu thân của thiếu hiệp. Khi xưa ta cùng tổng tiêu đầu Ở sư môn, ta với y đã cùng chinh phục một mỹ nhân tên Triệu Nguyệt ảnh, cuối cùng ta là kẻ chiến bại và Nguyệt ảnh trở thành Phàn phu nhân. Chính việc đó ta đâm ra chán nản thế tình bèn tầm sư học tiên đạo Giờ ta đã nhận ra lẽ Vô thường của cuộc đời. Nhưng xét ra Phàn tiêu đầu đại hiệp cũng có khi khe khắc với ta...
Lão ngập ngừng bỏ lửng, nhìn bộ mặt ngơ ngác của chàng, lão tiếp:
- Hà! Mà thôi, để dịp khác ta sẽ kể cho thiếu hiệp nghe! Hôm nay ta phải tiếp thiếu hiệp như một khách quý, có gì lại kể một chuyện buồn...
Câu nói lấp lững của vị chân nhân càng làm cho chàng thêm thắc mắc, nhưng vì là buổi sơ kiến nên chàng đành im lặng ngồi xuống một cái đôn gỗ tạp kê sát kỷ tre. Trên mặt kỷ tre là một chồng sách cũ mà mới liếc qua chàng đã biết đó là sách của đạo gia. Ðạo Ðức chân kinh, Nam Hoa kinh...
và một đống giấy mực trải rộng như đang sẵn sàng cho một họa phẩm mới.
Tiêu Can đã đem nước về, gã lúi húi đi pha trà cho sư phụ.
Khi gã ra sau nhà chẻ củi, lão sư phụ cũng đi theo. Chàng nghe hai thầy trò thì thầm gì đó với nhau một lúc rồi trở vào.
Tiêu Can cầm một ấm trà trên tay, gã vừa róc trà vào mấy cái chén con vừa hỏi:
- Tại hạ có câu chuyện muốn thỉnh ý thiếu hiệp...
- Xin cứ nói!
Giọng Tiêu Can bỗng nghiêm hẳn:
- Khi xưa nghiêm đường Phàn Huệ Chi bị kiếp nạn Ở Giang Nam có mặt thiếu hiệp chứ?
Không rõ chủ ý của Tiêu Can nhưng chàng vẫn thật thà đáp:
- Rất tiếc lúc ấy tại hạ đang Ở Yên Kinh, lệnh nghiêm trên đường bảo tiêu có một mình...
Ðồng tử Tiêu Can đảo một vòng:
- Phàn Huệ Chi mất đi có để lại Càn Khôn Yếu Quyết cho thiếu hiệp chăng?
Chàng Vô tình:
- Tại hạ có nghe gia phụ vẫn thường nhắc tới yếu quyết, tiếc thay thuở nhỏ không lấy làm lưu tâm.
Tiêu Can gằn giọng:
- Dám hỏi thiếu hiệp có mang Càn Khôn Yếu Quyết trong người không?
Nghe câu hỏi ấy, Phàn Nhất Chi kinh ngạc:
- Hiền hữu nói sao? Tại hạ làm gái có Càn Khôn Yếu Quyết?
Lúc này Hựu Huyền chân nhân bước vào, ôn tồn:
- Phàn thiếu hiệp! Ðêm Phàn Huệ Chi bị thảm sát ta không có mặt nhưng khi Tam Dương tiêu cục bị hỏa thêu chỉ có mình thiếu hiệp Ở nhà, thiếu hiệp không cất Càn Khôn Yếu Quyết thì còn ai?
Phàn Nhất Chi kêu lên:
- Quả thật là không... chân nhân... tại hạ không...
Lão chân nhân đang cầm một cành cây dài bèn sử dụng như trường kiếm đánh liên tiếp mấy đường chớp nhoáng tới chàng, chàng nghiên đầu né rồi nói:
- Chân nhân và hiền hữu đừng ngờ oan. Thật là đêm ấy Càn Khôn Yếu Quyết đã bị mất!
Hựu Huyền chân nhân quát "Thế thì ai lấy?" Thân pháp vọt tới vươn cánh tay dài như vượn ra điểm huyệt Bách Hội của chàng. Thủ pháp đi vụt tới như mũi tên và kình lực xô tới liền. Nên biết công lực của chân nhân không phải tầm thường nhưng trong nháy mắt không biết bằng cách nào chàng đã xuất kiếm đưa sống kiếm ra chặn trên huyệt đạo của mình. Hựu Huyền chân nhân bấm đúng sống kiếm, lão la lên:
- Kiếm pháp ảo diệu thật, quả là Càn Khôn Yếu Quyết có khác!
Lão thoái bộ, mắt long lên:
- Thiếu hiệp! Kiếm pháp vừa rồi đủ chứng minh xuất xứ của Càn Khôn Yếu Quyết, thiếu hiệp còn chối nữa sao?
Phàn Nhất Chi cũng lùi lại một bước dựa lưng sát vách, chàng đau khổ:
- Lão tiền bối ngờ oan cho tiểu sinh, quả là tiểu sinh chưa hề nhìn thấy yếu quyết võ công của gia phụ!
Lão chân nhân cười gằn:
- Vậy kiếm pháp thiếu hiệp vừa thi triển là gì?
Nghe giọng hỏi gằn của lão, Phàn Nhất Chi bỗng nhiên mất hết cảm tình với vị tu tiên này, chàng đáp lửng lơ vì thật tình chàng chăng muốn tiết lộ kỳ duyên Ở Ma Lâm.
- Kiếm pháp của tiểu sinh chỉ là sơ học, đáng gì để nói tên sư phụ với chân nhân?
Tiêu Can đã rút một trường kiếm trên vách, gã quyết liệt:
- Phàn thiếu hiệp, chúng ta không thù không oán nhưng hôm nay thiếu hiệp không đưa ra Càn Khôn Yếu Quyết là không yên xuống núi đâu!
Chàng cả cười:
- Tại hạ chưa từng thấy ai Vô lý như hiền hữu, tại hạ lấy yếu quyết Ở đâu mà đưa ra?
Chàng liếc nhìn gương mặt tai tái của người tự xưng là chân nhân, tiếp luôn:
- Mà dù có đi nữa, việc gì tại hạ phải đưa ra Ở dây?
Hựu Huyền chân nhân gầm lên:
- Tiểu tử hổn thật! Ðã lên tới đỉnh Thái sơn còn chưa thấy trời sao?
Lão tuốt trường kiếm phản chiếu ánh nắng xanh lè rồi múa một vòng Lạc Mai kiếm khiến kiếm rít lên rợn người. Chàng vẫn cắp kiếm dọc theo cánh tay:
- Không ngờ hôm nay tiểu sinh phải động thủ. Xin chân nhân miễn thứ!
Chàng búng kiếm tới trước. Nghe "keng" một tiếng vòng kiếm của lão chân nhân khứng lại. Lão chấn động hổ khẩu, mắt lạc thần:
- Tiểu tử gớm thật, học Càn Khôn Yếu Quyết đã đến mười thành công lực rồi mà còn dấu ta!
Kiếm quang lại lướt tới. Lần này lão thận trọng đưa mũi kiếm hơi chếch về bên tả vai chàng, đợi vai chàng hơi rung động, kiếm đổi hướng ngoặt qua bên hữu rồi đột ngột đâm xéo xuống đan điền của chàng. Chàng thốt lên "ái chà" quyết định thi triển hết biến ảo của Huyền Công kiếm môn, chàng đứng yên đợi kiếm của chân nhân tới sát đan điền liền lật đốc kiếm cản lại rồi mũi kiếm chúc tới luôn theo thế Trầm Thủy Ðoạt Châu nhanh như chớp giật. Lão chân nhân hốt hoảng thu kiếm về bảo vệ thân mình trong lúc gạ đệ tử quát lên:
- Xứng xúc phạm sư phụ ta!
Kiếm quang của gã cũng phóng tới uy hiếp hạ bộ Phàn Nhất Chi. Chàng khẽ "hừ" một tiếng thân pháp vọt lên cao trong khi tay vẫn giữ đường kiếm đúng hướng. Kiếm nhắm đúng yết hầu của chân nhân. Sợ sư phụ mình trúng thương, Tiêu Can thuận tay tả rút liền một trường kiếm khác trên vách gạt kiếm của chàng ra. Nhưng kình lực của chàng quá hùng hậu, kiếm chỉ hơi chếch ngang kéo dài một đường qua vai lão chân nhân. Lão bị trúng kiếm bất ngờ kinh hoàng lùi ba bước, giọng lạc hắn:
- Tiểu tử láo thật, dám dùng Càn Khôn Yếu Quyết đả thương ta.
Lúc này trên tay Tiêu Can đã có cặp song kiếm, gã vũ lộng cả hai như rồng lộn tới tấp tấn công Phàn Nhất Chi, chàng đã dựa sát lưng vào vách, trên đầu chàng cũng có treo một thanh kiếm khác có cái cán lấp lánh như được nạm ngọc.Ðôi song kiếm tới sát gần chàng mới hét to:
- xem bảo kiếm đây!
Trường kiếm trong tay chàng như mọc cánh bay lượn kỳ ảo chung quanh không cho song kiếm lại gần. Ðã qua hai mươi hiệp đấu mà Tiêu Can không có cách nào đụng kiếm vào người chàng được. Gã đã tháo mồ hôi trong khi chàng vẫn ung dung dường như chàng chỉ điều khiển kiếm bằng một ngón tay. RÕ ràng cây kiếm Can Tương chỉ hơi dính vào lòng bàn tay chàng. Hựu Huyền chân nhân đã tự xé một mảnh vạt áo băng bó vết thương, lão đứng ngoài cửa quan sát đệ tử đấu với chàng đến đó tự nhiên hô to:
- Tiêu Can! Dừng kiếm lại!
Lão trầm giọng:
- Ðấu thế đủ biết thiếu hiệp có Càn Khôn Yếu Quyết hay không rồi! Bây giờ ta uống trà!
Lão tiến lại cầm chén trà đưa lên môi mời chàng như không hề có chuyện gì xảy ra. Chén trà lão đưa tới, chàng chưa kịp đón lấy đã tự động run lên bần bật và nước trà trong chén bõng vọt lên bay thăng vào mặt chàng. Biết lão chân nhân ngầm vận công lực để đả thương chàng nhưng chàng vẩn mỉm cười hả to miệng vận chân khí hớp lấy trọn ngụp nước rồi bình thản:
- Ða tạ chân nhân! Chà! Trà miền nam thực thơm nức mũi!
Lão chân nhân ngượng nghịu, song cố lấy giọng cứng:
- Thiếu hiệp cất Càn Khôn Yếu Quyết đâu?
Nghe lão hỏi mãi về vấn đề ấy, Phàn Nhất Chi đau khổ đáp:
- Lão tiền bối! Tiểu sinh đã nói Càn Khôn Yếu Quyết đã bị bọn côn đồ thảm sát gia phụ trên đường bảo tiêu qua Giang Nam cướp đi rồi! Nào tiểu sinh có biết chúng đem dấu Ở đâu?
- Bọn chúng gồm những ai?
- Tiểu sinh chỉ được biết bốn tên có bí hiệu "Mậu, Tài, Tiến, Cử" và một tên chỉ huy bí hiệu "Nghệ Xoay," có thế thôi!
Hựu Huyền chân nhân cười gằn:
- Trong cuộc thảm sát ấy có ai thoát không, thiếu hiệp hãy nhớ kỹ đi!
Chàng thở dài:
- Tiểu sinh rất đau khổ vì không có mặt trong đêm ấy, nhưng sau này nghe kể gia nhân của phụ thân có mang theo một đứa cháu, nó thoát trong đêm này chạy về Linh Lăng, hiện đã có vợ con.
- Tên nó là gì?
- Hình như là Vương Ðiểm Ở Linh Lăng.
Hựu Huyền chân nhân thư dán nét mặt:
- Ðể ta sai Tiêu Can qua linh Lăng gấp triệu Vương Ðiểm về đây đối chất.
Lão quay sanh đệ tử nói bằng giọngnghiêmkhắc:
- Tiêu Can! Con xuống núi sang Linh Lăng gấp đón Vương Ðiểm về đây cho ta!
Tiêu Can đáp "Xin vâng!" rồi ra cửa ngay.Lão chân nhân chỉ cái đôn:
- Ta ngờ cho thiếu hiệp là có hơi vội. Xin coi như chuyện vừa rồi là không có, thiếu hiệp hãy Ở đây với ta ít bữa để ta tạ lỗi!
Miệng lưỡi lão chân nhân này không thể tin được, chàng dư biết lão giữ chàng Ở đây để chờ Tiêu Can về mà thôi. Biết vậy nhưng chàng vẫn lạnh lùng:
- Ða tạ chân nhân! Chỉ mong mọi việc sáng tỏ để rõ lòng thành thực của tiểu sinh!
- Thiếu hiệp yên tâm! Chỉ ít ngày Tiêu Can sẽ bắt được Vương Ðiểm về đây thô i!
- Chân nhân tin chắc vậy? Nghe rằng Vương Ðiểm cũng có học võ công, e rằng b ắt y không phải dễ!
Lão chân nhân quả quyết:
- Tiêu Can là người đa xảo, cứ hãy đợi hắn hành động!
* * *
Quả đúng như lời Ðông Ly Quân Hựu Huyền chân nhân, ba ngày sau Tiêu Can trở về với hai người nữa là Vương Ðiểm và Tiểu Tú vợ của y đang mở một tiêu cục nhỏ Ở Linh Lăng.
Buổi sáng hôm ấy, Hựu Huyền chân nhân dậy rất sớm, lão xuống suối rửa mặt trở lên pha trà xong Phàn Nhất Chi mới thức dậy. Uống hết một tuần trà lão mới thốt:
- Ta vừa bấm độn Thái ất, Tiêu Can về hôm nay đó!
ÐỘ giờ Thìn ba người xuất hiện. Cả họ Vương và vợ đều không mang theo chút hành lý nào vì có lẽ gấp đi quá. Câu đầu tiên Vương Ðiểm hỏi chàng là:
- Huynh đài đây cho biết ca ca nhắn đệ vội đi ngay. Ðã lâu ngày xa cách, ca ca cần gì Ở tiểu đệ?
Phàn Nhất Chi lắc đầu:
- Ta có nhắn gì đâu, chăng qua Tiêu Can đây có lẽ... có lẽ...
chàng định nói câu "có lẽ Tiêu Can bịp đấy" nhưng lại ngại ngùng chưa dám quyết, Vương Ðiểm quay sang Tiêu Can:
- Tiêu huynh! Tại sao có bức thư của Phàn ca ca?
Tiêu Can ngượng nghịu:
- Chăng qua... chăng qua... tại hạ phải giả mạo như vậy để tiện mời các hạ đó thô i!
Vương Ðiểm phì cười:
- Ngu đệ thật tin người. Gã mới đưa phong thư ra ngu đệ tin liền của ca ca. Lâu quá rồi không nghe tin gì của ca ca cả nên cũng có nóng lòng... Hừ!
Nhưng bây giờ ta lên đây làm chi?
Hựu Huyền chân nhân lên tiếng:
- Mời nhị vị và cô nương an tọa, lão phu có câu chuyện muốn nói.
Lão nhập đề liền:
- Vương các hạ vốn cũng là thuộc hạ của nhà Tam Dương tiêu cục, nhưng chắc các hạ chưa biết ta với Phàn Huệ Chi tổng tiêu sư khi xưa cùng một sư môn nên mọi hành động của họ Phàn ta đều có theo dõi cả.
Vương Ðiểm kính cẩn:
- Phàn tiêu sư là chủ cũ của phụ thân vãn sinh, xin trận trọng lắng nghe.
Ðột ngột lão hỏi:
- Hôm nay đệ tử của ta phải dùng xảo thuật để mời các hạ lên đây vì ta có một băn khoăn chưa giải được. Mong Vương các hạ trước kia cũng là những nhà của Tam Dương tiêu cục cho ta biết Càn Khôn Yếu Quyết bây giờ Ở đâu?
Vương Ðiểm trợn tròn mắt:
- Càn Khôn Yếu Quyết? Ðây là lần đầu tiên tiểu sinh được nghe tên ấy...
làm sao biết Ở đâu.
Hựu Huyền chân nhân cười ha hả:
- Các hạ! Lão phu trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý, còn việc gì trên đời mà dấu được lão phu? Con trai của Phàn Huệ Chi chỗ không biết đã là Vô lý gia nhân cũng chối luôn, thế Ở đời ai là người biết?
Vương Ðiểm càng ngơ ngác:
- Lẽ nào... lẽ nào... xin chân nhân nói rõ, quả tình tiểu sinh chưa thông gì cả?
Lão chân nhân quay sang Phàn Nhất Chi:
- Hoặc vì Phàn tiêu sư chết bất đắc kỳ tử nên không có thời giờ trối lại chăng?... Nhưng trước đó... chăng lẽ thiếu hiệp không bao giờ nghe lệnh nghiêmđườngnhắc tới?
Phàn Nhất Chi trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Quả là nghiêm đường bị thảm sát bất ngờ... à! Nhưng trước đó đã lâu khi tiểu sinh còn tóc để trái đào... tiểu sinh nhớ như lệnh mẫu có nói tới bí kíp ấy thì phải... Cặp mắt của lão chân nhân sáng rực lên:
- Triệu Nguyệt ảnh à? Lệnh phu nhân nói sao về bí kíp? Thiếu hiệp hãy cố nhớ thử xem...Phàn Nhất Chi cố gắng nhớ lại:
- Lệnh mẫu mệnh chung khi tiểu sinh còn quá nhỏ... trước khi qua đời lệnh mẫu nói rằng... nói rằng... bí kíp gì đó... là quá độc chiêu... nên lệnh mẫu muốn nghiêm đường hủy bỏ... họ có đôi co với nhau vào một buổi tối mà tình cờ tiểu sinh chỉ thoáng nghe được câu mất câu chăng... lẽ nào... lẽ nào... đó lại là Càn Khôn Yếu Quyết?
Lão chân nhân nghiêm mặt:
- Lão phu đã quá tuổi cổ lai hy, lão phu đoán quyết Càn Khôn Yếu Quyết không hề bị Phàn Huệ Chi phế bỏ và có lẽ... có lẽ... chính thiếu hiệp đang giữ, chăng qua thiếu hiệp muốn độc chiếm đó thôi!
Giọng chàng lạc đi:
- Lão tiền bối, tiểu sinh suốt đời giữ sự chân thật. Lẽ nào cứ bị gán ghép oan uổng mãi thế?
Tiêu Can gắt lên:
- Nói nghe không nổi? Ai biết lúc nào thật lúc nào giả!
Ðứng gần Tiêu Can quá, người vợ Vương Ðiểm là Tiểu Tú nghe rõ câu mỉa mai ấy, nàng nóng mặt:
- Tiêu huynh! Phàn ca ca là người quang minh chính đại, mong Tiêu huynh cẩn trọng lời nói!
Tiêu Can nghe nàng bênh vực Phàn Nhất Chi lại càng cáu kỉnh hơn:
- CÔ nương biết thế nào là lòng người? Hoặc cô nương phải lòng tên họ Phàn ấy chăng?
Mặt Tiểu Tú đỏ bừng lên, nàng thăng tay tát vào mặt Tiêu Can. Gã chỉ khẽ hất tay một cái, Tiểu Tú đã chới với ngả chúi xuống, nàng thét to:
- Vương đại ca! Chúng ta xuống núi thôi!
Tiêu Can chồm lại liền, gã dùng tay hữu chộp xiết lấy huyệt Thiên Ðột của nàng, còn tay tả bịt miệng nàng lại:
- câu chuyện chưa xong, cô nương đòi về sao được?
Phàn Nhất Chi tiến lại quát:
- BỎ tay ra!
Hai ngón tay chàng như hai kẹp sắt chỉ tới mắt Tiêu Can. Thừa biết kình lực kinh người của chàng, Tiêu Can không dám chậm trễ buông Tiểu Tú nhảy lui tránh đòn. Gã hậm hực:
- Hôm nay nếu câu chuyện chưa ngả ngũ, phu phụ chư vị không xuống núi được đâu!
Chàng ung dung:
- Câu chuyện đã ngả ngũ rồi. Vương đệ không hề giữ Càn Khôn Yếu Quyết cũng như ta! CÓ thế thôi!
Chàng phất tay áo gọi Vương Ðiểm:
- Hiền đệ, xuống núi!
Vương Ðiểm đứng dậy nhưng lão chân nhân đã nhanh hơn vọt ra đứng án ngữ nơi cửa:
- Vương các hạ chưa trả lời cho ta biết Càn Khôn Yếu Quyết Ở đâu!
Y liền bước ra. Hựu Huyền chân nhân đặt hữu chưởng lên ngực:
- Ta không tin! Tiêu Can! Cho gọi đối nhân đến!
Ðồng thời với lệnh truyền là kình lực xô tới đẩy Vương Ðiểm về vị trí cũ.
Vương Ðiểm đã nổi nóng, xuống tấn chống lại liền:
- Rất tiếc phải động thủ cùng lão tiền bối: Tiểu sinh phải đi đây!
Lão chân nhân đập chưởng tới Vương Ðiểm liền. Một tiếng "bộp" khô khan vang lên, người lão chân nhân lảo đảo lùi lại, mặt thất sắc!
- ôi ôi đúng là Càn Khôn Yếu Quyết chưởng công rồi!
Lão bị ám ảnh bởi bí kíp ấy nên thấy bất cứ hiện tượng nào cũng nghi ngờ đối phương thi triển Càn Khôn Yếu Quyết.
Vương Ðiểm cười dòn:
- Không phải đâu lão tiền bối ạ! VÕ công tiểu sinh học được hoàn toàn của môn phái Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền đấy!
Dứt lời y vọt ra ngoài cửa nói mau với Phàn Nhất Chi:
- Ta xuống núi thôi ca ca!
Nhưng ngay lúc ấy một tiếng lảnh lót cất lên:
- Khoan đi nhị vị thiếu hiệp!
âm thanh quen thuộc khiến Phàn Nhất Chi hơi giật mình. Lệnh nương nữ chủ Tử Chiêm viện hiện ra với hai má đỏ hây hây:
- Phàn thiếu hiệp như con rồng. Mới hôm nào gặp nhau Ở Long Quyết tự nay lại gặp trên đỉnh núi Giang Lăng này rồi! Thiếu hiệp còn định vân du nơi đâu nữa?
Chàng đau khổ:
- Lệnh nương sao cứ theo tại hạ như tại hạ có nợ nần gọi với lệnh nương vậy? Ớ Long Quyết tự, lệnh nương đã gây ra bao nhiêu phiền muộn...
Người nữ chủ Tử Chiêm viện má đào ửng đỏ chứ không ra vẻ gì giận dỗi ca:
- Công tử bạc bẽo với ta lắm! Tưởng thoát ly Long Quyết tự đi đâu, té ra cũng chỉ vì cái bí kíp khó học ấy?
Quay sang ngó Tiểu Tú, bỗng nhiên mặt Tiểu Nương hơi tái đi vì thấy nàng ta còn khá trẻ và khá đẹp. Nàng rút thoa cài đầu đột ngột phóng liên tiếp vào người Tiểu Tú.
Hành động của Lâm Tiểu Nương bất ngờ và chớp nhoáng quá khiến cả chàng và Vương Ðiểm đều không đối phó kịp. Hai cánh thoa ghim vào vai trái và lưng phải của Tiểu Tú. Tiểu Nương cưới tươi trở lại:
- Ðáng lẽ hoàng thiên nên sinh ra phu nhân đẹp nhất trên đời là ta mới phải. Ha ha! Thoa của ta độc lắm đó nhưng cô nương không chết đâu, cô nương chỉ hơi kém đẹp đi thôi!
Dứt câu ấy, Tiểu Tú đã quy xuống, nàng như sắp hôn mê.
Vương Ðiểm tức giận:
- Nội tướng ta với lệnh nương có hận thù gì mà lệnh nương nỡ hạ độc thủ? Ta... ta...
Y ấp úng không biết nói sao trong lúc Tiểu Nương thản nhiên, cài tóc tại:
- Té ra thiếu hiệp là phu quân của cô nương đây? Thảo nào... nhưng ta đã lỡ ra tay rồi, biết làm sao được?
Vương Ðiểm nổi nóng:
- Lệnh nương hãy im đi! Chỉ còn cách là lệnh nương đưa thuốc giải đây.
Nàng lạnh lùng:
- Không bao giờ! Bình sinh nếu ta có nương tay với ai thì người đó phải là namtửthanhtú, chứ cònnữtửthì... thi... hà hà...
Nàng lăng lơ liếc xéo Phàn Nhất Chi:
- Nam tử thanh tú như công tử đây thì ta lại rất mềm yếu, có phải không Phàn công tử?
Nãy giờ đứng nhìn hoạt cảnh ấy, Hựu Huyền chân nhân vẫn lặng lẽ, lúc này lão mới lên tiếng:
- Thôi hãy gác chuyện nhảm lại. Ta mời lệnh nương nữ chủ Tử Chiêm viện để xin thỉnh giáo...
Nàng quắc mắt:
- Thỉnh giáo điều chi?
Trước mắt người nữ chủ Tử Chiêm viện lão chân nhân có vẻ kính cẩn lạ thường:
- Trình lệnh nương, xin lệnh nương cho biết tâm ý: Phàn thiếu hiệp Nhất Chi đây có phải là người giữ Càn Khôn Yếu Quyết?
Lâm Tiểu Nương cười rộ:
- Chân nhân hỏi ngớ ngẩn quá! Bí kíp gia truyền của nhà họ Phàn, đích tử trưởng nam độc nhất không giữ thì ai giữ vào đây nữa?
ánh mắt Hựu Huyền chân nhân sắt lại:
- Phàn thiếu hiệp nghe rõ chứ? Lệnh nương nữ chủ là người thiệp liệp giang hồ đã quyết một lời ắt phải đúng, thuộc hạ nói sao?
Phàn Nhất Chi biết lệnh nương này cố ý hại chàng nhưng bản chất là người chất phác, chàng lúng túng một lúc mới nói được:
- Lệnh nương thừa biết Càn Khôn Yếu Quyết đã bị TÔ Tử phu quân của lệnh nương chiếm đoạt, thế mà... lệnh nương căn cứ vào đâu mà dám đoan quyết như thế?
Lâm Tiểu Nương khoát tay một vòng:
- Công tử cũng thừa biết bản bí kíp TÔ Tử Kiệt đoạt được chỉ là bản giả mạo như lời Ðảo Vũ chân nhân...còn căn cứ vào đâu? Ta căn cứ vào thiên kinh địa nghĩa đời này. Tỷ dụ như công tử có bí kíp khi qua đời công tử không truyền lại cho con cháu thi truyền cho ai?
Chàng ấp úng:
- Gia gia tại hạ... Ở trường hợp hãn hữu. Người bị trúng độc thủ tử vong bất ngờ... làm sao biết trước được...
Tiên nương cười lớn:
- Công tử ơi! Thôi đừng giấu nhau nữa. Hôm xảy ra thảm sát gia gia công tử Ở Giang Nam, ta tuy không có mặt nhưng ta đã gặp tất cả bọn "Mậu, Tài, Tiến, Cử" có mặt lúc ấy, không ai nhìn thấy bí kíp trên người gia gia công tử cả thế mới xảy ra việc lục tìm tại dinh thự Tam Dương tiêu cục Ở Yên Kinh, nhưng kết quả cũng chăng có gì. Không phải công tử đem cất dấu thì còn là ai?
Chàng nóng mặt:
- Nếu tại hạ có cất dấu bì kíp cũng là đúng lý, vì bí kíp ấy là của họ Phàn mà!
Hựu Huyền chân nhân gầm lên:
- Ðiều này thì chính thuộc hạ hồ đồ. Càn Khôn Yếu Quyết không phải là của nhà họ Phàn đâu. Ðể rồi ta sẽ kể cho thiếu hiệp nghe câu chuyện hai mươinămtrước...
Thấy câu chuyện cứ dằn dai mãi trong lúc dường như Tiểu Tú đã ngấm độc người oằn lên rên rỉ, Phàn Nhất Chi nói dứt khoát:
- Chuyện Càn Khôn Yếu Quyết của nhà tại hạ đã xét ra chăng dính dáng gì tới ai. Xin cho xuống núi cứu thương cho Vương phu nhân.
Chàng ra hiệu cho Vương Ðiểm bế xốc vợ lên rồi nói:
- xuống núi!
Núi chỉ có một độc đạo để xuống thì Lâm Tiểu Nương, Hựu Huyền chân nhân và Tiêu Can đã án ngữ. Tiểu Nương mỉm cười:
- Ðộc chất của ta chỉ mình ta có thể giải. Vả chăng đệ tử thập tứ nhân của ta đã chân kín chân núi rồi, chư vị và công tử không đi xuống được đâu!
Vương Ðiểm đanh mặt:
- Lệnh nương định hành xừ bọn tại hạ ra sao xin cứ nói thăng!
Tiểu Nương cười khanh khách:
- Thiếu hiệp chớ quá lời. Ta chỉ ao ước được cùng Phàn công tử ngao du sơn thủy, còn thiếu hiệp và nội gia đem Càn Khôn Yếu Quyết đi đâu tùy ý.
Nhìn thấy chàng đỡ một tay bồng Tiểu Tú cùng với Vương Ðiểm, Lâm Tiểu Nương xám mặt:
- Buông con bé đó xuống!
Nàng búng tay cho mấy cánh thoa vọt tới một lần nữa nhắm vào người Tiểu Tú. Nhưng lần này vì đứng Ở gần nên chàng xuất chiêu đánh vẹt kim thoa xuống đất. Tiểu Nương càng xám mặt:
- Phàn công tử khéo che chở cho người lạ thật! Nhưng chỉ sáng mai nhìn bộ mặt biến hình xấu như quỷ của Vương phu nhân chắc công tử cũng phải chạy xa thô i!
Nàng cười lên nắc nẻ, đầy ác ý với câu nói thâm độc của mình.
Hình như Tiểu Tú hơi co giật trên tay khiến Vương Ðiểm hốt hoảng, y cúi xuống nghe hơi thở yết ớt của nàng lại càng luống cuống thêm:
- Tại hạ van lệnh nương hãy cứu lấy tiện nội... Tiên Nương lại chỉ liếc xéo Phàn Nhất Chi:
- Nếu công tử xin ta một lời ta sẽ cho đi. Hãy mang Tiểu Tú tới đường Mai Hoa phía nam Giang Lăng ta sẽ cho mời Diệu Thủ ông tới cho thuốc trị là yên! Người mang Tiểu Tú đi chỉ mình Vương Ðiểm chứ không phải Phàn công tử!
Hựu Huyền chân nhân phản đối:
- Ta chưa kẻ cho Vương các hạ nghe về câu chuyện Càn Khôn Yếu Quyết, các hạ chưa được xuống núi!
Tiểu Tú càng lúc càng co giật giận dữ, Phàn Nhất Chi kêu lên:
- Cứu nhân như cứu hỏa! Vương Ðiểm, hiền đệ hãy kíp mang nội tướng đi còn về hành tung của Càn Khôn Yếu Quyết sẽ xin trao lại cho chân nhân sau!
Lâm Tiểu Nương giơ lên một tín hiệu vẽ đầu con rồng bốn mắt:
- Các hạ hãy cầm tín vật này xuống núi. Bọn đệ tử của ta sẽ lo cho các hạ con tuấn mã để tiện đăng đồ.
Vương Ðiểm ôm người vợ tội nghiệp của mình lững thững theo đường sơn đạo xuống núi. Tiêu Can đứng dạt sang một bên trong lúc Hựu Huyền chân nhân hấp tấp hỏi chàng:
- Công tử biết Càn Khôn Yếu Quyết Ở đâu rồi. Hà hà! Ta biết công tử có ý dấu ta mà... Hà hà... Nhưng rồi cuối cùng cũng phải đưa ra thôi. Hà hà...
* * *
B ồn mươi năm trước.
Hựu Huyền chân nhân lúc ấy còn hành thế bằng tên tiên phụ mẫu đặt:
Triệu Nhật Hối mới ngoài hai mươi tuổi cùng em gái là Triệu Nguyệt ảnh từ giả nhà lên ngọn Thiên sơn ngoài biên tái Trung Nguyên tầm sư học đạo.
Trên đỉnh rừng già Thiên sơn cao nghìn thước thời bấy giờ rất nổi tiếng với môn phái Càn Khôn Tông mà người khai sáng là một lão nhân Hồi Cương sang tên là TÔ Tử Hồng. Cả hai anh em Triệu được thu nạp vào môn phái Càn Khôn là hai đệ tử đầu tiên của Tử Hồng đại sư phụ.
Nhật Hối ngày đêm tâm niệm khi sư phụ tạ thế là thế nào Càn Khôn Yếu Quyết sẽ được trao quyền cho y để là đệ nhị tổ sư. Nhưng năm sau, TÔ TỰ đại sư phụ lại thu nạp thêm một đệ tử mới: Phàn Huệ Chi.
HỌ Phàn người tận Yên Kinh năm ấy cũng sấp sỉ tuổi Nhật Hối nhưng vì nhập môn sau nên phải gọi Nhật Hối bằng sư huynh và Nguyệt ảnh bằng sư tỷ mặc dù Nguyệt ảnh kém y có đến bốn năm tuổi.
Ðang Ở tuổi dậy thì nên Nguyệt ảnh đẹp một cách rực rỡ khiến cả người sư huynh anh ruột Triệu Nhật Hối lẫn người sư đệ Phàn Huệ Chi đều nhiều phen rung động vì sắc đẹp của nữ nhân cùng sống giữa nơi cô tịch.
Phàn Huệ Chi có yêu người sư tỷ cũng là chuyện thường tình, nhưng đến anh ruột của nàng là Triệu Nhật Hối cũng âm thầm mang ước vọng chiếm đoạt thân thể em. Tục lệ của Hồi Cương anh em lấy nhau làm vợ chồng không có gì lạ nên sư phụ TÔ Tử Hồng không quan tâm lắm, nhưng Nhật Hối vẫn mang mặc cảm tội lỗi, y âm thầm đau khổ một mình, không dám ngỏ cùng ai.
Một hôm họ cùng nhau luyện kiếm giữa rừng nơi đỉnh cao nhất của ngọn Thiên sơn. Giữa lớp sương núi và mây lẫn lộn trắng như bông khiến Nhật Hối sinh xúc cảm, y khẽ liếc sư muội hỏi nhỏ:
- Dãy núi chập chùng chỗ cao chỗ thấp kia cũng như cuộc đời người vậy, sau này hạ san không biết sư muội có Ở mãi bên ta được chăng?
Triệu Nguyệt ảnh ngây thơ đáp:
- Sư huynh nói gì lạ vậy? Ta có tình đồng môn tất sẽ Ở bên nhau suốt đời chứ?
Nhật Hối thở dài:
- Hà! Tình đồng môn là cái gì rất mong manh thôi! Sư đệ Huệ Chi cũng đồng môn, ta cũng Ở bên y suốt đời sao?
Phàn Huệ Chi nghe hai sư huynh và sư tỷ đối đáp cũng tham dự câu chuyện:
- Tiểu đệ tứ cố Vô thân, chắc sẽ Ở với sư phụ, đến khi nào gởi nắm xương tàn Ở gốc rừng già này thôi.
Nguyệt ảnh phản đố i:
- Không! Ðệ đệ cũng phải hạ san với bọn ta. Công phu tập luyện võ công làm gì nếu ta không hành thế, để mai một Ở giữa rừng hoang thế này.
Huệ Chi thở dài:
- Khách anh hùng Ở đời đâu phải hiếm! CÓ thêm tiểu đệ hay không cuộc đời vẫn vậy thôi! Vả chăng, võ công tiểu đệ có thấm gì với biển học mông mênh...
Triệu nhật Hối gạt đi:
- Tiểu đệ đừng tự khiêm quá đáng mà sinh lụy khí! VÕ học của sư phụ ta là Thái sơn bắc đẩu của trần gian. Khi nào xuống núi ta sẽ tung hoành giữ ngôi bá chủ giang hồ đó!
Lời nói lớn lối của sư huynh khiến Huệ Chi hơi khó chịu, y yên lặng vì vai vế là sư đệ nhưng hậm hực nói nhỏ:
- Tiểu đệ vì ngu độn nên lại nghĩ khác. Nếu tiểu đệ có hạ san chỉ mong được giúp kẻ cô đơn, gọi là đỡ uổng công phu trong muôn một.
Huệ Chi nói chưa dứt lời đã có tiếng nói như sấm:
- Huệ Chi giỏi lắm!
TÔ Tử Hồng lão sư xuất hiện với trường bào đỏ sáng rực, cả ba quỳ móp xuống:
- Sư phụ xuống núi đã về! Ngọc thể vẫn an khang?
TÔ Tử Hồng cười độ lượng:
- Mười năm ta mới xuống chỗ thân cư, nhưng cũng may thân pháp không đến đỗi tệ. Ta vừa nghe các đệ tử hàn huyên, Nhật Hối nên bỏ ý định bá chủ võ lâm. Con biết người xưa có câu "Học hải Vô nhai" biển học là không có bến bờ, con nên cẩn trọng, đừng tự thị quá mà lầm!
Hơi ngượng vì bị sư phụ chỉ trích trước mặt sư muội, Nhật Hối tìm cách chống chế:
- Nhưng tự khiêm quá đáng như sư đệ cũng dễ sinh lụy khí lắm. Con xin cố gắng nghe lời sư phụ.Lão sư phất tay áo:
- Nghe lời ta mà phải cố gắng sao Nhật Hối? Hôm nay các con tự luyện kiếm với nhau bắt đầu từ lúc nào?
Nguyệt ảnh vì là phụ nữ duy nhất nên có quyền đùa với sư phụ một chút:
- Từ sáng sớm khi mặt trời chưa lên. Sư phụ xuống dưới thôn có gặp chuyện gì vui không?
- Hừ! Mười năm rồi mà cũng chỉ có bao nhiêu chuyện quẩn quanh, có gì là vui? Thôi, chúng ta cùng về chứ!
Lão xoay người đi trước, mặt thoáng nét buồn khổ:
- Nghe nói võ lâm giang hồ có nhiều tai biến từ khi Thanh thế tổ lên ngôi Ở Yên Kinh, Thiếu Lâm là chính phái mà sự thu nạp đệ tử cũng hồ đồ lắm rồi. Cái bang thì hỗn loạn, mưu mô tự diệt lẫn nhau còn bọn ma đầu nổi lên khắp nơi... Hừ! Ta có điều bí mật này nhắn gởi cùng các con, bao giờ xuống núi nhớ đến thăm người con trai ngoại hôn của ta Ở Hồi Cương là TÔ Tử Bảo, ta rất ân hận y chỉ là một tên trác táng không thiết gì đến võ công gia truyền của ta. Nhất là Phàn Huệ Chi con cố gắng ngăn TÔ Tử Bảo đừng cho cuồng rỡ quá đáng, y có con cái quá nhiều, ta chỉ nhớ một điện tử là TÔ Tửkiệt...
Nhìn vẻ mặt buồn buồn của sư phụ, Huệ Chi cũng lo láng:
- Thế loạn anh hùng sinh. CÓ lẽ chúng đệ tử không nên xuống núi lúc này... Phải không sư phụ?
Nhật Hối phản bác:
- Thời loạn càng tỏ mặt anh hùng. Nếu cứ bình thời ai biết được tài ba?
Ðệ tử thì muốn xin phép sư phụ...
Lão sư đã đoán được ý của người đại đệ tử, ông thở dài:
- Công danh sự nghiệp là cái đích của người nam tử, tuy nhiên nôn nóng quá nó cũng chôn ta lúc nào không biết... Giang sơn Nguyên đang cơn biến động dữ dội. Ta lo lắm!
Vượt qua chiếc cầu con bắc ngang dòng suối nhỏ, TÔ Tử lão sư đột ngột hạ giọng:
- CÓ kẻ lạ vào sơn động của ta rồi:
Lão sư gọi là "sơn động" thực ra đó là ba gian nhà cỏ dựa hẳn vào vách nul.
Tất cả vội vã bước vào gian nhà chính. Quả như lời, cả ba gian nhà đã bị lục tung, đến cái chõng tre lão sư thường nằm cũng bị lật hẳn lên và bàn ghế đều bị xô dịch vị trí.
Triệu Nhật Hối trợn trừng đôi lông mày chổi xể:
- Bạn láo lếu nào thế này? Sư phụ xem kỹ thử xem có mất trân bảo gì không?
Lão sư cười hiền lành:
- Ta là ẩn sĩ, có gì trân bảo ngoài thanh kiếm và mấy bộ quần áo nát?
chưa dứt lời, lão sư hơi động tâm phóng như chớp vào nhà trong. Chỉ thoáng mắt lão trở ra liền:
- Bọn chúng lấy mất Càn Khôn Yếu Quyết của môn phái ta rồi!
Ba người đồ đệ biến sắc:
- Bọn nào mà biết được sư phụ có Càn Khôn Yếu Quyết và vắng mặt Ở nhà hôm nay dám đột nhập lấy mất?
Triệu Nhật Hối nóng nảy:
- Con phải đi tìm bọn này để hỏi cho ra lẽ.
Y dợm quay lưng, lại có ý chờ sư phụ gọi lại. Cuối cùng không nghe sư phụ nói gì, y tự nói:
- Nhưng biết bọn chúng đi hướng nào mà tìm?
Y hỏi tiếp có vẻ quan tâm:
- Sư phụ có ngờ ai không?
Lão sư cười buồn:
- Ngoài ta ra Ở đây chỉ có ba đệ tử là thân tín, ta biết ngờ cho ai?
Triệu Nhật Hối liếc nhanh sư phụ:
- Nếu biết ai là thủ phạm, con sẽ chặt nó ra làm muôn mảnh!
Lão sư gạt đi:
- Con đừng ác khẩu! Việc gì cũng còn đỒ! Nay Ở đây đã bị động rồi, có lẽ ta nên rời chỗ ẩn cư!
Nguyệt ảnh kêu lên:
- Sư phụ định đi đâu! Ðại sư huynh con nói phải, nếu biết được thủ phạm con cũng sẽ băm nó ra làm muôn mảnh!
Lão sư đầm ấm nhìn Nguyệt ảnh:
- Con là nữ nhân, hãy giữ lòng nhân ái dù với kẻ thù, mai kia bôn tẩu trên đời con sẽ nghiệm lấy lời ta! Nay ta nên dời sơn động qua sườn núi khác cũng trong vùng Thiên sơn này! Chỉ chuyển một ít đồ đạc cần thiết, còn tre nứa trong rừng lúc nào mà chẳng sẵn!
Lão sư dợm bước quay vào thì Triệu Nguyệt ảnh phát giác:
- Ðại sư phụ! CÓ vật gì đây?
Nàng chỉ lên một chạc cây trước sơn động, trên ấy còn phất phơ một mảnh vải nhỏ màu đen. Lão sư phi thân vút lên gỡ miếng vải ra rồi tà tà đáp xuống. Cả ba đệ tử cùng xúm lại nhìn vào. ÐÓ là miếng vải đen lớn bằng bàn tay đã rách mép vì bị vướng vào cành cây nhưng vẫn còn nhận rõ hình một con sơn cẩu thêu nổi Ở trên ấy. Lão sư thốt lên:
- Bọn Cái bang Ở Yên Kinh!
Nghe hai chữ Cái bang, Triệu Nhật Hối hơi đổi sắc mặt, còn Nguyệt ảnh hỏi dồn:
- Tại sao bọn Cái bang lại lên đây?
Lão sư chậm rãi đáp:
- Cái bang là một môn phái võ học uyên thâm chính phái đã có truyền thống lâu đời Ở Trung Nguyên. Trải nhiều đời, Cái bang đều lấy Ðả Cẩu Bổng làm vật tùng thân và mở chi đàn khắp nơi nhưng mới vừa rồi ta nghe Cái bang đang đến lúc phân hóa chia năm xẻ bảy tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Không biết bọn Cái bang đột nhập Thiên sơn hôm nay là bọn Cái bang nào, điều này ta còn cần phải tìm hiểu.
Phàn Huệ Chi tiếp lời:
- Nơi đây là vùng quan ngoại Trung Nguyên, bọn Cái bang có thế lực gì mà lộng hành gớm vậy?
Riêng Triệu Nhật Hối không nói không rằng. Y lúi húi đi dọn mấy bàn gỗ ra ngoài sân, khi soạn chồng sách vở của sư phụ còn giả vờ quan tâm tới chuyện cũ:
- Sư phụ coi lại kỹ chồng sách này, biết đâu sư phụ chăng để lẫn trong ấy mà cứ tưởng mất?
Phàn Huệ Chi gạt ngang:
- Sư huynh đừng nói vậy, lẽ nào sư phụ chưa tìm kỹ đã nói rồi?
Nhật Hối chép miệng:
- Ờ phải! Cuốn bí kíp ấy là khổ sách khác thường nên cũng dễ phân biệt với những cuốn sách khác!
Huệ Chi càng kinh ngạc:
- Chúng ta chưa được học Càn Khôn Yếu Quyết, làm sao sư huynh biết được là nó có khổ sách khác thường?
Nhật Hối lúng túng, y ấp úng:
- À à chăng qua ta... đoán thế thôi... đoán mò có khi may đúng...
chứ ta cũng có thấy bao giờ?
Mặt y vừa đỏ vừa tái nom rất thảm hại khiến Huệ Chi phải lái sang chuyện khác:
- Sau này có dịp về Yên Kinh, thế nào đệ cũng phải tìm bọn Cái bang để hỏi cho ra lẽ!
CỐ gượng lấy bình tĩnh, Triệu Nhật Hối cười cười:
- Tiểu đệ không biết thế thôi chứ bọn này thanh thế rất lớn Ở Yên Kinh quy nạp toàn là những võ lâm cao thủ, nghe đâu Thanh triều định nhờ thế lực của Cái bang để trấn áp những di thần của triều Minh. Vả chăng võ công của mấy người Cái bang chưởng môn cũng không phải tầm thường đâu!
- Cái bang có mấy người chưởng môn?
Nhật Hối có cái tật ba hoa:
- Thực ra người chưởng môn cao tuổi nhất hiện thời là TỔ Thiên Tuế võ công rất ảo diệu. Thiên Tuế có con trai là TỔ Ðại cũng không kém thông tuệ lại mới xuất hiện thiếu niên anh hùng Cai Từ Bạch, ấy là chưa kể các trưởng đàn khác nữa...
- Sư huynh am tường chuyện Ở Yên Kinh quá nhỉ? Chắc sư huynh cũng có quen biết với bọn này?
Lại lần nữa Nhật Hối bị hố, y luống cuống bỏ đi:
- Hừ... hừ ta chỉ nghe dồn đại vậy thôi... à mà tiểu muội Nguyệt ảnh đâu rồi?
Y bước liền mấy bước dài ra tận bờ suối gọi lớn:
- Sư muội! Sư muội Nguyệt ảnh!
CÓ lẽ y nói liều vậy để che sự lúng túng của mình chứ thực tâm y đã nhìn thấy Nguyệt ảnh đứng trước sân sơn động bên cạnh sư phụ. Nguyệt ảnh cười tinh quái:
- Tiểu muội đứng đây mà sư huynh đi tìm Ở đâu vậy?
Nhật Hối càng ngượng nghịu:
- à! Ta cứ tưởng tiểu muội đi đâu rồi chứ, trong lúc việc nhà bối rối thế này...
Y bỏ dỡ câu nói vì không có ý gì nữa, đành dậm chân:
- Chúng ta dọn dẹp mau rồi phóng hỏa đốt sơn động!
Lão sư nghiêm giọng:
- Nhật Hối không được đốt. Ta không Ở nữa thì thôi, có gì phải đốt đi? Vả lại ta cũng chưa quyết...
Nhật Hối "Vâng" liền hai tiếng rồi lui vào sơn động.
* * *
Ba đệ tử "Càn Khôn Tông" là Triệu Nhật Hối, Triệu Nguyệt ảnh và Phàn Huệ Chi ngủ trong hai gian nhà sau. Triệu Nhật Hối cùng Phàn Huệ Chi Ở chung một gian cách gian Triệu Nguyệt ảnh bằng một hành lang thiên nhiên sắp đầy những tảng đá lớn như những hòn giả sơn.
Ðêm ấy trăng khuyết.
Phàn Nhất Chi nằm trằn trọc không sao ngủ được vì câu chuyện Càn Khôn Yếu Quyết của sư môn. Mặc dù chưa hề được học "yếu quyết" nhưng y cũng biết đây là bí kíp do sư phụ TÔ Tử Hồng công phu gom góp rất nhiều chiêu pháp độc đáo qua mấy chục năm bôn tẩu giang hồ. Càng bí ẩn hơn vì TÔ Tử Hồng chép bí kíp này bằng chữ Hồi Cương. Không biết kẻ nào biết được điều bí ẩn ấy của sư phụ mà lợi dụng mấy ngày sư phụ xuống núi bèn đột nhập cướp đi. Hừ! Lạ thật Không lẽ... y không dám nghĩ tiếp nữa, nhắm mắt cố dỗ giấc. Bỗng Huệ Chi nghe tiếng cửa kẹt nhè nhẹ. Mở mắt trong bóng tối, y nhìn thấy một bóng người len ra. Chăng phải là Triệu Nhật Hối thì còn ai? Qua khe cửa nhờ ánh trăng vàng đục, y nhìn rõ Nhật Hối phóng mình về phía gian nhà cỏ của Nguyệt ảnh một cách hết sức gấp gáp TÒ mò, Huệ Chi ngồi bật dậy lẻn ra theo.
Vừa bước qua ngạch cửa, y cúi xuống tìm đôi hài cỏ, hài không thấy đâu nhưng y trông thấy một mảnh giấy gấp nhỏ nằm lờ mờ dưới đất. Huệ Chi nhặt lên, vừa mở ra y đã giật mình vì góc trái tờ giấy có in hình một con sơn cẩu dữ dội. Dưới ánh trăng mờ mờ, y đọc lỏm bỏm:
"Triệu nhân huynh, Sự việc nhân huynh trông cậy đã hoàn tất, đã nhận đủ số do Triệu gia Ở ngõ Bích Lục trao lại. Ða tạ." Thư không ký tên nhưng Huệ Chi biết người gởi. Y rùng mình dù trời không lạnh lắm. Trời ơi, có lẽ nào sư huynh lại thông đồng với bọn Cái bang để đánh cắp Càn Khôn Yếu Quyết của sư phụ mình? Trước sau gì sư phụ cũng truyền thụ bí kíp này cho đại đệ tử là y, việc gì phải gấp rút làm việc bất chính ấy? Thế nhưng bằng chứng sư huynh đã sờ sờ làm sao chối cải được lỗi lầm của sư huynh?Bỏ tờ giấy vào ống tay áo, Huệ Chi nghe có tiếng kêu khe khẽ trong cuống họng:
- Buông ta ra! Sư huynh buông ta ra, đừng để kinh động không hay đâu!
Ðúng là âm thanh của Triệu Nguyệt ảnh! Phàn Huệ Chi lao vút về phía phòng sư tỷ.
Cửa phòng khóa kín bên trong, nhưng qua kẽ vách hở của những thân tre, Huệ Chi nhìn vào thấy còn ánh bạch lạp chập chờn soi tỏ hai bóng người đang quần nhau trên giường. Lại tiếng Nguyệt ảnh:
- Sư huynh không đi khỏi đây, ta không nương tay đâu!
Dưới ánh trăng vàng võ, Nguyệt ảnh đang lăm lăm trên tay con truỵ thủ sáng lấp lánh. Tiếng nhật Hối xuống giọng:
- Ta van sư muội. Ngày mai chắc ta phải bái biệt sư phụ xuống núi, sư muội chiều ta cho ta yên lòng....
Triệu Nguyệt ảnh tấm tức khóc:
- Sư huynh là người anh võ học vừa là anh ruột, làm sao chúng ta lại làm chuyện thương luân bại lý ấy được?
Giọng Nhật Hối chống chế:
- Sao lại không được, tiểu muội nên biết ta với tiểu muội chỉ là anh em cùng cha khác mẹ, có hề gì?
Triệu Nhật Hối chồm tới ôm chầm lấy Nguyệt ảnh. áo bào của y đã cởi ra từ lúc nào chỉ còn chiếc áo ngắn và chiếc quần màu trắng tinh. Nguyệt ảnh đâm truy thủ tới nhưng bị Nhật Hối xỉa trảo đoạt lấy. Y cười hăng hắc:
- Tiểu muội chống cự cũng Vô ích. Nhảy mai ta sẽ dẫn tiểu muội xuống nul...
- Ta không về, sư huynh đừng làm thế...
Giọng nói của Nguyệt ảnh bị tắt nghẹn vì Nhật Hối đã bịt lấy mồm nàng.
Nàng chỉ còn kịp kêu ú ớ:
- Sư phụ! Sư phụ... cứu con... cứu...
Gian chính thất của sư phụ cách một khoảng sân lớn nên Nhật Hối cứ thản nhiên:
- Tiểu muội hoài công thôi! Thế nào, thuận theo ta xuống núi chứ?ớ bên ngoài, Phàn Huệ Chi đập cửa thình thình:
- Triệu Nhật Hối! Cái bang đang chờ Ở An Bắc, lên đường mau đừng để lỡ!
Nhật Hối giật mình phóng vọt ra cửa, nhưng Huệ Chi nhanh hơn đã phi thân khuất dạng sau những hòn giả sơn. Y mở cửa hoảng hốt lẩm bẩm một mình:
- Cái bang? Kẻ nào biết Cái bang chờ ta? Hừ! Kẻ nào?
Mặt y tái mét như một xác chết. Y trở vào trong và hoàn toàn cụt hứng vì lo sợ Nhặt cái áo bào dưới đất phủi bụi, y nói với sư muội:
- Ngày mai ta về An Bắc vì chuyện riêng. Nếu sư muội chưa chịu về thì cứ Ở yên đây cũng được. Mai kia danh ta chấn động giang hồ, sư phụ chắc cũng chăng yên lòng mà ẩn cư mãi Ở đây được đâu!
Sáng sớm hôm sau Triệu Nhật Hối xin phép sư phụ về quê nhà An Bắc thật y nói thác rằng nhà y có việc tang xin về trong một tuần.
Căn cứ lời lẽ trong bức thư nhặt được, Phàn Huệ Chi suy đoán Nhật Hối đã bí mật quan hệ với Cái bang, thuê chúng lên Thiên sơn đánh cắp Càn Khôn Yếu Quyết bán lại chợp gia đình y Ở ngõ Bích Lục tỉnh An Bắc, mọi việc đã xong và hôm nay y về nhà để nhận bí kíp. Phàn Huệ Chi muốn dấu sư phụ hành động mờ ám của người sư huynh nếu Nguyệt ảnh không thưa với sư phụ về chuyện hôm qua:
- Ðêm qua sao sư phụ thức khuya thế?
TÔ Tử Hồng lão sư ngạc nhiên:
- sao con hỏi vậy? Ta đi nằm rất sớm vì mỏi mệt sau chuyến xuống núi mà!
Nguyệt ảnh nhận ra mình lầm nhưng đã lỡ nên nói luôn:
- Vậy người gọi cửa phòng con nửa đêm không phải là sư phụ sao?
Lão sư nhìn nữ đệ tử:
- Ta nào gọi cửa phòng con làm chi?
Nguyệt ảnh thật thà kể lại chuyện đêm qua trong lúc Nhật Hối ngượng chín người ngồi cứng trên ghế. Mặt y đỏ nhừ như gấc biến ra xanh mét rồi lại đỏ nhừ lên từng lúc. Cuối cùng y không bào chữa một câu, chỉ buông thõng:
- Bái biệt sư phụ, tạm biệt sư đệ, sư muội.
Rồi lật đật xuống núi.
Khi Triệu Nhật Hối đã đi rồi, Huệ Chi mới thở dài:
- Lần này sư huynh đi không trở lại đó sư phụ!
TÔ Tử Hồng:
- Con lấy gì đoan chắc thế?
Y đưa cho lão sư mảnh giấy nhỏ. Vị lão sư đọc lướt qua kêu rống lên:
- Thằng Nhật Hối mưu phản bổn môn rồi!
Ðợi qua cơn xúc động, lão sư bảo:
- Nhật Hối là người nhiều tham vọng, y định liên kết với Cái bang để kiếm chút công danh đây mà. Phàn Huệ Chi, con hãy theo về An Bắc xem y hành động gì... Nên nhớ Càn Khôn Yếu Quyết bằng Hồi văn, không phải ai cũng đọc được đâu và học nó là muôn phần nguy hiểm... Con hãy nhớ còn dòng dõi ta Ở Hồi Cương là TÔ Tử Bảo, TÔ Tử Kiệt...
Thế là trong ngày hôm đó, kẻ trước người sau, Triệu Nhật Hối và Phàn Huệ Chi đã có mặt Ở An Bắc.
An Bắc tuy là một tỉnh Ở cực bắc Trung Nguyên nhưng chưa vượt qua dãy Vạn Lý Trường Thành nên cũng đông đúc không kém một thành phố nào Ở Hoa Hạ.
Phàn Huệ Chi cũng muốn đi một vòng An Bắc chiêm ngưỡng các đền chùa miếu vũ Ở đây nhưng trong lòng đang lo ngay ngáy về việc làm của sư huynh Triệu Nhật Hối nên không vui, y thuê một phòng trọ thanh bạc Ở gần ngõ Bích Lục.
Phụ thân Triệu Nhật Hối tuy chỉ là một viên quan nhỏ nhưng có lẽ vì nhà sàn của nên dinh thự lớn hơn chức vụ. Khi Phàn Huệ Chi tìm đến dinh thự họ Triệu cũng là vừa đến giờ cơm chiều. Huệ Chi gõ cổng tự giới thiệu là người Ở Thiên sơn xuống thì được mời vào ngay. Triệu Nhật Ðán - phụ thân của Nhật Hối - vồn vã:
- Mời tráng sĩ vào tệ xá đợi một chút. Nhật Hối vừa mới rời nhà đi đâu đó!
Dẫn Huệ Chi vào yên vị Ở khách sảnh rồi, Nhật Ðán hỏi thêm:
- Lão sư TÔ Tử Hồng sai tráng sĩ đến có việc gì?
Huệ Chi dáp trớ:
- Lão sư nghe nói nhà có tang nên sai tiểu tử đến viếng!
Nhà Ðán trợn mắt:
- Thằng Nhật Hối nói có tang ư? Hừ... à... à... tang ngoại tổ nó Ở quên nhà gần đây thôi. Xin đa tạ quan tâm của lão sư!
Ngay lúc đó Nhật Hối trở về. Vừa thấy sự có mặt của Phàn Huệ Chi trong khách sảnh, y thoáng bối rối - Sư đệ sao không Ở trên núi?
Huệ Chi đã sắp săn câu trả lời:
- sư phụ sai tiểu đệ đến viếng tang đại huynh!
Nhật Hối cười nụ:
- Bao giờ sư đệ trở về?
Huệ Chi đáp luôn:
- Bao giờ hoàn tất công việc của sư phụ giao phó. Xin sư huynh cho tiểu đệ biết Càn Khôn Yếu Quyết sư huynh dấu Ở đâu?
Nhật Hối biến sắc:
- Ta nào biết Càn Khôn Yếu Quyết? Sao sư đệ lại hỏi vậy?
Huệ Chi nhìn lên nóc nhà cười gằn:
- Sư huynh ơi, việc sư huynh liên hệ với Cái bang sư phụ đã tường rồi, sư huynh còn dấu làm chi?Biết chối cũng Vô ích, Nhật Hối thay đổi hằn thái độ:
- Chúng ta không có việc gì phải dấu nhau. Cùng sư môn, coi nhau như huynh đệ, ta báo cho sư đệ biết: Thanh triều sắp ổn định ngai vàng Ở Yên Kinh và trọng dụng Cái bang, sư đệ hãy cùng ta theo về với Cái bang. Thân trai sinh ra trong thời loạn, phải cố mà lập công danh!
Huệ Chi lắc đầu:
- Tiểu đệ xuống đây là vâng lệnh sư phụ hỏi cho ra lẽ Càn Khôn Yếu Quyết thôi, còn việc khác xin sư huynh chờ dịp khác hãy bàn.
Mắt Nhật Hối đã bắt đầu đỏ ngầu:
- à! Cái ấy là do ý của sư đệ! Yếu quyết đã vào tay ta đời nào ta trả lại cho ai?
Huệ Chi rút bao kiếm đeo bên lưng đặt lên bàn:
- Nếu không xong nhiệm vụ, mặt mũi nào Phàm tôi trở về Thiên sơn?
Vừa thấy Huệ Chi đụng tay vào kiếm, Nhật Hối xuất chiêu liền. Y tiến tới một bước, song chỉ đâm vào mắt sư đệ nhưng Huệ Chi đã kịp nghiêng đầu qua:
- Gà cùng một mẹ, sư huynh nỡ ra tay sớm thế?
Nhật Hối thấy đòn không trúng liền rút phăng đoản côn múa một vòng:
- Nam nhi cần nhất là lập chí lớn chứ không thể có tình cảm nhỏ nhặt như phụ nhân.
Côn của Nhật Hối giáng một đòn xuống đỉnh đầu Huệ Chi khiến y phải tràn mình qua tránh. Ðầu côn kia bật lại như chớp gõ vào huyệt Túc Tam Lý của Huệ Chi đau điếng. Tuổi còn trẻ, khí huyết còn sung mãn nên Huệ Chi không nhịn sư huynh được nữa, y la lên:
- Sư huynh bức bách tiểu đệ quá lắm! Hãy coi kiếm pháp!
Y rút lưỡi kiếm ra điểm liên tiếp vào các tử huyệt của Nhật Hối. Nhưng võ công của Nhật Hối không tầm thường, y đợi kiếm tới gần mới xoay côn theo thế Long Dực đánh bật kiếm ra.
Ðánh với nhau quá hai mươi hiệp bất phân thắng bại, Nhật Hối đã nóng tiết y quát với thân phụ:
- Gia gia cho mời TÔ thiếu chủ đến cho con.
Phàn Huệ Chi tự lượng sức mình chỉ có thể gắng gượng đối phó với sư huynh thêm vài hiệp nữa là cùng, nay sư huynh lại cho gọi thêm ngoại nhân làm sao y chịu nổi? Nghĩ vậy, Huệ Chi lập kế liền:
- Chưởng môn đã báo với sư phụ chỗ cất dấu Càn Khôn Yếu Quyết rồi, sư huynh cho gọi cũng bằng thừa thôi!
Nhật Hối mắc bẫy:
- Bí kíp Ở đâu?
Trong lúc hỏi tay côn của y có chậm lại đôi chút, Huệ Chi nhân cơ hội xoay kiếm kềm tỏa Triệu Nhật Ðán khiến Nhật Hối càng giận dữ:
- Ðừng đụng tới gia gia ta!
Nhưng kiếm đã mau hơn, phạt một đường ngang hông Nhật Ðán. Lưỡi kiếm phạt không sâu nhưng cũng đủ khiến Nhật Ðán lảo đảo chúi vào góc nhà Tay trái Phàn Huệ Chi bắn thêm hai phi tiêu về phía Nhật Ðán. ông ta là quan văn không biết chút gì võ nghệ nên trúng liền hai phi tiêu vào lưng.
Nhật Hối thấy thân phụ trúng thương liền áp sát tới thi triển mười thành công lực vào côn biến ảo khôn lường quyết trả hận cho cha. Ðòn côn trong tay y lúc tức giận rít lên nh muốn đập vỡ sọ Huệ Chi ra ngay. Thấy máu của Nhật Ðán chảy ra loang ướt vùng lưng, Huệ Chi cũng hoảng hốt:
- Tiểu tử lỡ tay vì bị bức bách, xin lão nhân thứ lỗi.
Côn rít qua mặt y, y vừa ngả người tránh thì một cước của Nhật Hối đã quét tới ngang mày. Lần này Huệ Chi trúng đòn ngả sấp xuống nền nhà gần bên chỗ Nhật Ðán đang nằm rên rĩ, Nhật Hối vội chạy đến nâng phụ thân dậy:
- Gia gia! Cái ấy gia gia cất Ở đâu?
Giọng của Nhật Ðán đứt đoạn:
- cái ấy cái ấy bọn Cái bang giả mạo... giả mạo... hỏi bọn Cái bang...
Phàn Huệ Chi không hiểu lão định nói gì, Triệu Nhật Hối cũng không hiểu phụ thân nói gì. Máu Nhật Ðán đã tuôn ra một vũng trên nền nhà. ông lả dần không nói được câu nào nữa cho đến lúc lìa đời.
Khi thấy thân phụ đã ngừng thở, Nhật Hối mới đứng lên, mặt đỏ gắt hung quang mắt y như muốn lồi ra:
- Phàn Huệ Chi! Ngày hôm nay ta với ngươi trở thành kẻ thù rồi! Hừ!
Hãy đợi ta tìm được bí kíp rồi ta sẽ tế sống người. Không biết phụ thân ta cất dấu nơi nào? Còn bọn Cái bang... không lẽ chưa trao lại cho phụ thân ta sao? Hừ! Rắc rối thật!
Nhật Hối rút dây lưng ra trói ghì Huệ Chi xuống nhà sau canh gác cẩn thận vối vội vã đến chi đàn Cái bang.
Phàn Huệ Chi bị trói nằm Ở dãy nhà bếp tư doanh nhà họ Triệu đến sáng hôm sau mà vẫn không thấy Triệu Nhật Hối trở về.
Ðến gần trưa, Huệ Chi để ý nghe bọn gia nhân la hoảng ngoài cổng:
- Triệu tiểu thư về! Triệu tiểu thư về!
Huệ Chi nghĩ bụng không lẽ Triệu Nguyệt ảnh?
Quả là Triệu Nguyệt ảnh. Lão sư TÔ Tử Hồng đợi suốt hai ngày không có tin tức của Phàn Huệ Chi dù đường đi từ chân núi đến An Bắc cách nhau có non trăm dặm, mất một ngày đi ngựa là cùng nên lão nóng lòng phái luôn Nguyệt ảnh về nhà xem sao?
Vừa gặp bọn gia nhân, Nguyệt ảnh hỏi liền:
- Thân phụ ta và sư huynh Nhật Hối đâu?
Gian nhân thưa:
- Tiểu thư về để tang cho công công! Công công vừa từ trần hôm qua!
Nguyệt ảnh thất sắc:
- Thân phụ ta bạo bệnh gì mà chết đột ngột thế?
Gia nhân bèn kể lại cuộc đụng độ giữa Nhật Hối và Huệ Chi rồi nói:
- Sát nhân vẫn còn bị trói dưới nhà, tiểu thư có cần biết mặt không?
Nguyệt ảnh chạy xuống dãy trà thất. Gặp Huệ Chi, nàng hỏi liền:
- Tại sao sư đệ thảm sát gia gia ta?
Huệ Chi cúi gầm mặt:
- Tiểu đệ đau khổ vì cái chết của gia gia lắm, chăng qua vì bị sư huynh bức bách quá nên lỡ tay... Mong sư tỷ rộng lượng...
Nguyệt ảnh phất tay áo:
- Việc này phải đợi sư huynh xừ trí. Sư phụ sai ta về hỏi sư đệ bí kíp Càn Khôn Yếu Quyết đã lấy lại được chưa?
Huệ Chi ấp úng đáp:
- Sư huynh đã qua bên Cái bang dò hỏi rồi... tiểu đệ thấy hình như có uẩn khúc hình như..... Cái bang có âm mưu gì đó... không rõ... tiểu đệ cũng không biết sự việc ra sau.
Bỗng nhiên Nguyệt ảnh sực nhớ ra điều gì giật mình la lên:
- Ta nhớ ra phụ thân ta có một hộp rất bí mật chỉ cho mình ta biết. Ðể ta xem có còn không...
Nàng vụt chạy lên nhà trên.Một lúc sau Nguyệt ảnh trở lại, trên tay cầm một cuốn sách, nàng đưa ra trước mặt Huệ Chi:
- Ðúng là bí kíp gia gia cất đây rồi, sư đệ nhìn thử xem!
Huệ Chi nhìn quyển sách thấy nó vẫn còn khá mới, bìa giấy phất cậy, trang đầu viết bốn chữ Càn Khôn Yếu Quyết nhưng bên trong thì lại chép bằng loại chữ Hồi Cương có kèm theo đồ hình. Y mừng rỡ:
- CÓ lẽ đúng rồi đó sư tỷ! Sư tỷ cầm về Thiên sơn trao cho sư phụ đi!
Nguyệt ảnh hơi ngập ngừng:
- Thế còn sư đệ?
Huệ Chi thở dài:
- Tiểu đệ lỡ làm kẻ sát nhân, kẻ thù của sư huynh! Ðành vâng theo sư huynh xừ trị, thà... xin gửi lời vĩnh biệt lão sư phụ!
Nã đã giắt bí kíp vào lưng nhưng vẫn còn lưỡng lự:
- Sư phụ ngỏ ý muốn truyền thừa môn phái lại cho sư đệ, nay sư đệ lâm vào tình cảnh này biết nói sao với người?
Triệu Nguyệt ảnh âu sầu rời trà thất lững thững ra cổng.
Cánh cổng đã đóng. Nàng gọi gia nhân mở khóa, một giọng nói cất lên:
- CÔ nương! Theo lệnh chưởng môn Cái bang TỔ Thiên Tuế không một ai được ra khỏi nhà hôm nay!
Nguyệt ảnh dựng mày ngài:
- cái bang có quyền gì trong nhà này?
Triệu Nhật Hối khoanh tay trước ngực oai vệ bước vào:
- Sư muội đừng để cốt nhục tương tàn! Sư muội hãy đưa Càn Khôn Yếu Quyết đây rồ i tha hồ ra đi!
Nguyệt ảnh đỏ gay mặt:
- Sư huynh nói lạ! Bí kíp này sư huynh mưu với ngoại nhân chiếm đoạt của sư môn, nay tiểu muội vâng lệnh đem hoàn trả lại cho lão sư, có phải vật riêng của sư huynh đâu?
Nhật Hối quát:
- Ðừng nói nhiều lời!
Rồi vung quyền đánh liền. Nguyệt ảnh lùi lại hai bước tránh quyền Nhật Hối, tự biết mình không phải là đối thủ của sư huynh liền chạy vào trà thất nó i với Huệ Chi:
- Sư đệ! Sư huynh chúng ta dẫn bọn Cái bang về đây định đoạt bí kíp của sư môn đó!
Huệ Chi nhìn Nguyệt ảnh với đôi mắt tuyệt vọng:
- Tiểu đệ còn làm gì được khi bị trói cứng thế này?
Nguyệt ảnh rút kiếm rọc một đường bung hết dây trói Huệ Chi, nói:
- Ta với sư đệ bảo vệ bí kíp mang về Thiên sơn, còn tội sát nhân hãy để đó Lúc ấy Triệu Nhật Hối và hai môn đệ Cái bang đã vào tới.
Nhật Hối thấy Nguyệt ảnh cắt dây trói cho Huệ Chi liền cười gằn:
- Nguyệt ảnh, Huệ Chi! Hôm nay không để lại bí kíp Ở đây thì không còn tình sư môn gì nữa!
Y hất đầu ra lệnh cho hai võ sĩ môn đệ Cái bang tấn công.
Kiếm đã Ở trong tay Huệ Chi, y chém liên tiếp từ thế Ðoạt Châu qua thế Hấp Nguyệt áp đảo đối phương còn Nguyệt ảnh sử dụng song kiếm múa vun vút che chở quanh mình tạo thành một luồng kiếm quang dầy đặc. Ðột nhiên Huệ Chi chậm kiếm lại nói lớn:
- Nhật Hối sư huynh! Tiểu đệ lấy làm ân hận về cái chết của gia gia sư huynh nhưng hôm nay cách gì cũng phải mang bí kíp về Thiên sơn cho lão sư phụ! CÓ chút vật mọn trên bước đường luân lạc xin tặng sư huynh và các bằng hữu. Hẹn có dịp sẽ tự trói đến quỳ chịu tội trước mặt sư huynh:
Y hét lên:
- Phi hành ra cổng mau sư tỷ! Coi đây!
Tay y phất ra. Một tiếng nổ "bùng" vang dậy. Khói bay mịt mù kín cả tòa tư dinh họ Triệu. Nhật Hối chỉ kịp la ú Ớ trong miệng!
- Mê đạn!... Mê đạn!...
Y gục xuống cùng hai võ sĩ Cái bang trong lúc Huệ Chi và Nguyệt ảnh đã phi hành vượt ra cổng.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...