Các Trận Chiến Làm Thay Đổi Thế Giới

1. Hoàn cảnh Trước trận chiến:

Sau khi Köprülü Ahmed Pasha qua đời, Merzifonlu Kara Mustafa Pasha trở thành tể tướng của Đế quốc Ottoman vào ngày 5 tháng 11 năm 1676. Người Hungary nổi dậy chống lại Đế quốc La Mã Thần thánh với mong muốn được làm chư hầu của Ottoman. Mustafa Pasha đưa Imre Thököly lên làm vua Hungary.

Sau khi trở thành vua Hungary, Imre Thököly gây bạo động chống lại Hoàng đế Leopold I. Những người khởi nghĩa Hungary kêu gọi sự giúp đỡ của Ottoman và ngày 14 tháng 7 năm 1683, Mustafa Pasha bao vây thành Viên.

Trận Viên là trận chiến lớn đã diễn ra vào ngày 12 tháng 9 năm 1683 sau khi kinh thành Viên (Áo bấy giờ) bị Đế quốc Ottoman bao vây trong vòng 2 tháng. Liên quân Ba Lan-Áo-Đức do Quốc vương Ba Lan Jan III Sobieski chỉ huy đã đánh cho Ottoman (do Merzifonlu Kara Mustafa Pasha) thảm bại. Trận chiến đánh dấu sự kết thúc mối đe dọa của Thổ ở miền Trung Âu.

2. Các phe Tham chiến:

a. phe Holy Roman Empire

Liên bang Ba Lan-Litva: Jan III Sobieski

vương quốc Áo: Charles V, Công tước Lorraine; Von Starhemberg.

công quốc Schachen.

công quốc Bayern.

công quốc Franken.

công quốc Schwaben.

Cossack.

tổng cộng 80000 quân +152 khẩu pháo thần công. thủ thành Vienna

b. phe Ottoman

Đế quốc Ottoman:Merzifonlu Kara Mustafa Pasha; Emeric Thokely

hãn quốc Crym:Murat Giray.


công quốc Transyvania.

công quốc Wallachia.

công quốc Moldavia.

cộng 150000 quân, trong đó có 12000 quân bộ binh Thổ (janissary), 300 khẩu thần công

3. Diễn Biến:

6/8/1682 Pashar tuyên chiến với vương quốc áo và đế chế La Mã thần thánh.

Tuy nhiên Pashar không thể tiến đánh ngay lập tức mà phải chuẩn bị hậu cần và đối mặt với những tháng mùa Đông sắp tới và điều này khiến cho đế chế LA mã thần thánh có cơ hội chuẩn bị bằng việc ký một hiệp ước với Sobiesky của Balan với nội dung nếu Krakow bị tấn công thì HRE sẽ viện binh ngay lập tức, và nếu Vienna bị tấn công thì Sobiesky cũng phải trợ giúp ngay.

vào ngày 31/3/1683 Pashar bắt đầu tiến quân từ Edirne vùng Thrace (gần Istanbul ngày nay). Và tiến vào Belgrade vào đầu tháng 4 và tiến bước về vienna theo hương đông nam. lực lượng của quân Tatar Krime với 40000 người cũng tiến đến cách phía đông Vienna 40km vào ngày 7/7/1683 và đội quân này hầu như gấp đôi các quân đội địa phương ở gần đó nên dễ dàng trên đường tiến quân.

Quân Leopold I đụng độ với quân Krym và gặp phải thất bại nên phải rút chạy về Linz cùng 80000 dân của Vienna.

Cũng trong mùa hè năm 1683 Sobiesky cùng quân đội của mình tiến về vienna nhằm giải cứu và tương trợ Vienna như hiệp ước liên minh vào ngày 30/8.

Sobiesky cử Kazimierz Jan. Sapieha đem quân Latvia tiến công Imre nhằm tránh việc bị Imre tấn công khi ông ta đang đưa quân đi giải cứu Vienna. và điều này đã giúp quân đội của Sobiesky thoát khỏi việc bị tiêu diệt ở Slovackia để tiến đến Vienna tuy rằng bị hao hụt quân.

Quân đội Ottoman bắt đầu bao vây thành Vienna vào ngày 14/7. Pashar đã gửi thư yêu cầu đầu hàng vào buổi chiều cùng ngày.

tuy nhiên Ernst Rüdiger Graf von Starhemberg lãnh đạo 11000 quân 5000 dân thành viênna tình nguyện và 370 khẩu pháo đã từ chối đầu hàng.

Vì ông đã nghe tin toàn bộ dân tại Perchtoldsdorf bị tàn sát sau khi đã giao thành ra đầu hàng.

Người dân thành vienna phá hủy tất cả những ngôi nhà và công trình xung quanh thanh vienna tạo ra một khu đất trống bao quanh thành Vienna nhằm kiểm soát mọi động thái của quân OttoMan.

Tuy nhiên Pasha cũng đã nghĩ ra được một biện pháp rất hữu hiệu để chống lại việc bị nhìn thấy động tĩnh từ phía quân địch là đào những đường chiến hào hướng về phía thành phố nhằm bảo vệ quân lính phía sau khi họ tấn công


Mặc dù người Thổ có đến 300 khẩu pháo nhưng bức tường thành Vienna và các công sự của Vienna quá mạnh khiến quân thổ rất khó khăn khi tiếp cận, và đào chiến hào, sau đó người thổ đã tìm ra một cách làm hữu hiệu là đào các đường hầm đến chân thành Viênna sau đó dùng thuốc nổ tạo thành chiến hào và như vậy quân thủ thành Vienna không thể làm gì được.

Sự trễ nải trong việc tiến quân sau khi tuyên chiến cộng với việc chỉ vây hãm mà không tấn công dồn dập của Pashar đã khiến ông ta mất đi cơ hội chiến thắng và quân cứu viện của Vienna đã tới.

Nhiều nhà sử học cho rằng Pashar không muốn phá hủy sự giàu có của thành phố Vienna để khi chiếm được ông ta vẫn có một thành phố nguyên vẹn cùng sự giàu có của nó nên ông chỉ bao vây cắt đứt lương thực chứ không tấn công lấy thành.

Ngoài đội quân của Pashar và Krym thì quân của Imre cũng đã bao vây phía đông bắc của Vienna cách Vienna 4km.

Việc bao vây của quân Thổ khiến cho toàn bộ quân lính trong thành Vienna rã rời mệt mỏi và đói khát. nhiều người lính đã không còn tinh thần chiến đấu vì đói và mệt đến mức Von Starhemberg phải ra lệnh bắn bỏ bất cứ người lính nào ngủ gật. mệt mỏi cực độ những người lính phòng thủ thành Vienna đang cố gắng kéo dài việc thủ thành đến cuối tháng 8.

lúc này quân của Charles V de Lorraine đả kéo quân tới và đánh bại đạo quân của Imre ở phía đông bắc cách Vienna 4km tại khu vực Bisamberg.

Ngày 6/9 quân của Sobiesky đã vượt qua sông Danube tiến về Tulln cách Vienna 30km về phía tây bắc, cùng với quân cứu viện từ các thành bang của đế quốc la mã thần thánh theo như lời kêu gọi của giáo hoàng Innocent XI, tuy nhiên quân đội Pháp của Louis XIV đã từ chối lời kêu gọi này và tận dụng cơ hội đem quân chiếm vùng Alsace và một số nơi khác ở miền nam nước Đức.

Thời gian đầu tháng 9 các công binh của quân đội thổ liên tục đào được những đường hào vào sát chân thành Vienna và đặt thuốc nổ. điều này giúp quân đội thổ d sập được nhiều mảnh của bức tường thành các pháo đài tại các khu vực Burg, Lobel và các đoạn thành nối ở giữa bị đánh sập tạo ra những khoảng trống rộng chừng 12 foot. người Thổ cuối cùng đánh chiếm được Burg và bức tường thành Sneider bên cạnh vào ngày 8/9 tiến vào phạm vi trong thành vienna, người Áo phải chuẩn bị cho cuộc chiến ngay trong lòng thành Vienna.

Lúc này những đội quân liên minh trong quân ottoman lại gặp những chia rẽ nặng nề.

người Tatars kiêu dũng lại bị để ở phía sau cùng với kỵ binh Ottoman để bảo vệ cho trung quân của Pâsha điều này là một sự sỉ nhục với người Tatar.

và khan của người tatar đã từ chối lệnh tấn công của Pashar khi họ có cơ hội tiêu diệt quân Balan khi họ vừa vượt núi nơi quân đội kỵ binh tatar có ưu thế hơn hẳn bộ binh nặng của Balan.

và quân tatar cũng không có động thái gì nhằm ngăn chặn quân Balan vượt qua cầu và kết hợp lại với nhau.

Quân Wallachia và Moldova cũng biết được âm mưu của Ottoman nhằm thay thế vua của nước họ bằng một tay chân thân tín của Ôttoman nhằm giật dây các nước này. và họ đã cảnh báo gia tộc Hapsburg cũng như cố gắn hạn chế tham gia trận chiến.

lực lượng liên quân đến được Kahlen Burg ngay gần Vienna và họ thông báo cho quân Áo bằng pháo Hiệu. trước trận dánh vài giờ vào sáng sớm 12/9 Sobiesky tổ chức thánh lễ cho quân đội của mình.

Vào lúc 0400 12/9 quân đội thổ tổ chức tập kích nhằm ngặn chặn việc triển khai của quân liên minh. Charles V cùng quân Áo bên trái quân Đức ở Trung tâm tiến lên phía trước. Pasha tổ chức một cuộc tấn công với hầu hết quân đội nhưng vẫn giữ lại các đạo bộ binh thổ và kỵ binh thổ có nhiều kinh nghiệm nhất kết hợp tấn công thành Vienna cùng một lúc.


và Pasha tính toán rằng để quân mình tiến vào Vienna trước khi Sobiesky đến tuy nhiên họ đã không kịp.

Công binh của người thổ đã hoàn tất việc đào hầm và đặt thuốc nổ dưới Löbelbastei để phá vở bức tường. trong khi người thổ đang gấp rút hoàn thành công việc thì những nhân công người Áo đã phát hiện ra những đường hầm và một trong số họ đã chui xuống cắt đứt dây dẫn.

lúc này trên chiến trường trận chiến lớn đã nổ ra. bộ binh BaLan tấn công mạnh vào cánh phải của quân thổ. thay vì tập trung đánh nhau với quân đội cứu viện thì quân Thổ lại tìm cách chiếm thành.

Sau 12 g chiến đấu quân Ba lan đã chiếm được cao diểm bên phía phải quân Ottoman. vào 0500 chiều quân kỵ binh của liên minh sau một thời gian dài quan sát trận chiến đã được lệnh của Sobiesky chia thành 4 nhóm 1 nhóm Áo-Đức và 3 nhóm Balan tổng cộng 20000 kỵ binh cùng tràn vào đội hình của quân Thổ. cuộc tấn công này được dẫn đầu bởi Sobiesky cùng với 3000 kỵ binh giáo hạng nặng của Balan, những kỵ binh sau này nổi tiếng là Winged Hussar. ngoài ra những người tatar Lipka chiến đấu bên cạnh người Balan đã đeo một cái hình nộm bằng rơm ở mũ nhằm phân biệt với người Tatar bên phía Ottoman. cuộc tấn công của kỵ binh đã phá vỡ đội hình của quân thổ. với sự lầm lẫn của người thổ kỵ binh liên minh tấn công thẳng vào phía doanh trại của Ottoman và quân vienna được giải phóng khỏi nhiệm vụ phòng thủ đã tham gia cuộc tấn công.

Người Thổ hết sức mệt mỏi hoang mang sau khi thất bại cả ở việc đào hầm và việc đánh trận lớn.

Việc xuất hiện của Kỵ binh liên Minh đã làm quân Thổ tan rã và rút lui về phía nam và đông nam.

4. sau trận chiến

Sau ba giờ tấn công quân liên minh toàn thắng:

Thiệt hại về phía liên minh: chết 2000, bị thương 2500.

Về phía Thổ: chết 10000, bị thương 5000,bị bắt làm tù binh: 5000. bị mất 300 khẩu thần công.

Sau trận đánh Sobiesky bắt chước Julius Caesar phát biểu: "Venimus,Vidimus, Deus Vicit" (chúng tôi đã đến, chúng tôi đã thấy, chúa trời đã thắng. câu nói của Julius Caesar là Vini, Vidi, Vici = chúng tôi đã đến, chúng tôi đã thấy, chúng tôi đã thắng)

Năm 1697 Áo - Ôttoman ký hiệp ước hòa bình.

là tiền đề cho lãnh chúa Savoy tái chiếm Hungary sau này.

25/12/1683 Pashar bị xử tử bằng cách phanh thây tại Belgrade bởi lực lượng bộ binh thổ.

trận chiến này cũng là tiền đề cho đế quốc Áo -Hung sau này.

Và sau này và thế kỷ 18 các vua dòng họ Hapsburg tham gia phân liệt BAlan Litva xóa tên những nước này trên bản đồ châu âu.

Về mặt công giáo: lễ Tên thánh Mary được tổ chức vào ngày 12/9 nhằm nhớ đến chiến thắng này.

Về ẩm thực: trong cuộc chiến xuất hiện món bánh mỳ Croissant có hình giống mặt trăng lưỡi liềm. bánh mỳ BAgel có hình gợi nhớ đến hình dạng kỵ binh của Ba lan và được gửi đến vua Sobiesky như một món quà chiến thắng.


Những hạt café Arabica bị rơi lại chiến trường được quân lính áo- đức đem về cho Franciszek Jerzy Kulczycki cùng một số tù binh và ông ta đã mở ra quán cafe thứ 3 ở châu âu và là quán café đầu tiên ở Vienna. và chính Franciszek Jerzy Kulczycki đã dùng sữa và mật ong để làm giảm vị đắng của café khi pha cho Leopold I uống đồng thời đã phát minh ra cafe Capuchino.

Về âm nhạc cuộc chiến cũng đem đến cho châu âu 3 nhạc cụ là cymbal, Trống Bass, và Triangle.

5. link film nhạc và mô phỏng:

link này tiếng đức:

http://.youtube.com/watch?v=-fpivV-e2AA

http://.youtube.com/watch?v=XO8yKtdulIU

còn đây là link nghiên cứu:

part 1:

http://.youtube.com/watch?v=V7xjwlc0wyM

part 2:

http://.youtube.com/watch?v=-GrK00LgT3w

part 3:

http://.youtube.com/watch?v=jS388TPSAAQ

part 4:

http://.youtube.com/watch?v=PhbWB65zQVg

part 5:

http://.youtube.com/watch?v=7YNLve5_nPg

còn đây là bài Alla Turca (Turkish March) sáng tác của Wolfgang Amadeus Mozart:

http://.youtube.com/watch?v=juLRqSV45vo


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui