Các Loại Việt Phục
CÁC LOẠI PHỤ KIỆN NHÀ NGUYỄN
– – 0 – –
Raw: Phục Sức Nguyên Phong (Luna: Mọi người lên đây xem đảm bảo không thất vọng đầu nè)
1. Thẻ bài
Thẻ bài để ghi chức danh, phẩm hàm để phân biệt chúc vụ. Nên được cấp phát cho những chức vị có liên quan đến bộ máy hành chính của triều đình, hoặc cung cấm.
Tùy chức vụ cấp bậc mà chất liệu thẻ bài khác nhau. VD: bằng vàng gọi kim bài, bằng bạc gọi ngân bài. Ngà voi gọi là ngà bài. Có các chức vụ thấp hơn thì làm từ sừng trâu, gỗ…
Dạng cho nam là mẫu vuông, có dây treo bên trên. Cho nữ thì phần dưới có lỗ nhỏ để treo dây thùy anh tăng thẩm mỹ cho thẻ bài.
Luna: Cái này trong clip không nói nhưng tôi thấy họ làm cho nữ hình tròn, nên có lẽ thẻ bài của nữ hồi đó là hình tròn đó. Và của nam mình thấy ở trên mạng cũng có làm mấy dây tua rua luôn @@ không biết sao nữa.
Tôi lên G tìm thấy được nhiều loại lắm, có loại chữ nhật, có loại trên chữ nhật thì thêm cái hình @@ bởi vậy tôi chưa xác định được nên sẽ không up hình lên.
2. Đại Nam Long Bội Tinh
Đây được xem là dạng huy chương đầu tiên của VN, xuất hiện thời của vua Đồng Khánh. Nó được xem là sự giao thoa giữa văn hóa Đông Tây, được triều đình nhà Nguyễn ban tặng cho người có công với đất nước kể cả người nước ngoài.
Có năm hạng: Cao nhất là hạng nhất thấp nhất là hạng năm.
Hình dạng: Hình rồng bên trên và ngôi sao phía dưới, bên trong có 4 chữ truyện Đồng Khánh hoàng đế.
Chất liệu: Đồng, bạc, bạc mạ vàng.
Huy chương này sử dụng kỹ thuật pháp lam (dùng men màu tráng lên kim loại). Đây được xem là kỹ thuật đỉnh cao của nghệ thuật cung đình thời Nguyễn.
Đi kèm với huy chương có nhiều loại ruy băng khác nhau, được phân chia theo quy định của triều đình, theo từng hạng mục và công trạng riêng biệt.
3. Kim tiền – ngân tiền
Nó là một dạng tiền thưởng dành cho những người có công với triều đình, được xem như một cái huy chương.
Đồng tiền hình tròn, bên trên khắc niên hiệu của nhà vua, kèm theo hiệu đề của tiền như thông bảo hay đại bảo…mặt sau khắc rồng hoặc đồ án chúc thọ.
Khi nhận tiền thưởng sẽ có giấy chứng nhận đi kèm thể hiện sự chính thống của hiện vật (kiểu giấy khai sinh đối với kim cương vàng bạc).
Khi nhận được thì người nhận sẽ xuyên lỗ trên dưới của đồng tiên để đeo như kim khánh hay kim bội.
Ngoài ra thường bên dưới người ta sẽ dùng kim tòng, 1 loại tua rua bằng hạt cườm.
4. Kim khánh
Lại là một loại huy chương chế độ quân chủ xưa thưởng cho người có cống hiến cho triều đình.
Hình dạng như 1 chiếc khánh, 1 loại nhạc khí.
Chất liệu: Vàng bạc.
Bên trên chạm khắc hình lưỡng long tranh châu viền theo hai bên,phần giữa để khắc mỹ tự mà triều đình ban tặng cho người được nhận.
Về sau thống nhất việc chia hạng từ 1-3. Mặt sau có nội dung Đại Nam hoàng đế sắc tứ, biểu thji tính chính thống của kim khánh.
Giai đoạn đầu của vương triều Nguyễn, kim khánh được tạo tác bằng cách chạm nổi hay còn gọi là thúc khắc. Có hoa căn trên bề mặt 2 miếng vàng được cán mỏng. Chất liệu vàng này thường dùng vàng sâu tuổi nên mày sắc khá đẹp. Sau đó hàn hai mặt lại với nhau đánh bóng xóa dấu hàn. Trên và dưới kim khánh có khoét 2 lỗ để xỏ dây.
Về sau khi du nhập công nghệ kim hoàng nước ngoài, kim khánh được dùng để đúc liền với nhau để tiết kiệm thời gian và công chế tác nhưng vẫn đảm bảo được độ tinh xảo cho các họa tiết.
Phần dưới của kim khánh có thể xỏ: dây thùy anh, kim tòng, dưới thời vua Thành Tháo có tua bằng chỉ tơ kết hình 6 cánh hoa, thời vua Khải Định và Bảo Đại thì có kết kim tuyến và cườm nhập từ nước ngoài.
5. Đai
Đai đi chung với trang phục đại triều của các quan lại. Đai thắt lưng lại không ôm sát vào thắt lưng mà có độ rộng được quy định theo các cấp bậc cụ thể.
Tác dụng: Tăng tính uy nghi oai vệ cho người sử dụng, đồng thời cũng giữ đúng sự nghiêm cẩn khi di chuyển.
Chất liệu: form nỉ cứng bọc vải và khâu bằng tay. Khóa bằng đồng, có chốt âm bên trong. Các phiến trên đai bằng gỗ, có vân đồi mồi rồi bọc kim loại bên ngoài
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...