Búp Sen Xanh


Mọi người xúc động hướng mắt nhìn anh nho Sắc đầy trìu mến.

Một cụ già trong họ nghẹn ngào nói :- Quý hoá quá! Cái bụng anh nho Sắc nhiều chữ nên nghĩ khác hẳn những người khác từ xưa tới nay.

Cao đạo nên cao kiến.

Ông bác tôi nằm đó hẳn là mát dạ.Một số bà con nói nhôn nhan khắp nhà, khắp sân :- Khối người có con trai hàng đàn mà lúc chết kiến kéo đến khoét mắt, còn các con thì bâu lại đống của tranh chia phần hơn!Ba chị em bé Thanh, bé Khiêm, bé Côn đứng sát vào thành giường ông, chăm chú nghe mọi người nói những lời tốt đẹp về ông mình, về cha mình.

Bỗng bé Nguyễn Sinh Côn níu áo cha, nói :- Cha ơi! Cây nến cũng khóc ông.

Nước mắt nó chảy cha ơi!Anh nho Sắc xoa xoa đầu con :- Ừ, cây nến cũng biết thương ông.

Ai cũng thương nhớ ông, con ạ.Anh cử Quý và anh nho San bế bé Côn và bé Khiêm đi ra sân.

Bé Thanh đã lên chín thì luôn luôn ở bên cạnh dì An.Anh nho San hỏi bé Côn :- Người ta khóc là phải gào lên từng tiếng, cây nến nó đâu biết nói mà cháu lại bảo nó khóc ông?Bé Côn, hai mắt lúng liếng :- Cha cháu, chú Quý, cả chú nữa, nước mắt chảy mà nỏ (16) có tiếng khóc.


Cây nến trên bàn thờ cũng chảy nước mắt thương ông cháu chứ không có tiếng khóc, chú ạ.Anh cử Quý nói với anh nho San :- Bé Côn sớm biết xét đoán, nhớ tốt.- Cháu Côn có thích đi học chữ không - Anh nho San hỏi.Bé Côn nói luôn :- Cháu đã học rồi, chú ạ.- Cha cháu dạy cháu học à?- Khôông ạ.- Cháu đã học được những chữ chi nào?Côn lật ngửa bàn tay anh nho San ra, chìa ngón tay trỏ, vừa vạch vừa nói :- Chữ nhất là một nì, chữ nhị là hai nì, chữ tam là...!là ba nì.Bé Khiêm vẻ khinh thường em :- Hắn chỉ hoọc (học) được mỗi ba cấy chự nớ (cái chữ ấy) thôi.]- Hứ, - bé Côn giọng nũng nịu - anh Khêm (Khiêm) nói nỏ phải...!nỏ phải.

Êm (em) biết nhiều hơn chứ, đâu chỉ có ba chữ.

- Bé Côn lại ngửa bàn tay anh nho San ra vạch từng nét chữ tứ, chữ ngũ...Trong nhà, bài vị, linh sàng cũng đã lập xong.

Anh nho San, anh cử Quý bế hai anh em Khiêm, Côn vào làm lễ khâm liệm ông Hoàng Xuân Đường.Một hồi bảy tiếng cồng gióng giả vừa dứt, giọng người chủ tang kéo dài gọi : "Ba...!hồn...!bảy...!vía...!cụ Hoàng...!Xuân...!Đường...!về...!nhập xác...!".

Tiếng trống, tiếng cồng, nhạc bát âm và tiếng khóc càng cất lên inh ỏi.

Nắp quan tài đậy lại.

Cả nhà gục đầu vào phía áo quan.

Bà đồ, chị nho Sắc, cô An ôm choàng lấy quan tài gào khóc...Đúng giờ Thìn , chiếc quan tài được từ từ nâng lên trên những cánh tay của đám học trò và những người thân thích, bằng hữu cụ đồ.

Anh cử Quý, anh nho San, anh Thuyết khiêng ở đằng đầu quan tài.

Anh nho Sắc mặc đồ đại tang phủ phục xuống đất cho quan tài khiêng đi qua.Ông già Xẩm, vai mang đàn bầu, tay cầm gậy cũng dò từng bước đi theo đám tang ông đồ ra tới giữa đồng.

Xong tuần tang bố vợ, anh nho Sắc gầy rộc như qua một trận ốm.

Chị nho Sắc và cô An thì phải bắt tay ngay vào công việc : ngày đi làm đồng, tối dệt vải quá nửa đêm mới đi ngủ.

Số tiền tốn kém vàoviệc ma chay tuy được những học trò, bạn hữu phúng điếu nhiều, nhưng chẳng thấm tháp, cho nên mẹ con bà đồ phải lấy công dệt vải để trang trải.

Phần thì kỳ thi Hương cũng không còn xa nữa, cả nhà bà đồ đều lo lắng, mong đợi nhiều ở anh nho Sắc trong kỳ thi này.Từ ngày ông đồ mất, vợ chồng anh nho Sắc về ăn chung với bà đồ.

Ngôi nhà tranh ba gian của ông bà đồ dựng lên cho vợ chồng nho Sắc ra ở riêng nay tạm cho những chị em làng Chùa mượn làm nơi nhóm phường kéo sợi.


Những đêm trăng, từ mái nhà này những điệu ví dặm được cất lên cùng với tiếng xa quay...Một hôm, có mấy người bà con bên họ ngoại của bà đồ đến dự lễ đốt vàng mã cho ông đồ nhân tết "xá tội vong nhân" rằm tháng bảy.

Khách ở lại nghỉ đêm.

Bà đồ ngồi ở giữa giường.

Ba chị em bé Thanh, Khiêm, Côn ngồi vây quanh bà nghe bà kể chuyện với khách.

Trăng rằm sáng như ban ngày.

Những khóm cúc ngoài cửa sổ ngả bóng vào trang sách của anh nho Sắc đang học.

Chị nho Sắc thì ngồi dệt trên khung cửi ở gian nhà đầu hồi phía Tây.

Cô An đi quay sợi với phường vải bên nhà chị nho Sắc.Mấy người khách cứ tấm tắc khen :- Bác có được người con rể như anh nho Sắc thật là quý hóa.Bà đồ đã từ lâu được ấm lòng về điều ấy.

Cho nên bà nhắc lại chuyện cũ với một giọng hối hận :- Vợ chồng nhà nho đã có ba mặt con.

Ấy vậy mà cái bụng của tôi vẫn chưa hết áy náy về cái tích tôi không muốn gả con Loan cho nho Sắc.Bà mời khách ăn trầu.


Bé Thanh và bé Côn tranh nhau được giã trầu giúp bà.

Bé Khiêm thì ngồi lì xì, nghịch trò xếp những thứ trong cơi trầu thành ô, thành hình khối...!Bà đồ vẫn cái giọng đều đều :- Ngay lúc ông nhà tôi đón nho Sắc về nhà này, quần áo lấm lem bùn đất, tóc đỏ hoe như râu ngô khô, mặt mũi đen nhẻm, chỉ có hai con mắt sáng tinh anh, cặp lông mày dài mượt lộ rõ một đứa trẻ có tướng mạo.

Tôi thương nó như con đẻ từ bữa ấy kia.

Hơn mười năm nho Sắc ăn học trong nhà ni, tôi không hề chê nổi một tí chi về đường ăn nết ở cả.

Nhưng khi ông nhà tôi đưa ra cái việc gả con Loan cho nho Sắc là tôi không thuận bụng.

Tôi đâu có tính chi cái chuyện "môn đăng hộ đối" mà sợ miệng thế gian cười chê rằng con gái nhà có danh có giá mà hư đốn để bố mẹ phải gán luôn cho đứa con nuôi đã ăn ở trong nhà.

Được cái, ông nhà tôi đã quyết là làm...!Ông đã xuống tận quê ngoại thưa chuyện ni với cha mẹ tôi.

Ông còn mời cả họ Hoàng lại để ông thưa việc ông gả con gái đầu lòng cho nho Sắc...Đối với ba chị em Thanh, Khiêm, Côn thì đây là lần đầu tiên được nghe bà ngoại nói kỹ về bố mẹ mình..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui