Búp Sen Xanh


Gió Lào thổi từng cơn dài.

Bầu trời, mặt đất bốc mùi nóng khét như sắp sửa bùng cháy.

Những cánh đồng khô nẻ hoang hoác, thưa thót bóng người.

Không một con cò, con vạc đi kiếm ăn trên đồng.

Cây cối đói nước đứng rũ rượi.

Giữa trời nắng lửa, những con diều hâu sải cánh liệng tìm mồi dưới ất.

Quạ khoang, quạ đen bay thành bầy về phía ngàn xanh, nơi đang có tiếng súng của nghĩa quân Phan Đình Phùng.Trên các ngả đường quan, đường liên hương, từng tốp người đi kiếm ăn, đầu đội nón mê, trên mình chỉ có chiếc khố dây.

Thỉnh thoảng có vài ba bà nhà giàu đi chợ, nón thúng quai thao, váy lụa quét gót, chùm xà tích bạc buông dài song song với các dải yếm, dải thắt lưng màu hoa lý, hoa hiên.Anh nho Sắc tay cầm ô che nắng, tay xách một khăn gói vải tây điều đựng đầy những thang thuốc bắc.

Ngọn gió Lào từ phía cửa thành ùa đến thổi tung tà áo dài vải thâm đất trên người anh; gió mạnh, cái ô trên tay anh lảo đảo.

Anh sải từng bước dài qua cửa Tả đi về phía cửa Tiên.


Anh thấy ở phía trước một lá cờ ba sắc phật phờ trên cao.

Dưới chân cột cờ, những người che ô, đội nón, lác đác có cả những mũ trắng, lố nhố rất đông.

Anh định mang thuốc về sớm, nhưng trước việc lạ này, anh rảo bước lại nơi đó.

Trên quãng đường gần tới đám hội, cờ đuôi nheo treo hai bên và cờ lá chuối cắm vòng quanh khán đài rực rỡ.Anh nho Sắc dừng lại ở ngoài cổng chào tết bằng lá dừa, trang trí hoa cờ, đèn lồng.

Trên cổng cao gắn bốn chữ nho cỡ to, xếp lối chữ triện : "Đại Pháp vạn tuế".

Từ bên trong cổng chào, tiếng kèn thổi oang oang chói tai, khác hẳn tiếng đàn đáy, đàn bầu mà anh đã quen thuộc.

Một người mặc đồ sang trọng, treo trước ngực một mảnh giấy điều hình đuôi én, chữ vàng : "Quốc khánh Đại Pháp".

Ông ta tiến đến, chìa tay :- Xin mời huynh vô dự ngày lễ đại khánh của Pháp quốc.Anh nho Sắc chẳng ưa gì cái trò này của bọn thực dân Pháp và lũ quan lại làm tay sai cho chúng, nhưng anh cần nhìn tận mắt cái việc chúng đang bày ra giữa quê hương mình.

Anh vừa bước vào trong cái cổng chào, một con mụ người Pháp mũi diều hâu, mắt mèo, tóc lông bò rừng, váy hoa dài lệt bệt phồng to như cái nơm, áo hở ngực, lồ lộ dây chuyền vàng quấn cổ, hai cổ tay hai vòng ngọc biêng biếc xanh, chân đi giày gót cao nghều, bước vội đưa cho anh một gói vuông bọc giấy bóng đỏ, bên trong có chữ "Đại Pháp vạn tuế".

Mụ đầm nói, anh nghe như tiếng chim, tiếng vượn.

Anh chẳng hiểu gì nhưng bất giác anh cứ cầm lấy gói quà từ tay mụ đầm.

Một người thông ngôn đứng tuổi nói với anh :- Bà lớn phát quà nhân ngày quốc khánh của nước Đại Pháp.

Mời anh vô dự lễ và nghe hiểu thị.Một tay xách khăn gói đầy thuốc bắc, một tay cầm gói quà của mụ đầm đưa và cái ô ngoắc vào khuỷu cánh tay, anh nho Sắc bước từng bước nặng trĩu.

Giữa tháng bảy, nhưng là tháng năm âm lịch, nắng xế chiều gay gắt.

Cả đám người đứng chen chúc dưới bóng rạp mái bằng.

Những người đứng vòng ngoài đều phải giương ô, đội nón.

Anh nho Sắc lách vào mé rạp, ngó lên phía khán đài.


Một đámquan lại áo thụng, khăn chít ngồi khép nép ở mấy dãy ghế đầu.

Một tên Tây cao lớn mặc đồ nhà binh, hai cầu vai gắn sắc hàm sĩ quan có ngù lua tua phủ xuống.

Cả khuôn mặt hắn như nhuộm phẩm điều do nắng hè của cái xứ nhiệt đới này phả cháy.

Anh nho Sắc vừa nhìn hắn chằm chằm, vừa lắng nghe tên thông ngôn nói giọng Nam Kỳ : "Cái xứ An Nam này đã chịu ân sâu nghĩa nặng của nước Đại Pháp từ thời chúa Nguyễn ở Đàng trong bị giặc áo vải Tây Sơn đánh bật ra tận đảo Côn Lôn...!Nước An Namnày mà không có sự giúp đỡ của Đại Pháp thời cái họa nội chiến giữa Đàng trong với Đàng ngoài không thể chấm dứt được.

Và nếu không sớm có mặt người Pháp thời cái xứ sở hẻo lánh, tối tăm này đã bị người Bồ Đào Nha hoặc người Hà Lan hay người Anh chiếm đóng rồi.

Hời các ngài tai mắt xứ An Nam! Hãy nhận ra sự có mặt của người Pháp ở đây là một duyên may hiếm có...".Càng nghe nhiều những lời khoe khoang sức mạnh, hăm dọa, mạt sát, dụ dỗ...!của tên Pháp thực dân, anh nho Sắc càng thấy nhói đau, mặt cứ tối sầm lại.

Anh lẳng lặng ra về.

Anh lê từng bước nặng nề ra khỏi thành Vinh.

Ngay trên lối về huyện ly Nam Đàn, một đám người đi ăn xin còn ngồi trốn nắng dưới bóng cây.

Anh mở cái gói quà của ngày Quốc khánh Pháp mà mụ đầm đưa cho anh toàn là bánh, kẹo được bọc giấy bóng, giấy bạc - đem phát tất cả cho đám người đang đói lả ở bên lề đường.

Anh tự nhủ : Tây dương đã an tọa thế ấy thì quân quan Phan Đình Phùng, quan Tôn Thất Thuyết dù cố sức mấy cũng khó lòng chuyển được vận nước đang suy!Trên đường từ thành Vinh về làng Chùa, anh nho Sắc đuổi bao nhiêu ý nghĩ ngổn ngang.

Anh lo sức khỏe của bố vợ đang ngày một sa sút.


Vợ anh sinh lần này bị mất sữa và bị bệnh hậu sản.

Anh đã cắt hàng chục thang thuốc cho vợ uống, bệnh có thuyên giảm, nhưng vẫn không có sữa cho con bú.

Bé Cônvừa phải đi bú nhờ vừa phải ăn cơm bà ngoại mớm cho.

Điều trăn trở lớn nhất trong lòng anh nho Sắc:Biết mất nước mà không lo việc cứu nước là phạm điều bất trung.

Nhưng khốn nỗi, gánh gia đình của anh quá nặng.

Mới hăm bảy tuổi mà đã ba con.

Còn là cậu học trò, chưa có khoa cử gì.

Đã nhiều đêm, anh và bố vợ ngồi đàm luận việc nước việc nhà cạn mấy đĩa dầu.

Anh thường suy nghĩ về những lời bố vợ nói : Vợ chồng anh sinh ra giữa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận