Những lời nhận xét làm ông càng ngày càng tự hào, bất chấp khía cạnh nhân đạo hoặc tình nghĩa cha con. Ông lấy bao nhiêu vợ, nàng hầu cũng được nhưng con gái ông chỉ cần yêu lầm cái người mà ông ko ưng là đã trở thành lăng loàn mạt kiếp, ko xứng đáng sống trong gia đình ông nữa.
Đứng trước mộ con, ông Chánh đã tính toán kỹ lưỡng kế hoạch trừng trị Thủ, nhưng Thủ ko để ông ra tay. Ngay khi nghe tin Khuê thắt cổ, anh đã bỏ trốn lên tỉnh và tình nguyện đăng lính để tránh sự trả thù của ông Chánh làm ông Chánh tức lồng lộn mà ko làm gì được.
Để tránh cái ko khí ảm đạm ở nhà, tránh cái nhìn ác cảm của vợ con, ông bỏ sang ở hẳn nhà bà vợ bé thứ ba hơn Khuê có mấy tuổi mà ông đang chuẩn bị xây nhà gạch riêng tặng như lời ông đã hứa năm kia lúc mới lấy nhau
Ở nhà vợ bé gần một tháng ông Chánh mới trở về. Hôm ấy bà Chánh lên chuà cầu siêu cho con, cơm trưa xong, ông Chánh vào buồng nằm nghỉ theo thói quen trưởng giả. Trời ko nóng lắm mà tự nhiên ông toát mồ hôi đầm đià ướt đẩm lưng áo, ông giật mình dậy vớ cái quạt quạt lia lịa, bổng nghe có tiếng khóc nho nhỏ từ vườn sau vọng vào một cách ai oán, ông bực mình đoán ngay là Cúc vì thương nhớ chị ra vườn ngồi khóc làm ông thức giấc.
Ông ngồi dậy quăng cái quạt ra cửa sổ, định mắng cho nó vài câu nhưng mảnh vườn rậm rạp cây trái vắng lặng như tờ, ông nhìn quanh ko thấy ai, ông toan nằm xuống thì bổng giật thót người vì ngay trên cành mít có sợi dây thừng thòng lọng thả xuống đong đưa theo gió. Ông dụi mắt nhìn lại cho kỷ, đúng là sợi dây cột vơng mà con gái ông đã dùng dể thắt cổ ngoài kho rơm. Ông đoán chắc có đứa nào nghịch hổn trong nhà này đã treo lên đó hoặc vì thương con gái ông, hoặc vì tức ông đã gián tiếp gây nên cái chết của Khuê, nên ông cất tiếng gọi lớn:
- Đứa nào ngoài vườn đấy, vào tao bảo nhanh lên.
không có tiếng trả lời, ông bực bội chạy ra hè và quát lớn hơn:
- Chúng mày đâu hết cả rồi? Chết tiệt cả rồi hay sao?
Chị bếp sợ hãi chạy lên run run hỏi:
- Bẩm ông gọi ạ?
Ông Chánh vừa bước vào buồng vừa hỏi:
- Cái Cúc đâu? Thằng Sử đâu? Đứa nào buộc sợi dây trên cành mít thế kia?
Chị bếp theo sau ngơ ngác đáp:
- Bẩm ông, cô Cúc đi chuà với bà ạ, ông Sử thì ông sai lên huyện từ sáng. Nhà chỉ có mình con từ nãy đến giờ vẫn giặt quần áo cạnh bể nước sau bếp, chị Toán thì còn ốm nghỉ ở nhà ạ.
Ông Chánh cả giận, ông vừa quay nhìn ra cửa sổ vườn sau vừa gắt:
- Chỉ có mình mày ở nhà thế thì đứa nào buộc sợi dây?
Ông chợt khựng lại, vì trên cành mít lúc nãy sợi dây thòng lọng đã biến mất. Ông há mồm kinh hãi rồi xua tay ú ớ bảo chị người làm:
- Thôi, thôi thôi...tao cho mày xuống nhà
Chị bếp cúi đầu và nói:
- vâng, con cám ơn ông ạ. Ông nằm nghĩ cho khoẻ, con ở dưới bếp, cần gì thì ông cứ gọi ạ.
ông Chánh hững hờ đáp:
- Được, xuống giặt quần áo đi.
Chị bếp ra rồi, ông Chánh ngồi vào bàn, kéo cái đĩa bát ở trước mặt, đầu óc hoang mang lo lắng, lạ quuá, rõ ràng ông thấy có sợi dây treo trên cành mít mà tại sao nó lại tự biến đi được? Ko lẽ giữa ban ngày ban mạch mà ông bị quáng gà? Ông lại góc buồng cầm cái ba ton ra cửa rồi đi vòng đầu nhà ra vườn sau xem hư thật thế nào nhưng chưa tới gần gốc mít, ông đã sửng sốt kêu lên một tiếng và bước lùi dần là bởi vì sợi dây thắt cổ của con ông lại vừa xuất hiện lắc lư nhè nhẹ như có người vừa cuộn vào đó.
Đứa nào trêu ông chăng? Ông trố mắt nhìn và lùi dần, lùi dần cho đến khi ông đụng cái vách, ông mới quay người bỏ chạy ra sân trước, ông ngồi xuống bậc tam cấp hổn hển thở. Cổ họng khát khô như vừa uống rượu mạnh, trước mặt ông, dưới bậc thềm có cái lu sành đựng nước mưa, ông mệt mỏi đứng dậy tiến lại, ông phải uống ít nhất mấy cái gáo dừa thì họa chăng mới đỡ khát. Ông cầm cán gáo khom người toan múc thì bổng rùn mình buông rơi cái gáo nước xuống đất là vì dưới đáy lu, trong làn nước trong vắt, ông thấy cô Khuê con gái ông hiện ra rỏ mồn một, nghiêm mặt nhìn ông bằng đôi mắt oán trách. Ông lảo đảo trở lại vị trí củ, mệt mỏi ngồi xuống và từ từ rút khăn tay lau mồ hôi đầm đià trên mặt.
Ngồi một lúc để lấy lại bình tỉnh, ông đứng dậy vào phòng khách vô tình ngước lên nhìn bàn thờ, ở đó có tấm hình vẽ trắng đen của con gái ông lớn bằng cuốn vở học trò dựng sau bát nhang. Vì rất ít khi Khuê có dịp chụp hình riêng cho nên sau đám tang, bà Chánh phải lấy tấm hình chung của cả nhà mang lên phố huyện nhờ người họa sĩ tách riêng Khuê và phóng lớn bằng bút chì than để đặt lên bàn thờ. Ông Chánh quay mặt đi ko dám nhìn con, nhưng bát nhang nguội ngắt bổng cháy phụt lên, bập bùng ngọn lửa một lúc rồi lại tắt ngấm.
Ông Chánh lạnh người ko dám vào buồng nằm một mình nữa, ông lại bỏ ra hè, lảo đảo ngồi xuống bậc thềm, tựa lưng vào cột và nhắm mắt, cho đến khi nghe tiếng bà Chánh và cái Cúc ở đầu ngõ, ông mới mở mắt trông ra và vui mừng đứng dậy. Từ giờ phút này ông bắt đầu sợ sự trống vắng vây quanh và thấy cần phải có vợ con bên cạnh. Tuy thế, ông nhất định giấu kín ko kể cho vợ nghe những gì vừa xảy đến với ông khi bà Chánh vắng nhà. Ông ko muốn nhắc đến cái chết của Khuê và càng ko muốn tin chuyện hồn con gái ông hiện về mặc dầu ông biết đó là điều có thật.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...