Bò Lên Giường Em Gái

Con người là động vật có sức sống thật mãnh liệt, dùbị dồn đến bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào, bất cứ nơi đâu, chỉ cần nắm vững niềm tin và mục tiêu sống họ luôn vững vàng tồn tại.
Học kỳ cuối năm tiểu học cô giáo Văn nghỉ đẻ, nhà trường thu xếp ônggiáo già nổi tiếng khó tính nhất trường dạy thay. Lũ học sinh lo lắng,chỉ cần ngủ gật nói chuyện trong giờ liền bị ông ấy trảm thẳng tay ngay.
Tiết học đầu tiên tôi đã bị ông ấy cho vào tầm ngắm.
Thiệt hại một đống nước bọt và phấn ném để đánh thức tôi dậy. Ông ta đập cây thước kẻ lên bàn, tay đẩy đẩy gọng kính bắt tôi đọc tiếp đoạn vănbạn đang đọc dở.
Xung quanh chả đứa nào dám nhắc, tôi lật mở một trang đọc to.
“Thằng này ngu quá, đọc đoạn nào mà cũng không biết phải đánh thức ông đây dậy để đọc ày nghe!”
Thầy già đen mặt, thẳng tay đuổi cổ tôi ra ngoài. Tôi nghênh ngang đitrên hành lang, vô tình lọt vào một đôi mắt trong suốt từ dãy phòng họcđối diện, tôi bẻ cổ áo, làm như không thấy bước vào phòng về sinh namrửa sạch mặt mũi. Xui xẻo thế nào vừa ra ngoài đã gặp phải con bé đó ởngã rẽ, cả quãng hành lang dài im ắng, chúng tôi đi ngang qua nhau.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhà tôi từ ba người xuống còn hai, lạitừ con số hai ấy hoá thành bốn. Bằng cách nào đó bố tôi đã thuyết phụcbên nội nghiêm khắc cho cưới Hoa- người đã từng là cô hàng xóm thânthiện và dịu dàng thường mời bánh mỗi đợt tôi sang chơi. Họ bên nhau,làm đám cưới,... tôi đều chẳng quan tâm, ngay cả việc hai nhà nhập vàomột cũng vậy, tôi chỉ tảng lờ, còn về phía họ coi tôi như người đã chết.
Tối hôm nay phòng khách rôm rả lạ thường, chắc cả nhà họ dự định ăn tối với nhau ở bên ngoài.
“Chuẩn bị xong chưa con gái! Ra đây bố xem nào!” Qua song lan can trảidài trên hành lang, người đàn ông với nét mặt nhu hoà dang tay ôm cô con gái bé nhỏ, nét mặt tràn đầy thoả mãn.
“Con gái xinh nhất, lên đường thôi!”
Mấy tháng nay đối mặt với biểu cảm khác lạ của ông ta tôi tưởng bản thân đã quen rồi, vậy mà giờ gặp phải vẫn nén không nổi cảm giác khó thở,sống từng ấy năm trời ông ta đã bao giờ bày ra bộ mặt này với mẹ con tôi đâu.
“Đợi đã, còn thằng bé? Bánh Bột Gạo lên gọi anh đi con!”
Nó rời khỏi vòng tay người đàn ông đã từng làm bố tôi, lưỡng lự đi lên bậc thang.
“Ai bắt tội mày vậy?”
Bánh Bột Gạo hơi sững sờ, muốn tiến thêm bước nữa. Tôi đọc được sự khóxử trong mắt nó, liền lướt qua cười nhạt. “Nếu không muốn gọi thì thôi,không phải làm cái bộ mặt đưa đám đó đâu!”

“Không phải… em…”
“Im!”
Tôi nhanh hơn một bước chặn luôn lời biện hộ giả dối.
“Tao nghe nhiều rồi, không muốn nghe nữa, mày có thể cút rồi!”
“Ăng…”
“Mày nên nhớ tao không phải anh mày, bây giờ không, sau này không, mãi mãi không!” Máu nóng dồn lên, tôi ôm bụng lửa, hậm hực bỏ vào phòng. Cánh cửa đónglưng chừng đột ngột bị một bàn tay nho nhỏ chắn ngang. Tôi giật mình,giựt ngược tay nắm, chỉ thấy Bánh Bột Gạo mím môi, ôm chặt lấy mu bàntay.
“Em biết em rất đáng ghét… nhưng ă… xuống nhà được không?”
“Nhà à? Nhà của ai?” Tôi muốn cười, phỉ nhổ vào mặt chúng. “Từ khi mẹmày và mày chuyển vào đây, căn nhà này sớm đã không còn là nhà tao rồi!”
“Tại sao? Em không hiểu…”
“Mày không hiểu, lúc nào cũng ngơ ngác tỏ ra vô tội.” Dừng lại một lát.
“Mày đừng có giả ngu chứ! Giống con hoang mẹ điếm nhà mày ranh ma giỏi bịp bợm lắm mà!”
“Tại sao ăng không thương em...?”
Nước mắt trong suốt nối tiếp nhau, chồng chất khiến cổ tôi tắc nghẹn.Lời nó nói tựa hồ một tảng đá to đè nặng lên lồng ngực tôi, tuy đaunhưng lại không chết hẳn, cứ giày vò đến tê tâm liệt phế.
“... em muốn ở cùng nhà với ăng... là sai ư?”
“Khốn nạn, từ lâu mày đã có ý này!”

Nỗi uất hận từ lúc mẹ chuyển đi bỗng nhiên bộc phát. Chúng tôi tuy chung một nhà nhưng không hề chuyện trò thậm chí là đối diện trực tiếp vớinhau. Tôi cho rằng mình có đủ năng lực kiểm soát, biến họ thành khôngkhí nhưng đã nhầm. Tôi luôn để ý tiếng cười hạnh phúc dưới nhà, vẻ mặtvui vẻ của họ và không thể chối từ rằng tôi ghen tị, ghen tị phát điênlên! Ông trời thật bất công, những kẻ phá hoại gia đình người khác thìđược hạnh phúc, đổi lại mẹ tôi được gì, cả đời không kiếm nổi chút tìnhyêu từ chồng mình. Ngay cả quyền nuôi con cũng không được!
“Ăng hiểu nhầm... bình thường... em rất quý bố...”
“Bố! Bố! Bố! Gọi hay lắm! Mày có thêm một người bố, tao vừa hay mất đicả một gia đình. Mẹ mày- mày chắc mãn nguyện lắm, phá hoại, chia rẽ nhàngười khác là mục tiêu của lũ đĩ mà!”
“…em…”
“Câm ngay! Tao không muốn nghe bất kỳ từ ngữ nào trong mồm mày!”
Ánh đèn cam từ phòng tôi hắt trên gương mặt trẻ con, mi mắt mỏng manhrun run, nó mở miệng định nói gì thì tiếng gọi dưới nhà vọng lên dập tắt bầu không khí ngưng trọng trong phòng, cũng cắt cụt luôn những ngôn từchưa kịp chuyển thành lời. Liếc mắt qua Bánh Bột Gạo rồi nghĩ đến tiếngcười giòn giã, đầu tôi bỗng vụt lên ý tưởng quái gở. Hình ảnh tôi lữngthững xuống nhà khiến nụ cười trên mặt bố tôi đóng băng, khẽ bật cười,tôi không còn nhận ra âm thanh bình tĩnh của mình:
“Chúng ta đi được rồi chứ? Bố!”
Còn nhớ hồi lâu lắm, khi đó bố mẹ vẫn còn bên nhau, hiếm hiếm cả nhà tôi lại ra tiệm ăn một lần, coi như là đổi gió. Thi thoảng sẽ gặp ngườiquen ở bệnh viện, bố tôi khi thì tay bắt mặt mừng, khi thì khách khíchào hỏi họ. Nhưng dù họ già hay trẻ, quyền hành lớn hoặc nhỏ hơn, ôngđều đứng thẳng lưng, bộ dáng cao cao tại thượng. Nhiều năm rồi ông tavẫn thế, thay đổi ở chỗ xuất hiện thêm hai thành viên.

Đồ ăn vừa kịp dọn lên thì một ông chú tự xưng là bệnh nhân của bố xuấthiện, nhanh nhẹn vác thân hình quá khổ của mình khỏi chiếc bàn kế bên,tự nhiên như ruồi kéo ghế sáp tới gần bố. Chuyện trò cà kê đôi câu vềbệnh tình, ông ta hết tấm tắc ca ngợi tài năng và y đức của bố (?), mộtbên hâm mộ ông lấy được người vợ vừa đẹp vừa dịu dàng. Thỉnh thoảng lại cười ngật ngưỡng, cái đầu trọc lốc lắc qua lắc lại hệt trái bóng bay.
“Bác sĩ có hai cô con gái xinh quá nhỉ? Lớn lên ắt hẳn là đại mỹ nhân”
Hết đề tài tán phét, ông ta lại quay ra nhìn ngắm tôi một hồi, phán:
“Cô em có vẻ giống mẹ hơn!”
Bố tôi khoé môi run rẩy, bà Hoa xấu hổ không nói được gì.

“Chú là bệnh nhân của bố cháu?” Hỏi xong câu này, bốn cặp mắt liền đổdồn về phía tôi, tôi vốn không quen bị người khác chú ý, hơi mất tựnhiên e hèm một tiếng. Ông ta bừng tỉnh, tỏ ra phong độ mà trả lời câuhỏi của một thằng nhãi.
“À tất nhiên, mấy tháng trước chú lên cơn đau ruột thừa, may mắn được bố cháu …”
Tôi cúi đầu phần nhai đồ, phần cười cợt.
“Thế thì lạ thật, cháu còn tưởng chú mới đi mổ mắt?”
“Ơ! Mắt chú có hơi kém...”
“Không phải chỉ ‘hơi kém’ thôi đâu, con mắt của nào thấy cháu giống hai người này vậy?” Tôi chỉ tay mẹ con bà Hoa, nhếch mép.
“Hai người họ mới sáp nhập vào nhà cháu chưa đầy hai tháng thôi!”
Tôi nghe thấy tiếng khớp tay bố kêu răng rắc, bà Hoa mặt trắng bệchtrong khi Bánh Bột Gạo vẫn cúi gằm đầu, khăn trải bàn sáng màu càng làmnổi bật vạch dài tím thẫm trên mu bàn tay trắng nõn. Tôi hơi thất thần,rõ ràng tôi đã kéo cửa lại rồi, vậy mà nó vẫn để kẹp vào tay…
“Thật à?” Một tia nhìn sắc nhọn khiến ông ta rùng mình, thu lại tính tò mò, xoa xoa tay trên cái đầu bóng loáng.
“Cu cậu nhà anh vui tính quá!”
“Cháu không nói đùa!” Thái độ của tôi khiến bố nhíu mày.
“Họ là người ngoài, không có tí huyết thống nào với cháu!”
“M…”
“Con nói vậy đúng không bố?”
“Thằ...”
Nếu mà ở nhà chắc tôi bị đánh banh xác rồi, nhưng xin lỗi đây là bênngoài, tôi biết ông ta không dại gì mà đè cổ tôi ra đánh. Hít một hơisâu để trấn tĩnh bản thân, bố tôi nở một nụ cười chuyên nghiệp:
“Chúng ta uống tiếp thôi, anh đừng quan tâm đến lời nói của bọn trẻ con.”
Những giây sau bố tôi đề cố tình lái đề tài theo hướng khác còn ông chúbéo cũng biết thời cuộc tận tình phối hợp, tránh đả động về chuyện bàHoa. Giọt rượu cuối cùng đã cạn cũng là lúc bữa tối khó nhằn kết thúc,chẳng biết là vô tình hay cố tình ông chú hói đánh giá từ chân tới đầu,cười nháy mắt:

“Công nhận nhìn kỹ mới thấy giống bố, sau này á.. chắc chắn rất đẹp trai!”
Tôi nhìn ông ta một hồi lâu, nghiêng đầu suy ngẫm:
“Cháu khuyên chú sớm chữa mắt đi kẻo để lâu bệnh nặng khó chữa lắm!”
Bố nhanh chóng tắt máy, chấm dứt cuộc điện thoại dai dẳng từ lúc ra khỏi nhà hàng, vừa lúc tiến lại nghe được câu nói của tôi làm sắc mặt ông ta càng xấu hơn, chưa bao giờ tôi thấy bố có ước vọng muốn về nhà mình đến thế.
“Thằng ranh con, hết đánh nhau lại vô lễ với thầy giáo, mày muốn hại chết tao à?”
Sắp xếp mấy sự kiện trong ngày, tôi mới nhớ ra vụ trên lớp học sáng nay.
“Còn tưởng bố nghe điện thoại của ai, ra là lão già ấy đã nhanh mồm hớtlẻo rồi à? Đúng là dạy văn có khác, chắc nói nhiều lắm nhỉ?”
“Anh bình tĩnh nào! Có gì từ từ nói chuyện.” Bà Hoa dùng vẻ mềm mỏng xoa dịu cục tức của bố tôi, nhưng lại không làm giảm sự căm ghét của tôiđối với bà ta, người phụ này nữ rốt cuộc có gì hơn mẹ tôi để cho ông mêmẩn. Nếu so về nhan sắc mẹ tôi tuyệt nhiên không kém, nghe nói hồi trẻbà từng được chọn là hoa khôi ở trường, có chăng là về tuổi tác, mẹ tôithậm chí còn hơn tuổi bố. Hai tuổi, khoảng cách quá xa để bố chấp nhậnmẹ tôi ư?
“Mau xin lỗi bố đi con!”
“Việc nhà tôi, bà có quyền thá gì chen vào!” Bố tôi bật nhanh khỏi ghế, đảo mắt định tìm dụng cụ để đập tôi?
“Mày dám to mồm hơn cả tao à? Mày coi tao là cái gì?”
Phòng khách như rộng ra, tôi có cảm giác mình là một cái chấm nhỏ, thật nhỏ bé.
“Là gì cũng được, miễn không phải bố tôi!”
“Thằng mất dạy!” Ông ta lăm lăm cầm chiếc cốc, trà sánh ra miệng chén,men sứ mỏng như muốn vỡ vụn ra. Tôi nhìn tấm kính sát tường phản chiếumột khuôn mặt, nụ cười của nó còn còn méo mó hơn cả khóc. Thì ra tôicười khó coi tới mức này sao?
“Tôi mất dạy vì có ai dạy tôi đâu, bố à, ông thấy một bác sĩ đẻ ra thằng lưu manh chưa?”
Ông ta im bặt.
Từ dạo đấy mỗi đợt ra ngoài bố luôn để tôi ở nhà, như đã nói ở trên, tôi là đứa con đáng xấu hổ của ông, nỗi nhục nhã của dòng họ. Ông nói tôilà đồ bỏ đi, ngu toàn diện. Hồi đó tôi lầm lì, chả phản bác, chỉ âm thầm mắng tổ tông mười tám đời nhà bố. Những lúc xem bảng điểm của tôi, ôngthường lôi một cây roi để lên mặt bàn, hết nhìn dãy số trên bảng điểm,lại sang ngắm cây roi, lâu thật lâu...


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui