Tình yêu chỉ bắt đầu từ ba thứ ngẫu nhiên:
Ngẫu nhiên liếc mắt,
Ngẫu nhiên vương vấn,
Ngẫu nhiên tìm kiếm…
Tôi từng có những lần ngẫu nhiên này, những rung động từ tận con tim và khát vọng được chinh phục đối với một cô gái.
Liệu, đó có phải là “thích” không?
Trái tim tôi lần đầu loạn nhịp vào tiết văn của học kỳ một năm lớp bốn.
Cả lớp đang im lặng nghe cô giáo giảng bài thì bỗng có tiếng xôn xao từ lũ học sinh.
Tôi giụi giụi cặp mắt buồn ngủ, hơi ngẩng đầu lên, vẫn tưởng là sẽ gụcđầu ngủ tiếp như thói quen, ngờ đâu đầu óc tôi lúc đó đột nhiên thanhtỉnh.
Tia nắng dịu mát của buổi bình minh chiếu rọi qua ô cửa sổ, trải khắpphòng học, phủ lên thân hình cô ấy bởi một loại ánh sáng chói loà. Đứacon gái đó dong dỏng cao, ước chừng gần cao bằng cô chủ nhiệm. Mái tócđen dài thắt bím làm nổi lên gương mặt trái xoan trắng trẻo và cặp mắtto tròn.
Cô ấy đứng trên bục giảng, bộ dáng cao cao tại thượng, xinh đẹp khiếnngười khác phải hổ thẹn. Nếu nói Bánh Bột Gạo là viên kẹo mềm mại ngọtngào thì Lệ Mỹ hoàn toàn ngược lại, hệt như loài khổng tước vừa kiêu kỳvừa xa cách.
Lệ Mỹ học giỏi hát hay, lẽ đương nhiên là hầu hết bọn con trai cùng tuổi đều âm thầm thích cô ấy... Nhưng ngoại trừ cùng mấy thằng đầu to mắtcận trao đổi về học tập ra, cô ấy không hề tiếp chuyện với lũ lau nhauxung quanh mình, và tất nhiên có cả tôi.
Gần đây tôi thấy mình rất kỳ lạ, ánh mắt thay vì đọc truyện sẽ là dõitheo một người, thứ bảy-chủ nhật được nghỉ học thì lại thấy nhơ nhớ,nóng lòng muốn đến trường, muốn lướt qua dãy bàn đầu tiên của Lệ Mỹ.Nhưng nhìn cô ấy rồi thì sao? Đằng nào tôi cũng phải trở về chiếc bànnơi xó lớp của mình, khoảng cách giữa tôi và cô ấy lúc đó, không đơnthuần bị phân tuyến bởi không gian và chiều cao.
Sau một lần vắt chân chữ ngũ xem truyền hình tôi mới biết, căn bệnh màtôi đang mắc phải được định nghĩa bằng hai chữ “tình yêu”.
Tôi là thằng đã không biết thì thôi chứ xác định thứ gì rồi thì theođuổi nó đến cùng, đối với tình cảm cũng vậy. Gần mười tuổi tôi nhận rarằng nếu bạn muốn đến gần một đứa con gái ưu tú thì trước hết phải chứng minh một điều: Mình thông minh hơn cô ta.
Từ dạo đó trong lớp tôi có một việc kỳ lạ là cái thằng cá biệt nhấtkhối, suốt ngày nằm ngủ như chết lại quay sang chăm chú nghe giảng, chép bài như điên, thi thoảng còn giơ tay phát biểu nữa. Tôi cuồng điên laovào việc học, tối ngày bận bịu với đống sách cao ngất, đến nỗi mẹ còntưởng con trai mình cố gắng là vì bố nó, tối nào cũng đặt một cốc sữatrên bàn học tôi.
“Ăng ơi!”
Day day trán, tôi vứt quyển sách sang một bên, mở tung cửa sổ khiến cáiđầu đang thò qua sổ kia kêu “Oái” ngay một tiếng, giật mình ngã nhào.
“Cái con bé này! Đi cửa trước không đi, cứ thập thà thập thò, ai khôngbiết lại tưởng mày ăn trộm đánh cho bỏ mẹ!” Lầm bầm rủa, tôi nhảy từ bậu cửa xuống, đưa tay kéo nó dậy, một bên ra sức bẹo bẹo hai má phúngphính, nghiêm giọng trách mắng.
Bánh Bột Gạo kêu oai oái, bưng mặt xoa xoa. “... Ăng quên em... chẳng thèm chơi với em nữa… em chỉ muốn làm ăng bất ngờ thôi…”
“Bất ngờ cái đầu! Tính dọa tao chứ gì?” Quả thật mấy ngày này vì sợ phân tâm, chỉ cần trông cái mặt Bánh Bột Gạo là tôi tỉnh bơ, thấy nó cứ đứng trước sân chạy đi chạy lại chẳng dám vào nhà, kể ra cũng tội nghiệp.Thôi thì trước khi bị gái làm cho bù đầu thì chí ít phải chi ra chútthời gian thư giãn thoải mái, học hành mới đạt hiệu quả cao. Suy tínhlợi-hại xong, đáp sách vở một bên tôi liền theo Bánh Bột Gạo ra ngoài.
“Ăng xem này!”
Nó hớn hở chỉ vào chiếc xe đạp màu hồng phấn dựng ở góc hiên, thoắt cáileo tót lên, đạp mấy vòng quanh sân trông rất điêu luyện.
“Mẹ em vừa mới mua xong, đẹp không ăng?”
“Biết ngay là có ý đồ. Xì!lại khoe của chứ gì?”
“Sao ăng lại nói thế… ngoài ăng ra em biết kiếm ai chơi…”
Bánh Bột Gạo không có bạn, trừ tôi ra chả có đứa nào chịu chơi với “conhoang” là nó. Nghĩ đến đây tôi mới cười đểu, ý muốn trêu chọc: “Vinh dựquá nhỉ, nếu mày có bạn thì làm gì đến lượt tao ha?”
“Đâu có, ăng có phải là bạn em đâu!”
Nghiến răng ken két, tôi định nghỉ chơi với nó. Tựa hồ nhận ra điều này Bánh Bột Gạo vung tay loạn xạ, nước mắt lưng tròng.
“Đương nhiên ăng không phải bạn em… Ăng… là ăng em…”
Tôi ngẩn người nhìn nó, biết trẻ con không nói dối, bỗng nhiên thấy vui vui. Bánh Bột Gạo đạp xe trên con đường lát bê tông nhấp nhô, chốc hốc lạiquay đầu cười, còn tôi lẽo đẽo đi ở phía sau, ra sức chửi người. Khôngbiết đi xe đạp là nhục thế đấy, nói dối là đau chân cũng không xong, lại còn phải theo đuôi con bé tí teo, nhìn nó cười vui mà chướng mắt!
Đột nhiên Bánh Bột Gạo đỗ xịch sát người tôi, vỗ vào cái yên xe.
“Ăng lên đây! Em chở cho!”
“Mày bị điên, muốn lai cũng phải là tao!” Tôi than trời, con ngốc này có biết nếu nó mà lai tôi thì bọn trẻ con ở xóm nhìn tôi bằng ánh mắt coithường thế nào không? Giành lại tay lái, tôi đành ngồi lên xe, tiện thểđuổi Bánh Bột Gạo ra, không cho nó ngồi sau.
Bàn chân vừa rời khỏi mặt đất, chiếc xe theo đà loạng choạng lao đi… được 2m lại nghiêng ngả đổ, được 2m lại đổ! Bánh Bột Gạo lo sốt vó, chạy loi choi định đỡ dậy nhưng tôi không cho, mắng: “Tao đang tập đi kiểu mới, đừng có mà làm phiền!”
Đánh vật từ giữa trưa đến xế chiều, chiếc xe mới miễn cưỡng đứng vững.Cái cảm giác lần đầu cầm lái ấy không khác gì việc chính tôi tự làm chủcuộc sống của bản thân, không cần nương nhờ, bấu vúi ai… Thảo nào nhữngbạn dùng xe đạp đến trường luôn có thể nói chuyện cười đùa, so với mộtthằng cuốc bộ phía sau vừa chậm, vừa mệt thì hạnh phúc hơn gấp vạn phần.
Từ trên dốc, chiếc chiếc xe lao đi vun vút, gió mát thổi khô mồ hôi trên người và xây xước do tập luyện, cảm giác thoải mái vô cùng. Bánh Bột Gạo ngồi sau lưng tôi, từ cái miệng nhỏ thi thoảng lại phát ra tiếng cười rinh rích, nghe rất vui tai…
Xa xa bỗng hiện ra một cái bóng quen thuộc, chỉ cần liếc mắt tôi nhận ra ngay là cô bạn ưu tú nhất lớp Lệ Mỹ. Muốn tới gần chào hỏi cô ấy mấycâu mới đau khổ phát hiện hoàn ảnh của mình lúc bấy giờ, đường đường làmột đấng nam nhi đội trời đạp đất lại đi cái xe đạp màu hồng dành chotrẻ mẫu giáo, nhỡ bị Lệ Mỹ nhìn thấy, đời này còn gì nhọ hơn!
Thấy tôi rời khỏi vị trí cầm lái, Bánh Bột Gạo trợn mắt phản kháng.
“Ăng định đi đâu?Không về nhà nữa à?”
“Đổi ý rồi!”
Nó túm chặt áo tôi, hai tay như xúc tua mực quấn chặt khiến tôi khôngcách nào thoát thân. Mắt thấy “mục tiêu” ngày càng đến gần, tôi hoảngquá, thô bạo đẩy nó ra.
“Hỏi lắm thế, chỉ cần đi theo tao là được rồi!”
Nhỏ hơn bây giờ nhiều tuổi, vì để giữ sĩ diện trước mặt một cô bạn mìnhthích, tôi nhập vào đám trẻ con đương chơi bóng trên sân vận động, dùng nắm đấm uy hiếp và ép buộc bọn chúng ình vào đội. Mới đầu bọn nódè chừng, thường cách xa tôi một khoảng, không dám nhào vô cướp bóng.Sau khoảng 20 phút lăn lộn gào thét, đứa nào đứa nấy mồ hô đầm đìa, hôto quát nhỏ chỉ đạo lẫn nhau không chút kiêng nể.
Lúc bắt đầu chỉ là tìm một phương án thoát khỏi hoàn cảnh quẫn bách, aingờ đâu những giây sau bất tri bất giác tôi sả thân chơi thật, hòa mìnhvào cái không khí sôi động này.
Lần đầu phát hiện ra mình có năng khiếu thể thao là khi tôi sút bóng vào gôn, bọn trẻ vốn xa cách nay bỗng sít gần lại, ôm vãi bá cổ nhau ănmừng. Tôi như người hùng giữa vòng vây ấy, người mệt lả và bết mồ hôinhưng trong lòng rất phấn chấn.
Bánh Bôt Gạo ngồi đằng xa thỉnh thoảng lạ nhảy cẫng lên hoặc lầm bầmmắng, biểu tình thay đổi như chong chóng, phải nói là cực kỳ phong phú.Xung quanh sân không chỉ có con trai mà còn cả con gái, họ hò hét, vuigiận theo từng động tác của chúng tôi. Ở góc khuất dưới gốc cây cổ thụ , có lẽ vì khoảng cách quá xa nên bóng dáng của đứa con gái ấy chỉ nhưmột chấm đỏ mơ hồ…
Từ đợt phát hiện ra Lệ mỹ rất thích xem đá bóng, cứ bữanào rảnh rỗi là tôi lại theo lũ bạn túm tụm hẹn nhau tại sân vận động,dốc sức chơi hết mình. Khi ấy con bé hàng xóm cứ sống chết bám đuôi, hỏi sao không ở nhà họcbài thì nó cãi: “Cô giáo vừa giao bài tập xong, em liền làm ở trên lớphết rồi!”
Tôi nhíu mày, lấy đại một lý do: “Rỗi việc về nhà mà xem phim!”
“Không! Em chỉ muốn chơi với ăng thôi!” Có đôi lúc, Bánh Bột Gạo bướngngang cua, tôi đành nghĩ cách phân cho nó chân tạp vụ, chuyên về việcphụ trách khoản nước lon và đồ tiếp tế đội bóng đá.
“Nước đâu!”
Dứt lời, Bánh Bột Gạo liền cầm chai nước, lon ton chạy ra. Không hiểu vì chân nó ngắn hay quãng đường dài quá mà nói chạy mãi vẫn chưa đến nơi.Tôi tức mình thúc giục.
“Không muốn tao ‘đuổi việc’ thì lẹ lẹ cái chân lên!”
“Đến ngay … Á!” Kêu lên một tiếng, nó ngã sóng soài trên đất, mấy thằng ranh bên cạnh cười phá lên, thi nhau vỗ tay hoan hô. Đợi đến lúc phátkịp nhận ra thì tôi đã thấy mình đứng trước mặt bọn nó, nghiến răngquát.
“XIN LỖI!”
“Hả?” Thằng kia nhăn mặt, cái chân chắn ngang đường bị tôi dồn toàn lựcđè nghiến, nó đau đớn thét gào ầm ĩ. Bỏ qua ánh mắt tò mò của mọingười, tôi thản nhiên nhắc.“Tao nói mày ‘xin lỗi’ ngay!”
“Khoan đã… buông trước… Á ôi!!!”
“Nói!”
Đám bạn nó hoàn hồn, bắt đầu lớn lối thị uy, có thằng hùng hổ xắn tay áo chỉ chực đánh nhau. Tôi tức mình đạp mấy phát vào chân nó, theo mỗilần đá cẳng chân tong teo lại nảy lên. Nó oằn mình, rên rỉ xin tha.
Tôi chỉ vào Bánh Bột Gạo, hạ thấp giọng: “Xin lỗi nó!”
“Á… được rồi… tao.. xin lỗi…xin lỗi…”
Chờ đến khi tôi vừa buông tha thằng kia cũng là lúc cả bọn nó xông vào.Tôi giờ đây không còn là thằng trẻ con đứa nào thích đánh là đánh, dùngmọi thủ pháp tránh né và chống trả quyết liệt. Sau một hồi đấm đá túibụi, đám trẻ ranh đứa nào đứa nấy ngã lăn dưới đất.
“Hôm nay đến đấy thôi, mai đá tiếp!” Hội đá bóng nhất loạt gật đầu. Tôibỏ qua ánh mắt sợ hãi của Bánh Bột Gạo, định kéo tay nó đi. Phản ứng đầu tiên của nó là giật mình rụt người về phía sau, ánh mắt lộ rõ vẻ hoangmang.
“Sợ à?” Không phải câu hỏi, mà là chắc chắn. Nó hơi nhìn tôi, lại cụp mắt, khẽ lắc đầu.
“Chê tay tao bẩn?”
“Không… không…” Nó lắc đầu quầy quậy, tôi bật cười, vỗ vỗ lên mái tócmượt mà, khoảnh khắc vừa hạ tay, một thứ lành lạnh lơ đãng rớt trên mubàn tay tôi. Nhìn kỹ lại hóa ra là nước mắt.
“Sao lại khóc?”
…
“Cấm lắc đầu, trả lời tao!”
“Họ nói… em là con hoang… suốt ngày theo đuôi cái thằng khùng… Con hoang với thằng điên là một đôi…”
Tôi quay người thực thi kế hoạnh trả thù đợt hai, nhưng Bánh Bột Gạo ngăn lại, cong môi cười, nụ cười sao mà gượng gạo.
“Em quen rồi, các bạn ở lớp vẫn gọi em vậy… em không hiểu ‘con hoang’ là gì, họ liền cười em, đánh em. Trên đường gặp ai em cũng hỏi ‘con hoangcó nghĩa là gì?’ mấy bác ấy chỉ cười toáng… chửi em là đồ ngu…”
Tiếng nói bắt đầu đứt quãng, vì cố gắng kìm nén âm thanh nấc nghẹn làm mặt nó đỏ bừng.
“Em không ngu! Em muốn chứng tỏ rằng em không hề ngu… em hỏi mẹ. Mẹ lạiđắng em… em không hiểu sao mẹ lại đắng em… có phải… vì em là ‘con hoang’ không ăng?”
Nó nhìn tôi bằng đôi mắt chờ mong. Hỏi một câu hỏi mà đến tận lúc đó tôi vẫn chẳng cách nào giải thích. “Bọn nó đã vậy lâu chưa? Tại sao lạinhẫn tâm khiến một đứa bé suốt ngày chỉ biết cười ngốc nghếch trở nêntrầm lặng?” Tôi muốn an ủi nó, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bánh Bột Gạo ngày ngày theo sau tôi, vậy mà tôi chả thèm quan tâm xem lý do nóhay ngồi buồn phiền một mình, có bị người ta bắt nạt không.
“Tao đã nói rằng đi học chả vui chút nào, mày cứ không tin, bây giờ mới sướng!”
Bánh Bột Gạo rút cuộc khóc ô ô, miệng mếu máo những từ vô nghĩa. Tôi chí mắng cho nó tỉnh táo, nhưng làm sai cách rồi chăng?
…
“Đừng khóc nữa! Mày xấu sẽ không có ai chơi đâu.”
Định dùng ống tay áo lau nước mắt trên mặt nó, mới phát hiện ra thứmình mặc là áo cộc tay. Bánh Bột Gạo phì cười, cả mặt lấm lem như conmèo.
“Em chả cần ai, chỉ cần có ăng ngốc là đủ rồi!”
Tôi tỏ vẻ không vui, kéo tay nó, vừa bước một đoạn, tiếng than đằng saukhiến tôi dừng bước. Cẩn thận xem xét mới biết lớp da trên đầu gối nó bị tróc một mảng to hơn đồng xu, máu cũng theo đó mà chảy ra, nổi bật trên làn da trắng nõn bởi một màu đỏ tới ghê người.
Bánh bột gạo nhăn nhó không đi nổi, tôi cúi người, cõng nó lên lưng. Vừa đi vừa càu nhàu ăn gì mà nặng như heo, lớn lên chẳng ma nào thèm lấy.Bánh Bột Gạo sưng mặt giận dỗi, đúng lúc đó một chiếc ô tô con vụt chạyqua, tâm trạng nó liền nâng cao, không ngừng reo lên:
“Xe đẹp quá nha ăng!”
“Có gì đẹp!” Tôi bĩu môi. “Sau này có tiền tao mua cái khác còn oách hơn nhiều!”
“Ăng nói thật chứ?” Bánh Bột Gạo mắt sáng long lanh, nghĩ bụng cứ cái đà này chưa đợi lớn con bé đã bị người ta lừa mất sạch rồi. Đấy nó tinngày mà! T_T
“Nếu vậy ăng phải cho em ngồi ké nhá!”
“Ừ, ày ngồi ghế phụ luôn!”
Bánh Bột Gạo phì cười, nhưng rồi lại lặng im. Tôi không chịu nổi việcđứa suốt ngày lải nhải đột nhiên biến thành con câm, một bên bực dọcthầm nghĩ mai phải ấy thằng ranh kia một trận. Một bên nghĩ thếnào để dỗ Bánh Bột Gạo vui lên. Đúng lúc dừng trước quán hàng rong gầntrường, gọi mua một cây kem.
“Ăng mua cho ai đấy?”
“Cứ cầm đi! Hỏi nhiều!”
“Sao có một que thôi?” Mặt nó bí xị, xem chừng thất vọng lắm. Ý xấu nổi lên, tôi hung hăng quát.
“Tao mua cho đã là phúc ba đời nhà mày, còn chê ít thì nghỉ luôn!”
Dọa được nó xong, lòng tôi cũng không có vui, chỉ thấy bất an.
“Bánh Bôt Gạo, nếu có chuyện tương tự xảy ra một lần nữa, cứ nói vớitao. Tao sẽ bảo vệ mày, đừng hòng đứa nào có ý định bắt nạt!”
Tôi thẳng mắt hướng về phía trước nên không nhìn ra biểu hiện trên gương mặt nó, lại nghĩ rằng nó chưa tin nên bồi thêm.
“Thú thật là toàn thể cái trường Nam Sơn này từ trên xuống dưới không ai xứng làm đối thủ của tao. Chỉ cần nói tên tao, bọn nó có mà chạy đứtdép!”
“Ăng nói dối!”
Nó lớn giọng phản bác.
“Ăng suốt ngày bắt nạt em đấy thôi!”
“Xì! Được tao bắt nạt là cả một vinh dự đấy biết chưa, có phúc thì cứ từ từ hưởng đi kẻo sau này có hối cũng chẳng kịp.”
Tôi cười hề hề, đợi lúc nó không chú ý há mồm thật to cắn hết nửa quekem. Nó tức lắm, liên tục vung nắm đấm thùm thụp đánh vào lưng tôi.
“Em mới không thèm đấy! Không thèm! Không thèm!… Trả lại kem cho em đây…!!!!”
Thằng tôi hơn chín tuổi, vừa thấp vừa ốm cõng theo một đứa nhỏ, nó bámchặt vào vai áo tôi, hai chân ngắn tũn đung đưa. Con bé chốc chốc ăn một miếng kem, lại đưa ra trước mặt tôi, vừa kêu lạnh vừa cười tít mắt.Trong ký ức của tôi từng có một chiều hè êm dịu như thế đấy…
Gần tới nhà trời đã sẩm tối, gặp đúng bố tôi đang đứng trước cửa. Ông ta nhìn tôi rồi lại nhìn sang Bánh Bột Gạo, lạnh lùng hỏi:
“Bây giờ là mấy giờ rồi?”
Tôi biết bố muốn chửi tôi lắm, nhưng tính vốn sĩ diện, ông ta không muốn làm um lên. Bánh Bột Gạo nhanh nhảu kể lại đầu đuôi câu truyện, may mànó còn khôn, chừa mấy đoạn đánh nhau ra.
“Mau vào nhà để bác xem!” Bố phần bỏ dụng cụ ra, gọn ghẽ sơ cứu cho nó.Bệnh nhân, láng giềng ai có việc nhờ vả ông luôn hòa nhã giúp đỡ nhữngngười xung quanh, tính ra cũng là một người tốt. Nhưng hồi đó tôi lạikhông nghĩ vậy, thấy ông giả nhân giả nghĩa, chỉ biết dùng đòn roi đểrăn dạy con cái mình.
Mẹ Bánh Bột Gạo nghe tin con bị thương liền chạy vội vào nhà, vẻ mặt hốt hoảng. Sau khi được bố căn dặn kỹ càng về cách thay băng gạt. Hai mẹcon họ ríu rít cảm ơn bố con tôi, nửa ôm nửa bế nhau về, bên tai vẫnvăng vẳng tiếng gọi của Bánh Bột Gạo.
“Ăng ơi, mai nhé!”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...