Bò Lên Giường Em Gái

Giống như việc vứt một mẩu bánh cho người ăn mày, hyvọng bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất, và kết thúc khi chỗ thức ăn cuối cùng được tiêu hóa.
Bỏ ngoài tai mấy câu hỏi thăm của con bé xa lạ, tôi nhắm mắt đắm chìmvào thế giới của riêng tôi. Đến khi bị một bàn tay mềm nhẹ chạm vàomình. Tôi mới kinh hãi vùng ra.
“Làm gì?”
“Tay ăng bị chảy máu rồi!”
“Hả?” Mới đầu còn không hiểu, mãi sau mới nhận ra là nó bị ngọng nặng, không cách nào đánh vần chính xác được từ “anh”.
“Để em giúp ăng nhé!”
Nghiến răng đè nén đau đớn, tôi muốn thoát khỏi sự kìm hãm của con bénhưng bàn tay còn đang bị thương, rút thế nào cũng không nổi, đành đểmặc nó cầm nắm. Máu từ lòng bàn tay từng giọt chảy xuống, ướt đầm cả bàn tay nhỏ bé mũm mĩm kia... Đợi tới khi hoàn hồn, bàn tay tôi đã đượcbuộc lại cẩn thận, máu cũng thôi rỉ ra. Tôi không biết nó lấy khăn taytừ đâu, cũng không rõ vì lý nào bản thân mình để nó toàn quyền quyếtđịnh mọi việc. Có lẽ bởi ngày hôm đó tôi mệt mỏi quá, trong đầu chẳngnghĩ gì hơn, hoặc bởi nụ cười trong sáng của nó thổi bớt một phần nhứcnhối trong tôi…

"Ăng ơi! Ăng ăn bắng không?
" Hí hoáy lấy hộp bánh giấu trong chiếc túihình mèo Kitty, nó đưa chiếc bánh ra trước mặt tôi, trùng hợp thay lạilà loại bánh mà tôi ghét nhất.
"Không!
"

"Ăn đi ăng! Ngon lắm lắm!
" Khuôn mặt nó hệt cái bánh bột gạo, tròn trịatrắng ngần. Tôi vừa định mở miệng nói rõ ràng, tức thì chiếc bánh ngọtngay tức khắc đã nhét tọt vào họng. Trợn mắt nuốt xuống miếng bánh, mùisôcôla ngọt ngấy xộc thẳng tận yết hầu, chẳng hiểu sao chất chứa tư vịưu thương. Sống trên đời hơn chín năm, lần đầu tiên có người đút cho tôi ăn…

"Ngon mà phải không ăng?
"
Tôi giả mù, cố tình phớt lờ ánh mắt chờ mong của Bánh Bột Gạo, hững hờ buông một câu.
"Chán ngắt!

"
Nó ngốc không hiểu, vậy nên tôi đành biến thành người tốt bụng giảithích.
"Nếu lần sau mày mời người khác ăn cái này, có khi nó đáp vào mặt cho đấy!
"
Nó đơ mặt đơ trong 3giây rồi òa khóc ngon lành, hai tay nó dụi dụi mắt, miệng không ngừng lẩm bẩm.
"Em thích ăn nhất… Em nhường cho ăng mà ăn còn chê... bắt đền... bắt đền…
"

"Léo nhéo điếc tai! Câm ngay, có chịu nín không hả?
"
Tiếng khóc càng lớn hơn.
“Kệ xác mày, tao đi đây!”

“Tao đi thật!”

Dừng bước, ngồi xổm xuống trước mặt nó hồi lâu, bỗng cảm giác tay mình chân rối rắm thừa thãi. Tôi biết mình thua, đành thở dài bất lực với cái vòi nước máy này.

"Ăng nói thật chứ? Đấy chưa, em đã bảo ngon mà!
"
Bánh Bột Gạo ngẩng đầu, cười đến thật vô tư. Ánh nắng lấp lánh ngập tràn khóe mắt, thậm chí trông còn dịu mát hơn cả bóng ngô đồng treo trên đầu nó. Trưởng thành lên tôi từng đi nhiều nơi, cũng gặp qua nhiều người,xinh đẹp có, dễ thương có nhưng không nụ cười nào thuần khiết bằng nụcười của cô bé giữa cánh đồng ngô năm ấy…

Chúng tôi ngồi bên nhau, người ta hay nói “câm hay ngóng, ngọng hay nói” Bánh Bột Gạo lải nhải liên hồi, còn tôi chỉ im lặng lắng nghe, thithoảng sẽ chế nhạo vài từ ngọng nghịu của nó. Thường thì Bánh Bột Gạ sẽxụ mặt giận dỗi, nhưng chưa đầy 3 giây sau nó lại cười rinh rích, híhửng kể về con búp bê hay chú gấu bông nào đó.
“Ăng biết không? Em ý có một cái váy màu xăng, đáng yêu lắm…”
“Ồ! ‘Xăng’ là màu khỉ gì? Tao chưa thấy cái màu chết tiệt đó bao giờ!”
“Bầu trời xăng, lá cây xăng,… nhiều nhiều xăng… ăng ngốc thế!”
Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm, đã ngọng rồi còn nói tôi ngốc, con bé này làtôi muốn đánh lắm rồi đấy! Có vẻ như đứa bên cạnh tôi không hề hay biết, cứ nói liên hồi.
“…Ngày nào em cũng tắm cho em búp bê ý… em ý thích sạch sẽ mà… mùa hè nóng phải tắm mới mát…”
“Ừ sạch sẽ như mày phải không?” Nhìn từ cái váy trắng tinh bị máu râyloang lổ tới mái tóc tơ rối bù, tôi búng ngón tay chỉ vào nó. Bánh BộtGạo gật gật đầu, chớp chớp mắt cười khanh khách.
“Vâng! Em sạch cực kỳ.”
Tôi bụp miệng nén cười.
“A…Ăng cười dễ thương hệt Bách Bách nhá…”
“Bách Bách?”
“Hì hì…” Nó lại cười típ mắt, tay chân múa máy phụ họa.“Bách Bách lôngtrắng này… cái tai cụp xuống này… suốt ngày sủa gâu gâu… rất…rất đángyêu…”
Cmn, dám đánh đồng tôi với con chó! Tôi còn đang phân vân xem nên đấmhay đá nó thì Bánh Bột Gạo chợt đứng bật dậy, hốt hoảng nhìn đông ngótây, lưu luyến xin về. Tôi cũng đứng lên, mồm há hốc.
“Ê! Còn…” món nợ của tao thì sao?
“Á! Đúng rồi… còn cái khăn của em nữa… biết lấy gì lau mũi đây…??? Thôi mai em lại ra lấy…”
Hướng theo cái bóng nhỏ xíu khuất dưới hoàng hôn, tôi đứng hình nhìn chằm chằm vào tay mình. Chả lẽ ngày mai mình phải phẫu thuật tạm biệt cánh tay này ư??? Noooo!!!!!!!!!
Thế là tôi tức, mặc sức hét to.
“Mày ra thật không?”
“…Thật mà…”

“Nhớ đấy!” Tao sẽ TRẢ THÙ!
Trên đường về, phần đi phần vội vã cởi cái khăn, tôi tìm hộp đựng dụngcụ y tế, sơ cứu vết thương ngon nghẻ xong tôi mới yên tâm ngồi nghỉ.Chạy mệt cả ngày, buổi trưa cũng chưa kịp ăn no, bụng tôi bắt đầu kêuréo. Còn đang định giục vú Vân, cằn nhằn vì sự chậm trễ của vú mới pháthiện ra rằng nhà tôi nãy giờ vẫn luôn im ắng. Nhìn qua phòng bếp đã được thu dọn, như thể trước đó vài tiếng đồng hồ không hề có xung đột nàoxảy ra. Tôi thẫn thờ tiến đến chiếc bàn trống trơn, lại quay sang gócbếp, hình ảnh người đàn bà hì hụi đảo nấu thức ăn vương vấn đâu đây,quen thuộc đến nỗi tôi không cách nào xóa nổi.
Lấy chỗ thức ăn còn thừa trong tủ, tôi kéo bước chân nặng trịch vôphòng. Bỗng một mảnh giấy nhỏ xíu lẫn giữa đống truyện tranh thu hút ánh mắt tôi. Tờ giấy kẻ ô li bé bằng lòng bàn tay, rìa xung quanh nham nhởdo xé vội. Bức thư rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có vài từ xiêu vẹo.
“Má đi rồi, nhớ dữ dìn sức khoẽ nhe, con trai.”
Xưa con nhà nghèo thường không học đến nơi đến chốn, vú Vân chỉ học tới lớp hai, bà nói biết chữ đã là may mắn lắm rồi, dứt lời vẻ trên mặt vúluôn là một vẻ đầy tự hào.
Để tờ giấy lại vị trí cũ, tôi với tay dốc toàn bộ bút trong hộp, cẩm cảbó lên, điên cuồng gạch xóa. Mực bút bi lẫn với bút máy, chì than xenlẫn màu xanh đỏ… tờ giấy trắng tinh ban đầu nát tươm.
Tôi co người trên giường, chăn đã kéo quá ngực vậy mà suốt đêm mùa hạ đó, thân thể tôi chưa phút nào tìm ra cảm giác ấm áp.
Khoảng thời gian không có vú Vân tôi dần tập làm quen với việc chăm sócmình, từ việc ăn-uống-ngủ-nghỉ đến cân bằng giữa học và chơi. Ngày ngàyngoài trường học ra làm bạn với tôi chỉ có đống truyện tranh, sống trong thế giới đó nhiều lúc tôi ảo tưởng mình là anh hùng cái thế có năng lực siêu nhiên hoặc nhân vật vĩ đại tài ba,... Nhưng khi trang sách khéplại, tôi lại trở về là một thằng nhóc không gia đình, bạn bè, cả đời tùtúng trong bốn bức tường.
Lại nói về Bánh Bột Gạo, theo ước hẹn tôi đợi nó nguyên cả buổi chiều, vậy mà hai ba tiếng đồng hồ sau không thấy tăm hơi nó đâu. Tôi không bận tâm lắm, chỉ thấy hơi tức vì bị một con nhãi cho leo cây. Đến một hôm, trên cái xích đu nhà bên xuất hiện một bóng dáng quenquen, mới đầu tôi còn tưởng nhìn nhầm, đợi tới gần thì mới biết hoá ralà nó thật.
“Ăng! Ăng! ăng đi đâu về đấy?”
Im lặng.
“Ớ, ăng ơi… ăng không trả lời em…”
IM LẶNG!!!!!!!!!!
“Ăng bị điếc rồi… ăng bì điếc rồi à???”
Tôi chịu hết nổi, quay phắt người gào tướng lên. “Điếc cái thằng bố mày!”
“ ‘Thằng bố’??? Thằng bố là gì vậy ăng…?” Bánh Bột Gạo mở to mắt tò mò,cả phân nửa người vươn ra khỏi hàng rào, hai tay chơi vơi. Tôi ngứa mắt, bắt đầu mất kiên nhẫn dùng đống từ thô bỉ xỉa xói vào mặt nó. Ai ngờ nó vẫn mơ hồ, lắc đầu tỏ vẻ không rõ.
“Sing em à? Vậy thì phải là mẹ chứ… ”
Sau này tôi mới biết trước khi chuyển về sống với mẹ thì Bánh Bột Gạo ởdưới quê cùng ngoại suốt, trong ký ức của nó căn bản chưa từng có kháiniệm “cha”, có lẽ bởi vì giống nhau, nên tôi mau chóng quên chuyện trảthù kia, tha thứ cho nó. Khi đã chơi khá thân với nhau rồi, nó mới rụtrè đến bên tôi, muốn đòi lại chiếc khăn tay.
“Hơ? Khăn nào? Tao vứt đi tám kiếp rồi!”
Nghe xong Bánh Bột Gạo mặt mũi trắng bệch, chực khóc. “Em về nhà bịốm…muốn đi… mẹ không cho em đi… huhu… sao ăn lại vất của em…?”
Tôi hả hê nói: “Mày ngu cho chết!”
Bánh Bột Gạo là người bạn đầu tiên của tôi, thuở ấy cây hoè sau nhà cònchưa bị chặt, tôi thường lén lút cùng con bé hàng xóm chạy ra công viênnhét một bao đầy cát treo lên cây hòng rèn luyện cơ thể.
Nói ra thật đáng xấu hổ, chín tuổi tôi chỉ cao 1m25, người lại rất gầy,nếu như chằng may bị vứt giữa sân trường thì họa có dùng ống nhòm chưachắc đã tìm ra. Vì thế muốn bảo vệ bản thân chỉ có cách là chăm chỉ rèn luyện, tìm tòi phương pháp bù đắp thiếu sót về mặt thể trọng.

Ngày thứ nhật: Tôi vung tay chân đấm có vài phát lên bao cát cứng nhắc,cái bao cứ đứng trơ ra còn lớp da trên tay đều bong tróc, máu rỉ liênhồi. Mỗi bận rửa tay hoặc thay áo đều phải rất cẩn thận, chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ khiến vết thương rách toạc ra đau xót khôn lường. Để khắc phụcđiều này, mỗi tối trước khi đi ngủ tôi đều lôi lọ thuốc bí truyền trộmđược bên phòng cha, xoa xoa bóp bóp lên các đốt xương đến khi chúng nóng rát, đỏ bừng thì mới thôi.
Mới đầu Bánh Bột Gạo còn cổ vũ việc làm của tôi, nhưg càng ngày thương tích trên tay càng nặng, nó đâm ra cà kê khuyên bảo.
“Nghỉ đã nghỉ đã... ngày mai tiếp tục được không ăng?”
Bằng mọi cách vẫn không lay chuyển nổi ý chí sắt đá trong tôi, nó giận dỗi giậm chân, quay người bỏ về. Tưởng nó đi thẳng luôn, ai ngờ lát sau đã thấy cái bóng váy trắng chạylại, trên tay là một chiếc hộp trắng tinh kèm theo hình chữ thập màu đỏtươi. Khi tôi còn chưa kịp phản ứng, nó đã nghiêng đầu, mày hơi nhíu lại rồi bất chợt giấu nhẹm về phía sau.
“Á quên, không ‘cho’ ăng, chỉ ‘cho ăng mượn’ thôi đấy!”
“Ai thèm! Nhà tao có đầy, một xe tải chở không hết!” Hừ một tiếng khinhbỉ, tôi vươn tay giật mạnh lấy hộp cứu thương. Oái oăm thay, loay hoaymãi cũng không mở ra được. Bánh Bột Gạo nhảy lên như cá giãy chết, vộivã giành lấy.
“A! Ăng đừng có đập, để em giúp....”
Nhìn cái hộp phút chốc được bật mở, để che lấp xấu hổ, tôi quát tướng lên hòng lấp liếm.
“Gì chứ! Chẳng qua tay tao đau thôi!”
“Ăng cứ nghịch cho lắm vào đi, đến khi không cầm nổi bát ăn cơm thì có mà lại khóc ra đấy!”
“Cái con bé chết tiệt này, mày ghẹo đòn à?”
Ngoài miệng nói vậy nhưng trong lòng dâng lên một nỗi xúc động mơ hồ.Tuy bố tôi làm bác sĩ, ngày ngày chữa bệnh cho thiên hạ nhưng lớn thếnày rồi, ông ấy chưa từng một lần băng bó cho tôi. Vậy mà trong một buổi chiều mùa hạ, một con bé nhỏ hơn tôi vài tuổi, cúi đầu chăm chú quấntừng vòng, lại từng vòng băng lên tay tôi… Lòng đột nhiên phát đau, dùđộng tác của nó rất nhẹ, chẳng hề đụng mạnh dù chỉ một vết thương ngoàida.
“Ăng! Ăng! Xong rồi!” Giơ tay tôi lên cao, hệt như vừa chế tạo xong một“tác phẩm nghệ thuật” nó vui sướng reo hò. Tôi đưa mắt nhìn vào bàn taybọc trong bọc ngoài trắng xóa của mình, ngán ngẩm than thở.
“Xấu như ma, mày nghĩ tao vác cái này ra đường có khác gì quái vật không?”
“Xấu đâu? Em thấy đẹp mà!” Nó chu chu mỏ, hai má trắng trẻo vì nắng nóng mà hồng rực lên, bóng nắng loang lổ hắt lên chiếc má núm nhỏ xíu, nụcười của nó ngọt ngào như kẹo. Chắc bởi đang nằm dưới bóng mát cây hòe,nên tâm tình tôi thanh tĩnh lạ kỳ, hướng mắt lẳng lặng ngắm nhìn bầutrời trong xanh, tôi thản nhiên.
“Ừ được rồi, chỉ cần ngày nào mày cũng băng giúp tao, dần dần sẽ đẹp lên!”
“Thật không?”
“Tao từng nói dối chưa?”
“Ăng nhớ giữ lời đấy!”
Từ ngày đó, con bé suốt ngày quấn quýt bên tôi. Nhờ có nó các vết thương do “tập luyện” và “thực hành” đều thuyên giảm, và tất nhiên nhờ có tôi trình độ băng bó của nó cũng được nâng cấp lênrất nhiều. Khi thể lực ngày một nâng cấp thì nhu cầu về kỹ thuật càngkhông thể bỏ qua. Và thế là tôi bắt đầu chuyển sang học kung fu, đào sâu nghiên cứu đủ loại tư thế trong sách vở và phim ảnh. Mới đầu chỉ cầnchuẩn xác, càng đẹp mắt càng tốt, tự múa máy một mình. Sau đó nghĩ đinghĩ lại thấy hầu hết các nhân vật “múa võ ra oai” trước mỗi trận quyếtđấu đều rước lấy kết cục thất bại thảm hại. Vậy nên tôi lại chuyển sangchuyên tâm vào lực đánh mạnh nhẹ, áp dụng đúng nơi đúng người. Sau khitập chán chê nhuần nhuyễn rồi lại nghĩ cách kiếm người phục vụ việc thực hành. Vì thế chỉ cần đứa nào va nhẹ vào tôi, có hành vi “nhìn đểu” làđều được chọn làm “đối tượng” thực nghiệm. Mới đầu cũng bị ăn đòn nhưcơm bữa, nhưng dần già phản ứng nhanh lẹ, tay chân linh hoạt, hầu nhưchẳng đứa nào làm khó được tôi. Hồi đó chí tiến thủ và tính hiếu thắngtiềm ẩn trong tôi còn chưa bộc lộ rõ ràng, hoặc đúng hơn là nó vẫn nấp ở một nơi nào đó cần được khai quật và sử dụng nên danh tính của tôi chỉdừng lại ở phạm vi lớp, chưa hề có ý định “mở rộng địa bàn” ra toàn khuvực.
Thời đấy những đứa nghịch ngợm thường dắt bên mình một con dao tự chế,thỉnh thoảng lại khoe với lũ bạn. Bắt kịp trào lưu, tối ngày tôi trốn ởmột góc, hì hụi đập sắt rồi mài giũa. Nếu cái này chưa được sẽ làm tiếpcái thứ hai, thứ ba,... đợi đến khi nào đẹp nhất, hoàn mỹ nhất mới ngừng tay. Nhưng làm xong rồi tôi mới bàng hoàng nhận ra, việc quái gì phảikhổ sở vậy, thà mình ra ngoài mua một con dao vừa đẹp vừa tốt còn hơn.Thế là tôi lại ngồi tiếc rẻ quãng thời gian vô ích mà mình bỏ ra.
Phải nói một ít về bản thân tôi là một đứa làm việc thì lười biếng, “cảthèm chóng chán”, nhưng mấy trò tai hại lại được tôi coi trọng thì đượclàm rất cẩn thận, kiên trì tới cố chấp. Trong đó chuyện tôi kiên trì nhất, cũng là chuyện tôi phiền muộn nhấtphải kể đến hai chữ là tình cảm. Tôi cố chấp đến nỗi lặp đi lặp lại việc nhớ một người suốt nhiều năm, mãi ôm hình bóng người ấy trong mỗi giấcmơ, nhắc lại hàng trăm câu “I Love U” và đương nhiên, chỉ dám lẩm nhẩm ở trong bụng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui