(Jay Johanson, liệu cậu có tồn tại ở đây không?
Siller Hook lẩm bẩm, tiếng nói hòa lẫn trong tiếng gió. Ông già kì quặc ấy cứ bước đi đều đều, mặc kệ thiên nhiên đang bày đủ mọi trò kì quặc xung quanh mình.)
...
Huỳnh Mạc Căn bước ra khỏi sạp báo với vẻ mặt như muốn chống lại cả thế giới. Lão ta hằm hè với tất cả những ai gặp giữa đường, bắt đầu từ người nhân viên vệ sinh môi trường đang đổ rác vào máy nghiền cạnh sạp báo. Tờ báo thể thao buổi sáng bị vo tròn đến thảm hại rồi bị ném phũ phàng cạnh cột đèn chỉ vì nó dám mang trên mình cái tin Tottenham đã thua ở góc trái trang thứ hai.
–Quỷ tha ma bắt!
–lão lẩm bẩm câu đó hàng chục lần và rất đều nhịp. Mọi thứ hai bên đường đều trở lên đáng ghét với lão. Lão ta chửi cả đèn đỏ, mặc dù đang đi bộ. Lão ta chửi những ai nhìn mình, bình phẩm cái bộ dạng thất thểu của mình. Đây là lần thua cá độ đau nhất trong cả đời lão. Tiền lãi độ nửa năm trời của lão biến thành con số không chỉ sau một trận đấu. Đi chán chê, lão ngồi xuống một chỗ bất kì mà không để ý gì xung quanh. Một chiếc xe taxi dừng ngay trước mặt lão. Lão ta đi lên xe. Ngay khi người lái xe hỏi lão đi đến nơi nào, anh ta liền bị chửi là “đồ chết giẫm”. Còn Mạc Căn, sau khi buông ra câu chửi vô duyên ấy, thản nhiên đi xuống ở cái chỗ mà mình vừa bước lên.
Đúng là lão đang điên! Số tiền thắng bạc tháng trước giờ chẳng còn nổi một xu. Chưa hết, lão còn nợ người ta một khoản khổng lồ khó có thể hoàn trả. Mạc Căn rùng mình khi nghĩ đến cảnh một đám xa hội đen bu quanh mình. Chúng còn đáng sợ quỷ Satan. Còn lão thì ngồi co rúm xuống đất, van lạy chúng thư thư cho lão ít ngày, lão sẽ trả đủ.
Những kẻ không bình thường luôn có cách điên của riêng mình. Còn những kẻ điên thì luôn có một thứ để sợ hãi.
–Cái thằng Phong, học với chả hành…Vớ vẩn!
Mạc Căn đang lẩm bẩm chửi tất cả những ai mà lão có thể nghĩ ra. Nhưng việc ấy cũng khiến lão chợt nhớ ra một điều. Lão ta cảm thấy dần trở lại bình thường. Một chiếc xe taxi khác lại tới mời chào, lão hồ hởi bước lên xe để người ta chở cái thân xác ốm nhách của lão đến ngân hàng tỉnh.
…
Một tháng sau.
Chưa bao giờ Phong đấm mạnh tay ở một nơi công cộng như thế này. Anh bước vào chiếc xe bán tải và lái thẳng về nhà. Lão Mạc Căn đang ngồi nghe đài cassetle, hai chân vắt vẻo trên ghế. Còn bà Việt Hà thì đang lúi húi dưới bếp, mùi canh chua cá xộc lên tận nhà trên.
–Bố, một tháng trước bố đến ngân hàng rút tiền phải không?
Lão Mạc Căn vặn nhỏ volum rồi giả bộ không nghe thấy, mặc dù lão đang chột dạ.
–Bố đã đến ngân hàng rút tiền phải không?
–Phong nhắc lại.
–Ừ, thì sao nào?
–Bố đã mang số tiền ấy đi đâu?
–Việt Hà, bữa tối đã xong chưa? –lãođánh trống lảng.
Nhưng không cần phải hét to như vậy, bà Việt Hà đã đứng ngay sau lưng lão. Bà nhìn chằm chằm vào ông chồng vô tích sự, hỏi lại Phong:
–Tiền tiết kiệm đã bị rút hết sao?
–Vâng. –Phong đáp –Bố, bố nói đi, bố đã tiêu hết bao nhiêu rồi?
–Tất cả. –lão ta thản nhiên đáp.
Phong không còn đủ kiên nhẫn khi nghĩ đến những đồng tiền công sức cả năm trời của mình. Anh gào lên:
–Bố thừa hiểu số tiền ấy là tiền mồ hôi nước mắt của con và mẹ mấy năm qua cơ mà.
Bà Việt Hà cũng bắt đầu cảm thấy đau đầu.
–Tao được quyền tiêu số tiền đứng tên tao.
–Nhưng ông ơi…
–Mụ câm ngay!
Ngay khi lão Mạc Căn thốt lên tiếng dọa nạt quen thuộc, bà Việt Hà vội nuốt những lời định nói vào trong. Còn Phong, anh không thể chịu đựng thêm được nữa, trong thâm tâm anh, một tiếng “bụp” hệt như bong bóng xà phòng vỡ toang.
–Mẹ cứ nói những gì mẹ muốn. –anh phản ứng quyết liệt. –Còn bố, đã đến lúc bố phải giải thích rõ ràng mọi chuyện.
Mạc Căn không ngờ đứa con trai của lão lại dám cãi lại lão. Hàng ngày, nó chỉ lừ lừ như một cái bóng, không dám nói câu thứ hai khi lão bắt nó dừng lại ở câu đầu tiên. Bộ mặt cau có và cái giọng gầm gừ của lão ta luôn là thứ vũ khí lợi hại để trấn áp những cuộc tình nho nhỏ của gia đình. Đối với Mạc Căn, vợ con chỉ là những kẻ làm thuê vô thời hạn. Chúng phải có nghĩa vụ phục tùng lão khi đã được hưởng cái ân huệ là ở yên ổn trong gia đình của dòng họ Huỳnh hàng chục năm nay. Bởi thế, bất cứ ý định chống đối nào của vợ và con trai đều có thể khiến lão nổi điên. Lão sợ cái ngai vàng thống trị của mình sẽ bị lung lay.
–Mày tự cho phép mày cái quyền ra lệnh cho ai đấy, thằng kia? – hơn lúc nào hết, lão thấy cần nhanh chóng kết thúc chuyện này và dạy cho thằng con mình đến nơi đến chốn.
–Xin lỗi bố, nhưng con không hề ra lệnh cho ai cả. –Phong tắt hẳn đài để bố mình không còn lí do nào mà hướng ánh mắt lúng túng về phía mấy cái nút nữa. –Bố hãy nhìn con và mẹ được không?
Lão Mạc Căn chép miệng, ra chiều bực tức. Chưa bao giờ lão thấy mình giống như một tù nhân trong phòng hỏi cung như lúc này, mặc dù từ trước tới nay lão luôn sắm vai một cai ngục tàn ác.
–Tao đã cá độ và thua bạc tất cả. Tao nuôi mày bao nhiêu năm nay, vậy nay tao lấy đi chút tiền của mày thì đã sao?
–Con chưa thấy một bậc cha mẹ nào lại muốn thanh toán sòng phẳng với con cái như bố.
–Tao mặc kệ thiên hạ muốn làm gì thì làm. –rõ ràng là lão ta đang lí sự cùn.
–Bố đang đem cuộc sống của con vứt vào casino, bố có hiểu không?
Lão Mạc Căn chột dạ lần thứ hai. Liệu có nghiêm trọng đến thế không, đối với lão, casino vẫn là một thiên đường tuyệt vời.
–Số tiền đó chưa phải tất cả của mày.
–Còn cá độ và cờ bạc cũng không phải cả phần đời còn lại của bố. –chính Phong cũng cảm thấy mình đã quá đà khi để câu chuyện đi đến nước này. Nhưng nếu anh không nói, bố anh sẽ không bao giờ tỉnh ngộ. –Suốt hai mươi năm qua, bố đã làm được gì ẹ con, bố nghĩ lại đi! Những lần bố đánh mẹ cũng nhiều bằng những đêm bố bê tha ở quán rượu.
–Vậy thì mày cút đi! –Mạc Căn nghĩ sự cứng đầu này sẽ giúp lão vớt vát chút uy quyền còn sót lại.
–Con về nhà không phải để đòi nợ bố. Con sẵn sàng đem cho bố gấp mười lần số tiền đó nếu bố cần. Chỉ có điều, bố đã đi quá xa rồi.
Nghe những lời ấy, lão Mạc Căn đông cứng như đá cẩm thạch. Chưa ai nói với lão như vậy.
–Còn nữa, con cũng tuyên bố rằng con sẽ không bao giờ thôi học ở trường đào tạo sĩ quan.
–Thôi mà, Phong. –bà Việt Hà run run ngắt lời anh, có vẻ bà không chịu thêm được nữa.
–Con chỉ thôi khi bố nhận ra sai lầm của mình.
–TAO KHÔNG SAI!
Lão Mạc Căn giận dữ hét lên:
–Mày hãy đổi họ nếu như mày muốn bước chân vào trường đó. Thằng nhà quê thì không thể làm nghề gì khác ngoài nghề đốn củi, con ạ.
Câu nói cuối cùng của lão đã dội một gáo nước lạnh vào Phong. Anh nhắm mắt lại, thở chậm hơn. Rồi đột nhiên, anh quay lưng bước ra ngoài.
–Vậy thì bố sẽ nhìn thấy những gì bố muốn.
Phong vùi mặt sau tay lái của…chiếc xe bán tải. Qua gương chiếu hậu, anh nhìn thấy bóng dáng tội nghiệp của mẹ mình đuổi theo. Nhưng câu nói của Mạc Căn khiến anh không dừng lại được, anh không cần biết mình đang lao đến đâu, anh chỉ cần biết chiếc xe sẽ đưa anh đến một nơi thật xa…
Thằng nhà quê thì không thể làm gì khác ngoài nghề đốn củi. Có thật vậy không?
…
Tại một ngã ba trung tâm Lạc Dương.
Đèn xanh đã bật sang giây thứ năm nhưng một chiếc BMW màu đen vẫn đỗ ngay dưới cột đèn. Hình như nó không hề có ý định lăn bánh. Ngồi trong xe là một người đàn ông đã trung tuổi, mặc chiếc len bên trong màu đen có vẻ đồng màu với màu xám của chiếc áo choàng dài ngang gối. Hai bàn tay đeo găng tay da đen đặt hờ hững lên vô lăng. Lại một lượt đèn nữa trôi qua, chiếc BMW vẫn đỗ ở đấy. Bản nhạc thứ ba đã kết thúc, hình như người đàn ông này không bao giờ biết đến sự có mặt của thời gian.
Cái đầu của ông ta vẫn lắc lư theo những bản nhạc bất tận. Thỉnh thoảng có tiếng còi xe phía sau thúc giục nhưng ông ta vẫn lặng thinh, mơ màng. Chỉ cho đến khi nhạc hiệu tin nhắn vang lên, người đàn ông mới chấm dứt trạng thái nửa say nửa tỉnh ấy. Một chiếc máy được lôi ra cẩn thận và ông ta chăm chú đọc dòng tin trên màn hình. Hình như ông ta vừa mỉm cười, mặc dù đôi môi chỉ cử động rất khẽ. Chiếc BMW nổ máy, chậm chạp rời khỏi vạch dừng đèn đỏ.
…
Đây là lần đầu tiên Phong biết đến mùi vị của những chai rượu mạnh. Ở nhà, người duy nhất có quyền uống rượu là bố anh. Khi ly rượu thứ ba được nhấc lên, anh gật gù, cười bâng quơ rồi gục xuống bàn, không muốn tiếp tục nữa. Anh cảm thấy nóng rực người, một mùi vị cay xè xộc thẳng lên mũi, đầu óc bắt đầu quay cuồng.
Người ta bảo say là quên đi mọi thứ, nhưng tại sao càng uống, Phong lại càng tỉnh?
Thứ rượu màu đỏ trong chiếc ly mà anh vừa đặt xuống khiến anh chao đảo, thậm chí anh còn không biết nó tên là gì.
–Chàng thanh niên, cậu có biết mấy giờ rồi không?
Phong cảm thấy một bàn tay đặt lên lưng mình, kế sau đó là một thanh âm lơ lớ cất lên. Người đàn ông mặc chiếc áo choàng dài đến tận đầu gối màu xám nhìn anh như chờ đợi.
–Một. –anh đáp gọn lỏn.
–Cậu không thể ăn nói lễ phép với người lớn hơn được sao? –ông ta ngồi xuống ghế, tự rót ình một ly vermouth.
–Vậy thì ông hãy đánh chết tôi đi! –Phong nói khi vẫn bị men rượu ám ảnh.
Người đàn ông kia đưa ly rượu lên không trung, làm một động tác mời rất lịch sự.
–Xem ra cậu lại là người rất muốn sống.
–Ông biết à?
–Tôi biết. –nói rồi ông ta uống một ngụm nhỏ, còn Phong thì tu một ngụm to.
–Người không quen uống rượu như cậu thì không nên dùng loại mạnh như Gin. Tôi thật lòng khuyên cậu đấy.
Đến bây giờ, Phong mới nhìn kĩ người đàn ông cạnh mình. Căn cứ vào mái tóc và làn da thì ông ta đã ngoài sáu mươi tuổi. Chỉ có điều, ánh mắt của ông ta không hề có sự chậm chạp của tuổi tác và đôi môi thì dường như lúc nào cũng cười thầm một cách đắc ý. Phong xoay xoay ly rượu trên hai đầu ngón tay:
–Ai bảo với ông là tôi không quen uống rượu?
–Những kẻ chuyên nghiệp không bao giờ uống rượu như cậu, ngồi như cậu, họ thường thích tạo nên phong cách chuyên nghiệp cho riêng mình. Rồi cả sắc mặt của cậu nữa.
Chuyên nghiệp? Ở Lạc Dương này ư? Phong nén cười nhạt.
–Ông cũng khá đấy nhỉ?
Phong hơi lắc lư người, nấc lên vài cái. Ông khách lạ xích lại gần anh hơn sau khi tự thưởng ình thêm một ngụm vermouth.
–Cậu là người ở khu này, cậu có thể giúp tôi một việc không?
Một lần nữa Phong lại bị bất ngờ:
–Tôi nhớ là tôi chưa hề giới thiệu mình với ông thì phải, tôi đâu có nói rằng mình ở đây.
Người đàn ông mỉm cười:
–Cái thứ phồng lên ở túi cậu có hình chiếc chìa khóa, cậu trai trẻ ạ. Ngoài kia, trừ chiếc BMW của tôi thì chỉ còn một chiếc xe bán tải mitsubishi cổ lỗ sĩ, nếu nó còn được gọi là xe, xin lỗi cậu nhé, mang biển số địa phương thôi. Nó không phải của cậu thì là của ai? Ngoài ra, độ bụi của xe, kiểu đất mùn nông trại dính dưới bánh xe và cách ăn mặc tạm bợ của cậu cũng chứng minh điều đó.
Nói xong, ông ta thản nhiên đẩy ly rượu về phía người phục vụ, dùng tay vẽ dấu nhân lên không khí ngụ ý không cần thêm rượu nữa.
–Ông là Shelock Holmes à? –Phong cảm thấy tỉnh hẳn người khi mọi thứ liên quan đến anh đều bị ông ta nói đúng đến từng sợi lông.
–Không, tôi là Siller Hook, về mặt nào đó thì tôi cũng giống Holmes. Nhưng tôi không có cái tẩu nào. Cứ gọi tôi là Hook, còn cậu?
–Huỳnh Nguyễn Thanh Phong, hoặc cứ gọi là thằng ngốc, nếu ông muốn.
–Cậu đang bực tức điều gì à? Chắc không phải cô bạn gái của cậu đã đá cậu rồi chạy theo anh chàng nào khác, phải không?
–Xin lỗi ông thám tử kiêm bác sĩ tâm lí, nhưng ông lại nói đúng rồi. Mà ông muốn nhờ tôi việc gì? Chúng ta đâu có quen nhau.
Câu nói cuối cùng của Phong đã khiến người đàn ông đắn đo đôi chút. Ông ta xem đồng hồ, đã gần một giờ hai mươi phút. Rồi ông ta nheo mắt lại, nghĩ ngợi. Chừng năm giây sau, ông ta rút ra một quyển sổ bọc bìa da, hí hoáy viết một dòng chữ lộn xộn rồi đưa cho anh.
–Tôi tưởng ông không có đồng hồ? –Phong mỉa mai –Nói trước là tôi không biết chữ thổ dân đâu đấy. Ông viết cái quái gì vậy?
Quả thực dòng chữ mà Hook đưa cho Phong không phải là ngôn ngữ của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Nhưng có vẻ ông ta cũng chẳng mong chờ một câu trả lời tốt hơn.
–Đúng là cậu không nói dối. (Phong cảm thấy một cảm giác kỳ lạ khi ông ta nhìn vào mắt anh). Điều đó không còn quan trọng nữa. Tôi đang có ý định tìm một người. Người đó có lẽ ở đây.
Phong nhún vai:
–Anh ta, hoặc cô ta tên là gì?
–Nhất thiết phải có một cái tên ư?- Siller Hook hỏi lại.
–Dĩ nhiên, ai mà chẳng có tên.
–Vậy thì cứ gọi hắn là gì cũng được, Jay Johanson chẳng hạn. Ừ đúng, Jay Johanson, thỏa thuận vậy đi.
–Ông bạn, đừng quên mình đang ở nơi nào. Đây là Việt Nam, chúng tôi không có thói quen nhớ tên khách du lịch. Ông đúng là người kì quặc nhất tôi từng gặp, ngoại trừ bố tôi. –đột nhiên giọng Phong chùng xuống. Anh nhớ lại lí do vì sao mình lại ngồi đây vào lúc này, vì sao mình lại muốn uống cho thật say.
–Phong, cậu sao thế?
Phong lắc đầu:
–Tôi nghĩ ông phải hiểu chứ, ông là Sherlock Holmes…
–Tôi là Hook. –ông ta nhấn mạnh tiếng cuối cùng.
–À vâng, ông Hook. Trước khi cân nhắc xem có nên giúp ông hay không, ông có thể cho tôi biết ông đến từ đâu không?
–Điều này có phải là ưu tiên số một của cậu không, chàng trai trẻ?
Phong không trả lời, cũng không lắc đầu. Anh đang nhớ lại chuyện của gia đình mình. Nhưng lần này, Siller Hook đã hiểu nhầm ý của anh.
–Được rồi. –ông ta nói. –Tôi là người Mỹ, đã từng đến Việt Nam vài lần. Thú thật, chẳng hiểu sao tôi lại kể hết cho cậu như thế này.
–Tiếng Việt của ông khá đấy.
–Có thể coi đấy là một lời khen.
–Nhưng tiếng Anh của tôi cũng không tệ.
–Nếu cậu có thể dịch những lời nói trong lúc say của tôi ra tiếng Việt thì coi như hai ta hòa.
–Tôi nghĩ chẳng có thứ rượu nào khiến ông say cả. Giờ trở lại vấn đề chính, cái người tên Jay Johanson, nếu đó là tên thật của anh ta, sinh sống ở đâu vậy?
Nghe hỏi vậy, ông ta cười:
–Tôi cũng không biết.
–Vậy không còn đặc điểm nhận dạng nào khác ư?
–Để xem nào, anh ta trẻ, tử tế và có tố chất…
–Tố chất? –Phong không khỏi buồn cười. Như thế thì cứ cho ông tìm cả ngày!
Thêm hai người khách bước vào quán rượu. Một trong số họ ngồi gần Phong và gọi một cốc rượu táo. Sau khi liếc qua hai người đó bằng một cái nhìn rất nhanh mà thậm chí người ngồi ngay bên cạnh như Phong cũng không hay biết, Siller Hook tiếp tục câu chuyện.
–Tôi đã nói ông là một người kì quặc mà. –Phong lẩm bẩm. –Chắc tôi phải nghi ngờ về những gì ông vừa nói.
–Cậu cứ thử tin tôi một lần đi, Huỳnh Nguyễn Thanh Phong.
–Jay Johanson, anh ta có thể là một người Mỹ nhập cư như ông?
–Tôi chỉ đến đây để du lịch thôi.
–Ở Lạc Dương mà không phải Đà Lạt? Thật khó mà tin được! Không có một tí manh mối nào trừ một cái tên mơ hồ. Tôi nghĩ tôi không phải là Holmes, tôi không giúp được gì cho ông đâu.
Siller Hook gật gù cái đầu. Ông ta cất quyển sổ và cây bút vào túi áo, sửa soạn để chuẩn bị đứng dậy.
–Tùy cậu thôi. Dù sao tôi cũng có nhiều việc khác ở đây.
Khi ông ta đứng dậy, Phong cũng kéo ghế lại cho ngay ngắn.
–Hôm nay tôi đãi cậu. –ông ta rút ví ra. –Hãy để năm mươi nghìn đồng ấy mà đi rửa chiếc xe cà tàng của cậu đi.
–Tôi không muốn để người khác thương hại.
–Nhầm rồi, Phong. –ông ta vỗ vai cậu thân mật. –Đấy không phải thương hại. Tôi phải cảm ơn cậu mới đúng. Tạm biệt, và hẹn không bao giờ phải gặp lại cậu nữa.
Nói xong, ông ta chui vào chiếc BMW đen bóng và đi mất. Phong mải nhìn theo người đàn ông kì quặc cho đến khi giật mình kiểm tra lại túi.
Tờ tiền năm mươi nghìn quả thật đang nằm ngay ngắn cạnh chiếc chìa khóa xe!
Phong vội đuổi theo nhưng chẳng thấy bóng dáng Siller Hook đâu.
…
Bà Việt Hà không đi tìm Phong. Bà biết anh sẽ chọn được ình một nơi dừng chân an toàn và sẽ chỉ trở về khi bản thân muốn. Còn lão Mạc Căn, do chén rượu cuối cùng đã cạn nên cũng có vẻ tỉnh táo hơn. Lão không còn hung hăng như mọi ngày, chăm chỉ nghe tin tức thời sự hơn thay vì nghe thông tin đua ngựa hay kết quả các trận cầu đinh. Thậm chí có những lúc, khó mà tin nổi, dường như lão đang khóc.
–Cái thằng mất dạy, nó định bỏ đi đến bao giờ đây?
Thỉnh thoảng lão lại chửi vu vơ như thế, mặc dù trong giọng nói khàn khàn ấy có cái gì đó nghèn nghẹn.
…
Đêm ngày thứ năm, mưa ngớt, gió thổi mạnh trên những ngọn cây đen thẫm. Gió lạnh! Con đường dẫn đến Thành Khẩu thưa vắng người. Cứ năm mười phút lại có một chiếc xe ô tô lao nhanh qua, ánh đèn pha rọi yếu ớt trong màn đêm đặc sệt. Một người đàn ông đã trên năm mươi tuổi, lững thững bước đi trên vỉa hè. Hai bàn tay ông ta chìm sâu trong túi của chiếc áo choàng màu xám.
–Jay Johanson, liệu cậu có tồn tại ở đây không?
Siller Hook lẩm bẩm, tiếng nói hòa lẫn trong tiếng gió. Ông già kì quặc ấy cứ bước đi đều đều, mặc kệ thiên nhiên đang bày đủ mọi trò kì quặc xung quanh mình.
…
Chuông đồng hồ điểm mười hai giờ đêm.
Ngôi nhà số 006 phố Nam của gia đình Lâm Vũ cũng chìm sâu trong bóng tối tĩnh mịch. Căn phòng trên gác hai là nơi có thứ ánh sáng duy nhất hắt ra từ chiếc đèn ngủ hình con sứa. Mặc ọi người đang ngủ say tiếng nói thì thào vẫn phát ra điều đặn qua khe cửa hẹp.
Đáng lẽ Lâm Vũ cũng ngủ từ lâu, nhưng những trăn trở của Phong khiến chàng trai không có thể an tâm cho phép mình chìm sâu vào giấc ngủ.
–Anh nghĩ em có nên đi không?
–Đi đâu? –Lâm Vũ ngạc nhiên hỏi. –Lại chuyện ban sáng mày hỏi anh chứ gì? Thế mày định bỏ mặc mẹ mày chắc?
Phong lắc đầu ngán ngẩm, đạp tung chăn sang một bên.
–Không bao giờ, nếu bỏ mặc mẹ thì thà em không phải là Huỳnh Nguyễn Thanh Phong còn hơn. Nhưng em không muốn trở về nhà và nhìn mặt con người ấy nữa.
–Anh chưa bao giờ thấy mày gọi bố mình như vậy. Dù gì thì mày vẫn mang họ Huỳnh đến suốt đời.
Lâm Vũ đang đi làm ở một công ty bán lẻ nước giải khát. Anh ta quen Phong từ mười hai năm trước, khi gia đình Họ Lâm có một xưởng mộc ngay cạnh nhà Phong. Gia đình anh ta khá giả hơn gia đình Phong rất nhiều. Phong đã ở nhờ nhà họ năm ngày bốn đêm, nếu tính cả đêm nay. Vì phép lịch sự, ông bà Lâm không bao giờ gặn hỏi lí do. Chỉ có Lâm Vũ là hiểu ngọn ngành mọi chuyện.
–Ước gì mọi chuyện có thể đảo ngược lại.
–Phong, mày đâu phải là người có thể thay đổi cả thế giới. Học cách chấp nhận đi, chú em.
Gió lạnh thổi qua cửa kính làm Lâm Vũ rùng mình ớn lạnh, vội kéo chăn về phía mình.
–Mày có định học tiếp không?
–Ông ta sẽ không bao giờ cho em học tiếp. Em đã nói với anh rồi, ông ta sẽ đánh chết mẹ em nếu em còn cố tình rời xa bà nửa bước.
–Kể ra thì bố mày cũng lạ thật! Bây giờ đã là thời đại nào rồi. Liên bang Xô Viết đã sụp đổ từ lúc nào rồi mà tư tưởng của bố mày vẫn ở cái thời Napoleon cởi truồng.
Một lần nữa, Phong lại nhìn đồng hồ, đã bước sang ngày mới được hơn nửa tiếng.
–Ông ta không cần quan tâm tới thời đại nào đang diễn ra bên ngoài và đằng sau màn hình tivi. –Phong đính chính lại. –Anh bảo em học cách chấp nhận? Chẳng lẽ em phải chấp nhận cái nghề lái xe thuê và bồi bàn đến tận năm ba mươi tuổi và chờ người ta tống cổ à?
–Năng lực của mày thừa sức tìm được một công việc ưng ý.
Phong lại lắc đầu. Lâm Vũ đưa tay che mấy cái ngáp rồi tháo kính ra để ở đầu giường.
–Nhưng đó không phải là những công việc em muốn.
–Thế mày muốn làm…
–Một nghề duy nhất. –Phong tiếp lời. –Cảnh sát, nếu có thể.
Bỗng dưng Lâm Vũ vỗ mạnh vào lưng Phong:
–Thôi đi mày, ở cái xứ Lạc Dương này, tốt nhất là mày đừng nói cái ý định ấy ra trước khi bị mọi người cười cho. Chúng ta không trở thành kẻ cướp là may lắm rồi.
–Anh sao vậy? Ăn nói gì kì cục? Thế có bao nhiêu cảnh sát ở nơi này thì sao?
–Họ không giống chúng ta.
–Ở điểm nào?
–Chú em chưa hiểu hết chuyện đời đâu.
Phong công nhận điều này, nhưng Lâm Vũ còn thiếu một thứ…
–Em đang muốn chết đây. –Phong chợt nói.
–Chết làm gì cho phí đời! –Lâm Vũ phì cười đến nỗi quờ tay phải gọng kính trên đỉnh đầu. –Nhớ này, chết là không sống lại được lần thứ hai đâu, Phong ạ.
–Anh chẳng thể hiểu được cảm giác của em lúc này.
–Mày cũng chẳng hiểu được cảm giác buồn ngủ của anh lúc này. –Lâm Vũ lại ngáp. –Mấy giờ rồi?
–Hơn một giờ sáng. Anh ngủ đi, em không phiền giấc ngủ của anh nữa.
Nói rồi, Phong với tay tìm công tắc đèn. Một giây sau, cả căn phòng chìm trong thứ ánh sáng lờ mờ tỏa ra từ chiếc đèn ngủ hình con sứa.
–Phong này, chú em đừng có dại dột mà nghĩ quẩn.
Phong không trả lời. Anh lắng nghe tiếng gió bên ngoài một cách mơ hồ.
…
–Ông già, ngồi đây làm gì đấy?
Một gã thanh niên tóc nhuộm đỏ hất hàm hỏi một người đàn ông đang ngồi lặng yên cạnh một bốt điện thoại công cộng.
–Tôi chờ xe. –ông ta đáp.
–Vào giờ này hả, ông già ngớ ngẩn? –gã thanh niên phá lên cười với cả bọn của nó. –Này, ông già, cái đồng hồ của ông khá đẹp đấy! Mạ vàng hả? Cho bọn này mượn chút được không?
Đến lúc này, người đàn ông mới xoay xoay chiếc mặt đồng hồ của mình rồi ngước lên…
…
Lâm Vũ đang ngáy ầm ầm như sấm vang đến nỗi Phong sợ tiếng ngáy ấy sẽ làm ông bà Lâm thức giấc. Anh ước gì mình có thể ngủ dễ dàng như anh ta, không phải nghĩ ngợi, không phải trăn trở nhiều như thế này. Anh nhớ mẹ mình. Nghĩ lại cũng lạ, hai mươi hai năm trước, cô thiếu nữ Nguyễn Việt Hà nổi tiếng xinh đẹp và có học vấn nhất vùng lại đồng ý lên xe hoa cùng Mạc Căn, một kẻ nổi tiếng thích ăn bám bố mẹ từ ngày biết bò.
…
Siller Hook xoay lại chiếc đồng hồ cho đúng. Ông ta nhẹ nhàng bước qua sáu đống đen đang nằm lù lù dưới đất, hờ hững đặt một nụ cười nhạt trên môi. Khẩu súng vẫn được cất kĩ sau lớp áo choàng và chưa bị mất một viên đạn nào. Đối với Hook, bọn thanh niên thích đi câu đêm này không đáng để ông ta phải tốn vài viên đạn. Dùng cách khác hiệu quả hơn, và cũng êm thấm hơn.
–Người cần tìm có lẽ không ở đây. Lũ thanh niên ở cái chốn này hư hỏng quá! Mình đã nhầm rồi sao?
Nói xong, Siller Hook bỏ mặc sáu gã thanh niên đang mê man bất tỉnh trên đường, đủng đỉnh bước đi.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...