Tôi gọi là vườn chuối cho sang miệng vậy thôi chứ cả khoảnh đất từ chỗ cây ổi cho đến bờ ao trước nhà tính ra thì diện tích chừng 100m2, tôi không nhớ chính xác vì chẳng đo bao giờ, bà Già trồng khoảng hơn chục cây chuối để phía trước nhà đỡ trống trải nhưng do nền đất ở chỗ thấp vì trước đây là ruộng rau nên nếu tôi đứng trên hiên nhà thì tầm quan sát rất rộng, thậm chí nhìn ra góc Đông Nam còn thấy đường Quốc lộ 17 còn góc Tây Nam có thể nhìn ra khoảng ½ ngõ dẫn vào nhà, thời điểm này chưa nhà ai xây tường bằng gạch nên chỉ có một vài thân cây hay tán cây thấp che tầm mắt.
Bà Già không phải là người có đầu óc kinh doanh buôn bán, tôi cho là như vậy, trong hơn mười năm bà ở nhà thì rất hiếm khi bà trồng cây gì để bán kiếm tiền, duy nhất có hai cây bưởi sinh đôi một cây cho quả chua, một cây cho quả ngọt là bán được ra tiền.
Tôi rất thích hai cây bưởi này vì thân thẳng lại có đoạn chạc ba song song nhau nên để một thanh tre già gác ngang làm thành một cái xà đơn tự nhiên cực kỳ lý tưởng, tự nhiên đúng là khó giải thích vì tôi không hiểu sao hai cây bưởi cùng gốc lại cho hai loại quả và khi cao lên thì chúng lẫn vào nhau, tôi đã rất nhiều lần phải leo lên chặt, bẻ những nhánh tầm gửi mọc um tùm trên cây.
Bà Trẻ tôi lại ngược lại, bà là một người buôn bán dạng bẩm sinh và chỉ vài năm sau khi bà về quê thì tôi không còn nhận ra đất của nhà mình nữa, toàn cây là cây.
Hình ảnh một bà cụ nhỏ thó chừng gần 80 tuổi cứ mỗi sáng và mỗi chiều chỉ với một cái cuốc nhỏ, dao rựa ngồi đào xới tung hết đất lên và sau đó là trồng những cây thanh long, giàn mướp lẫn với cây nhót, ớt hiểm, đu đủ, nhãn, chuối...!không thiếu một thứ cây gì xung quanh nhà.
Dưới mặt đất bà Trẻ trồng đủ loại rau từ rau muống, rau lang ...!bà tận dụng mọi thứ, tôi nhớ hồi 2018 thì nhà mình toàn cây là cây nhưng tất cả những thứ gắn liền với tuổi thơ của tôi không mang lại giá trị kinh tế thì bà Trẻ đã kết thúc vòng đời của chúng.
Ba cây ổi, hai cây bưởi đều biến mất và thay vào đó là những cây khác, có lẽ đến đời con cháu tôi thì chúng nó về quê sẽ có những kỷ niệm với những cái cây do bà Trẻ trồng, thi thoảng tôi cũng phàn nàn về việc tại sao lại chặt mấy cái cây đấy đi mà chẳng bảo tôi thì bà Trẻ nói:- Cây nó già cỗi không chặt thì làm sao mà trồng cây khác được, tao trồng mấy cây để bán lấy tiền, sao đất để không như thế được.- Mấy cái cây đó chắc gì đã ra quả mà bà đòi bán, chỉ phí công.Nhưng tôi đã nhầm, vườn của bà Trẻ trồng cây quả nhiên bán ra tiền thật, có lần còn bà còn khoe bán chuối, bưởi với rau được gần Bốn trăm nghìn, tôi nghe bà kể mà mừng bởi vì nói thật là trước đó tôi không tin lắm, một bà cụ ngoài 80 vẫn cần cù lao động thì tôi chắc chắn là thua xa vì tôi đã trót lười từ hồi 30 tuổi.Tôi thức dậy sớm hơn thường lệ vì muốn nhìn vườn chuối của bà Già hiện trạng như thế nào sau tối muộn hôm qua, mặc dù tôi có vào nhà lấy chai rượu dưới chân tủ mang ra rải đều cả vườn chuối nhưng lúc ấy cũng run tay run chân và muốn làm nhanh cho xong việc vì mùi tanh hôi xộc lên mũi, tôi thấy khó chịu với mùi như thế nên khi đi đâu mà ngửi thấy mùi cá tanh nồng khó tả là tôi lại lợm giọng muốn nhổ nước miếng.
Tôi nhớ rằng mùi tử khí nồng nặc nếu thắp hương lên thì mùi sẽ tan nhưng tôi không dại mà trái lời chị Ma, đêm qua tôi đã thắp hương trên ban thờ gia tiên và bà cô Tổ, tuy ở trong nhà không có mùi gì nhưng tôi cứ làm vậy cho yên tâm.Trước mặt tôi vào buổi sáng tinh mơ là một số cây chuối đổ ngang bật cả gốc, những cây chưa đổ thì lá tả tơi nhìn đến là thảm hại, y như đêm qua bão tràn qua vậy.
Tôi bước hẳn đến gần để xem kỹ hơn thì thấy nhiều thân chuối như có vết dao chặt qua, nhựa chuối đã chảy hết, có cả một cây chuối vẫn còn gốc nhưng toàn bộ phần thân cách mặt đất khoảng 1m đã bị chặt vát, rất ngọt, tôi đứng xem mà thấy rùng mình mấy lần, hôm qua mà mình bị một phát thì có đứt như cây chuối này không nhỉ? Tôi không dám tưởng tượng thêm nữa.Tôi đạp xe ra Cầu Đình ăn một bát cháo lòng cùng một cái bánh rán rồi mua thêm cả đồ ăn cho con Mực, thôi thì tôi ăn sao nó ăn vậy, phần nó tôi cũng mua một bát cháo, một phần bánh cuốn xem nó thích ăn gì thì ăn chứ cơm từ trưa hôm qua tôi không ăn được thì nó làm sao mà ăn, nó đã giúp tôi hôm trước nên cũng phải khoản đãi nó một tí.
Tôi cũng định bụng trưa nay tan học thì rẽ vào chợ xã mua ít thịt lợn rồi về luộc lên sau đó thái ra để cho nó ăn, cơm thì tôi biết nấu rồi còn cơm nấu có ngon hay không thì không quan trọng, nó là chó thì làm sao mà có quyền phán xét, tôi ăn được thì nó ăn được không thì nhịn đói.Như tôi đã kể, quê tôi là một vùng đất có từ ngàn đời nên có rất nhiều lễ hội được tổ chức, tôi không rành hết các lễ hội trong cả tỉnh nhưng nhớ được vài lễ hội xung quanh nơi tôi sống và học tập khi còn thơ bé.
Người dân Thuận Thành bây giờ có câu ca dao “Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu, mùng chín đâu đâu cũng về hội Gióng” hoặc một câu ca mô tả thời tiết của ba lễ hội trên “Râm râm hội Khám, u ám hội Dâu, nắng vỡ đầu hội Gióng”, những câu ca này lưu truyền tự ngàn xưa nên có phần đúng vì quả thật mấy năm đến hội của làng Ngọc Khám thì thời tiết đều râm mát cả, thật kỳ lạ.
Lễ hội của làng Ngọc Khám gần trường cấp III cách nhà tôi 5km thì tôi không tham dự lần nào nhưng mấy năm ăn cỗ hội làng thì tôi không thiếu mặt, đấy là một câu chuyện dài sau này.
Cô giáo dạy lịch sử của tôi cũng kể rằng ông Thánh Gióng xưa kia cũng quê đất Bắc Ninh và nhiều cái ao cổ bây giờ còn lại chính là dấu chân ngựa của ông ấy chạy qua khi đánh giặc Ân, chuyện này tôi ấn tượng mãi.Hôm nay là ngày thứ Năm nhưng tôi có loáng thoáng nghe tin sẽ được nghỉ học ngày thứ Sáu và thứ Bảy vì có lễ hội lớn ở đền Bình Ngô thuộc Đường vĩ thôn (Ngo Đường) đón nhận lễ trao cái gì mà Di tích Văn hóa – Lịch sử Quốc gia.
Tôi nhớ rằng đám bạn cùng lớp nhà ở thôn Ngo Đường kể rằng khi người ta sửa sang ngôi đền thì vô tình tìm thấy một cuộn giấy cổ toàn chữ Hán được giấu trong cột của đền hay chỗ xà ngang tôi không nhớ chính xác, cuộn giấy cổ ấy sau này các nhà nghiên cứu gọi là “Ngọc phả Bình Ngô” được viết vào khoảng đời Tự Đức dài khoảng 5400 chữ Hán, người soạn Ngọc phả này là ông Nguyễn Tá Chính người làng Ngo đã đỗ Hoàng giáp khoa thi năm 1844 thời vua Thiệu Trị.
Việc phát hiện ra cuộn giấy cổ này khiến cho việc tu sửa ngôi đền phải tạm gác lại chờ quyết định của chính quyền, tôi cũng có nhớ nhiều người nói rằng ngôi đền Bình Ngô này từng bị giặc Pháp đốt phá ít nhất một lần.Khi các nhà sử học ở Hà Nội và trên tỉnh về tìm hiểu kĩ hơn thì phát hiện ra một tấm bia đá xanh vứt chỏng chơ ngoài vườn đã mất tấm chân đế, chẳng ai ngờ tấm bia đá thi thoảng họ vẫn giẫm chân hoặc ngồi chơi trên đó đã có lịch sử từ năm 1627, tấm bia đá toàn chữ Tàu ấy cũng có nhắc đến làng Bưởi Cuốc của tôi làm nghề rèn cày cuốc.
Sau phát hiện ở đền Bình Ngô thì người ta kiểm tra, tìm kiếm một lượt khắp các ngôi đình, đền, chùa khác ở trong xã và thông tin được công bố rộng rãi trên loa truyền thanh khiến nhiều người tự hào vì làng quê mình đã có truyền thống lâu đời.
Tôi cũng tự hào lắm nhưng bạn bè cùng làng tôi thì có vẻ không hào hứng vì làng Bưởi Cuốc của tôi tự bao đời này tách biệt với những làng xung quanh nên quả thật cũng chẳng tránh khỏi những suy nghĩ cục bộ, bản vị chỉ suy nghĩ có lợi cho nhà mình hay làng mình.
Tôi thì hơi khác một chút vì tôi thích lịch sử nên tôi cũng hay đi dò hỏi, thậm chí có những lúc tôi đến đình, chùa hỏi vài người lớn tuổi về lịch sử của ngôi đình, chùa ấy và ai cũng hào hứng kể cho tôi.
Một số trường hợp tôi còn rành lịch sử về ngôi làng của đám bạn tôi hơn chính chúng nó, tôi không lấy việc đó làm tự hào gì vì tôi tìm hiểu do sở thích và nhằm phục vụ những mục đích cá nhân của tôi mà thôi.
Nhưng cũng nhờ việc chịu khó đi hỏi mà tôi nhớ đâu rằng nghề làm đậu phụ đã xuất hiện ở làng Bưởi Cuốc từ trước năm 1832 nhưng chẳng ai quan tâm đến điều này, ngay cả bố mẹ tôi cũng vậy.Lễ hội tổ chức ở đền Bình Ngô là rất lớn, ngoài việc tế lễ rước kiệu gì đó thì nhà nào cũng mâm cao cỗ đầy mời bạn bè, anh em ở những nơi khác đến chia vui, cảm giác rất giống ngày mùng một Tết, vì sống trong không khí lễ hội như vậy lại có một sự kiện quan trọng nên chúng tôi được nghỉ học, việc này tôi đoán Bộ giáo dục không biết vì họ không được rủ đi ăn cỗ như tôi.
Qua lời kể của bạn bè thì tôi được biết phần lễ long trọng sẽ kéo dài từ sáng cho đến chiều, rất nhiều thủ tục thậm chí thuê cả quan họ ở tỉnh về chèo thuyền hát trên cái ao trước đền.Tối hôm ấy tôi nhớ dương lịch ngày 26 tháng 2 vì tháng Hai chỉ có 28 ngày còn âm lịch là tối ngày 30 tháng 1 năm Mậu Dần.
Chừng sau 9g tối thì tôi nghe ám hiệu của chị Ma từ đầu hồi nhà nên tôi tắt đèn, châm đèn dầu rồi đi ra ngoài, nhìn thấy chị Ma tôi hơi ngẩn người ra mất một lúc vì nhìn chị ấy khác quá.Chị Ngọc Hoa xinh đẹp, dịu dàng và thướt tha trong bộ váy đỏ tôi hay thấy mỗi lần gặp nay đã là một chị Ngọc Hoa khác một trời một vực khi mà tóc búi cao giống như đuôi gà phía sau, hai bên thái dương cũng lất phất những sợi tóc màu đen nhánh, khuôn mặt vẫn trắng trẻo như trước đây còn bộ váy đỏ đã thay bằng một bộ váy đỏ khác, không phải, không phải là váy nữa mà là một bộ quần áo màu đỏ thì đúng hơn, ở phần bụng cũng có một cái đai hình như bằng vải màu vàng quấn mấy vòng và thừa một đoạn dài ở phía bên trái còn dưới chân đi một đôi bốt màu đen giống như cái ủng mà tôi không biết gọi là gì (thấy phim cổ trang Trung Quốc nữ giới cũng hay đi).
Nhưng bộ trang phục mới không khiến tôi ngạc nhiên bằng điệu bộ của chị ấy lúc này: Chân trái đứng thẳng, chân phải thả lỏng, tay phải chống nạnh còn tay trái đang đặt lên vũ khí, cái thứ vũ khí mà chị ấy đang cắm xuống đất, một thanh gươm thật sự, sáng loáng!Tôi không còn nhận ra một chị Ma yểu điệu thục nữ như mọi lần mà trước mặt tôi bây giờ là một chị Ma mang khí chất của một nữ hảo hán, kiểu như vậy, trông nửa tinh nghịch nửa bất cần thách thức.
Thấy tôi đứng ngây người ra nhìn một lúc nên chị Ma hỏi.- Lạ lắm sao?Tôi không trả lời mà gật đầu như đang bổ củi, tôi ngạc nhiên quá mà.- Đây là bộ dáng của chị thi thoảng khi đi chơi, có gì mà lạ.
Đi chơi nhiều nơi, lang bạt kì hồ mà hiền lành thì bị bắt nạt từ lâu rồi.Tôi lại nhớ đến lời của chị Lý Ngọc Khuê hay vài vong hồn khác đã nói, quả thật chị Ma không hiền chút nào, thậm chí còn rất máu chiến, bây giờ tôi hiểu vì sao một cô công chúa lại chọn một con ngựa chiến chứ không phải là một con ngựa khỏe mạnh bình thường cho hợp với tính cách thục nữ của chị ấy.
Tôi chợt nghĩ có khi nào chị ấy lúc còn sống cũng thuộc dạng nghịch đến mức bố mẹ phát sợ hay không?- Chỉ là ....!chỉ là e...em thấy lạ quá, sa...!sao chị lại có cả kiếm? đó có phải là thanh kiếm không chị?- Đúng, một thanh kiếm nhưng không quý báu gì, chị đã đổi mấy nén bạc để có cái này đấy, có ngựa chiến mà không có kiếm xem chừng không hợp.Tôi nghe xong thì nuốt nước miếng đánh ực một cái.- Nhưng mà ...!nhưng mà ...!em không quen, sao ...!nhìn chị sao hôm nay giống đi đánh nhau thế ạ?- Dĩ nhiên, chị không ngờ tối qua bọn tôm tép kia đến sớm thế nên không chuẩn bị, đánh nhau bằng váy rất phiền, nhỡ đâu bị rách mất thì không có đồ đẹp mặc nữa.
Hôm nay chị mặc như này để đánh nhau cho nó hăng.- Đ...!đánh nhau vớ...!với ai ạ?- Chúng nó sẽ còn quay lại, một thằng bỏ chạy kiểu gì cũng sẽ dắt díu đám khác, có thể là quan binh cũng có thể là đám du thủ du thực.
Em có nghe câu “Làm đĩ chín phương để một phương lấy chồng” không?- Dạ có, em có nghe bà em hay nói.- Chị đã cố là một thục nữ bao nhiêu năm ở cái làng này nên đám hậu sinh này sinh ra nhờn, chúng nó tưởng chị đây thuộc hạng đàn bà con gái chỉ biết võ mồm à, để xem tối nay chúng nó dẫn đến bao nhiêu đứa, mang thiên binh vạn mã mà vào đất này chị sẽ đánh cho tan tác chim muông, con cháu quên luôn ngày giỗ.- Nhưng ...!chị ơi, em thấy...!sao em thấy bình thường chị hiền mà, đâu phải biết đánh nhau đâu.- Hiền dữ tùy người nhưng với đám xấu xa, phường trộm cắp thì cứ phải cho chúng biết tay, thích xưng hùng xưng bá thì phải hỏi chị đây là ai chứ.- Thế chị là ai ạ? – Tôi ngạc nhiên hỏi.- Trẻ con biết gì, không được hỏi nhiều.- Dạ!- Mà hôm nay sao em không như mọi hôm? Nhìn cứ như thằng ngố thế này?- Tại vì ...!– Tôi gãi đầu – Tại vì em chưa quen gặp chị trong bộ dáng như thế này, tại chị trước đây khác.- Chỉ là bộ quần áo thôi có gì mà khác, chị đây vẫn xinh đẹp, dịu dàng, thông minh như bao năm nay vẫn thế.- Nhưng ...!nhưng sao chị lại biết đánh cả kiếm?- Bố chị dạy cho từ lúc 4 tuổi, chị đã học đến lúc 15 tuổi thì không còn gì để học nữa.Tôi nghe thế thì gật gù, võ vẽ hay vũ khí là những thứ ngoài tầm hiểu biết của tôi, tôi quan tâm đến súng hơn vì có múa võ cả ngày thì chỉ cần “Bùm” một tiếng là đi sang thế giới bên kia, thêm nữa tôi lại không thích đánh nhau nên càng ít quan tâm tìm hiểu về võ học.- Chị có thể đánh quyền, múa kiếm cũng không tệ nhưng quan trọng nhất đó là ở đây là đất của chị, chị sẽ là người mạnh nhất còn khi ra ngoài còn tùy thuộc vào nhiều thứ nhưng tốt nhất là tránh gây họa, ai gây phiền đến mình thì mình phải chống lại nhưng không nên chống quan quân.- Hôm qua...!mấy người hôm qua là ..?- Chúng nó là lính sai nha trên phủ nhưng không có giấy tờ mà làm bậy thì cứ đập cho một trận, quan trên có tra xét ra thì cũng phải im vì ông ta quản lý người không chặt chứ không can hệ gì mình, miễn sao mình không thưa kiện là được.
– Chị Ma cười – Lão Thổ Địa không biết sợ quá trốn đi đâu mất rồi, hai sai nha chết trên đất của lão ấy quản lý chắc là hãi lắm.- Tối hôm nay họ đến, chị nghĩ họ lại đến hay sao? Có khi nào ...- Bọn nó quen ức hiếp mấy vong hồn yếu ớt, đơn lẻ, đôi khi còn hạch sách bắt cống nạp cho bọn nó.
Lão Xã Thần của làng này tuy không nhận quà cáp gì của bọn nó nhưng không muốn dây dưa với bọn nó, mấy việc quá nhỏ thì Thành Hoàng làng không biết nên bọn nó hay lợi dụng việc người nọ, người kia phạm mồ phạm mả của chúng để đi bắt nạt và vòi vĩnh.
Bây giờ là giờ Hợi cuối ngày cũ sắp sang ngày mới, chính là thời điểm tốt nhất để đi lại làm điều bất minh chứ đến nửa đêm quan binh đi tuần tra bọn nó sẽ không muốn đụng mặt.- Họ đến thì ...!em ...!em có thể giúp gì cho chị? Em không biết đánh nhau – Tôi cúi đầu vì hơi ngượng, nói gì thì nói con trai mà bỏ chạy lúc con gái đánh nhau thấy hơi nhục.
– Em ..
em ...- Ngồi xem nếu em nhìn kịp, em chỉ đánh nhau với người sống chứ đánh với người chết sao được, trừ khi em là thầy cơ mà ...!– Chị Ma lắc đầu – Số em chỉ có thể làm thầy dùi được mà thôi, nhưng dù sao cũng là thầy.
Đây là cuộc chiến của chị, tối qua thằng lùn hèn hạ kia định bắt hồn em đi nhưng chị cản kịp, tối nay cứ đứng đó mà xem cho thoải mái vì bà cô Tổ nhà em cũng về rồi đấy, chỉ là không biết đang ở đâu, bà ấy chỉ bảo vệ con cháu thôi chứ không tham gia.- Nếu như họ đông quá, em có thể gọi những người khuất mặt giúp chị.- Không cần, đừng gọi, nếu họ đến thì lại to chuyện có khi lại thành quân ta đánh quân mình đấy.
Còn nếu như chị đánh không lại thì chị trốn vào nơi ở của chị là xong.- Còn em thì sao?- Có bà cô Tổ em rồi, bắt người phải có giấy mà nếu có giấy bị bắt đi thì hãy kêu người giúp em.Chị Ma vừa dứt lời thì tôi chợt thấy gió thổi mạnh từ ngoài cánh đồng làm cả lũy tre ngả nghiêng, tán lá của cây bưởi sinh đôi trước nhà cũng lay động mạnh, phía bên nhà cô Thu tôi nghe thấy tiếng mấy anh em thằng Lâm í ới gọi nhau cất quần áo vì có gió mạnh.
Tôi vẫn đứng trên bậc thềm gần đầu hồi nhà nhìn ra lũy tre, chị Ma sau một hồi quay đầu ra nhìn thì nói.- Kỳ này đông đấy, dẫn theo cả tướng cơ à, ghê thật.Nói xong thì biến mất, tôi ngơ ngác nhìn thì đoán rằng chị ấy đã đi đến phía lũy tre, gió vẫn thổi mạnh, tre không kêu cọt kẹt nữa mà đã kêu răng rắc, tôi nhảy tót lên bồn hoa một tay vịn vào cột tre dùng làm ăng-ten còn tay phải thì giơ lên trán nheo mắt lên nhìn xem có thấy gì không nhưng trước mặt chỉ toàn là màn đêm, tôi phải nghiêng đầu và vểnh tai để nghe.- Nó chính là con đàn bà hôm qua đã dùng mưu kế hèn hạ, bẩn thỉu để đánh tan hai người của quan phủ đấy ạ.
– Giọng nói thứ nhất, có vẻ là cái bóng ma đã trốn thoát vào tối hôm qua- Là con ranh này à? Mới tí tuổi đầu, nó có phải bà cô Tổ của nhà này không? – Tôi nghe như tiếng của người đàn ông mặc giáp trụ đã gặp trong giấc mơ hôm qua, vậy là ông ta đã tự đến.- Dạ, chắc thế ạ, chỉ có bà cô Tổ nhà thằng nhóc thì mới dám ra mặt bảo vệ nó, không có chúng ta bắt người.- Có một đứa con gái mà chúng mày tán mất hai sai nha, truyện này mà đồn ra ngoài thì mặt mũi quan binh trên phủ để đâu? – Vẫn giọng của người đàn ông mặc giáp tụ văng vẳng đến tai tôi.- Nó ...!nó đã dùng quỷ kế, nó chắc là một con quỷ đã thành tinh, đã lừa chúng tôi.- Này con mụ đàn bà kia, con cháu nhà mụ ra ngoài làm điều xằng bậy, phóng uế vào nơi thờ tự của Xã Thần phải bị trách phạt.
– Tôi nghe thấy vậy thì trong lòng cũng có đôi chút hồi hộp, đúng giọng của cái ông mặc giáp trụ hôm qua rồi, - Nhà ngươi là bà cô Tổ của nó phải biết dăn dạy con cháu tu nhân tích đức, tốt nhất nên làm lễ thật lớn thì có thể xem xét bỏ qua vì nhỏ dại bằng không khi quan phủ phán tội thì thoát chết cũng thành kẻ vô tri, không có hậu vận tốt.Tôi không nghe thấy tiếng chị Ma trả lời.- Sao, nhà ngươi bị điếc hay câm mà không trả lời.
Nay ta đã đích thân đến đây đã là coi trọng việc này lắm rồi, ta vốn là người không muốn hại trẻ con.
– Người đàn ông mà tôi nhớ là ông già giống ăn mày đã bảo tên hắn là Triệu Đạt vẫn tiếp tục nói.
– Nhưng nếu nhà ngươi cứng đầu thì ta cũng không nhẹ tay vì là phụ nữ, cản ta chỉ có cách duy nhất là chết.- Dù sao ta cũng đã chết rồi.
– Lúc này tôi mới nghe thấy giọng chị Ma – Chết rồi thì làm sao chết được nữa, đừng nói nhiều, quan binh bắt người thì đưa giấy ra rồi nói chuyện.- Đưa giấy cho con ranh này!Sau câu ra lệnh đó là một khoảng lặng, gió thổi liu riu, tim tôi cũng đập mạnh hơn vì tôi không biết cái thứ giấy ấy viết gì và liệu mình có bị lôi cổ đi hay không.- Nhà ngươi đọc cho kĩ, nể người là phận nữ ta không truy cứu truyện ngày hôm qua ngươi đã đánh tan vong hồn của hai sai nha trên phủ.
– Vẫn giọng ôn tồn của người đàn ông mặc giáp trụ.
– Ta chỉ cần bắt thằng nhóc này đưa lên quan phủ để ngài vấn tội nó.- Ta không biết chữ! – Chị Ma đáp lời.- Ngươi ...!ngươi ....!- Con này nó giả vờ, hôm qua tôi thấy nó ăn mặc quyền quý, đời nào có chuyện nó mù chữ được.- Lúc còn sống ta cũng có biết dăm ba chữ, chữ nào ta thích thì tự nhiên sẽ biết, chữ nào ta không thích thì dĩ nhiên ta không biết, có gì lạ.- A...!con này, nó cố tình – Một giọng khác gầm lên - Rõ ràng là mày cố tình trêu ngươi bọn ông.- Ta không rảnh mà trêu người mấy đứa lùn, giờ ta đang buồn ngủ lắm các người đi về đi, còn phần thằng bé này thì nó chẳng có tội gì.- Nực cười, rõ ràng mụ đàn bà xấu xí này đang cố chọc tức chúng ta, thưa đại quan, tối qua chỉ là do khinh thường nó nên anh em đi cùng mới bị nó đánh, hôm nay đại quan phải dạy dỗ nó cách phục tùng đàn ông.- Này thằng hèn bỏ bạn chạy giữ mạng – Chị Ma giọng nói có vẻ tức giận – ta đây đường đường chính chính đánh đám các ngươi chứ cần gì phải dùng mưu ma chước quỷ như ai kia.
Đàn ông không lèm bèm, thích thì lại đây chị dạy thêm cho một bài học nữa.Một khoảng lặng, tôi không biết có bao nhiêu bóng ma đang lởn vởn xung quanh đất nhà mình nhưng chắc là nhiều, trong gió nhẹ đang thổi thì tôi có thể cảm nhận được một ít khí lạnh phả tới.- Ta hỏi lần cuối ngươi có giao người hay không? – Người đàn ông tên Triệu Đạt cất tiếng, giọng gằn lên nghe rõ mồn một.- Kia, thằng nhóc nó vẫn đứng kia và nghe thấy cuộc nói chuyện này, mấy đứa mặt trắng chúng mày có giỏi thì vào mà bắt nó, ta cũng không phải là bà cô Tổ của nó.- Mày gọi ai là mặt trắng hả con ranh kia? – Triệu Đạt quát lớn – Mày không phải bà cô Tổ của nó thì xía vào chuyện của ta làm gì?- Nhưng ta là chị của nó nên ta rất thích chĩa mũi vào chuyện của nó.- Chị?! láo lếu, thằng ranh này không có chị nào cả, nó chỉ có một đứa em gái đã chết lúc nhỏ mà thôi.- Ngươi nói đúng, ta là chị xã hội của nó, chả ruột thịt gì nhưng nó thờ cúng ta thì ta sẽ độ cho nó.Lúc này tôi đã thấp thoáng thấy vài cái bóng đen sì ở ngoài rặng tre còn chị Ma thì đang lơ lửng trong khu vườn, bộ quần áo gọn gàng màu đỏ thấp thoáng quay lưng về phía tôi, tôi không nhìn thấy thanh kiếm ban nãy đâu, chắc là đã giấu đi rồi.- Đánh trước tâu sau, con đàn bà này bắt luôn lên quan phủ! – Lại là giọng quen quen tối hôm qua ở trước cổng, cái hồn này chắc thoát chết nên toàn xúi dại mạnh miệng.
– Đại quan không cần phải nương tay với nó làm gì.- Một đám đàn ông định bắt nạn một người phụ nữ xinh đẹp thân cô, thế cô hay sao? Chọn người giỏi nhất vào đây để xem có thực tài hay chỉ là dạng miệng hùm gan sứa.
Nếu sợ thì thôi, cả đám nhảy vào đây cũng được không lại đổ lỗi cho ta bắt nạt, ta chấp hết mấy đứa mặt trắng trói gà không chặt.- Con đàn bà này, ta sẽ đánh cho ngươi hết tám vía để một vía cho ngươi ăn năn suốt kiếp.Gió đột nhiên rít mạnh đến chói tai, những ngọn tre như muốn gãy đổ, một bóng đen hiện ra phía trước chị Ma và sau đó tôi nghe tiếng leng keng của binh khí va chạm với nhau, gió lại vần vũ thành hình trôn ốc giống như tối hôm qua nhưng tôi nép người vào cột nhà nên không ảnh hưởng nhiều, ụ rơm của bà Già rơm bay lả tả.
Chị Ma và cái bóng đen tôi đoán là người đàn ông mặc giáp trụ tên là Triệu Đạt chắc đang đánh nhau dữ dội, tôi chỉ thấy hai cái bóng một đỏ một đen thoắt ẩn, thoắt hiện trên những ngọn cây thấp trong vườn nhà nơi chị Ma hay xuất hiện những lần trước đây, lá cây rơi rụng khắp vườn.- A...!con ...!con ranh này có nghề thảo nào dám mạnh miệng.Tiếng gió rít giảm hẳn, chị Ma và ông Triệu Đạt kia lơ lửng trên không trung cách nhau một khoảng, chị Ma vẫn đứng quay lưng về phía tôi và trên tay phải là thanh kiếm tôi thấy khi nãy.- Nói! Tại sao ngươi lại biết kiếm pháp của phái Không Động?- Ồ, vậy là ngươi đã lòi đuôi cáo, ngươi là người Tàu, ta không độ trời chung với những người Tàu đã giết ta.- Ai đã dạy cho ngươi kiếm pháp của phái Không Động?- Điều đấy ngươi quan tâm làm gì, ta tự nghĩ ra đấy.- Nhà ngươi ...!nhà ngươi nhất định cũng là người Nhà Minh.- Ta là con dân Đại Việt chính gốc thù với Nhà Minh không đội trời chung, đánh đi, không nói nhiều!Bóng màu đỏ của chị Ma xốc tới phía ông Triệu Đạt, tiếp theo đó lại là tiếng binh khí va chạm nhau đến chói tai, gió lại rít lên từng hồi, dường như vài cây tre phía gần bờ ao đổ rạp xuống, tiếng răng wacs và leng keng lẫn trong tiếng gió gào.
Một lúc sau tôi ngửi thấy mùi máu tanh, không biết đã xảy ra chuyện gì, không có tiếng thét nào, chỉ có tiếng binh khí leng keng nghe rợn người.
Thoáng trong giây lát, tôi nhìn thấy chị Ma đánh văng thanh kiếm có vẻ lớn hơn của ông Triệu Đạt, thanh kiếm đó rời khỏi tay ông ta thì tan biến vào màn đêm.- Không thể nào, ngươi ...!ngươi ...!chắc chắn là truyền nhân của phái Không Động, không thể như thế được! Không thể như thế.- Ta không phải truyền nhân của cái phái Không Động gì đó ngươi nói, bây giờ cút đi hay để ta đánh tan hồn vía?- Ngươi ...!nhất định ngươi sẽ hối hận vì đã dám chống đối ta, con đàn bà chết tiệt.- Nếu bây giờ ta đánh tan hồn vía ngươi ở đây thì ta sẽ không phải hối hận đúng không? – Chị Ma hỏi.- Con khốn!Lũy tre lại rung lắc dữ dội khi gió thổi ngược từ Tây sang Đông, bóng đen của ông Triệu Đạt kia biến mất, mùi tanh nồng chỉ phảng phất nhẹ trong gió nhưng rất nhạt.- Rặt một lũ nhát gan, sống làm người chết làm ma mà vẫn không khá hơn được chút nào.Chị Ma đứng trên ngọn của ụ rơm nói nhẹ đủ để tôi nghe thấy, sau trận đánh nhau tôi rất tò mò không biết là ma thì có mệt không chứ với tôi thì chạy cũng đủ mệt rồi.- Họ...!họ bỏ đi rồi hả chị?- Trốn rồi, mang cả tướng nhà Minh đi theo cơ đấy, thằng này có lẽ chính là đứa em đã gặp hôm trước.- Giống lắm ạ, giọng nói em nghe cũng quen quen, bây giờ tính sao hả chị?- Bây giờ hả? đi ngủ chứ tính gì.
Nhưng không thể chờ bọn chúng đến đây mãi thế này được, em chuẩn bị mọi thứ để phá cái miếu Thổ thần ấy đi, nhất định phải để nhiều người tham gia vào cái việc này.- A...!ai nữa hả chị?- Em cứ canh giờ mà phá cái miếu đất ấy như chị đã dặn, chuyện sắp tới chắc là sẽ rất vui, biết vui thế này thì phá chúng nó từ sớm có phải hay không.Chị Ma tỏ ra tiếc rẻ còn tôi thì chỉ nghe thôi đã thấy sợ, đao kiếm vô tình chết như chơi mà chị ấy cứ xem như trò đùa trẻ con vậy, tôi chỉ hị vọng chị ấy có đủ tài phép để chống đỡ trên đất nhà tôi như chị ấy đã nói, chị Ma này càng ngày càng bí ẩn, tôi cứ tưởng mình đã hiểu được chị ấy nhưng hóa ra lại không phải như vậy.
Trong buổi tối cuối tháng 1 này tôi đã thấy một chị Ma hoàn toàn khác, vẫn xinh đẹp, vẫn nhẹ nhàng với tôi nhưng kiếm trên tay múa sáng loáng.- Em lấy thêm ít rượu rải ra vườn cho tẩy mùi tử khí rồi đi ngủ đi, chị phải đi tìm lão Xã Thần để hỏi cho rõ chuyện này, tại sao ma quỷ vào làng mà quan binh nơi đâu.Tôi vâng dạ làm theo lời dặn, lần này không còn sợ như tối hôm qua, tự nhiên thấy phấn khích và ước gì được xem kĩ hơn cho đã mắt..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...