Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu

Lần đầu sau nhiều năm tôi được ngủ một đêm không uống thuốc (nếu tôi trốn giờ phát thuốc chắc chắn ả y tá có cái bớt sẽ phái Geever đánh hơi cho ra; hắn sẽ cầm đèn pin chiếu vào mặt tôi, trong khi ả thưởng cho tôi một phát tiêm thay cho viên thuốc), vì thế cứ thấy hắn cầm đèn đi qua là tôi lại giả vờ ngủ.

Viên thuốc màu đỏ ấy không chỉ khiến ngủ, mà còn đưa người ta vào trạng thái mê mệt, không sao tỉnh dậy nổi dù xung quanh có động đất chăng nữa. Chính vì thế bọn nhân viên bắt tôi uống thứ này: ngày trước, khi chưa phải uống thuốc ban đêm, tôi thường tỉnh dậy và thấy hết những điều rùng rợn chúng làm với các con bệnh đang ngủ.

Đêm nay tôi nằm im, thở chầm chậm, chờ xem điều gì sẽ đến. Trong bóng tối có tiếng đế giày cao su bước khe khẽ ngoài hành lang; hai lần chúng ngó vào buồn ngủ, soi đèn pin vào từng người. Tôi nhắm tịt mắt nhưng vẫn cố không ngủ. Từ phòng Điên ở tầng trên vọng xuống tiếng kêu thét uu – uu – chúng đang nói con bệnh nào đó vào máy để nhận mật mã.

"Ôi, phải uống một tí, đêm còn dài", tôi nghe một tên hộ lý thì thầm với tên kia. Rồi những tiếng kin kín của đế giày cao su nghiến xuống sàn nhà xa dần về phía buồng kính, nơi đặt tủ lạnh. "Uống tí bia nhé cô em đáng yêu, đêm còn dài lắm".

Đứa ở tầng trên ngừng rên la. Máy móc đặt trong tường giảm dần tốc độ rồi im lặng. Bệnh viện lặng phắc, chỉ còn lại những tiếng ì ầm vọng ra từ lòng đất sâu thẳm của căn nhà, một âm thanh tôi chưa bao giờ biết là có trước đây – giống như âm thanh mà ta nghe được trong đêm khi đứng trên đập tràn của một nhà máy thủy điện cỡ lớn. Trầm lắng và mạnh mẽ đến hung dữ.

Ngoài hành lang, tôi nhìn thấy tên hộ lý da đen béo tốt đang nhìn ngó xung quanh và cười rúc rich. Gã đi về phía buồng ngủ, thật chậm, vừa đi vừa chùi hai bàn tay xám ngoét, ẩm ướt vào nách. Dưới ánh đèn từ phòng kính cái bóng to bằng cả con voi của hắn in lên tường, rồi nhỏ dần theo mỗi bước chân. Gã lại cười rúc rích, mở tủ cầu dao điện cạnh cửa và thò tay vào. "Ô, ngoan lắm, bọn trẻ ạ, hãy ngủ cho say".


Gã vặn cái núm gì đó, và cả sàn nhà rùng rùng rời khỏi cánh cửa nơi gã đứng, hạ thấp xuống bên dưới như cái băng tải!

Mọi vật đều đứng yên trừ sàn nhà, cho nên chúng tôi càng ngày càng hạ xuống, rời khỏi những bức tường, cửa sổ, cửa chính: cả giường lẫn bàn đêm và tất tật. Hệ thống truyền động, hẳn là gồm các bánh răng và dây curoa ở bốn góc sàn, đều được xoa mỡ, tra dầu nên vận hành êm ru. Tôi chỉ nghe thấy duy nhất tiếng các con bệnh vẫn ngủ yên, thở đều đều, cùng tiếng ì ầm dưới chân mỗi lúc một rõ. Ánh đèn hắt ra từ cánh cửa trên đầu chúng tôi hàng nửa cây số chỉ còn là một chấm nhỏ, hắt ánh sáng mờ nhạt lên bốn bức tường hầm. Ánh sáng mờ dần rồi một tiếng kêu thất thanh dập vào các bức tường của hầm nhà vọng đến: "Không được vào!" rồi điểm sáng cũng biến mất và bóng đêm bao la trùm lên.

Sàn nhà hạ xuống một mặt rắn nằm sâu trong lòng đất, rung khẽ và dừng lại. Đêm tối dày đặc và tấm chăn trói ngang người khiến tôi ngột ngạt. Tôi vừa định cởi tấm chăn thì cả hệ thống lại lắc lư rồi lao tới trước. Nó chuyển động trên những con lăn, song tôi không nghe thấy tiếng rít. Cả tiếng thở của người bên cạnh tôi cũng không nghe thấy nữa và chợt nhận ra rằng cái tiếng ì ầm nọ to dần lên tự lúc nào đã át đi tất thảy mọi tiếng động. Tôi bắt đầu chộp lấy tấm chăn mà giằng xé và sắp thoát ra thì đột nhiên nguyên một bức tường trượt lên trên, mở ra một gian phòng rộng mênh mông sắp hàng trăm chiếc máy đến vô tận; trong ánh lửa hắt ra từ hàng trăm chiếc lò cao, trên những chiếc cầu sắt chênh vênh giữa từng không thấp thoáng những bóng người lưng trần, ướt đẫm mồ hôi, những khuôn mặt lơ đãng không cảm xúc.

Tất cả những gì tôi đang thấy thật khớp với khung cảnh mà trí tưởng tượng đã vẽ lên qua những tiếng ầm như thoát ra từ trong lòng một đập nước. Những ống đồng đồ sộ trườn lên trên cao, vào nơi thăm thẳm của bóng đêm. Những sợi dây điện vươn tới chiếc biến thế vô hình ở một nơi nào đó rất xa. Dầu mỡ và bụi bặm bám đầy trên các động cơ, các khớp nối, các máy phát điện khiến cái đỏ quạch, cái đen bóng như than.

Động tác của tụi thợ máy giống hệt nhau, không đi mà lướt nhẹ nhàng như gió. Không ai vội vã. Từng đứa đứng lại một giây, vặn tay quay, ấn nút, hoặc đóng cầu dao, chùm tia lửa trắng lóe lên như chớp chiếu sáng bừng một bên mặt hắn, rồi lại chạy tiếp lên cao theo những bậc thang sắt, trên những bậc thang sắt, trên những chiếc cầu hình chóp, những tấm thân trần ướt sũng mồ hôi vượt qua nhau trên lối đi quá chật bì bẹt như tiếng con cá hồi đập nước, rồi lại dừng lại, khiến tia lửa phóng ra khi kéo một chiếc cầu dao khác trước khi chạy tiếp. Chúng chập chờn khắp mọi nơi, mọi chỗ, chốc chốc lại bừng lên ánh sáng trên một khuôn mặt búp bê lơ đãng.

Bỗng một đứa đang chạy hết tốc lực thì nhắm nghiền mắt và ngã quay ra giữa đường; hai đứa khác đang chạy qua xốc hắn lên, ném vào lò đốt. Những quả cầu lửa vội ngoạm lấy hắn, tôi nghe thấy tiếng hàng nghìn bóng đèn điện tử vỡ lạo xạo như tiếng bước chân trên cánh đồng phủ đầy quả khô. Âm thanh ấy hòa lẫn với tiếng gừ gừ và sầm sập của máy móc khắp quanh phòng.


Chúng tạo thành một nhịp điệu hẳn hoi, như nhịp sấm.

Sàn phòng ngủ giờ đã rời khỏi hầm vào hẳn gian máy. Lập tức tôi thấy nó ngay trên đầu chúng tôi – một băng chuyền treo có gắn các con lăn trượt trên đường ray như hệ thống băng treo ở các lò sát sinh, dùng để chuyển thịt nguyên con từ hầm lạnh ra bàn chặt. Hai đứa mặc sơ mi trắng, thắt cà vạt mỏng màu đen, tay áo xắn cao, đứng trên cầu sắt cao hơn giường chúng tôi một chút, tay vịn vào lan can, đang múa tay nói chuyện, điếu thuốc cháy dở vạch lên hình những chiếc thòng lọng lửa trong không trung. Chúng nói chuyện đấy nhưng không thể nghe ra lời nào giữa tiếng gầm rú ngày một điếc tai quanh đó. Một đứa búng ngón tay ra hiệu, gã thợ gần nhất quay ngoắt lại và phóng đến. Hắn chỉ tẩu thuốc vào một chiếc giường, gã kia bèn phi nước kiệu theo bậc thang sắt xuống đến ngang tầm chúng tôi, biến mất giữa hai chiếc biến thế đồ sộ như hai gian nhà kho chứa khoai tây.

Một lát sau gã hiện ra, kéo theo chiếc móc câu được treo vào thanh ray trên trần nhà. Gã sải những bước dài qua giường chúng tôi đúng lúc đâu đó một lò cao cháy bùng lên, ánh sáng soi rõ khuôn mặt rất gần, điển trai nhưng dữ tợn như chiếc mặt nạ bằng sáp của gã, không một chút cảm giác. Trong đời tôi đã gặp hàng triệu bộ mặt kiểu này.

Đến sát giường của lão Thực vật già nua Blastic, một tay gã nắm lấy gót chân lao xách ngược lên như thể lão chỉ cân nặng vài kí lô, tay kia cắm phập chiếc móc câu vào sợi gân gót chân, và Blastic đã bị treo lủng lẳng, khuôn mặt nhăn nheo phồng tướng lên kinh hoàng, đôi mắt mở to, đầy ngạc nhiên, sợ hãi. Đôi tay và cái chân còn lại giãy giụa, khua khoắng loạn xạ trong không khí tới lúc thân áo ngủ rũ xuống, trùm lên đầu. Gã thợ tóm lấy vạt áo như tóm lấy cái miệng bao tải rồi xoắn vặn nó và đẩy cái thân người trượt dọc theo thanh ray bên trên đến cạnh cầu sắt, chỗ hai đứa mặc áo trắng đang đứng. Một đứa rút con dao mổ giắt bao bên sườn. Chuôi dao nối với một sợi dây xích dài. Tên đó hạ con dao xuống cho gã thợ, ngoắc đầu kia dây xích với tay vịn của chiếc cầu sắt để gã không thể mang theo được vũ khí trong trường hợp chạy trốn.

Bắt lấy con dao, gã rạch một đường bén và sâu dọc theo ngực Blastic. Lão già hết giãy giụa. Tôi tưởng bị nôn ọe ra ngay lúc ấy, nhưng không, không có lòng ruột tuôn ra, máu cũng chẳng chảy, chỉ thấy ào ào ra một đống vụn thép gỉ và tro bụi, lác đác lại lóe lên một mẩu dây đồng hoặc mảnh thủy tinh. Gã thợ trông như đứng ngập đầu gối trong một đám cứt sắt.

Một chiếc lò cao há hoác miệng ở đâu đây, nuốt chửng một người nào đó.


Tôi muốn chồm dậy gọi McMurphy, Harding, tất cả... nhưng việc đó sẽ thật ngớ ngẩn. Nếu tôi có gọi được một đứa tỉnh nó sẽ chỉ ngáp. Thằng điên này bị làm sao vậy? Và rồi biết đâu còn giúp một gã thợ treo ngược tôi vào móc câu, A ha, để xem trong ruột thằng mọida đỏcó gì hơn không?

Tôi nghe máy phun mù thở ra một luồng hơi lạnh lẽo và ẩm ướt dưới giường McMurphy. Cầu Chúa cho hắn đủ khôn ngoan mà trốn được vào trong đó.

Nghe thấy giọng ba hoa rất quen thuộc, tôi khẽ trở mình nhìn sang. Đó là gã hói bên Quan hệ Công chúng với bộ mặt sưng húp, mà các con bệnh đến giờ vẫn còn cãi nhau xem tại sao mặt hắn lại sưng lên như vậy. "Tao bảo là hắncómặc thứ đó", chúng cãi cọ. "Còn tao thì bảo là không. Đã bao giờ mày nghe nói đến một thằng đàn ông sử dụngcái thứ đóchưa?" "Đúng rồi. Nhưng đã bao giờ mày thấy thằng đàn ông nào nhưgã?" Đứa kia nhún vai, gật đầu: "Nói cũng có lý."

Giờ thì gã hói không mặc quần áo ngoài, trên mình chỉ có độc chiếc áo lót dài thêu chữ tắt rồng rắn màu đỏ ở trước ngực và sau lưng. Và lần này thì tôi tận mắt trông thấy, khi gã đi qua tôi thật nhanh khiến vạt áo sau bị hất ngược lên, rằng gã quả có đeocái đó, được thắt thật căng tưởng như sắp cắt gã ra làm đôi.

Và những miếng gì đó khô cong treo lủng lẳng vào sợi dây nịt, dùng tóc buộc chặt, trông như da đầu.

Gã cặp kè chiếc bình toong, thỉnh thoảng lại nhấp vài ngụm cho trong giọng, và chiếc khăn tay tẩm long não chốc chốc lại đưa lên mũi để ngăn mùi. Theo sau gã là một toán các cô giáo và nữ sinh mặc những chiếc áo dài xanh nhạt, tóc búi cao, vừa đi vừa lắng nghe gã.

Sực nhớ đến một điều hài hước nào đó, gã đút vội chiếc bình toong vào mồm cho khỏi bật cười. Bài giảng bị gián đoạn. Một nữ sinh lơ đãng nhìn xung quanh và phát hiện ra lão Kinh niên bị phanh thây, treo ngược trên gót chân. Cô ả kêu lên một tiếng rồi nhảy lùi lại. Gã hói trông thấy xác chết vội lao tới, nắm lấy bàn tay mềm oặt đẩy cho xoay một vòng. Cô sinh viên rụt tè vươn cổ tới để nhìn cho kỹ, như mê hoặc.


"Các bạnthấychưa?Thấychưa?" Mắt đảo nhanh, gã phun cả nước ra vì cười rũ rượi, cười sặc sụa. Tôi tưởng chững như gã sẽ vỡ ra vì cười.

Cuối cùng gã cũng nín được và bước lên vài bước giữa hàng máy tiếp tục bài giảng. Được vài câu bỗng gã vỗ tay lên trán: "Thôi chết,mìnhngớ ngẩn thật!" và gã tức tốc chạy tới cái xác lấy thêm một mảnh chiến lợi phẩm buộc tiếp vào đai nịt eo.

Bên phải, bên trái, phía trước, phía sau đầy rẫy những hành động điên rồ, dã man, mọi rợ - ngớ ngẩn và kỳ quặc đến mức không khóc nổi và sờ sợ đến mức không cười nổi, nhưng sương mù mỗi lúc một dày thêm, tôi không phải nhìn gì hơn nữa. Ai đó nắm lấy cánh tay tôi giật mạnh. Tôi biết điều gì sẽ đến: tôi sẽ bị lôi ra khỏi sương mù và được trả về phòng ngủ, sẽ không còn lại một dấu vết gì, tựa hồ đêm vẫn bình yên và nếu ngu ngốc mà kể chuyện này với chúng, chắc chắc sẽ bị mắng vào mặt: Thằng điên, mày chỉ vừa có một cơn ác mộng, làm gì có những chuyện điên rồ như gian máy trong lòng đập nước hay những công nhân rô bốt làm thịt người?

Nhưng nếu không có thật thì làm sao tôi lại nhìn thấy chúng?

Người cầm tay lôi tôi ra khỏi đám sương mù là lão Turkle, vừa lắc tôi thật mạnh vừa cười: "Giấc mơ dữ hả, ông Bromden". Lão, một ông già da đen với cái cổ ngẳng và nụ cười ngái ngủ, là hộ lý trực một mình cả ca đêm suốt từ mười một giờ đến bảy gờ sáng. Quanh lão luôn phảng phất mùi của người vừa uống say. "Nào, ngủ tiếp đi, ông Bromden."

Một vài lần tụi hộ lý trói quá chặt khiến tôi giãy giụa và lão đã cởi cho tôi. Lão sẽ không cởi nếu nghĩ tụi làm ca ngày có thể biết mà đuổi cổ lão, nhưng lão nghĩ chúng sẽ cho là tôi tự cởi. Tôi chắc lão làm việc đó vì lòng tốt, lão luôn sẵn sàng giúp mọi người – đấy là nếu không bị liên lụy đến mình.

Lần này lão không cởi trói cho tôi mà qua giúp hai đứa hộ lý lạ mặt và một gã bác sỹ trẻ. Chúng đặt Blastic lên cáng, đắp cho lão tấm vải trải giường và khiêng rất thận trọng ra ngoài, và tôi nhớ những ngày còn sống chưa bao giờ Blastic được đối xử nhẹ tay như thế.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui