Chương 13: Viết thơ cho ngươi
Lịch sử dân tộc Trung Hoa lâu dài, gần như tất cả các hình thức văn học đều bắt đầu từ Tiên Tần, thơ ca thì bắt đầu từ “Kinh Thi” tiến vào thời đại phồn vinh và phát triển, vẫn luôn lưu hành hưng thịnh trong giới sĩ phu, có thể viết thơ hay không, có thể viết thơ hay hay không, trở thành tiêu chuẩn thể hiện kiến thức của một văn nhân.
Tề Đan Yên vừa đọc thơ vừa đoán xem bài nào là của Hạng Tuế Chiêm viết, lật rồi lại lật, giở rồi lại giở. Thơ mọi người viết đều tương đối tinh tế, vần trắc hợp với thể thơ, vì vậy nàng đặc biệt tìm bài thơ nào xoàng xoàng, vần trắc không đúng, nếu có bài nào miêu tả phong cảnh biên cương còn đặc biệt lưu ý.
Phó Nhã Trì thường xuyên phát ra những câu như “không bằng con chó” hoặc “thơ hay, thơ hay”, Kính Hiên thì vừa cắn hạt dưa vừa đọc, bỗng nhiên bĩu môi nói: “Mẫu hậu thông cảm cho bọn họ, bảo bọn họ viết thơ, thế mà thơ chẳng có ý nghĩa gì cả. Thật ra ta thích tiểu thuyết liêu trai hoặc kịch nói hơn, ví dụ như Nữ Oa bị Khoa Phụ truy nhật, Chu Du nhìn Tiểu Kiều lưu thủy gì đấy*.”
*Há há há, tôi đến chết mất thôi. “Khoa Phụ truy nhật” là 1 câu thành ngữ của Trung Quốc, bắt đầu từ một điển cố về 1 người đàn ông tên Khoa Phụ đuổi theo mặt trời, sau này câu thành ngữ này dùng để ví những người có quyết tâm lớn, hoặc chỉ những người không biết tự lượng sức mình. “Tiểu kiều lưu thủy” là 1 câu thành ngữ để miêu tả về phong cảnh miền sông nước Giang Nam, kiểu như nước róc rách chảy dưới một chiếc cầu nho nhỏ. Nhưng hiển nhiên bạn Kính Hiên không phải đang dùng thành ngữ, mà câu bạn ấy nói có thể hiểu thành “những ngày Nữ Oa được Khoa Phụ theo đuổi”, và “Chu Du nhìn Tiểu Kiều chảy nước”, nước ở chỗ nào thì yêu cầu suy nghĩ đen tối một chút =)))))))
Chòm râu bạc của Phó Nhã Trì run run, có một cảm giác muốn chảy máu mũi. Làm thầy giáo của người ta, truyền dạy kiến thức và giải thích nghi hoặc, ông ta không nhịn được muốn sửa chữa tam quan của tiểu Hoàng Đế, chỉ vào một tác phẩm hay mà nói: “Hoàng Thượng, thơ mới là vật quý của tổ tông, trong hai mươi tám chữ tuyệt cú ngắn ngủi có thể mang hàm ý sâu xa. Hoàng Thượng, ngài xem bài này - “Trúc xanh bóng rợp hồ xanh, Tương tư cách trở nghìn thành xa xôi. Chiều sương trắng bóng mây trời, Mùa sen tàn dưới mưa rơi lạnh lùng.”. Tác giả ở trong một không gian tĩnh mịch, suy nghĩ lại như mọc cánh bay lên, bay qua trở ngại trùng trùng, biểu đạt nỗi tương tư của hắn. Nhưng nhớ mà không gặp được, tác giả rất cô đơn mòn mỏi. Không ngờ trong triều ta còn có người có tình nghĩa thế này, thật sự muốn biết đó là ai.”
(Tác giả: Bài thơ này là của Lý Thương Ẩn, trích dẫn ở đây làm bộ là ngươi khác viết. Sâu: Tôi dùng bản dịch thơ của bài này cho dễ hiểu nhá, bản gốc là thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thành thơ lục bát).
“Tình tình ái ái, ta còn nhỏ, không hiểu.” Kính Hiên khinh thường, không hiểu nổi một thằng cu “không hiểu” tình tình ái ái như nó làm sao lại thích nghe chuyện “Chu Du nhìn Tiểu Kiều lưu thủy” được không biết.
Tề Đan Yên còn đang chăm chú tìm bài thơ tả biên cương hư hư thực thực của Hạng Tuế Chiêm, ấy thế mà thật sự tìm được một bài…
Mặt trăng to như quả dưa hấu, treo ở trên trời giống quả dưa, chặt đầu tựa như bổ dưa hấu, có máu chảy ra đỏ bừng bừng.
Trình độ thấp, không hề có chủ đề, hai câu sau còn rất lỗ mãng. Đây nhất định là do Hạng Tuế Chiêm viết! Tề Đan Yên vô cùng vui vẻ, cầm lấy bài thơ kia đọc đi đọc lại, càng đọc càng thích, tiện thể nói với Phó Nhã Trì: “Phó ái khanh, ngươi xem bài thơ này…”
“Tuân mệnh.” Phó Nhã Trì nhận lấy, mới đọc thoáng qua đã muốn nôn mửa, nhưng người trà trộn quan trường nhiều năm đến thành tinh như ông ta vẫn rất thận trọng hỏi: “Thần cả gan thỉnh giáo, Thái Hậu thấy thế nào?”
“Câu nào cũng gieo vần, đọc lên lanh lảnh dễ thuộc. Dùng dưa hấu để ví với mặt trăng, mặt trăng là thứ khiến người ta nhớ tới quê nhà, sau đó tác giả lại liên tưởng tới chặt đầu, đây là một phương pháp so sánh rất kinh điển, thể hiện…” Trong đầu Tề Đan Yên hiện lên dáng vẻ hung dữ ác độc khi giết địch trên chiến trường của Hạng Tuế Chiêm, lại tà ác nhớ tới một đêm xa xôi nào đó, cơ bụng sáu múi của hắn, trái tim không khỏi đập loạn lên, “Thể hiện sự tàn khốc của cái chết và nỗi nhớ mong quê nhà, và cả nỗi hận sâu sắc đối với chiến tranh, hướng tới hòa bình, có tinh thần nhân văn hào hùng, đây là một bài thơ về biên cảnh rất điển hình, rất thành công mà!”
“Thái Hậu cao kiến!” Phó Nhã Trì quỳ xuống đất không dậy nổi.
Trải qua vài ngày bình luận, chọn được mười lăm bài thơ tương đối tốt, sắp xếp theo trình độ biên tập thành sách, phát cho quần thần đọc trong một buổi chiều sáng. Phó Nhã Trì nể mặt Thái Hậu cũng ghi bài thơ dưa hấu kia vào, còn đứng trong top mười. Ông quyết định không lâu sau sẽ từ quan quy ẩn, bởi vì… quá là mất mặt rồi!
Tề Đan Yên quan sát biểu cảm của Hạng Tuế Chiêm qua bức rèm, hắn mở tập thơ ra đọc một lượt, khóe môi khẽ khàng nhếch lên. Hắn rất ít khi cười, đây đã có thể coi như một nụ cười vô cùng hiếm thấy. Tề Đan Yên rất vui mừng, nhất định là hắn thấy bài thơ dưa hấu của mình xếp hạng mười, cảm thấy được khích lệ.
Lúc này, một người râu xồm rất giống Trương Phi trong số võ tướng cao giọng hô một câu, “A! Có thơ của ta này!” Nói xong còn ngửa mặt lên trời cười to như trúng cử, chỉ vào bài thơ dưa hấu kia cho mọi người xem: “Nhìn đi! Nhìn đi! Đây là ta làm! Là ta viết!”
Đây là điển hình thất nghi trước mặt vua, mấy thị vệ xoạch xoạch đi lên, kéo gã xuống chờ xử lý.
Tề Đan Yên hoa mắt, sững sờ ngồi đó, trong lòng thầm nghĩ - Cái gì? Bài thơ dưa hấu không phải do Hạng Tuế Chiêm viết? Nhưng thật sự không tìm thấy bài nào tệ hại hơn bài thơ dưa hấu này nữa!
“Các ái khanh tự mình nhận bài đi, theo trình tự nói xem thơ của mình xếp hạng mấy.” Kính Hiên nói một cách hứng thú.
“Thần bất tài, thơ thần làm ngẫu nhiên đứng đầu bảng ~” Thượng Thư bộ Lễ Tô Sát mang vẻ mặt đắc ý, hai hàng lông mày rung rung như đang nhảy Rumba.
Các quan văn khác khinh thường lườm một cái.
Lúc này, Hạng Tuế Chiêm bước ra một bước, dáng người cao ngất như bạch dương, nhanh nhẹn như báo, “Thần bất tài, bài thơ thứ hai là tác phẩm kém cỏi của thần.”
“Hạng Tướng Quân thật là tài hoa!”, “Không ngờ Hạng lão đệ dụng binh như thần, văn thải cũng xuất sắc như thế, quả là rường cột của Đại Kiền!”, “Hạng Tướng Quân xuất thân võ tướng lại ôm ấp tình cảm phong nhã thế này, không biết nữ tử được mong nhớ trong thơ là tiểu thư nhà nào?”
Trong tiếng khen ào ào, Tề Đan Yên ngạc nhiên, vội vàng mở tập thơ ra, bài thơ xếp hạng thứ hai chẳng phải là bài được Phó Nhã Trì lấy ra làm ví dụ “Trúc xanh bóng rợp hồ xanh, Tương tư cách trở nghìn thành xa xôi. Chiều sương trắng bóng mây trời, Mùa sen tàn dưới mưa rơi lạnh lùng” hay sao? Hắn viết bài thơ này ý là… Hắn nhớ nàng?
Ơ? Sao lại có giai điệu quen thuộc vang lên – Vì em viết thơ, vì em mà yên lặng ~ Vì em mà làm những chuyện không thể làm ~ Vì em anh học đánh đàn viết ca từ ~ Vì em mà mất đi lý trí ~ Vì em viết thơ, vì em mà yên lặng ~ Vì em mà làm những chuyện không thể làm ~ Vì em anh đánh tất cả những bài tình ca ~ Anh quên chưa nói ~ Điều đẹp đẽ nhất chính là tên của em ~ ↖(^ω^)↗
(**) Bài Vì em viết thơ của Ngô Khắc Quần. Link đây: s:// .youtube.com/watch?v=QDJbb7fYtvQ
Nhưng mà, vì sao hắn lại biết viết thơ?
Thơ của Trung Thư Lệnh đứng hàng thứ ba, thân là chủ nhiệm văn phòng thư ký của Hoàng Thượng, hắn tỏ vẻ đố kỵ rõ rành rành với đội trưởng đội bảo vệ một lần nữa, âm hiểm phỏng đoán: “Nhất định là Hạng lão đệ nhớ mãi không quên con gái tộc trưởng Khuyển Nhung nên mới mượn bài thơ này bộc lộ rồi! Các vị đồng nghiệp nhìn xem, “Tương tư cách trở nghìn thành xa xôi”, bay qua thành trì trùng điệp, chẳng phải chính là bay đến biên cảnh đấy sao?”
“Hoàng Thượng, Thái Hậu minh giám.” Hạng Tuế Chiêm mặt không chút biểu cảm, có điều hai chữ “Thái Hậu” hơi gằn giọng một chút, “Thần chỉ tùy tiện vẩy mực mà thôi, không có ý gì khác.”
Kính Hiên nói một cách mong chờ: “Ái khanh thích ai cứ việc nói với trẫm, trẫm rất vui lòng tứ hôn cho ngươi, đến lúc đó lại tới quý phủ của ngươi ăn bánh thịt bò ~~”
Ngươi chỉ có tí tẹo tiền đồ vậy thôi! Hắn thích Thái Hậu, ngươi sẽ thưởng Thái Hậu cho hắn?
Tề Đan Yên cầm tập thơ, cảm xúc dâng trào, một là cảm động vì hắn dùng phương thức này biểu đạt tương tư với nàng, hai là vì hắn dám mạo hiểm phạm tội khi quân, không biết tìm ai giúp hắn viết một bài thơ thế này. (Ngay cả Thái Hậu hắn còn dám ngủ, phạm tội không chỉ có khi quân đâu).
Cho dù hoang mang như lạc vào sương mù, Tề Đan Yên vẫn có cảm giác hạnh phúc nho nhỏ màu hồng phấn. Nàng nặng tình nhìn Hạng Tuế Chiêm, vì bị cận thị nên không nhìn rõ lắm, chỉ thấy một bóng người mờ mờ, cho nên nàng rút được một điều – thị lực là phải bảo vệ từ khi còn bé.
Bởi thế, quan chủ khảo, phó chủ khảo vốn nên do Đại Học Sĩ Nội Các đảm nhiệm, lần này biến thành bốn người đứng đầu trong cuộc thi viết thơ là Thượng Thư bộ Lễ Tô Sát, Uy Viễn Tướng Quân Hạng Tuế Chiêm, Trung Thư Lệnh Trịnh Mai Khê, Biên Soạn Hàn Lâm Viện Thường Quân. Bởi vì thi hội vốn đã do bộ Lễ chủ sự nên Thượng Thư bộ Lễ Tô Sát trở thành chủ khảo, Hạng Tuế Chiêm xưng mình là một võ quan, không thích hợp đảm nhiệm chức quan chủ khảo kỳ thi mùa xuân nên nhường cho Trung Thư Lệnh Trịnh Mai Khê thành một chủ khảo nữa, Hạng Tuế Chiêm và Thường Quân thành phó chủ khảo.
Mọi người vốn đang thảo luận quan tuần khảo kỳ thi hương, giờ bỗng nhiên xác định luôn cả chủ khảo kỳ thi mùa xuân, hiệu suất này phải nói là nhanh đến chóng mặt.
Sau kỳ thi hương, cử nhân của các tỉnh và học sinh Quốc Tử Giám đều dốc lòng chuẩn bị, cuối cùng cũng nghênh đón kỳ thi mùa xuân đủ để thay đổi cả số phận bọn họ. Hội trường thi hội bố trí tại trường thi phía đông nam Thịnh kinh, cuộc thi được chia làm nhiều bài, dài đến chín ngày, thí sinh bị soát người xong, bước chân vào trường thi rồi không được phép ra ngoài, ăn uống ngủ nghỉ đều ở trong đó, cho đến khi cuộc thi kết thúc. Cuộc thi này còn mệt hơn cả kỳ thi đại học, chỉ không hiểu, nếu không cần làm bài toán học thì vì sao còn phải thi những chín ngày?
Kính Hiên từ khi lên làm Hoàng Đế tới nay lần đầu tiên gặp kỳ thi mùa xuân, ở trong cung vò đầu bứt tai một lúc rồi bật ra một chủ ý thiu thối – trẫm muốn mạo danh đi tham gia kỳ thi mùa xuân!
Phó Nhã Trì kiến nghị vô cùng đúng trọng tâm: “Hoàng Thượng ngày ngày bận rộn, tốt nhất đừng có phí sức như thế làm gì.” Ý chính là, tiểu Hoàng Đế thường ngày không thích đọc sách đứng đắn, tham gia kỳ thi mùa xuân cái rắm.
Chủ ý thiu thối của Kính Hiên được Tề Đan Yên ủng hộ, Phó Nhã Trì bất đắc dĩ, đành đồng ý. Dặn dò bên dưới một phen, khi thi hội bắt đầu, Kính Hiên cải trang trà trộn vào đám cử nhân và học sinh Quốc Tử Giám, nhận ba ngọn nến, vào một căn phòng nhỏ rộng chưa tới ba mét vuông để tham gia cuộc thi. Kính Hiên nhất định sẽ hối hận với quyết định của mình, bởi vì mới vào thi được một ngày nó đã không ngồi yên được, như bị mọc trĩ, hơn nữa còn vô cùng muốn ăn thịt.
Trong cung không còn Hoàng Đế hư hỏng Cừu Kính Hiên, bọn chuột tạm thời an cư lạc nghiệp, Tề Đan Yên ở cung Từ Ninh thì lại thấy cô đơn vô cùng. May mà hiện giờ nàng đang buông rèm chấp chính, trong tay còn một ít quyền hỏi thăm và tham gia chính sự. Nàng mượn cớ quan tâm kỳ thi mùa xuân, đi thăm Kính Hiên, mặc một bộ váy áo mới, bãi giá tới trường thi.
Thái Hậu giá lâm trường thi, quan chủ khảo, phó chủ khảo đều ra nghênh tiếp, đồng thời báo cáo tình hình trường thi trong ba ngày qua.
Tề Đan Yên mỉm cười liếc nhìn trường thi một lượt, tua cài phượng hoàng giương cánh khảm phỉ thúy trên búi tóc kinh hồng lắc lư theo động tác của nàng, tỏa ra ánh sáng diễm lệ chói mắt dưới ánh mặt trời. Người đẹp nhờ lụa, đám quan giám khảo đi theo phía sau nàng dù không dám ngẩng đầu nhìn thẳng vào Thái Hậu nhưng đều cảm thấy cô gái trẻ mặc áo bào bằng gấm ngũ sắc đẹp đẽ quý giá đi phía trước hôm nay rất có phong thái.
Dò xét một vòng, Tề Đan yên sai người đưa chân dê nướng, thịt hươu khô, bánh đậu thúy ngọc và tổ yến nấu đường phèn tới căn phòng nhỏ của Kính Hiên, tiện thể giả mù sa mưa nói: “Chúng ái khanh vất vả.”
Nhân viên công tác ở trường thi đều quỳ xuống tạ ơn, đồng thanh hô: “Vì Đại Kiền phục vụ!”
Tề Đan Yên lặng lẽ nhìn Hạng Tuế Chiêm một cái, có chút luyến tiếc hồi cung, nhưng nhiều con mắt nhìn chằm chằm thế này không thể nói thêm một câu với hắn được, đành vừa rưng rưng đáng thương vừa chờ mong nhìn hắn một lúc mới để bọn họ bình thân, oan ức cho cẳng tay cẳng chân của một vài giám khảo già.
Kính Hiên đang ra sức tọng đồ ăn vào họng trong căn phòng nhỏ, mùi thịt, mùi bánh ngọt thoang thoảng bay ra, làm hại những thí sinh xung quanh, bọn họ đều chỉ mang ít lương khô mà thôi, hiện giờ đang chảy nước miếng ròng ròng.
Phượng giá hồi cung, các thị vệ và cung nữ đều chờ bên ngoài trường thi, xe ngựa treo rèm vàng dừng ngoài cửa lớn. Tề Đan Yên vịn tay Tử Ngư chậm rãi bước lên, nghĩ tới lát nữa ngồi trong xe cũng buồn chán liền bảo Tử Ngư đi mua ít hạt dẻ rang đường. Tử Ngư vén mành cho Thái Hậu, liếc nhìn vào trong theo thường lệ, không biết vì sao sửng sốt ngẩn người, sau đó lấy lại vẻ mặt bình thường, biểu cảm có chút kỳ quái đỡ Tề Đan Yên lên xe.
Tề Đan Yên vừa bước vào cũng sửng sốt, Hạng Tuế Chiêm đang ngồi trong một góc xe ngựa chờ nàng.
Nói mới thấy Hạng Tuế Chiêm quả là to gan, dám chui vào phượng giá hồi cung của Tề Đan Yên, không biết làm thế nào mà chui vào được, giống như bất kể khe cửa nhà ngươi hẹp thế nào, cống thoát nước kín làm sao, con gián vẫn có thể thoải mái chui vào. Cái này gọi là ôm cây đợi thỏ hay bắt ba ba trong rọ, tạm thời chưa nói đến, nói chung, đối với Tề Đan Yên mà nói, đây là một sự ngạc nhiên đầy vui mừng!
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...