Sư phụ, nghe ngài phân tích nhận định truyện Bạch Xà, con cảm thấy rất có lý.
Hiện tại con còn vài vấn đề muốn thỉnh giáo sư phụ: Tây Du Ký là bộ truyện trứ danh rất được quần chúng ưa thích, đã dựng thành phim và được bao người hoan nghênh…Nhưng hồi nhỏ xem phim, con cảm thấy Đường Tăng quá khiếp nhược, yếu đuối… vì sao Bồ tát Quan Âm lại bảo Tôn Ngộ Không bái ông làm thầy? Hơn nữa, ngài còn truyền chú cẩn Cô (bài thần chú vòng Kim Cô) cho Đường Tăng để trị kẻ chuyên “phạt ác dương thiện” như Tôn Đại Thánh? Đường Tăng không tài giỏi hơn, sao có thể giáo hóa đồ đệ chứ? Câu chuyện này theo quan điểm Phật giáo phải giải thích như thế nào đây?Hòa thượng Diệu Pháp đáp:– Tôi cho rằng nếu hiểu Phật pháp, thì nên giải thích Tây Du Ký như thế này:Như trong sách đã nêu, bản thân Đường Tăng theo pháp Tiểu thừa, cho nên Bồ tát Quan Âm mới hóa hiện thành một lão Hòa thượng, chỉ điểm, mách cho Đường Tăng nên đi Tây phương bái kiến Phật tổ, xin thỉnh kinh Đại thừa.Đường đi Tây Thiên thỉnh kinh thực tế là con đường mà ngài Huyền Trang tu hành, tự độ và độ người.
Nhưng đường tu không bao giờ bằng phẳng, luôn có đầy gian nan hiểm trở.Ba đồ đệ đi theo Đường Tăng, là đại diện cho ba loại ác tập: tham, sân, si, của mỗi chúng sinh.Trư Bát Giới đại diện cho người tham dục trầm trọng: tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, tham ăn, tham ngủ… vì vậy mới bắt ông giữ tám giới, hàm ý rằng chỉ có giữ giới mới dập tắt tham dục; chỉ có giữ giới mới hoạch đắc trí huệ, cho nên gọi là Ngộ Năng.Tôn Ngộ Không là đại diện cho những kẻ hành sự có trách nhiệm bổn phận, có tài, nhưng khí sân rất lớn! Ban tên Ngộ Không, chính là báo cho những dạng người này phải hiểu rõ đạo lý: “Tất cả vô thường, vạn pháp giai không”.Còn Sa Ngộ Tịnh là chỉ những người thực thà phúc hậu nhưng ngu si, vì không hiểu rõ Phật pháp, nên tạo nhiều tội nghiệp (ăn thịt, sát sinh), ông từng ở sông Lưu Sa chuyên ăn thịt người mà sống.
Đặt tên Ngộ Tịnh là muốn ông tu tịnh hạnh (hạnh thanh tịnh) nếu muốn thoát ly tam giới thì cần phải từ bi, bất sát.Đường Tăng thân là sư phụ, xem tứ đại giai không, chẳng bị tài sắc danh lợi quyến dụ, tuy không giỏi tài phép như các đệ tử, nhưng những phút giây ở sát bên bờ vực sinh tử, đối diện với chuyện sống chết, ông vẫn xem nhẹ và tuyên bố:“Thà tiến lên một bước hướng Tây phương mà chết, chứ quyết chẳng lui về để được sống” – gặp lúc Ngộ Không phá giớt sát, chẳng vâng lời thầy nên ông buộc phải niệm chú cẩn Cô… điều này hàm ý rằng: dùng giới luật để câu thúc, khiến y cải tà quy chính.Đường Tăng không thể đằng vân giá võ, không thể biến hóa, chỉ biết nhất tâm niệm Phật, hàm ý rằng: “Mục đích tu hành không phải để cầu thần thông”.Còn xem Ngộ Không dù thần thông quảng đại, gặp lúc yêu quái có tài phép quá giỏi, chẳng phải y cũng thúc thủ hết cách sao? Nhưng cuối cùng thì tà không thể thắng chánh!…Gặp lúc sinh mệnh nguy hiểm Đường Tăng nhất tâm niệm Phật, Bồ tát Quan Thế Âm chắc chắn sẽ yểm trợ cho phùng hung hóa cát, giúp Đường Tăng biến nguy thành an.
Vả lại một số yêu quái Ngộ Không đối phó không nổi, đa số đều là thị giả các thánh nhân hoặc là các súc vật thuộc hạ của họ tác quái…Đây phải giải thế này: Chư Bồ tát, tiên nhân vì muốn giúp đỡ Đường Tăng sớm chứng thánh quả nên cố tình chế ra chướng ngại…Tất cả đều là thử thách khảo nghiệm, xem ông ứng phó làm sao? Đường Tăng ngay nơi cửa ải sinh tử, cũng chưa bao giờ trách Bồ tát Quan Thế Âm đã xúi ông đi lấy kinh!Tôn Hành Giả có thể cưỡi mây đi mười vạn tám ngàn dặm, thế mà chẳng ra khỏi bàn tay Phâật tổ NhưLai.
Nếu nhà Phât muốn đem Kinh Điển Đại Thừa giao cho Đường Tăng, thì điềnày quá dễ dàng, chẳng phải Ngài chỉ cần nhấc tay một cái là xong ngay hay sao? Hoặc giả, cứ cho Tôn Ngộ Không đi lấy Kinh thì cũng giảm bớt rắc rối vậy?…Thế nên, bộ Tây Du Ký này cảnh báo cho chúng ta biết là: Tu hành rất gian nan, trong một đoàn thể học Phật, luôn có đủ hạng người như thế cầu đạo.
Đoàn thể Phật giáo chính là một lò trui luyện vĩ đại “kiêm thu tinh súc” tiếp thu thâu tóm tất cả…..Phật pháp là chí cương, không gì có thể phá vỡ, Phật pháp cũng chí nhu, không gì có thể chia cắt….
Chỉ cần mọi người luôn bảo trì chánh niệm tu hành, thì có thể cùng dựng đại nghiệp.
Cho nên, trải qua muôn ngàn dặm gian nan nguy hiểm rồi, cuối cùng bốn thầy trò cũng gặp Phật tổ.
Nhưng đến lúc vào “Tàng Kinh Các” lấy sách lại gặp chướng ngại, đây ngụ ý nói rằng: ” Chỉ cần chưa thành Phật thì vẫn còn vô minh”, cũng giải thích rằng: “Chịu buông xả, thì mới có thể được”.Trên đường về, tất cả kinh Phật đều bị rơi xuống nước, cuối cùng chỉ còn lại sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật! Trong “Kinh Kim Cang” Phật cũng từng nói qua: “Nếu nói Như Lai có thuyết pháp tức là báng Phật”đồng thì cũng ám chỉ: vào thời mạt pháp sau này, tất cả văn tự Kinh thư từng có sẽ dần tiêu mất, đầu tiên là “Kinh Lăng Nghiêm…đến cuối cùng chỉ còn sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật!” mà thôi.Thực ra kiểu giải thích này của ta chỉ là cố gắng “sửa cong thành thẳng”, bất đắc dĩ phải làm như vậy.Chứ thực tế thì “Tây Du Ký” và “Phong Thần” là hai tác phẩm được thành hình bắt nguồn từ sự tương tranh giữa Phật giáo và Đạo giáo, do đôi bên công kích nhau mà có.Gần đây, Ngài Hư Vân – ngôi sao Bắc Đẩu Thiền tông – đã từng giải thích về lai lịch hai bộ truyện này như sau:“Năm đó ở Bắc Kinh Hòa thượng Bạch Vân giảng “Đạo Đức Kinh” nơi Bạch Vân Tự, rất nhiều đạo sĩ chạy đến nghe rồi xin gia nhập Phật môn đổi làm Hòa thượng, khiến các đạo sĩ tại Trường Xuân Quán bất bình, nên thưa kiện lên quan…Triều đình muốn hóa giải mâu thuẫn giữa hai bên nên ra lệnh cho Trường Xuân Quán (của Đạo sĩ) đổi thành Chùa Trường Xuân, còn Chùa Bạch Vân (của các Sư) phải đổi thành Bạch Vân Quán.Các đạo sĩ không phục, bèn viết ra bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, mục đích là để mạ lỵ(chửi mắng, nhục mạ) Phật giáo, vì vậy người xem Tây Du Ký phải có trí tuệ và mắt sáng, nếu hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử lúc đó thì sẽ nhìn ra chân tướng ngay.Điều lợi hại nhất là, trong tiểu thuyết miêu tả Đường Tăng thỉnh kinh xong, khi về đến Thông Thiên Hà, thì toàn bộ kinh Phật đều rơi xuống sông bị mất chữ hết, cuối cùng chỉ còn lưu lại sáu từ “Nam mô A Di Đà Phật!” Đây chính là bọn họ muốn nói: toàn bộ công trình phiên dịch kinh Phật của ngài Huyền Trang là giả hết.Đáng tiếc là thế nhân sau này lại ngộ nhận và cuồng nhiệt lầm tin vào Tây Du Ký, khiến cho chuyện Tây Du Ký thực sự của ngài Huyền Trang bị chôn vùi, bị xuyên tạc, mai một…Để đối phó với tiểu thuyết Tây Du Ký, bên Hòa thượng cũng “đáp lễ” lại, họ viết ra “Phong Thần Bảng” để mạ đạo sĩ.
Nhìn theo quan điềm này thì sẽ nhận ra trong truyện chỗ chỗ đều là… mạ đạo sĩ!Chẳng hạn như nói đạo sĩ tu tiên tất nhiên có công phu, nhưng thảy đều lần lượt bị đao tru tiên hành hình.Người xem hai bộ tiểu thuyết này, nếu không hiểu rõ bối cảnh lịch sử Phật giáo và Đạo giáo tương tranh ngày ấy, thì sẽ ngộ nhận, lầm cho giả là thiệt!Vì vậy, đọc sách cần phải sáng trí, khéo nhìn rõ đúng sai, giỏi phân biệt tà – chính…Chú thích: Xin hãy đọc lời giảng giải, khai thị của ngài Hư Vân.
Còn trong đây chỉ là lời giải của Hòa thượng Diệu Pháp.
Ngài còn đề nghị chúng ta nên đọc kỹ “Kinh Lăng Nghiêm, để có đủ trí tuệ và con mắt sáng giỏi phân biệt chánh, tà; phải, quấy… chúng ta nên đọc nhiều tác phẩm do chính chư đại đức cao tăng sáng tác, mới có thể khai mở trí tuệ cho mình..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...