Vợ chồng Tả Cảnh trạc ngũ tuần là người làm ruộng, ngụ tại làng Kiết An Võ thuộc phủ Dương Châu, cách thành năm dặm. Vợ chồng nhà này chịu khó làm ăn nên tuy vốn ít nhưng cũng khá giả. Con trai duy nhất của Tả Cảnh tên là Tạ Aáu An, năm nay đã 18 tuổi.
Một bữa đầu xuân, Tả Cảnh bàn với vợ:
- Thằng An nhà ta đã lớn khôn. Ta tính nên lấy vợ cho nó để thêm người đỡ đần việc đồng áng. Bà nghĩ sao?
Vợ Cảnh hoan hỉ đáp:
- Ông nói phải lắm. Được như vậy nó yên bề gia thất khỏi lông bông và ta sớm có cháu bồng.
Tả Cảnh gật đầu bảo vợ:
- Nếu vậy thì hay lắm. Sẵn Tô Minh, bạn ta hiện ngụ trong thành, có đứa con gái là Tô thị. Bác ấy xem ra hiền lành và khá giả. Ta để ý đến đám ấy từ lâu nên cũng đã dò xét ý tứ Tô Minh nghe chừng bác ta cũng thuận. Được con nhà ấy làm dâu thì tốt lắm.
Vợ chồng Tả Cảnh chọn ngày lành tháng tốt đi hỏi Tô thị cho con trai. Tô Minh ưng thuận.
Tả Cảnh bảo con trai:
- Nay mày sắp lấy vợ, nhà ta sẽ có thêm người đỡ đần công việc, ngay từ giờ mày có thể đi coi ba đám ruộng ở xa cho quen đi, các ruộng ở gần, ta với má mày là đủ. Còn việc nhà sẽ giao cho Tô thị trông coi.
Thế là từ bữa đó, thỉnh thoảng Tạ Aáu An lại vắng nhà đôi ba ngày mới về.
Tin Tạ Aáu An sắp lấy Tô thị bay ra, thiên hạ bàn ra tán vào cũng nhiều. Người tán thành kẻ chê bai. Aâu đó cũng là thường tình. Nhưng trong vùng có một người hễ thấy 100 đám cưới thì vui mừng mong cho cả trăm đám thành tựu mà lẹ chừng nào tốt chừng ấy… !
Chà! Ơû đời làm gì có người tốt bụng quá cỡ vậy. Ấy vậy mà có đấy.
Người ấy tên là Lý Cường chuyên sống về nghề… ăn trộm! Hèn chi y vui mừng là phải. Chẳng là đám cưới nào thì cô dâu cũng có đồ mừng không nhiều thì ít chưa kể con nhà khá giả có bạc vàng châu báu làm của hồi môn.
Nay nghe tin hai họ Tạ Tô đều là nhà giàu sắp làm sui gia với nhau. Lý Cường mừng rơn càng ra công dò xét đường đi lối lại trong nhà chú rể, số người trong gia đình, tính nết và thói quen đi về ra sao.
Thấm thoát đã tới mùa thu. Lễ thành hôn giữa Tạ Aáu An và Tô thị được cử hành trọng thể. Cô dâu đem về nhà chồng một số nữ tranh khá bộn. Điều đó Lý Cường khỏi nhọc lòng dọ hỏi vì thói thường nhà gái đã không giấu giếm mà lại còn phô trương cho hai họ đều biết.
Tô thị về làm dâu họ Tạ tỏ ra hiếu thảo với bố mẹ chồng và rất mực quý mến chồng nên được mọi người rất yêu thương. Nàng lại chăm làm, nói năng nhỏ nhẹ, khiến bố con Tả Cảnh càng đẹp lòng.
Về phần Tạ Aáu An chàng là người rất tốt nhưng phải cái trực tính, hễ không bằng lòng điều chi hay không ưa ai thì nói huỵch tẹt hay làm ra mặt ngay. Anh biết như thế có thể có hại cho anh lắm nhưng quen tính mất rồi. Anh thường bị mẹ mắng luôn:
- Má ngán quá, An à. Bố con nhà mày giống nhau cả đến cái tính ấy thì sau này mày cũng chỉ ít bạn lắm thù mà thôi.
An phân trần:
- Thế má muốn con giả dối hay sao?
- Má đâu có biểu vậy. Ý má muốn mày nên mềm mỏng một chút. Mày xem má đây cũng có nhiều người má chẳng ưa thích chớ. Không thích thì không chơi, không thân. Nhưng nếu người ta chào hỏi cũng phải đáp lại cho qua đi, có đâu lại nín khe, làm bộ mặt khinh khỉnh như vậy.
Tô thị bắt gặp câu chuyện giữa hai mẹ con nhưng nàng không dám nói chi ngay lúc ấy. Nàng chờ bữa khác khi chồng vui vẻ mới tươi cười bảo:
- Thiếp rất mừng có người chồng cương trực như chàng. Nhưng thiếp nghĩ chúng ta nên sửa lại cách đối xử với người mình chẳng ưa. Nên làm cho họ hiểu thái độ của mình nhưng đừng làm họ bẽ mặt quá mà sanh ra oán hờn.
Tạ Aáu An gật đầu tán thành ý kiến của vợ. Nhưng con người ta không dễ gì ngày một ngày hai mà thay đổi tính nết được. Mấy bữa sau có cháu họ của Tọ thị là Tô Nghi đến thăm vì bữa cưới Tô thị, Nghi ở xa chưa về kịp. An biết Nghi là đứa vô lại nên không thèm nói chuyện. Ngại rằng Nghi là kẻ tiểu nhơn đem lòng thù oán, Tô thị cố làm cho Nghi vui vẻ. Nhưng muộn rồi, trước thái độ khinh rẻ của An, Nghi sạm mặt bỏ ra về.
Nửa tháng sau, tới kỳ Tạ Aáu An phải đi coi ruộng xa, như mọi bận. Một sáng tinh mơ, An khăn gói lên đường hẹn vợ qua sáng sau sẽ trở về. Tên trộn Lý Cường dò biết An vắng nhà, bèn chuẩn bị để lỏn vô phòng Tô thị trộm quần áo nữa trang của cô dâu mới.
Nhờ đã dò la từ trước nên Lý Cường biết rõ địa thế khu nhà và tập quán của vợ chồng Tả Cảnh cùng con dâu.
Hắn chờ lúc nhá nhem tối lẻn vô vườn nấp trong bụi chuối sau hè, phía đầu phòng Tô thị rồi thừa dịp Tô thị mải thu dọn dưới bếp, hắn chun vô nấp dưới gầm giường.
Đến nửa đêm, Tô thị ngủ say, Lý Cường chui ra cạy rương lấy hộp nữ trang rồi lén ra mở cửa định chuồn êm, chẳng dè hắn xô phải cái bàn làm Tô thị giật mình choàng dậy trông thấy la lên. Lý Cường sợ bị bắt liền rút dao nhọn đâm Tô thị chết tười rồi bỏ đi mà không ai hay biết.
Sáng sau, vợ chồng Tả Cảnh thức dậy thấy cửa phòng Tô thị mở toang lại không thấy con dâu ra thu gọn phía ngoài như mọi lần, cả hai cất tiếng gọi. Không thấy trả lời, vợ Tả Cảnh mới vào phòng thì thấy Tô thị nằm trên giường, mình mẩy đầy máu và và rương bị bẻ khoá mở tung.
Vợ Tả Cảnh tri hô lên:
- Bớ làng nước, có đứa giết dâu tôi để cướp của.
Tả Cảnh đứng sững sờ nhìn cảnh tượng hãi hùng mà chưa biết tính ra sao.
Xóm giềng đổ đến đầy nhà. Lúc ấy Tạ Aáu An cũng vừa về tới ôm xác vợ khóc than thảm thiết. Tạ Cảnh nhờ người chạy vào thành cấp báo cho sui gia hay tin chẳng lành này.
Họ Tô lật đật kéo đến. Tô Minh hỏi rể:
- Hồi hôm anh đi đâu mà để con ta đến nông nỗi này?
An trả lời đi coi ruộng mới về tới. Mấy người lối xóm nghe vậy thì thầm với Tô Minh:
- Mọi lần nó đi mấy ngày, sao kỳ này đi một bữa đã về. Nếu có trộm thì Tô Thị tất phải la mới bị giết, vậy mà chúng tôi ở kế cận không ai nghe thấy Tô Thị la cầu cứu. Thật đáng nghi.
Tô Minh xót xa cho con gái bị chết oan uổng chẳng nói chi cả nhưng cũng có ý nghi con rể giết vợ rồi bày đặt ra vụ trộm để che mắt thiên hạ.
Mọi người còn đang bàn tán xảy có Tô Nghi hay tin chậm nên lúc này mới xuống tới. Thấy mặt Tạ Aáu An, Nghi nhớ lại bữa trước bị An khi rẻ nay nhân dịp này mới tính chuyện trả thù.
Tô Nghi tính kế. Y lẩm bẩm:
- Thằng An vắng nhà bữa qua, nay ta cáo nó giết vợ thì không có gì chắc chắn, nhất là nếu nó có người làm chứng, chi bằng ta cứ cáo là Tạ Cảnh thừa lúc con trai vắng nhà muốn lấy dâu nhưng dâu chẳng chịu nên giết đi. Tạ Cảnh bị bắt rồi sẽ bị tử hình. Thằng An phải sống mà mang nhục suốt đời cho hết phách nữa.
Nghĩ vậy, Tô Nghi lập tức đi báo quan. Tới phủ, Tô Nghi cáo với quan Thái doãn họ Lưu rằng:
- Thưa quan, đêm qua tại Kiến An Võ có vụ giết người. Nạn nhân là Tô Thị con dâu của Tạ Cảnh. Tên này nhân lúc con trai y là Ta Aáu An có việc phải vắng nhà, rắp tâm muốn lấy dâu nhưng Tô Thị chẳng chịu nên y đâm chết để chuyện khỏi đổ bể. Y lại khôn ngoan phá rương của dâu lấy hết nữ trang, rồi bày đặt là trộm vào nhà lấy của giết người.
Lưu Thái doãn cho lệnh đòi Tạ Cảnh đến hạch hỏi rằng:
- Phải ngươi muốn lấy dâu mà nó chẳng chịu nên giét đi không?
Tả Cảnh đáp:
- Thưa quan, thiệt tình dâu tôi bị kẻ trộm lẻn vô phòng lấy nữ trang rồi giết. Tôi đâu có bậy bạ như vậy. Không tin quan cứ hỏi xóm giềng.
Lưu Thái doãn cho gọi lân bang tới hỏi:
- Đêm rồi nhà Tạ Cảnh có trộm vô lấy của rồi giết Tô Thị phải không?
- Thưa quan chúng tôi không tin như vậy. Thường thì có la lên, trộm mới giết để tháo thân. Chúng tôi không nghe thấy Tô Thị la cầu cứu, trong vụ này chắc có điều mờ ám.
- Nếu vậy đức giết Tô Thị phải là người trong nhà nên nó mới không kịp la chớ. Chắc là Tạ Cảnh bậy bạ chẳng xong nên giết đây.
- Thưa quan , có lẽ vậy.
Lưu Thái doãn cho dẫn Tạ Cảnh vào quát mắng rằng:
- Đúng mi là thủ phạm giết Tô Thị. Biết điều thì khai mau đi, nếu không, ta dùng cực hình tra tấn.
Tạ Cảnh một mực kêu rằng:
- Oan tôi lắm. Đêm đó có vợ tôi ở nhà. Xin quan xét lại kẻo oan phận này.
Lưu Thái doãn la:
- Vợ mầy tất bênh mày, hỏi vô ích. Xóm giềng khai không nghe tiếng dâu mầy la thì làm gì có trộm. Thủ phạm là mầy mau khai đi.
Cảnh vẫn kêu oan. Phủ quan hất hàm ra hiệu, bọn lính liền xúm lại vật Tạ Cảnh ra đánh đập tơi bời. Bố chồng Tô Thị đau qáu chịu không thấu nên nhận bậy là có giết con dâu.
Lưu Thái doãn ra lệnh tống giam Tạ Cảnh và lập biên bản đệ trình thượng ty quyết định.
Tạ Cảnh bị giam thấm thoát đã được 1 năm.
Bữa đó Bao Công đi tuần án các nơi, đến Phủ Dương Châu thẩm quyết các án. Ông sai lính truyền rao ai có điều chi oan ức cứ vô đơn kêu nài.
Tạ Aáu An hay tin liền làm cáo trạng khiếu oan cho cha. Bao Công chấp đơn cho gọi An vào xét hỏi. Sau đó ông lại Tạ Cảnh vẫn kêu oan và khai bị đánh quá đau nên phải nhận liều.
Bao Công sai thám tử đi điều tra về vị trí ngôi nhà Tạ Cảnh, tính tình của vợ chồng, cha con họ Tạ.
Bữa sau thám tử về phúc trình đầy đủ chi tiết, Bao Công coi lại hồ sơ rồi lẩm bẩm nói:
- Chắc là oan đây, Tạ Cảnh nhà khá giả chỉ có một con trai, nếu muốn thì y có thể lấy được vợ bé nàng hầu rồi can chi mà phải làm vậy. Một là Tô Thị cókêu nhưng qua nhỏ và nhà có vườn nên xóm giềng không thể nghe thấy được . Hai là nạn nhân bị giết mà chưa kịp la cầu cứu. Sự thể như vầy chắc là tên trộm đã lẻn vô phòng từ trước. Tô Thị sơ ý không rọi đèn rà soát trước khi đóng cửa đi ngủ nên mới mang họa.
Bao Công suy nghĩ mãi chưa biết làm cách nào tra ra thủ phạm. Ông cho thám tử đi dò la thêm, và truyền cai ngục nới lỏng Tạ Cảnh cho thong thả đôi phần.
Lại nói về Lý Cường lấy đặng nữ trang của Tô Thị đem về giấu trên sàn nhà. Sáng sau, y lén đào đất dưới gường nằm rồi đem chôn xuống đó chờ sau này mại dần.
Lúc Bao Công xét lại vụ án thì Lý Cường nghe tin trong thành có đám cưới lớn: Giang Tá nhà giàu lắm sắp lấy vợ cho con là Giang Vinh. Thấy lần trộm nhà Tô Thị trôi chảy, Lý Cường ăn quen đi làm thêm “trận” nữa. Y ăn vận sạch sẽ chờ lúc rước dâu về tới liền trà trộn vào đám đông hai họ đang ùn ùn kéo vào nhà. Biết thóp nhà gái hay có lệ vô thăm phòng cô dâu, Lý Cường cũng điềm nhiên theo vào. Nhà trai tưởng y là đàng gái, nhà gái lại nghĩ y là đàng trai. Thế là y được dịp quan sát trong ngoài, lối ra vào, nơi để bảo vật. Cuối cùng thừa lúc mọi người ra gian ngoài nhập tiệc, Lý Cường liền phóng vô gầm giường cô dâu chú rể nằm mọp dưới đất chờ đến đêm mọi người ngủ mệt sẽ ra tay vơ vét một mẻ.
Trời xế chiều rồi tối hẳn… Mấy ngọn bạch lạp lớn bằng cườm tay người lớn và cao tới 5 tấc đặt trong phòng cô dâu vẫn tiếp tục cháy bừng bừng từ lúc đón dâu về.
Hồi lâu sau, nằm mãi cũng mỏi, Lý Cường bò ra ngóc đầu lên đưa mắt nhìn một lượt. Quanh phòng, trướng rủ, màn che, bàn ghế cẩm đôn, tủ giường lọ cổ, chóe sứ, thẩy đều là thứ mắc tiền. Cái rương nhỏ đầy bạc vàng châu báu của cô dâu đem về nhà chồng, còn để trên chiếc cẩm chồng, còn để trên chiếc cẩm đôn kê gần đầu giường.
Lý Cường bật tiếng khen: “Chà giàu sang quá ta”. Hắn còn đang dán mắt vào chiếc khóa đồng vàng chói gắn ở nắp rương đen đựng của hồi môn của cô dâu xảy có tiếng mở khóa cửa phòng. Hắn vội thụt xuống gầm giường hé mắt nhìn ra.
Giang Vinh và vợ mới cưới bước vào. Vinh thở phào một cái và nói:
- Chà tiếp khách mệt quá.
Đoạn Vinh nắm tay vợ kéo lại ngồi ở thành giường, cô vợ xấu hổ nói lảng:
- Họ chàng đông quá, thiếp chẳng nhận được ai vào ai nữa.
Thế là Giang Vinh dẫn giải cho vợ là cái ông già tóc bạc có bộ râu cước dài tới rún là ông nội, cái bà đứng tuổi mặc áo gấm màu da đồng chạy chữ thọ mồm cứ toe toe rằng về làm dâu nhà này phải thế nọ thế kia, rằng nhà chị có phước lớn mới lấy được thằng Vinh… cái bà ấy là bà cô goá chồng đã lâu, giàu trên muôn trượng bạc vân vân và vân vân…
Cô vợ mới thỉnh thoảng lại ỏn ẻn một câu, làm cho chồng khoái trí nói hoài, nói hoài khiến Lý Cường bực mình muốn xổ cho cả chùm.
Lát sau có tiếng ngáp dài của Giang Vinh rồi sau đó không nghe tiếng y nữa. Xa xa trống cầm canh thong thả điểm ba tiếng. Lý Cường nhếch mép cười và lẩm bẩm:
- Nửa đêm, giờ tý, canh ba rồi còn chi. Mày giỏi nói nữa thôi. Mai sớm trở dậy mất của, tha hồ mà nói.
Rồi y nhẹ nhàng rút con giao nhọn giắt trong người. Tứ bề yên lặng. Bỗng có tiếng vợ Giang Vinh nói:
- Chàng quên tắt đèn cầy…
Giang Vinh đáp:
- Bậy nào. Cha bảo theo tục lệ phải đốt đèn suốt trong ba đêm đầu. Nàng không nhắc đến ta quên để đèn tắt sái chết. Để ta đi đốt tiếp vì mấy ngọng bạch lạp cũng gần cháy hết rồi.
Nói đoạn Giang Vinh phóng dậy đi ra án thư thắp thêm một lượt bốn năm cây bạch lạp mới toanh.Mấy ngọn bạch lạp đua nhau cháy lu bù làm cho căn phòng sáng rực như ban ngày. Lý Cường thấy vậy thở hắt ra nằm xụi lơ trên nền ghạch một lúc lâu.
Canh tư vừa điểm. Lý Cường lắng tai nghe. Bên trên tiếng ngáy đều đều của Giang Vinh vọng tới. Tên trộn miệng cắn dao bò dần, bò dần ra. Hắn nghĩ phải liều…
Rồi chẳng biết vì vướng hay vì hồi hộp, Lý Cường để rớt dao xuống gạch nghe “xoảng” một cái. Hắn vội lượm con dao và bò lui vào gầm giường nằm im nghe ngóng. Phía trên vợ Giang Vinh cất tiếng gọi chồng. Giang Vinh ngồi dậy nhìn quanh phòng rồi lại nằm xuống ngủ khò.
Lý Cường loay hoay tính kế. Hắn lẩm bẩm:
- Chắc bữa qua xuất hành gặp giờ đại hung rồi. Cớ mửng này mình chạy ra thoát là phúc chớ khó lòng lấy của đem ra cho đặng.
Hắn lăn mình vào phía trong sờ soạng tìm lối ra. Vô ích tường bằng gạch đâu phải đất mà hòng khoét chuồn ra bây giờ được thì ban ngày càng khó nữa.
Còn đương phân phân chưa biết tính sao thì trống thành đã điểm canh năm tiếng rộn rã như vui mừng báo hiệu đêm đã gần tàn. Bên ngoài bọn gia nhân đầy tớ đã lục đục trở dậy lo việc nhị hỉ cho vợ chồng Giang Vinh.
Tên trộm bị kẹt như cá chui vào lờ lúng túng mãi chẳng có lối ra. Nước này đành chờ cơ hội thuận tiện chớ biết sao nữa. Nghĩ vậy hắn nhắm mắt đánh một giấc đến sáng bạch mới tỉnh dậy thì vợ chồng Giang Vinh đã khoá trái cửa phòng đi về nhị hỉ bên nhạc gia từ lâu rồi.
Cửa sổ phòng Giang Vinh mở rộng, phía ngoài chấn song một đứa tớ gái ngồi chốc chốc lại dòm vô canh chừng đồ cho nữ chủ. Lý Cường hết hy vọng chuồn ra. Hắn nằm bẹp trong gầm giường đến tối thì vợ chồng Giang Vinh trở về. Mấy ngọn bạch lạp lại thi nhau cháy thâu đêm.
Bụng đói, miệng khát, Lý Cường khổ cực vô cùng. Trong đêm thứ hai này hắn toan trốn ra mấy lần mà chẳng được vì vợ Giang Vinh tỉnh ngủ lắm, hơi động một chút đã đánh tiếng hỏi và gọi chồng rối rít.
Qua ngày thứ ba cô dâu mới còn e lệ chưa dám ra ngoài cứ quanh quẩn trong buồng khi thu vén chỗ này lúc dọn chỗ kia, chán rồi lại giở vải vóc ra cắt cắt, may may làm Lý cường giận đến tái người đi.
Tối đến, đèn đuốc lại sáng choang như hai bữa trước. Lý Cường vừa đói vừa khát, vừa sợ nhưng cũng đành cắn răng nằm chịu trận dưới gầm giường.
Qua ngày thứ tư, tên trộm cũng không ra thoát vì khi thì Giang Vinh vô bàn chuyện gia sự với tân giai nhân lúc lại có bà con cô bác hai họ tới lui thăm hỏi cô dâu mới. Lý Cường đói đến mờ cả mắt, khát đến khô cả cổ. Câu “xui tận mạng” thường được hắn thốt ra luôn.
Chiều hôm đó hắn đang đói lả lại bị một phen thất thần. Số là trong đám họ hàng đến thăm cô dâu có người dắt theo mấy đứa nhỏ. Một đứa tung tung đồng tiền kẽm để chơi, nó hụt tay, đồng tiền rơi xuống đất lăn tuốt vô gần giường.
Lý Cường nhanh mắt trông thấy liền đẩy đồng tiền sát ra phía ngoài. Vừa lúc đó đám trẻ ùa nhau chạy đến vén vải the thành giường lên toan chun vô tìm. Thấy đồng tiền ằm ngay đó chúng reo lên và kéo nhau ra. Lý Cường nằm vật xuống đất thở hổn hển. Bụng đói như cào hắn không còn đầu óc, hơi sức đâu mà nghĩ đến điều gì ngoài chuyện tháo thân cho mau.
Tên trộm lết ra gần phía ngoài, nằm chờ có cơ hội trốn ra.
Lúc trời đã nhá nhem tối, thừa dịp vợ Giang Vinh tiễn người bà con ra về, Lý Cường liền toài ra khỏi gần giường, lảo đảo đứng dậy chạy mau ra cửa. Hắn vừa bước chân ra tới ngoài thì bị gia nhân nom thấy hô hoán ầm ĩ rồi bảy tám người xô nhau bao vây thộp óc được Lý Cường, đánh cho một trận nhừ tử đoạn trói gô lại định sớm mai đem trình Lưu Thái doãn.
Họ Giang kiểm điểm lại thấy không mất đồ vật chi nên yên trí là Lý Cường mới lẻn vô nhà và Lý Cường cũng chẳng dại gì mà khai là hắn đã nằm rình từ ba bữa trước.
Lý Cường năn nỉ Giang Vinh tha cho. Họ Giang nhất định không chịu, Cường giở giọng doạ dẫm:
Tôi có tội là đã lẻn vô nhà anh, nhưng tôi chưa kịp lấy món chi. Anh tha cho tôi thì cả hai đàng đều vô sự, nhược bằng anh giải tôi lên quan tôi có cách làm cho anh mang tiếng:
Họ Giang nổi xung đáp:
- Hay cho phường đạo tặc đã bị bắt lại còn giở giọng doạ nạt. Ta chẳng có điều chi mà sợ mang tiếng. Đã thế sớm mai ta giải mi lên thẳng Bao đại nhơn.
Bọn gia nhân thấy chủ nổi giận bèn hè nhau đánh cho Lý Cường một trận nữa thật tơi bời.
Sáng sau Giang Vinh cho giải tuốt Lý Cường lên cao với Bao Công.
Bao Công xem xong cáo trạng cho đòi Lý cường tới hỏi:
- Sao ngươi không chịu làm ăn lương thiện lại toan đi trộm của người ta?
- Thưa thượng quan tôi không phải là kẻ trộm. Họ Giang vu oan cho tôi để dễ bề bắt tôi mà thôi.
- Ngươi không ăn trộm sao lại vô nhà người ta làm chi?
- Thưa thượng quan cô dâu có tật kín cậy tôi theo gần bên để làm thuốc ngày cho tiện. Tôi là thấy thuốc đâu phải kẻ trộm?
Bao Công bật cười hỏi vặn Lý Cường:
- Ngươi nói khó nghe quá. Con gái với về nhà chồng dù có tật kín chi đi nữa cũng ếm nhẹm một thời gian mới cho chồng hay để rước thầy thuốc về trị bịnh có đâu lại dắt thầy thuốc đi theo ngờ ngờ như vầy. Trông mi hung ác thế kia, chắc là kẻ trộm rồi.
Lý Cường vẫn gân cổ cãi:
- Thưa thượng quan, oan cho tôi. Tôi tuy diện mạo dữ tợn song là người lương thiện. Để tôi xin trình quan rõ hết gia sự nhà đó.
Rồi y tả lại cho Bao Công nghe phòng cô dâu chú rể trưng dọn, bầy biện ra sao. Hắn lại kể ra rành mạch tông chi họ hàng đàng trai, đàng gái và nói tiếp:
- Tôi có làm thầy thuốc ở nhà ấy mới biết đặng gia sự của họ Giang chớ. Xin thượng quan xét dùm mà tha cho tôi về.
Bao Công suy nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Thế bố mẹ cô dâu có biểu ngươi đi theo con họ về nhà chồng khônog?
- Dạ không.Cô dâu biểu tôi thôi.
- Dù không biểu nhưng bố mẹ cô dâu cũng phải biết ngươi chớ?
Lý Cường nhanh trí đoán ra Bao Công định bẫy nên hắn thản nhiên trả lời:
- Dạ chỉ có mẹ cô dâu biết tôi mà thôi. Nay ra cớ sự này chắc là người ta sẽ toa rập với họ Giang mà vu vạ cho tôi ăn trộm để khỏi trả tiền tôi và khỏi sợ tôi tiết lộ điều bí mật của con gái họ ra ngoài cho thiên hạ đàm tiếu.
Bao Công truyền tạm giữ Lý Cường lại rồi ngay sau đó, ông đem theo hai lính hầu đến thẳng nhà họ Giang dạy Giang Vinh đưa vô xem nhà. Bao Công qua phòng cô dâu thì thấy quả đúng như lời Lý Cường đã tả.
Bao Công hỏi gia nhân đầy tớ về trường hợp bắt được Lý Cường. Mọi người đều khai tên trộm thừa lúc nhá nhem tối lẻn vào nhà toan vô phòng cô dâu ăn trộm nhưng mới tới cửa phòng thì bị bắt.
Bao Công ra về trong lòng phân vân tự hỏi:
- Nếu nó là trộm vừa tới cửa đã bị bắt thì làm sao nó thuộc hết chuyện nhà Giang Vinh được. Còn nếu nó là thầy thuốc do cô dâu dắt theo về nhà chồng thì vì cớ gì họ Giang lại vu oan cho nó? Ta thấy lý luận nó đưa ra không vững vả lại mặt mày, điệu bộ nó không có vẻ chi là thầy thuốc cả. Hay là nó lẻn vô trước, nằm dưới gầm giường nghe lỏm vợ chồng nhà này bàn bạc chuyện vãn với nhau nên nhớ mà khai ra chăng? Vụ này lại phải lập kế mới tìm ra sự thật được.
Nghĩ vậy nên khi về đến nha, Bao Công cho lính kêu Giang Vinh đem gấp tới nha y phục và đồ trang sức cô dâu đã mặc hôm cưới. Ông lại sai lính đi mướn một gái điếm xinh đẹp nhưng mặt mũi khác hẳn vợ Giang Vinh rồi đem về cho ăn vận phục sức giống hệt cô dâu họ Giang hôm cưới.
Xong xuôi đâu đấy. Bao Công để người đó đứng giữa công đường rồi giả bộ gọi Lý Cường ra đối chứng.
Theo lời dặn của Bao Công, my chú lính áp giải Lý Cường từ nhà giam lên công đường làm bộ thì thào với nhau, đủ cho Lý Cường nghe thấy:
- Bữa nay quan đòi dâu mới của họ Giang tới đối chứng với tên này xem oan ưng ra sao?
Lý Cường nghe nói tưởng thật, lấy làm mừng lắm, nghĩ rằng “May quá, chút xíu nữa giáp mặt nó mình không biết là ai thì khổ. Hôm cưới mình không nom rõ mặt nó. Từ bữa nằm gầm giường nhà nó, ta chỉ nom thấy… chân thôi.
Tên trộm theo lính bước vào công đường. Bao Công chỉ gái điếm hỏi Lý Cường:
- Biết người này là ai không?
- Dạ… thưa đó là con dâu họ Giang.
- Chắc không?
- Dạ, chắc. Tôi là thầy thuốc của y thị mà.
Nói đoạn Lý Cường chỉ mặt người đàn bà mà mắng rằng:
- Đã nhờ ta trị bịnh cho mi sao mỡ để chồng mi vu oan ta là ăn trộm?
Người đàn bà làm thinh còn công lại đứng hầu xung quanh Bao Công che miệng khúc khích cười!
Bao Công cũng phá lên cười sằng sặc một hồi rồi nghiêm mặt bảo Lý Cường:
- Mi nói làm thầy thuốc cho con dâu họ Giang? Tên này gớm thiệt.
Bỗng Bao Công đột ngột hỏi:
- Phải năm rồi mày giết dâu họ Tạ không?
Lý Cường tái mặt đứng yên không trả lời. Bao Công quát lính vật tên trộm ra đánh cho mấy chục côn. Lý Cường nhận có toan vô ăn trộm nhà Giang Vinh nhưng chối không hề giết dâu họ Tạ năm trước.
Bao Công cả giận vỗ án la:
- Thằng này to gan và xảo quyệt lắm. Lính đâu đem nó hạngục rồi đến xét nhà nó tức khắc cho ta.
Quân lính kéo đến lục tung đồ vật trong nhà Lý Cường nhưng không thấy gì cả mới dò tìm dướii gầm giường có vết đất mới, liền đào lên và bắt gặp một số nữ trang đem về nạp Bao Công.
Bao Công cho gọi bố mẹ Tô Thị và Ta Aáu An đến nhìn. Họ đều khai đúng là đồ nữ trang của nạn nhân.
Bao Công sai lính lôi Lý Cường ra. Trông thấy tang vật nằm sờ sờ trên mặt bàn. Lý Cường cứng họng hết đường chối cãi đành phải thú nhận hết tội lỗi. Thế là vụ án sau, Bao Công tra vụ sát hại nàng Tô Thị, con dâu Tạ Cảnh lúc trước.
Bao Công lên án chém đầu Lý Cường về tội giết người cướp của và truyền trả tự do cho tạ Cảnh, bố chồng Tô Thị.
Bao Công lại sai lính bắt Tô Nghi (cháu họ Tô Thị) về nha vật cổ ra đánh 30 hèo và phạt tù 6 tháng về tội phao vu khiến Tạ Cảnh phải hàm oan.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...